Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 28 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 28 - Năm học 2021-2022

BÀI 57: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM ĐO ĐỘ DÀI

(TIẾT 2)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực mô hình hóa toán học: Thực hành cách làm thước dây, qua đso củng cố lại kiến thức về đơn vị đo, dụng cụ đo.

- Năng lực giao tiếp toán học: Biết cách sử dụng thước dây chia vạch đến cm, dm, m để đo những kích thước, khoảng cách không vượt qua số đo trên thước.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Qua các hoạt động giải các bài tập có tình huống học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề .

2. Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tính kích thước, khoảng cách khi phải đo, chắp nối nhiều lần sử dụng thước kẻ ngắn.

3. Phẩm chất :

Chăm chỉ : Ham học hỏi, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập

 

docx 43 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 9312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 28 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRỰC TIẾP LỚP 2A NĂM HỌC 2021-2022
 TỔ KHỐI 2 TUẦN 28
Thứ
ngày
Tiết
Môn học/
Giáo viên
Tên bài học
Tiết học/ thời lượng
Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
Thứ 2
28/03/2022
1
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ
3
Toán
Bài 57: Thực hành và trải nghiệm đo độ dài (tiết 2)
1 tiết
4
Tiếng Việt
Đọc: Những cách chào độc đáo
2 Tiết
5
Tiếng Việt
Đọc: Những cách chào độc đáo
Thứ 4
30/03/2022
1
Toán
Bài 58:Luyện tập chung (tiết 1)
1 tiết
3
Tiếng Việt
Viết: Chữ hoa A 
1 tiết
4
Tiếng Việt
Nói và nghe: Kể chuyện Lớp học viết thư.
 1 tiết
5
HĐTN
Ghép các bài Tự chăm sóc sức khỏe bản thân với bài Những vật dụng bảo vệ em thành chủ điểm “Tự chăm sóc bảo vệ bản thân” dạy trong 1 tiết.
1 tiết
 - Không dạy HĐ1 (Tự chăm sóc sức khỏe bản thân); Không dạy HĐ 2 (Những vật dụng bảo vệ em)
Phần HĐ sau giờ học GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
Thứ 5
31/03/2022
1
Toán
Bài 58:Luyện tập chung (tiết 2)
1 tiết
3
Tiếng Việt
 Đọc: Thư viện biết đi (T1)
2 tiết
4
Tiếng Việt
 Đọc: Thư viện biết đi (T2)
Thứ 6
01/04/2022
1
Toán
Bài 59: Phép cộng (không nhớ)trong phạm vi 1000 .
1 tiết
3
Tiếng Việt
Viết: Nghe -viết: Thư viện biết đi
Phân biệt:d/gi,ch/tr,dấu hỏi/dấu ngã.
1 tiết
4
Tiếng Việt
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm; Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
1 tiết
5
HĐTN
Sinh hoạt lớp theo chủ đề Tự chăm sóc sức khỏe bản than.
1 tiết
 Thứ 7
02/04/2022
1
Toán
Bài 59: Luyện tập.
1 tiết
3
Tiếng Việt
Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập. 
1 tiết
4
Tiếng Việt
Đọc mở rộng.
1 tiết
BGH duyệt Người thực hiện
TUẦN 28:
	Thứ hai, ngày 28 tháng 03 năm 2022
TIẾT 1:HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT 3:TOÁN
BÀI 57: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM ĐO ĐỘ DÀI 
(TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực mô hình hóa toán học: Thực hành cách làm thước dây, qua đso củng cố lại kiến thức về đơn vị đo, dụng cụ đo.
- Năng lực giao tiếp toán học: Biết cách sử dụng thước dây chia vạch đến cm, dm, m để đo những kích thước, khoảng cách không vượt qua số đo trên thước.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Qua các hoạt động giải các bài tập có tình huống học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề .
2. Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tính kích thước, khoảng cách khi phải đo, chắp nối nhiều lần sử dụng thước kẻ ngắn.
