Giáo án Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Năm học 2023-2024
Tiếng Việt (Tiết 41+42)
Bài 9: Đọc
CÔ GIÁO LỚP EM (Tr. 40)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung bài: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình.
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc bài thơ: “Cô giáo lớp em” với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường.
- Phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Video (KĐ), Slide (Tranh cô giáo, cách ngắt nhịp câu thơ).
- HS:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2023 Buổi sáng Hoạt động trải nghiệm (Tiết 13) SINH HOẠT DƯỚI CỜ VĂN NGHỆ THEO CHỦ ĐỀ “VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN”. (TR.21) Lớp trực tuần soạn ==================================== Toán (Tiết 21) Bài 8: BẢNG CỘNG (QUA 10) (Tiết 1 - Tr. 33) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng. - Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giải các bài tập hoặc bài toán thực tế liên quan đến phép cộng ( qua 10) - HS yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video (KĐ), Slide ( HĐ khám phá, BT3) - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: Quả bóng tròn (Video) - Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới. 2. Khám phá - Nêu đưa ra câu chuyện Mai và Rô-bốt cùng hoàn thành các phép cộng (qua 10) đã học. - Đưa ra các phép tính, y/c HS lần lượt nêu cách tính các phép tính sau: 9 + 2; 8 + 6; 7+ 5; 6 + 6 - Nhận xét, tuyên dương. + Em có nhận xét gì về kết quả của 4 phép tính trên? - HD HS hoàn thành bảng cộng qua 10 - Yêu cầu HS nêu cách tính các phép tính sau: 9 + 3= ? 7 + 5=? 5 + 7=? 3 + 9=? - Gọi HS nối tiếp nêu các phép cộng trong bảng cộng (qua 10) trên màn hình tivi. * Chốt cách tính các phép cộng (qua 10). 3. Luyện tập, thực hành *Bài 1. Tính nhẩm. - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Bài tập yêu cầu gì? - Giải thích: Tính nhẩm là những phép tính suy nghĩ trong đầu và nêu luôn kết quả không cần thực hiện ra nháp. - Yêu cầu HS nhẩm nhanh kết quả của các phép tính. - Mời HS nêu cách nhẩm của phép tính. - Nhận xét, tuyên dương. *Bài 2. Tìm cá cho mèo. - Gọi HS đọc YC bài. - Y/c HS tính kết quả của 3 phép tính trên con mèo, sau đó nối phép tính với kết quả thích hợp vào SGK. - Nhận xét, khen ngợi HS *Bài 3: a) Những lồng đèn nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau? b) Trong 4 lồng đèn màu đỏ, đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất, đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bé nhất? - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu HS quan sát tranh và nhẩm kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng (Màn hình tivi). - Yêu cầu HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Vận dụng - Y/c HS thực hiện BT sau: 9 + 4 9 + 8 8 + 6 7 + 8 a) Tính nhẩm nêu kết quả của 4 phép tính? b) Phép tính nào có kết quả lớn nhất? c) Phép tính nào có kết quả bé nhất? - Nhận xét, tuyên dương HS. - Nghe, hát và vận động theo BH. - Lắng nghe. - Theo dõi + Tách 2 = 1 + 1; lấy 9 + 1 = 10 rồi cộng thêm 1 được kết quả là 11. + Tách 6 = 2 + 4; lấy 8 + 2 = 10 rồi cộng thêm 4 được kết quả là 14. + Tách 5 = 3 + 2; lấy 7 + 3 = 10 rồi cộng thêm 2 được kết quả là 12. + Tách 6 = 4 + 2; lấy 6 + 4 = 10 rồi cộng thêm 2 được kết quả là 12. - Các phép tính đều có kết quả lớn hơn 10. - Thực hiện. - Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Đọc nối tiếp các phép tính cộng. - Lắng nghe. - Đọc yêu cầu BT. - Tính nhẩm. - Lắng nghe. - Nối tiếp nêu miệng trả lời. 9+5= 14 8+3 =11 7+7 = 14 6+6= 12 7+6 = 13 9+4 = 13 - Chia sẻ ý kiến. - Đọc yêu cầu BT. - Thực hiện và nối vào SGK. 7+ 6 = 13 9+3 = 12 8+9 = 17 - Lắng nghe. - 2 HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát và tính nhẩm. a) Những lồng đèn ghi phép tính có kết quả bằng nhau: 7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 (bằng 12). b) + Đèn lồng ghi phép tính 8 + 7 có kết quả lớn nhất. + Đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất. - Thực hiện và chia sẻ kết quả của BT. a) 9+ 4 = 13 9 + 8 = 17 8+ 6 = 14 7 + 8 = 15 b) 9 + 8 = 17 c) 9 + 4 = 13 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ===================================== Tăng cường Toán (Tiết 13) BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TOÁN TUẦN 5, TIẾT 1 (TR.15). ===================================== Buổi chiều Tiếng Việt (Tiết 41+42) Bài 9: Đọc CÔ GIÁO LỚP EM (Tr. 40) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung bài: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình. - Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc bài thơ: “Cô giáo lớp em” với giọng nhẹ nhàng, trìu mến. