Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 31 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 31 (Mới nhất)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 5 (M3, M4).

2. Kỹ năng: Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần.

3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập , kính yêu Bác Hồ.

* BVMT: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữu vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.

 

doc 46 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 6770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 31 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC (2 TIẾT)
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 5 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần.
3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập , kính yêu Bác Hồ.
* BVMT: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữu vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBHT điều hành trò chơi: Bắn tên
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc và TLCH bài Cháu nhớ Bác Hồ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng: Chiếc rễ đa tròn. 
-HS chủ động tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. 
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài
- Tóm tắt nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần.
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ,/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất. 
+ Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// 
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: tần ngần, thắc mắc.
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Học sinh chia sẻ cách đọc
+ Đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
* Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ? 
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? 
+ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây như thế nào?
+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
+ Hãy nói một câu:
a. Về tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi. (M3, M4)
b. Về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. (M3, M4)
- Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật . Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
- Cho các nhóm thi đọc truyện.
µGV nhận xét
Giáo dục tình yêu thương của Bác với mọi người, mọi vật
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Học sinh đọc thầm.
+ Bác bảo chú cần vụ cuốn chiêc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn rễ lại thành vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
+ Chiếc rễ đa thành cây đa con có vòng lá tròn.
+ Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.
- HS phát biểu về những ý kiến đúng.
+Thi đọc
+Bình chọn nhóm đọc tốt
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Cho các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài.
+ Mỗi nhóm 3 học sinh 
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Hỏi lại tựa bài.
+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các em thiếu nhi? 
+VD: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh.
- Giáo dục tư tưởng cho HS....
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
6.HĐ sáng tạo (2 phút).
- Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật.
-Tìm những văn bản có nội dung như trên luyện đọc.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau Cây và hoa bên lăng Bác.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................
TOÁN
TIẾT 146: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
* Bài tập cần làm: BT1; BT2 (cột 1,3); BT4; BT5.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa
	- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn: 
+ND chơi TBHT nêu ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
424 + 215 706 + 72
263 + 620 124 + 53
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
3. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
+ Giáo viên trợ giúp HS hạn chế
+ TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS nêu cách tính 2 phép tính.
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2 (cột 1,3): 
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm 2 ý.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 4: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được sư tử nặng bao nhiêu kg ta làm tính gì?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng, một em tóm tắt, một em giải.
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho HS nhận xét bài 2 bạn trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 5: 
- Hãy nêu cách tính chu vi tam giác?
- Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chia sẻ kết quả.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
µBài tập chờ:
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 2 (cột 2): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
-Trưởng nhóm điều hành cho nhóm thực hiện theo yêu cầu-> chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp 
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nêu.
- HS chia sẻ:
 225 362 683 
+ 634 + 425 + 204
 859 787 887
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh làm bài:
 245 68 217 
+ 312 + 27 + 752 ...
 557 95 969 
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn co gấu 18 kg.
- Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kg?
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm bài:
Tóm tắt:
 210 kg 
Gấu: 
Sư tử: 18 kg 
 .? kg 
Bài giải
Sư tử nặng là :
210 + 18 = 228 (kg)
 Đáp số : 228 kg
- Học sinh nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
- HS làm bài:
Bài giải
Chu vi tam giác ABC là:
300 + 400 + 200 = 900 (cm).
Đáp số : 900cm
- HS NX, bổ sung (nếu cần).
- HS lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
*Dự kiến KQ báo cáo:
 Hình đã khoanh vào số con vật là a).
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
 665 72 
+ 214 + 19 
 879 91 
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Muốn cộng các số có nhiều chữ số phải qua mấy bước. Nêu rõ từng bước?
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhẩm tính một số phép tính sau: 426 – 105= ? 588 – 73 = ? 672 – 60= ? 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ( Tiết 3)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
KỂ CHUYỆN
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.
- Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1; BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3) (M3, M4).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, rò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- GV tổ chức cho học sinh chơi T/C: Thi kể chuyện đúng , kể chuyện hay.
- CT.HĐTQ điều hành
 - Nội dung tổ chức chơi: thi đua kể lại câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia thi kể.
- Lắng nghe.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1; BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3) (M3, M4).
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
-Giáo viên trợ giúp HS khi cần thiết
Việc 1: Sắp xếp lại các tranh theo trật tự
- Gắn các tranh không theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu học sinh không nêu được thì giáo viên nói).
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện.
- Gọi 1 học sinh lên dán lại các bức tranh theo đúng thứ tự.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
Việc 2: Kể lại từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm. Khi một học sinh kể, các học sinh theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Sau mỗi lượt học sinh kể, gọi học sinh nhận xét.
- Chú ý khi học sinh kể giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng.
Đoạn 1
- Bác Hồ thấy gì trên mặt đất?
- Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?
Đoạn 2
- Chú cần vụ trồng cái rễ đa như thế nào?
- Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa như thế nào?
Đoạn 3
- Kết quả việc trồng rễ đa của Bác như thế nào?
- Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì?
Việc 3: Kể lại toàn bộ truyện (M3, M4)
- Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Yêu cầu kể lại chuyện theo vai.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
-Trưởng nhóm điều hành chung 
- HS thực hiện theo YC
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
*Dự kiến ND chia sẻ
- Quan sát tranh.
+ Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa.
+ Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non.
+ Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.
- Đáp án: 3 – 2 – 1
- Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt mỗi học sinh trong nhóm kể lại nội dung một đoạn của câu chuyện. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung của bạn.
- Đại diện các nhóm học sinh kể. Mỗi học sinh trình bày một đoạn.
- Học sinh nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài.
- Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.
- Chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống.
- Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
- Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn.
- Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi.
- 3 học sinh thực hành kể chuyện.
- Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1.
- 3 học sinh đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện.
- Nhận xét.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu:
 - Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
-Giáo viên trợ giúp HS hạn chế
/?/ Câu chuyện kể về việc gì?
/?/ Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên?
=>GV kết luận, giáo dục học sinh: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Chúng ta cần học theo tấm gương của Bác Hồ.
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
 - HS thực hiện theo YC
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
*Dự kiến ND chia sẻ
-... Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật . Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
- ...luôn biết yêu quý mọi người, mọi vật...
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
+ Câu chuyện nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào?
( Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. ...Khi trồng cái rễ, bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.)
5. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe theo vai của chú cần vụ và Bác Hồ. 
- Tìm những câu chuyện có nội dung nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau: Chuyện quả bầu.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..................................................................
CHÍNH TẢ: (Nghe -viết)
VIỆT NAM CÓ BÁC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt nam có Bác.
- Làm được bài tập 2, 3a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả r/d/gi.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bài thơ Thăm nhà Bác chép sẵn vào bảng phụ. Bài tập 3 viết ra bảng phụ (giấy to).
 - Học sinh: SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- GV kết nối nội dung bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Lắng nghe.
- Học sinh hát bài: Nhớ ơn bác Hồ
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
-Giáo viên đọc mẫu tóm tắt nội dung: Bài thơ nói lên công lao to lớn của Bác hồ đối với nhân dân ta.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc đoạn thơ viết chính tả.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì? 
+ Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào?
+ Bài thơ có mấy dòng thơ?
+ Đây là thể thơ gì? Vì sao em biết?
+ Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?
+ Ngoài các chữ đầu dòng chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào trong bài thơ? Vì sao?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: Trường Sơn, nghìn năm, lục bát.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
-2 học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
* Dự kiến ND chia sẻ:
- Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.
- Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.
- Bài thơ có 6 dòng.
- Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng.
- Thì phải viết hoa chữ đầu dòng. Dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô, dòng 8 tiếng viết sát lề.
- Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng Bác.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài vào vở.
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả r/d/gi.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
-GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 3a: TC Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3a, tổ chức cho học sinh thi điền vài chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng.
- Giáo viên chốt kết quả đúng, tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng.
- HS thực hiện theo YC của GV
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ: Những chữ cần điền là: bưởi, dừa, rào, đỏ, rau, những, gỗ chảy, giường.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Lắng nghe.
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
+ Đọc lại, ghi nhớ các quy tắc chính tả r/d/gi.
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
7. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: r/d/gi.
- Viết tên một số tên sự vật có phụ âm: r/d/gi. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
................................................................................
TOÁN
TIẾT 147: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học
toán.
*Bài tập cần làm: BT 1 (cột 1,2); BT2 (phép tính đầu và phép tính cuối); BT3; BT4.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBHT điều hành Trò chơi: Đố bạn:
- Nội dung chơi: đưa ra bài toán để học sinh nêu đáp số:
 +VD: Thùng 1 đựng 156 lít dầu. Thùng hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 23 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu? (...)
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
-Đáp số: 179 lít.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
+GV giao nhiệm vụ cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+GV kết hợp với TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Việc 1: Giới thiệu phép trừ:
- Giáo viên vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong sách giáo khoa. 
- Bài toán: Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông? 
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông ,ta làm thế nào? 
+ Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu ? 
Việc 2: Đặt tính và thực hiện tính 
- Viết số bị trừ ở hàng trên (635), sau đó xuống dòng viết số trừ (214) sao cho thẳng cột hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị với nhau. Rồi viết dấu trừ vào giữa hai dòng kẻ và gạch ngang dưới 2 số. 
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.
 5 trừ 4 bằng 1, viết 1.
 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
 Vậy 635 - 214 = 421
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- HS thực hiện theo YC-> chia sẻ
- Lớp quan sát -> HS trải nghiệm trên vật thật (bộ đồ dùng toán 2) -> tương tác, chia sẻ, nhận xét
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Học sinh theo dõi và tìm hiểu bài toán. 
- Học sinh phân tích bài toán.
- Thực hiện phép tính trừ 635 – 214. 
- Bằng 421.
- 2 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm bảng con.
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
-GV giao nhiệm vụ cho HS
-GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1 (cột 1,2): 
- Yêu cầu 4 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2 (phép tính đầu, cuối): 
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
- Yêu cầu nêu cách đặt tính rồi thực hiên phép tính.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: 
+ Bài toán cho biết g

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_31_moi_nhat.doc