3. Phẩm chất :
Chăm chỉ : Ham học hỏi, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng PowerPoint, zoom, azota
- HS: Điện thoại, máy tính,SGK,Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập và khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em Biết đo độ dài của đồ vật bằng cách gộp nhiều lần độ dài của thước kẻ.
- GV trình chiếu tên bài: Thực hành và trải nghiệm đo độ dài (tiết 2)
2. Hoạt động
Bài 1: 
- GV cho HS yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Đo được 5 lần độ dài thước kẻ. Cửa sổ rộng bao nhiêu dm?
+ Đo được gần 4 lần độ dài thước kẻ. Bàn dài gần .dm?
+ Đo được hơn 6 lần độ dài thước kẻ. Tủ sách rộng hơn bào nhiêu dm? 
-GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
Câu b: 
- Dựa vào minh hoạ các hoạt động đo độ dài bằng thước kẻ ở câu a, GVhướng dẫn HS thực hiện ước lượng rồi đo theo yêu cầu của đề bài rồi ghi lại kết quả vào phiếu thực hành (như SGK).
- YC HS làm bài vào VBT, nộp trên azota.
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm việc theo nhóm trên zoom
 a,Em hãy quan sát và ước lượng
- GV hướng dẫn HS ước lượng
- HS thực hiện ước lượng theo yêu cầu
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
4. Củng cố
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- HS yêu cầu đề bài
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ HS thực hành đo
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS thực hiện ước lượng rồi đo theo yêu cầu của đề bài rồi ghi lại kết quả vào phiếu thực hành (như SGK).
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện
- Lắng nghe và thực hiện ước lượng theo yêu cầu
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 4+5 :TIẾNG VIỆT
BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 1 + 2)
ĐỌC: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
1.1. Năng lực đặc thù
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương , đọc đúng các tên phiên âm nhước ngoài, đọc rõ ràng văn bản thông tin ngắn trong VB Những cách chào độc đáo với ngữ điệu phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được cách chào của người dân một sổ nước trên thế giới.
+ Nhận diện được đặc điểm thể loại VB. Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
1.2. Năng lực chung
- Góp phần phát triển năng lực: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước.
- Chăm chỉ: chăm học.
- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. GV:
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài giảng PowerPoint, zoom, , azota
2. HS: Máy tính , điện thoại SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 
* Ôn bài cũ
- GV cho hs nghe bài hát .
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS đọc lại một đoạn 2 trong bài “mây trắng và mây đen” và trả lời câu hỏi :
+ Mây đen rủ mây trắng đi đâu ?
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
* Khởi động
- GV hỏi:
+ Hàng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?
+ Em có biết đáp lời chào bằng các ngôn ngữ khác với Tiếng Việt không?
+ Ngoài việc nói lời chào, em còn chào bằng các hành động nào?
- Cho HS quan sát thêm tranh và GV dẫn dắt, giới thiệu bài : Trên thế giới có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay để biết được cách chào của người dân một số nước trên thế giới :Những cách chào độc đáo
*HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, HS đọc thầm theo. 
- GV cho HS nêu một số từ khó có trong bài.
- GV hướng dẫn cho HS đọc kĩ từ khó
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV hướng dẫn kĩ cách đọc các tên phiên âm nưóc ngoài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài
- Bài này được chia làm mấy đoạn ?
- GV nhận xét, chốt 
 - GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc 
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- GV cho HS tìm từ khó hiểu ngoài chú thích
- GV có thể đưa thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS. 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm trên zoom. Từng nhóm HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài GV theo dõi các phong để giúp đỡ.
- GV cho HS nhận xét theo nhóm
- GV nhận xét, chốt
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước: Mây đen và mây trắng
- Mây trắng rủ mây đen bay lên cao
 - HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Em có thể chào bằng tiếng Anh
- Em còn chào bạn bè bằng cách vẫy tay, cúi đầu, .