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường. - Phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video (KĐ), Slide (Tranh cô giáo, cách ngắt nhịp câu thơ). - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Tổ chức cho HS nghe BH: Cô giáo em. - Nghe. + Mời HS chia sẻ ND của bài hát. - Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Cho HS quan sát tranh (màn hình tivi), và nêu nội dung của bức tranh, trả lời câu hỏi: - Quan sát chia sẻ ý kiến. - Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới. - Lắng nghe. 2. Khám phá 2.1. Đọc văn bản. - Đọc mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, trìu mến. - HD và tổ chức cho HS đọc nối tiếp câu. Theo dõi, sửa sai. - HD và cho HS chia đoạn. - Chốt: 3 khổ thơ tương ứng 3 đoạn - HD HS ngắt nhịp thơ 2/3 (Slide). Cô dạy/ em tập viết Gió đưa/ thoảng hương nhài Nắng ghé/ vào cửa lớp Xem chúng em/ học bài - Luyện đọc khổ thơ. - Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ + giải nghĩa từ chú giải trong sgk. - Tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 2. - Bao quát, giúp đỡ HS, tuyên dương HS đọc tiến bộ. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp cá nhân. - Chia đoạn và nêu, lớp chia sẻ. - Đọc nối tiếp cá nhân. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Luyện đọc theo nhóm 2. 2.2. Trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc lại cả bài. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HDHS trả lời câu hỏi trong SGK: + Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào? + Tìm những câu thơ tẩ cảnh vật khi cô dạy em học bài? + Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo của mình? + Giải nghĩa từ dịu dàng (nhẹ nhàng gây cảm giác dễ chịu). + Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào? - Chốt kiến thức, rút ra ND bài học: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình. - Chia sẻ ý kiến cá nhân: + Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi. + Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp; Xem chúng em học bài. + Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài. + Theo dõi. + Chia sẻ ý kiến cá nhân. - 3, 4 HS nhắc lại. Tiết 2 3. Luyện tập, thực hành 3.1. Khởi động - Tổ chức cho HS nghe và vận động theo bài hát: Cô giáo em. - Nghe và vận động theo nhạc. 3.2. Luyện đọc lại. - Đọc diễn cảm toàn bài. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi, tuyên dương HS tiến bộ. - Lắng nghe, đọc thầm. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm, chia sẻ ý kiến về bạn đọc. 3.3. Luyện tập theo văn bản đọc. Câu 1: Nói câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi: a. Lần đầu được nghe một bạn hát rất hay. b. Được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của câu hỏi 1. - Tuyên dương, nhận xét kết quả. Câu 2: Nói câu thể hiện tình cảm của em đối với thầy cô giáo của mình. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 4. Vận dụng - Em hãy kể cho các bạn nghe về cô giáo, thầy giáo của em. - Em đã thể hiện tình cảm của mình đối với thầy cô giáo của mình như thế nào? - Về nhà em hãy vẽ và tô màu bức tranh về cô giáo của em. - Thảo luận theo nhóm đôi, chia sẻ ý kiến trước lớp. VD: a) Ôi! Mình không ngờ bạn hát hay thế!, Ôi chao! Bạn hát hay quá! b) Ôi! Bất ngờ quá, đúng là đồ chơi con thích! Con cảm ơn bố ạ!/ A! Cái áo đẹp quá! Con thích lắm! Con cảm ơn mẹ ạ! - Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Nhận nhiệm vụ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ======================================= Tăng cường Tiếng Việt (Tiết 13) BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 5, T1 (TR.12). ==================***==================== Thứ ba ngày3 tháng 10 năm 2023 Buổi sáng Toán (Tiết 22) Bài 8: BẢNG CỘNG (QUA 10) (Tiết 2 - Tr. 33) I. YÊU CẦU CẦN ĐAT - Củng cố về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính, so sánh số. - Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số. - Yêu thích, hứng thú với môn học. Rèn tính cẩn thận. - Phát triển năng lực giao tiếp toán học, kĩ năng hợp tác, kĩ năng so sánh số. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video (KĐ), phiếu BT (VBT), bảng phụ (BT5). - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát: Chú thỏ con. - Dẫn dắt, giới thiệu bài. - Lớp hát và vận động theo nhạc. 2. Luyện tập, thực hành * Bài 1. Số ? - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu bài. -YC HS làm cá nhân vào vở nháp, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả. - Nhận xét, tuyên dương. *Bài 2. Số? - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu bài. - Cho HS làm bài cá nhânvà nêu nối tiếp kết quả. - Nhận xét, tuyên dương. *Bài 3. Tìm tổ ong cho gấu. - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Đọc yêu cầu BT. - Đọc, tìm hiểu yêu cầu bài. - Làm bài cá nhân vào vở nháp, chia sẻ kết quả. Số hạng 7 9 4 8 6 9 Số hạng 5 3 8 4 7 8 Tổng 12 12 12 12 13 17 - Nhận xét, chia sẻ ý kiến. - Nêu yêu cầu BT. - Đọc, tìm hiểu yêu cầu bài. - Làm bài cá nhân , nêu nối tiếp kết quả. a. 8 + 6 = 14 – 4 = 10 b. 5 + 9 = 14 + 4 = 18 – 8 = 10 - Nhận xét, chia sẻ ý kiến. - Nêu yêu cầu BT. - Tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi : “ Tìm tổ cho gấu”, nêu cách chơi, luật chơi. ]]]][ơ - Đọc, tìm hiểu yêu cầu bài. - Tham gia trò chơi. 9 + 4 14 8 + 7 13 6 + 8 15 - Nhận xét, chia sẻ ý kiến. *Bài 4. >; < ; = ? - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Nêu yêu cầu BT. - Tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2, 1 nhóm làm ra phiếu . - Nhận xét, tuyên dương. *Bài 5. Bài toán. - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Đọc, tìm hiểu yêu cầu bài. - Thực hiện yêu cầu chia sẻ kết quả. a. 6 + 6 > 11 7 + 5 = 12 b. 9 + 3 = 3 + 9 9 + 2 < 7 + 7 - Nhận xét, chia sẻ ý kiến. - Nêu yêu cầu BT. - Tổ chức cho HS quan sát tranh, sau đó tìm hiểu yêu cầu bài. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm ra bảng phụ. - Yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Vận dụng. -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Truyền điện” về bảng cộng 9. - Nhận xét, tuyên dương. - Quan sát tranh, tìm hiểu yêu cầu bài. - Làm bài cá nhân, 1 HS làm vào bảng phụ. Bài giải: Trong hai ca-bin có số người là: 7 + 8 = 15 (người) Đáp số: 15 người - Chia sẻ ý kiến. - Lớp tham gia chơi trò chơi. - lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY . ... . ... ============================================ Tiếng Việt (Tiết 43) Bài 9: Viết 1 CHỮ HOA D (Tr.10 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết viết chữ viết hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi; Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Phát triển năng lực quan sát, hợp tác, ngôn ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Slide (Mẫu chữ hoa D). - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa. + Đây là mẫu chữ hoa gì? - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá 2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa. - Tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa D. + Chữ hoa D gồm mấy nét? - Chiếu video HD quy trình viết chữ hoa D. - Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. 2.2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa D đầu câu. + Cách nối từ D sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. 2.3. Luyện tập, thực hành - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa D và câu ứng dụng trong vở tập viết Tr.10. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 4. Vận dụng - Dặn HS luyện viết chữ hoa D ở nhà. - Nhận xét giờ học. - Quan sát. + Mẫu chữ hoa D. - 2 HS chia sẻ: - Quan sát, theo dõi. - Quan sát, lắng nghe. - Luyện viết bảng con. - 3 HS đọc. - Quan sát, lắng nghe. - Viết vào vở tập viết Tr.10. - Theo dõi. - Nhận nhiệm vụ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY . ... . ...