- HS quan sát tranh và lắng nghe
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc: 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm theo. 
- HS trả lời: Niu Di - lân, Ma - ô - ri, Dim - ba - bu -ê, nét riêng, phổ biến, .
- HS đọc từ khó
- HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- Ma-ô-ri, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê
- Trên thế giới có những cách chào phổ biến như bắt tay, vẫy tay và cúi chào.; 
- Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/ vẫy tay/ và cúi chào.;...
- Chia thành đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất đặc biệt.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến từng bước.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp bài đọc 
- HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- HS tìm từ khó hiểu ngoài chú thích: truyền thống, 
- HS giải thích từ theo vốn hiểu biết của bản thân.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS góp ý cho nhau. 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
TIẾT 2
*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI 
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 của bài để tìm câu trả lời
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- GV hỏi: Câu 1: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?
- Câu 2: Người dân ở một số nước có cách chào độc đáo nào ?
- GV nêu câu hỏi 3: Cách chào nào dưới đây không được nói đến trong bài ?
- GV cho HS đọc thầm các phương án trả lời trắc nghiệm , gọi HS trả lời 
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt 
- GV cho HS đọc thầm các phương án trả lời trắc nghiệm 
- GV cho HS thảo luận nhóm zoom và đọc câu hỏi 4: Ngoài các cách chào trong bài học, em còn biết cách chào nào khác ?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt 
*Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm cả bài. Lưu ý đọc các tên phiên âm nước ngoài.
- GV cho HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt 
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC 
- GV cho HS đọc câu hỏi 1.
Bài 1: Trong bài những câu nào là câu hỏi?
 - GV gọi HS trả lời tại chỗ
-Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu hỏi?
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt 
Bài 2. Cùng bạn hỏi đáp về những cách chào được nói tới trong bài?
- GV cho HS đọc thầm lại bài đọc.
- GV cho HS trao đổi theo nhóm trên zoom (5 phút) 1 bạn hỏi và mộ bạn đáp những cách chào có trong bài.
- GV cho đại diện từng nhóm trình bày
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt 
*Củng cố:
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
* Dặn dò
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 của bài để tìm câu trả lời
- HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- HS trả lời: Trên thế giới có những cách chào phổ biến: Bắt tay, vẫy tay và cúi chào
- Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán; người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu; Nhiều người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau .
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
-HS trả lời: C: Nói lời chào.
 - HS đọc câu hỏi 4: Cách chào khác: Khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời : Còn em,em chào bạn bằng cách nào ? 
- Cuối câu có dấu ?
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm các từ ngữ cho trước: vui sướng, ngạc nhiên, nổi tiếng.
- HS trao đổi theo nhóm 2 (5 phút)
- HS 1 : Người Ma-ô-ri chào thế nào ?
 HS 2 : Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán;
- HS 1 : người Ấn Độ chào thế nào ?
HS 2 : Người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu
- HS 1 : Người ở Mỹ chào thế nào ?
HS 2: Người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau .
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
-HS nêu cảm nhận
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
 .
Thứ tư, ngày 30 tháng 3 năm 2022
TIẾT 1:TOÁN
BÀI 58: LUYỆN TẬP CHUNG 
LUYỆN TẬP (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực mô hình hóa toán học: Củng cố biểu tượng đơn vị đo dộ dài dm, m, km.
- Năng lực giao tiếp toán học: Củng cố kĩ năng chuyển đổi chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Qua các hoạt động giải các bài tập có tình huống học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Củng cố kĩ năng so sánh độ dài, chiều cao, khoảng cách theo các đơn vị đo độ dài đã học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: củng cố kĩ năng tính toán cộng trừ các số đo với đơn vị đo độ dài đã học. 
3. Phẩm chất :
Chăm chỉ : Ham học hỏi, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng PowerPoint, zoom, azota
- HS: Điện thoại, máy tính,SGK,Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập và khởi động(3p)
- GV mở bài hát cho HS khởi động
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em vận dụng phép tính cộng và trừ các số đo với đơn vị đo.
- GV ghi tên bài: Luyện tập (tiết 1)
2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV gv hướng dẫn cách làm
Cho HS làm bài vào vở
Bài 2: 
- GV đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh rồi tìm số thích hợp với mỗi ô có dấu “?” ở đề bài. 
+ Câu a: GV có thể gợi ý HS đếm số khoảng trống (mỗi khoảng trống nằm giữa hai cọc liên tiếp) của đoạn AB. Biết mỗi khoảng trống là 1 m, từ đó tìm ra chiều dài
đoạn AB (9 m). 
+ Câu b: Tương tự câu a, GV có thể gợi ý HS đếm số khoảng trống trên đường gấp
khúc ABCD (21 m). 
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV có thể mở rộng: Thực tế ở vị trí A, thay vì ghi “10 dm” thì người ta sẽ ghi “1 m
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 4:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho phân tích đề bài:
+ Đề cho gì?
+ Đề hỏi gì?
- Quãng đường từ trạm dừng nghỉ còn cách điểm đến ta làm như thế nào?
- YC HS làm bài vào vở, nộp trên azota.
3. Củng cố
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nhắc 
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS trình bày bài vào vở
a) 3 dm = 30 cm 
6 dm = 60 cm 
3 m = 30 dm
6 m = 60 dm 
3 m = 300 cm 
6 m = 600cm
b) 100 cm = 1 m 
200 cm = 2 m 
500 cm = 5 m
10 dm = 1 m 
20 dm = 2 m 
50 dm = 5 m
HS nộp bài trên azota
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh rồi tìm số thích hợp với mỗi ô có dấu “?” ở đề bài.
- HS trình bày trước lớp
Giải:
a) Chiều dài của đoạn AB là 1m.
b) Độ dài cây cầu là 3 m.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS phân tích:
+ Mi và Mai đi tham quan cùng bố mẹ. Điểm tham quan cách nhà 50 km.Đến trạm dừng nghỉ, bố cho biết ô tô đã đi được 25km.
+ Từ trạm dừng nghỉ còn cách điểm đến bao nhiêu km?
- HS trình bày bài
Bài giải
Từ trạm nghỉ cách điểm đến là:
 50 – 25 = 25 (km)
 Đáp số: 25 ki-lô-mét. 
- HS trả lời
- HS nhắc lại 
- HS lắng nghe
 ..
TIẾT 3:TIẾNG VIỆT
BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 3)
VIẾT: CHỮ HOA A 
I.Yêu cầu cần đạt:
Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ :
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Anh em bốn biển cùng chung một nhà.
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS viết được chữ hoa A trong vở tập viết 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá về: cách viết chữ hoa A và câu ứng dụng. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh có thể viết chữ A hoa sáng tạo 
Phẩm chất :
- Chăm chỉ: Học sinh tập trung lắng nghe cô hướng dẫn viết chữ A
- Trách nhiệm : Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng PowerPoint, zoom, , azota, Mẫu chữ hoa A
- HS: Vở Tập viết, bảng con, skg, điện thoại ,máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.
+ Chữ hoa A gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa A đầu câu.
+ Cách nối từ A sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Yêu cầu hs nộp bài trên azota
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3- 4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
TIẾT 4:TIẾNG VIỆT
BÀI 15: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 4)
NÓI VÀ NGHE: LỚP HỌC VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết được các chi tiết trong câu chuyện Lớp học viết thư qua tranh minh họa, kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc)
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
2.Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Học sinh phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm cùng nhau thảo luận các bức tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện hạt giống nhỏ
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
3.Phẩm chất: Trách nhiệm: Có ý thức lịch sự trong chào hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*KHỞI ĐỘNG:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
* HOẠT ĐỘNG 1: NGHE VÀ KỂ CHUYỆN
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai? 
+ Mọi người đang làm gì?
- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về một lớp học viết thư của thầy giáo sẻ. Hãy lắng nghe câu chuyện để biết các bạn đã được học những gì về cách viết thư, gửi thư và gửi thư cho ai.
- GV kể 2 lần kết hợp hỏi các câu hỏi dưới tranh để HS ghi nhớ câu chuyện.
* HOẠT ĐỘNG 2: KỂ LẠI TỪNG ĐOẠN CUẢ CÂU CHUYỆN THEO TRANH
- GV cho HS quan sát lại tranh
- HS thảo luận theo nhóm 4 kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Gọi HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
*HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG 
-* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS cho người thân xem tranh minh họa câu chuyện Lớp học viết thư và kể cho người thân nghe về thầy giáo sẻ trong câu chuyện.
- YCHS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.43.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV cho HS nêu lại cách viết đúng chữ viết hoa A và câu ứng dụng.
- Nhận xét tiết học
-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp
- HS quan sát tranh, trả lời
- HS lắng nghe
- Tranh 1: Tranh vẽ cảnh lớp học, trong tranh có thầy giáo và các bạn học sinh đang ngồi học
- Tranh 2 : Thầy giáo đang hướng dẫn các bạn học sinh gửi thư
- Tranh 3: Thầy giáo nhận được thư từ các bạn nhỏ
- Tranh 4 : Thầy giáo viết thư cảm ơn học trò của mình
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp.
- 1-2 nhóm kể
- 1-2 HS kể
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS tóm tắt lại những nội dung chính.
- HS nêu lại cách viết đúng chữ viết hoa A và câu ứng dụng.
- HS lắng nghe
 .
TIẾT 5:
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM;
CHỦ ĐỀ TỰ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ BẢN THÂN
I.Yêu cầu cần đạt:
 1.Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp.Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 *Năng lực đặc thù:
- Làm được một số việc tự phục vụ để bảo vệ sức khỏe bản thân.
-Sử dụng được một số vật dụng để tự phục vụ,chăm sóc bản than.
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU (Trước buổi trải nghiệm)
1. Giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, 
- Video, powerpont,...
2. Học sinh
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tự chăm sóc sức khỏe bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:Nghe và vận động theo bài hát.để từ đó dẫn dắt vào chủ đề bảo vệ sức khoẻ.
Cách tiến hành:
- GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách đặt câu hỏi: Các em cảm thấy thế nào sau khi tập thể dục? 
- GV kết luận: Vận động giữa giờ như tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, đỡ buồn ngủ và đỡ mỏi hơn.
Khám phá chủ đề
YCCĐ:Thiết lập các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vị rút để bảo vệ cơ thể mình.
Cách tiến hành:
- GV giải nghĩa từ “sức đề kháng” bằng hình ảnh một “pháo đài”. Mỗi một việc làm có lợi cho sức khoẻ sẽ giúp pháo đài đó chắc chắn hơn, tăng sức chống chọi lại bệnh tật của cơ thể.
- GV đề nghị các tổ thảo luận về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”. Mỗi việc làm là một hàng gạch. 
– Việc tự bảo vệ cơ thể mình chia nhóm chỉ dẫn:
+ Chúng ta nên uống như thế nào?
+ Chúng ta nên ăn thế nào?
+ Chúng ta nên giữ vệ sinh cá nhân thế nào?
+ Chúng ta nên tập thể dục, thể thao thế nào?
+ Chúng ta cần bổ sung vi-ta-min gì?
- GV mời các nhóm trình bày biện pháp xây “pháo đài” của mình.
- GV kết luận: GV tổng kết lại các biện pháp tự chăm sóc sức khoẻ cho chính mình thông qua ăn uống, vệ sinh cá nhân. Đó chính là bức tường để bảo vệ “pháo đài” cơ thể mình. Cho cả lớp đọc đồng thanh các bí kíp:
Cốc dùng riêng!
Ăn rau xanh
Tay rửa sạch,
Năng luyện tập
Lập “pháo đài”!