==================================== Tiếng Việt (Tiết 44) Bài 9: Nói và nghe CẬU BÉ HAM HỌC (Tr. 42) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện “Cậu bé ham học” - Kể lại được 1 - 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video( ND câu chuyện), Slide (Tranh KĐ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Khởi động - Cho HS quan sát tranh: Mỗi bức tranh vẽ gì? - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá *2. 1. HS nghe kể chuyện (Video). - Kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ hình ảnh 4 bức tranh. - Tỏ chức kể chuyện lần 2. - Nêu câu hỏi dưới mỗi tranh: + Vì sao cậu bé Vũ Duệ không được đi học? + Buổi sáng, Vũ Duệ thường cõng em đi đâu? + Vì sao Vũ Duệ được thầy khen? + Vì sao Vũ Duệ được đi học? - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Luyện tập, thực hành *3.1. Kể lại 1 - 2 đoạn câu chuyện theo tranh. - YC HS nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1, 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất tập kể. - YC HS tập kể theo cặp. - Nhận xét, khen ngợi HS. * 3.2. Kể lại đoạn - câu chuyện. - HDHS kể cho người thân nghe câu chuyện hoặc kể 1, 2 đoạn của câu chuyện. - YC HS nhận xét về cậu bé trong câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Vận dụng - Vì sao Vũ Duệ được đi học? - Nhận xét giờ học. - Quan sát và chia sẻ ý kiến cá nhân. - Theo dõi. - Tập kể theo hướng dẫn của GV. - Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - Tập kể cá nhân. - Kể theo nhóm 2. - Thực hiện kể lại câu chuyện. - 2, 3 HS chia sẻ. - Chia sẻ ý kiến cá nhân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ============================================ Tăng cường Tiếng Việt (Tiết 14) BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 5, T2 (TR.13). ============================================ Buổi chiều Tiếng việt (Tiết 45+46) Bài 10: Đọc THỜI KHÓA BIỂU (Tr.43) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung thông tin từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp nội dung trong thời khóa biểu - Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột dọc, hàng ngang từ trái qua phải, biết nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. - HS yêu thích môn học, có ý thức sắp xếp thời gian cho riêng mình. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể về các hoạt động hàng ngày của em. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video (KĐ), Slide ( HD cách đọc ngắt nghỉ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát và vận động theo BH: “ Thứ hai là ngày đầu tuần”(màn hình ti vi). + Ngày hôm nay lớp mình có mấy tiết? Đó là những tiết nào? Vì sao em biết? - Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới. 2. Khám phá 2.1. Đọc văn bản. - Đọc mẫu: đọc chậm, rõ, ngắt, nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ. - YC HS đọc nối tiếp câu từng cột trong thời khóa biểu. - HD HS cách ngắt giọng khi đọc bảng biểu: Thứ hai/ Buổi sáng/ tiết 1/ Tiếng Việt/ tiết 2/ Toán... - HDHS chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến thứ - buổi - tiết - môn. + Đoạn 2: Toàn bộ nội dung buổi sáng trong thời khóa biểu. + Đoạn 3: Toàn bộ nội dung buổi chiều trong thời khóa biểu. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hàng ngang, trải nghiệm,... và HD HS hiểu nghĩa của một vài môn trong thời khóa biểu. - Luyện đọc đoạn: + Gọi HS đọc nối đoạn + giải nghĩa từ chú giải trong sgk. + Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2. - Bao quát, giúp đỡ HS, tuyên dương HS 2.2. Trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.44. HDHS trả lời từng câu, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Hát và vận động theo bài hát. + Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Lắng nghe, theo dõi. - Đọc nối tiếp câu. - Theo dõi, đọc nối tiếp. - Chia đoạn và nêu lớp chia sẻ. - 2, 3 HS đọc , lớp đọc thầm. + 4 HS đọc, lớp chia sẻ. + Luyện đọc theo nhóm 2. - 1, 2 HS đọc. - Lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Thứ hai, buổi sáng, tiết 1: Hoạt động trải nghiệm; tiết 2: Toán; tiết 3,4: Tiếng Việt; buổi chiều, tiết 1: Tiếng anh; tiết 2: Tự học có hướng dẫn. + C2: Sáng thứ hai có 4 tiết + C3: Thứ năm có môn Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Toán, Tự nhiên - xã hội, Tự học có hướng dẫn. + C4: HS tự suy luận - Lắng nghe. Tiết 2 3. Luyện tập, thực hành. 3.1. Khởi động - Cho HS hát bài hát Đi học. 3.2. Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. 3.3. Luyện tập theo văn bản đọc. * Bài 1. Dựa vào TKB hỏi đáp theo mẫu. - Gọi HS đọc yêu cầu. -YC HS quan sát tranh, nêu ND của 2 bức tranh trong SGK. - YC HS hỏi đáp theo cặp. - Tuyên dương, nhận xét. * Bài 2. Nói câu giới thiệu môn học hoặc hoạt động ở trường mà em thích. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Mời 1HS đọc câu mẫu trong SGK. - YC HS thảo luận nhóm hai nêu câu giới thiệu môn học hoặc hoạt động ở trường.Theo dõi và sửa cho HS cách diễn đạt. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 4. Vận dụng - Thời khóa biểu giúp em hiểu được gì? - Nhận xét tiết học. - Hát vận động. - 2, 3 HS đọc lại toàn bài. - Lắng nghe. - 1 em đọc yêu cầu BT. - Quan sát, chia sẻ ý kiến cá nhân. - Thực hiện, các nhóm thực hành hỏi đáp trước lớp. VD: + Lớp mình có tiết đạo đức vào thứ mấy? + Lớp mình có tiết đạo đức vào thứ ba, - Lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Thảo luận, chia sẻ ý kiến trước lớp. VD: Em rất thích học môn Mĩ Thuật, - Chia sẻ ý kiến cá nhân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ============================================ Hoạt động trải nghiệm (Tiết 14) GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: CHƠI TRÒ CHƠI “BINGO”; XÁC ĐỊNH CÁC BƯỚC XỬ TRÍ KHI BỊ LẠC. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc. Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết. - GD lòng nhân ái: Yêu thương, giúp đỡ người khác khi bị lac, bị bắt cóc,tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy. - Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử khi bị lạc, bị bắt cóc, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV: Video bài hát, Slide tranh tình huống. HS: SGK, tranh vẽ, ảnh chụp về cuộc sống an toàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động - Cho HS hát bài hát Cả nhà thương nhau (Video) - Giới thiệu bài: - Ghi bảng tên bài. - HS hát - Lắng nghe 2. Khám phá * Trò chơi - Cho hs tìm người có thể giúp đỡ khi bản thân bị lạc -> Kết quả và khen thưởng cho HS đã hoàn thành tốt trò chơi - Chơi trò chơi “Bingo” 5’ - HS tham gia trò chơi tìm người giúp đỡ khi bị lạc. Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập. * Thảo luận nhóm 4 * Hình thức: Trò chơi xếp tranh - Phổ biến trò chơi Nam đi siêu thị cùng bố mẹ mãi ngắm đồ chơi nên bị lạc (Slide) Hãy sắp xếp các tranh cho phù hợp để giúp Nam tìm thấy bố mẹ. Trao đổi về cách mà em đã sắp xếp. - GV nhận xét – chốt trình tự - kết luận Hoạt động Luyện tập, thực hành: Xác định các bước xử trí khi bị lạc. 5’ - HS thảo luận sắp xếp tranh và giải thích cách xếp đó - HS trình bày – lớp nhận xét. Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập. Sắm vai những cách bảo vệ bản thân: Từ chối nhận quà của người lạ. Hét thật lớn khi có nguy cơ bị bắt cóc. => KL: SHL: Thực hành những cách bảo vệ bản thân. -Sắm vai những cách bảo vệ bản thân: -HS từ chối nhận quà của người lạ. - Các em hét thật lớn khi có nguy cơ bị bắt cóc. -Về nhà trao đổi với bố mẹ về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc. - Nghe GV kết luận - Nhận xét về cách trình bày theo suy nghĩ của mình. Thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập. 3.Vận dụng (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ======================***====================== Thứ tư ngày 4 tháng 10 năm 2023 Buổi sáng Đ/ c Khuyên dạy (Môn: Toán, Đạo đức, 2 tiết TNXH) ========================== Buổi chiều GDTC. Đ/c Hải dạy ========================== Mĩ thuật Đ/c Mạnh soạn và giảng dạy ========================= Âm nhạc Đ/c Nhâm soạn và giảng dạy ==================***=================== Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2023 Buổi sáng Toán (Tiết 24) Bài 9. BÀI TOÁN VỀ THÊM, BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ (Tiết 2 - Tr. 37) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS nhận biết được bài toán về thêm, bớt một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về bớt (có một bước tính). - Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số bớt vị (liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính). - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong tính toán. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. Phát triển kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video (KĐ), Bảng phụ (BT2). - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát và vận động theo BH: Phép cộng, phép trừ. - Dẫn dắt vào bài. - Hát và vận động theo nhạc. - Ghi đầu bài vào vở. 2. Khám phá - Nêu bài toán: Có 10 con chim đậu trên cành, sau đó có 3 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim? - Yêu cầu HS đọc lại đề toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Theo dõi - 2 HS đọc + Có 10 con chim, bay đi 3con. + Còn lại bao nhiêu con chim?. - HD tóm tắt bài toán. Có : 10 con chim Bay đi : 3 con chim Còn lại : con chim. - Theo dõi *HD cách giải bài toán: + Muốn biết còn lại bao nhiêu con chim ta phải thực hiện phép tính gì? - Mời HS chia sẻ lời giải. + Tại sao con làm phép trừ? * Kết luận: Đây chính là dạng toán bớt một số đơn vị. + Phép tính trừ (10 - 3) - Còn lại số con chim là: + Thực hiện phép tính trừ vì 3 con chim đã bay đi. * HD cách trình bày bài giải: - Gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số.( Khi HS nêu, HD HS cách trình bày bài giải lên bảng lớp). Nêu, quan sát GV trình bày bài giải. Bài giải Số con chim còn lại là: 10 - 3 = 7 ( con) Đáp số: 7 con chim. 3. Luyện tập, thực hành *Bài toán. - Gọi HS đọc YC bài. + Bài cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - HD HS tóm tắt BT theo gợi ý trong SGK. - Gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt. + Bài toán thuộc dạng toán nào? - 2 HS đọc yêu cầu BT. + Đàn lợn nhà An có 15 con, mẹ đã bán 5 con. + Đàn lợn nhà An còn lại bao nhiêu con? - Thực hiện: Có : 15 con lợn Bán : 5 con lợn Còn lại : con - 1, 2 HS nêu. + Bài toán về bớt một số đơn vị. - Gọi 1 HS lên bảng lớp làm, lớp làm bài vào vở nháp. - Nhận xét, chốt đáp án. *Bài 1. Giải bài toán theo tóm tắt sau: - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp. Bài giải Số con lợn còn lại là: 15 - 5 = 10( con) Đáp số: 10 con lợn. - Nghe, đổi nháp kiểm tra chéo. (VD: Đàn lợn nhà An còn lại số con là:) - Gọi HS đọc YC bài. + Bài cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt? - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. - Có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác, nhận xét, tuyên dương. - Đọc yêu cầu BT. + Cho biết tóm tắt của bài toán. + Yêu cầu dựa vào tóm tắt để giải. - 2 HS nêu. + Bài toán về thêm một số đơn vị. - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở. Bài giải Có tất cả số cái thuyền là: 9 + 4 = 13 (cái) Đáp số: 13 cái thuyền. - Nghe, đổi vở kiểm tra chéo. *Bài 2. Bài toán. - Gọi HS đọc YC bài. + Bài cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Gọi HS nêu miệng tóm tắt của bài toán. - Gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt? - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Gọi 1HS làm vào bảng phụ, lớp làm vở. - Chữa bài, chốt đáp án. - Có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác nhận xét, tuyên dương. *Chốt lại dạng toán bớt một số đơn vị và cách trình bày bài giải. 3. Vận dụng - Hôm nay em học bài gì? - Khi trình bày bài giải bài toán có lời văn ta cần chú ý điều gì? - Nhận xét giờ học. - Đọc yêu cầu BT. - Nêu. - Làm việc cá nhân. - 2 HS nêu. - Bài toán về bớt một số đơn vị. - 1 HS làm vào bảng phụ, HS dưới lớp làm vở. Bài giải Trên xe còn lại số bạn là: 14 - 3 = 12( bạn) Đáp số: 12 bạn. - Nghe, đổi vở kiểm tra chéo. - VD: Số bạn còn lại trên xe là: - Lắng nghe. - Nêu. - Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... =========================================== Tăng cường Toán(Tiết 14) BÀI TẬP CỦNG CỐ & PTNL MÔN TOÁN TUẦN 5, TIẾT 2 (TR.16). =========================================== Tiếng Việt (Tiết 47) Bài 10: Viết 2 Nghe - Viết: THỜI KHÓA BIỂU (Tr.45) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. - Làm đúng các bài tập chính tả; Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - Có ý thức chăm chỉ học tập. - Hình thành và phát triển năng lực về ngôn ngữ, năng lực tự chủ, năng lực thẩm mỹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - GV: Video (KĐ). Bảng phụ (BT3) - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cho HS nghe nhạc hát và vận động theo nhạc bài: Cô giáo em (màn hình ti vi). - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Khám phá 2.1. Nghe - viết chính tả. - Đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - Đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Luyện tập, thực hành *Bài 2. Viết tên đồ vật có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k. - Gọi HS đọc yêu cầu BT - YC HS làm BT1 vào vở BT. - Yêu cầu HS chia sẻ kết quả. - Cùng HS nhận xét, chữa bài. - Chốt kết quả: Cái kéo, cặp sách, thước kẻ. *Bài 3. Chọn a hoặc b - Gắn bảng phụ gọi HS đọc YC bài 3 - HDHS hoàn thiện vào VBT. - YC HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ. + Cho HS chia sẻ kết quả. - Thống nhất kết quả: + Câu a: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông. + Câu b: Chọn v hoặc d thay cho ô vuông. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. 3. Vận dụng - Hãy kể tên người bắt đầu bằng ch hoặc tr - Nhận xét giờ học. - Hát và vận động theo nhạc. - Ghi đầu bài vào vở - Lắng nghe. - 2 HS đọc. + Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Luyện viết bảng con. - Nghe viết vào vở ô li. - Đổi chéo theo cặp. - 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Làm bài cá nhân vào VBT. - Chia sẻ kết quả, lớp bổ sung. - 1, 2 HS đọc yêu cầu bài. - Theo dõi. - Làm bài theo cặp đôi, 1 em làm bảng phụ. + Chia sẻ kết quả trước lớp, lớp bổ sung. -> Trời, trên, chân -> Vành, dáng, dạ, vâng - Thực hiện kể nối tiếp. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .. .. ========================================= Tăng cường Tiếng Việt (Tiết 15) LUYỆN TẬP LUYỆN ĐỌC BÀI: THỜI KHÓA BIỂU (Tr.43) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung thông tin từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp nội dung trong thời khóa biểu - Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột dọc, hàng ngang từ trái qua phải, biết nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. - HS yêu thích môn học, có ý thức sắp xếp thời gian cho riêng mình. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể về các hoạt động hàng ngày của em. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Video (KĐ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát và vận động theo BH: “ Thứ hai là ngày đầu tuần”(Video). + Ngày hôm nay lớp mình có mấy tiết? Đó là những tiết nào? Vì sao em biết? - Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới. 2. Luyện tập, thực hành 2.1. Đọc văn bản. - Đọc mẫu: đọc chậm, rõ, ngắt, nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ. - YC HS đọc nối tiếp câu từng cột trong thời khóa biểu. - HD HS cách ngắt giọng khi đọc bảng biểu: Thứ hai/ Buổi sáng/ tiết 1/ Tiếng Việt/ tiết 2/ Toán... - HDHS chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến thứ - buổi - tiết - môn. + Đoạn 2: Toàn bộ nội dung buổi sáng trong thời khóa biểu. + Đoạn 3: Toàn bộ nội dung buổi chiều trong thời khóa biểu. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hàng ngang, trải nghiệm,... và HD HS hiểu nghĩa của một vài môn trong thời khóa biểu. - Luyện đọc đoạn: + Gọi HS đọc nối đoạn + giải nghĩa từ chú giải trong sgk. + Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2. - Bao quát, giúp đỡ HS, tuyên dương HS 2.2. Trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.44. HDHS trả lời từng câu, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Hát và vận động theo bài hát. + Chia sẻ ý kiến cá nhân. - Lắng nghe, theo dõi. - Đọc nối
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_5_nam_hoc_2023_2024.docx