Mở rộng - tổng kết chủ đề (Luyện tập)
YCCĐ:Câu chuyện vui nhấn mạnh sự cần thiết của việc tự bảo vệ sức khoẻ để chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập. 
Cách tiến hành:
- GV mời một nhóm HS sắm vai vi khuẩn, vi rút. Vi khuẩn, vi rút nhe nanh, múa vuốt, doạ dẫm con người.
- GV mời các HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,.... Anh em vi khuẩn, vi rút nhảy vào con người lại bị bật ra, bảo nhau:
- GV kết luận: Một số vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe của mình.
- HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, bật nhạc và hướng dẫn các bạn tập các thao tác thể dục giữa giờ.
- HS trả lời câu hỏi để hình thành kiến thức.
- HS thảo luận về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”.
- HS chia nhóm thảo luận theo 5 việc cần bảo vệ cơ thể.
- Các nhóm trình bày biện pháp xây “pháo đài” của mình.
- HS sắm vai vi khuẩn, vi rút và giải quyết tình huống.
- HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,...
Những vật dụng bảo vệ em:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Khám phá chủ đề: Thực hành sử dụng các vật dụng để bảo vệ mình.
− GV chia các bạn theo nhóm. 
- GV nhận và khen ngợi
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Trò chơi Hãy nói lời cảm ơn các “hiệp sĩ” bảo vệ em hằng ngày.
- Mời HS với mỗi một đồ vật, các bạn hãy nói những lời cảm ơn chúng vì chúng đã bảo vệ mình hàng ngày.
- GV nhận xét và khen ngợi
4. Cam kết, hành động:
- HS về nhà để ý sử dụng các vật dụng bảo vệ mình và cùng bố mẹ quy định nơi cất các vật dụng đó.
− Các bạn lần lượt thực hành sử dụng từng loại đồ vật như đã kể trên. Riêng thực hành đeo khẩu trang, mỗi bạn có một khẩu trang riêng. Các tổ lần lượt ra khu có vòi nước để thực hành rửa tay bằng xà phòng đúng cách.
HS tham gia chia sẻ trước lớp.
- HS lên bảng tham gia trò chơi.
+ Ví dụ:
+ Tớ cảm ơn mũ bảo hiểm vì cậu đã bảo vệ an toàn cho tớ khi đi ra ngoài đường.
+ Tớ cảm ơn khẩu trang vì bạn đã chắn bụi cho tớ 
- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.
 Thứ năm, ngày 31 tháng 03 năm 2022
TIẾT 1:TOÁN
BÀI 58: LUYỆN TẬP CHUNG
LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung:
 -- Phát triển năng lực: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. Năng lực đặc thù:
- Củng cố kỹ năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo dộ dài dm, m, km
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài đã học
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng và trừ các số đo với đơn vị đo độ dài đã học.
- Củng cố kĩ năng so sánh độ dài, chiều cao, khoảng cách theo các đơn vị đo dộ dài đã học.
- Hiểu và vận dụng giải toán đối với các mô hình toán học liên quan đến độ dài.
- Ứng dụng tính độ dài, khoảng cách trong các bài toán thực tế.
3. Phẩm chất: Có tinh thần tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị 
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- Nên chuẩn bị hình phóng to phần khám phá
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập và khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em vận dụng phép tính cộng và trừ các số đo với đơn vị đo.
- GV ghi tên bài: Luyện tập ( Tiết 2 )
2. Luyện tập
Bài 1: Số?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS nhắc lại bảng đo độ dài
- GV củng cố đổi đơn vị đo qua lại giữa dm và cm; m và dm; m và cm; km và m. 
- YC HS làm bài vào vở, nộp trên azota.
Bài 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn cách làm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ 
- Gọi đại diện nhóm báo cáo 
- GV đặt câu hỏi: “Tại sao phải rào vườn hoa?”. Ngoài ra, GV có thể giải thích do một mặt của vườn hoa giáp với sống nên có thể không cần rào mặt này.
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 3:
-GV cho HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, so sánh số đo độ dài để trả lời. 
- GV cho HS làm miệng
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 4: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS lựa chọn thùng hàng theo chiều dài để xếp lên mỗi xe phù hợp. 
- GV có thể gợi ý chiều dài thùng hàng không vượt quá chiều dài chỗ xếp thùng hàng của xe tải nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện. 
- GV chia nhóm thảo luận
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
Bài 5: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài	
- GV cho HS phân tích đề bài:
+ Đề cho gì?
+ Đề hỏi gỉ?
- YC HS làm bài vào vở, nộp trên azota.
3. Củng cố
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- GV cho HS nhắc lại bảng đo độ dài
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS hát
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nhắc lại bảng đo độ dài
- HS trình bày bài
a) 70 dm = 700 cm 
8 m = 80 dm 
9 m = 900 cm
60 cm = 6 dm 
600 cm = 6 m 
50 dm = 5 m
b) 1 km = 1 000 m 
1 000 m = 1 km
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày cách làm
Bài giải
Vườn hoa bên dưới đã làm được số mét hàng rào là:
 18 + 35 + 18 = 71 (m)
 	 Đáp số: 71 mét
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- HS quan sát tranh, so sánh số đo độ dài để trả lời.
- HS làm miệng
a) Chú chim Hải Âu có thể nhìn thấy tàu A.
b) Chú chim Hải Âu có thể nhìn thấy tàu B.
c) Chú chim Hải Âu không thể nhìn thấy tàu C.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
-HS đọc yêu cầu đề bài
- HS lựa chọn thùng hàng theo chiều dài để xếp lên mỗi xe phù hợp.
-HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm tìm ra đáp án
- Các nhóm thảo luận nhóm
Xe A chở Chuối.
Xe B chở Bắp cải.
Xe C chở Thanh Long.
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài	
- HS phân tích đề bài
+ Một đoàn tàu dài 99m đang đi qua một cây cầu sắt AB dài 5m. 
+ Khi đầu tàu vừa đến điểm A thì điểm C ở đuôi tàu còn cách điểm B bao nhiêu m?
TIẾT 3-4 :TIẾNG VIỆT
BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 5 + 6)
ĐỌC: THƯ VIỆN BIẾT ĐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
1.1. Năng lực đặc thù
- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
- Biết trả lời câu hỏi về chi tiết nổi bật của VB các thư viện được đặt ở đâu. Dựa VB, trả lời được VB viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.
- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.
1.2. Năng lực chung
- Phát triển năng lực: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ 
- Chăm chỉ: chăm học.
- Trách nhiệm: Biết yêu quý sách, ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. GV:
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài giảng PowerPoint, zoom, , azota
 Sưu tấm một số tranh (ảnh) về về hoạt động bảo vệ môi trường hoặc làm tổn hại đến môi trường.
2. HS: Máy tính , điện thoại SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 
- GV cho nghe nhạc: 
lFxKzXW_64k&ab_channel=HeoCon
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
* Khởi động
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hướng dẫn HS thảo luận dựa vào các gợi ý: 
+ Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong bức tranh? 
+ Em thường đến thư viện để làm gì?
+ Trong thư viện thường có những gì?
+ Vậy thư viện có di chuyển được không và làm thế nào thư viện có thể di chuyển được? Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước: 
Những cách chào độc đáo
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Các bạn nhỏ đang đọc sách trong thư viện
- Em tới thư viện để đọc sách 
- Trong thư viện có rất nhiều sách
- HS lắng nghe
*Hoạt Động 1: Đọc Bài “Thư Viện Biết Đi”
- GV đọc mẫu toàn VB. 
- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ khoá chứa đựng những thông tin quan trọng nhất trong VB như thư viện biết đi, thư viện nổi, thư viện dì động, thủ thư,... Đọc chậm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.docx