Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26

Tiết 3: Toán

PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - HS thực hiện được phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 1000.

2. Kĩ năng

 - Giải quyết được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

4. Góp phần phát triển các NL

 - Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện các tình huống, nêu bài toán và cách giải, học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. thước kẻ 2 dm , thước dây 3 m.

- HS: Vở BT

 

docx 26 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 12792
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Đọc: NHỮNG CUỐN SÁCH ĐỘC ĐÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.
2. Kĩ năng
 	- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
+ Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!”
+ Nếu em trót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào?
- GV nx chung và dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Đọc văn bản(28p).
- GV đọc mẫu: phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, giọng dê con từ hách dịch đến nhẹ nhàng, giọng anh hà mã thay đổi theo cách nói, giọng của cún con nhẹ nhàng lịch sự.
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ lắc đầu, bỏ đi.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn”
+ Đoạn 3: Còn lại. 
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự...
- Luyện đọc câu dài: 
+ Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?//
+ Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi: Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.// Em xin lỗi ạ!//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
3.Trả lời câu hỏi. (7p)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.85.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.46.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý ngắt gịọng, nhấn giọng .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Luyện đọc lại. (20p)
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý đọc các tên phiên âm nước ngoài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc. (19p)
Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- GV NX và thống nhất câu TL:
a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự
b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.
6. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc ĐT
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS luyện đọc theo nhóm ba.
-HS thi đọc
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1:...lắc đầu bỏ đi.
C2: đáp án C
-HS đọc toàn bài.
- 1-2 HS đọc- cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc trong nhóm, trước lớp 
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện thực hành theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
Tiết 3: Toán
PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- HS thực hiện được phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 1000.
2. Kĩ năng
 	- Giải quyết được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện các tình huống, nêu bài toán và cách giải, học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. thước kẻ 2 dm , thước dây 3 m.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Cho HS đặt tính các PT sau:
424 + 113 806 + 73
203 + 621 104 + 63
2. Khám phá: (15p)
-GV cho học sinh quan sát tranh và dẫn dắt câu chuyện.
 -GV cho học sinh đọc lời thoại của các nhân vật.
- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
-HD HS tìm hiểu đề, tìm phép tính và HD HS đặt tính và tính
346 + 229.=?
 346 6+9=15, viết 5, nhớ 1
 + 4 thêm 1 bằng 5, 5+2-7, viết 7
 229 3+2=5, viết 5 
 575 Vậy 346 + 229.=575
3. Hoạt động (19p)
Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Tiến hành T BT1
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
-HD HS tìm hiểu đề, tìm phép tính và HD HS giải
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải.
- GV nận xét, chốt bài giải đúng
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện trên bảng con
- Quan sát tranh, lắng nghe
- HS đọc lời thoại của các nhân vật
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán. Tìm phép tính
- Hs tính KQ
-HS đọc KQ
- HS làm vào bảng con
 247 639 524 845
+ + + +
 343 142 18 106
 590 781 542 951
 427 607 729 246
+ + + +
 246 143 32 44
 673 750 761 290
- HS đọc đề
- Học sinh làm bài cá nhân
Bài giải
Rô bốt vẽ được số chấm màu là :
709 + 289 = 998 (chấm màu)
Đáp số : 998 chấm màu
Tiết 4: Đạo đức
TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở TRƯỜNG ( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
-GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi: “ Tìm người giúp đỡ ”
- GV mời nhiều HS chơi.
? Em có cảm giác thế nào khi tìm thấy người có dòng chữ: “ Tôi sẽ giúp bạn ” ?
? Theo em, chúng ta cần làm gì khi gặp khó khăn?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Khám phá: (30p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường
- GV chiếu tranh lên bảng.
? Vì sao bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong các tình huống trên?
GVKL: Ở trường, khi bị các bạn bắt nạt, khi bị ngã hay quên đồ dùng học tập em cần tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống này giúp em bảo vệ bản thân, không ảnh hưởng đến việc học tập...
? Ngoài những tình huống này, em hãy kể thêm những tình huống khác cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ và ý nghĩa của việc biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường 
- GV mời HS lần lượt đọc các tình huống 1,2 trong SGK.
? Em hãy nhận xét về cách tìm kiếm sự hỗ trợ của các bạn trong tình huống?
? Em có đồng ý với cách tìm kiếm sự hỗ trợ của các bạn không? Vì sao?
? Vì sao em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?
? Kể thêm những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường mà em biết?
? việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết có ý nghĩa như thế nào?
GVKL: Các bạn trong tình huống đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời: tìm đúng người có thể hỗ trợ, nói rõ sự việc... 
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
-HS chơi
- HS quan sát
- HSTL
- HS nghe
-HSTL
- HS đọc
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
-HSTL
- HS nghe
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: EM VÀ CÁC B ẠN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- HS kể được về người bạn thân của mình và bày tỏ tình cảm với bạn.
2. Kĩ năng
 	- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Giúp HS biết cách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn qua một tình huống cụ thể. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- GV cho HS nghe hát bài: Chào người ban mới đến
2. Khám phá: (15p)
Hoạt động 1: Cùng nhau chia sẻ
- GV tổ chức cho HS kể về người bạn thân của mình với cả lớp. GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi:
+ Bạn thân của em tên là gì?
+ Bạn có những đặc điểm đáng yêu nào về ngoại hình?
+ Sở thích của bạn là gì?
+ Em thích đức tính nào của bạn?
+ Hãy chia sẻ về kỉ niệm em nhớ nhất với bạn?
+ Em muốn làm điều gì cho bạn mình?
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp. 
Kết luận: Bạn thân có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ai cũng cần có bạn thân để cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn; hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn; giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện hằng ngày để cả hai cùng tiến bộ hơn. 
Hoạt động 2: Quan tâm, giúp đỡ bạn
 1) Làm việc nhóm:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.
- GV nêu yêu cầu: Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về cách xử lí tình huống. Các nhóm sẽ thể hiện cách xử lí của nhóm mình bằng hình thức đóng vai
- GV giao cho mỗi nhóm quan sát một bức tranh.
(2) Làm việc cả lớp:
- GV mời từng nhóm lên trước lớp đóng vai xử lí tình huống được giao.
- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét về cách xử lí tình huống của nhóm bạn. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ điều bản thân học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
- GV tổng kết và nhận xét hoạt động đóng vai của các nhóm.
Kết luận:Trong cuộc sống, sẽ có những lúc bạn gặp chuyên buồn, chuyện khó khăn, hay gặp một điều không may mắn nào đó. Lúc đó, bạn rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các em. Hãy bày tỏ sự quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những lời nói và việc làm cụ thể. 
- GV khuyến khích HS thực hiện những việc làm giúp đỡ các bạn cùng lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- HS nghe hát.
- HS kể về người bạn thân theo gợi ý. 
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS chia thành các nhóm. 
- HS quan sát tranh, xử lí các tình huống trong tranh.
+ Tranh 1: Em sẽ động viên và ở bên bạn.
+ Tranh 2: Em sẽ cho bạn mượn hộp bút màu.
- HS trình bày trước lớp. 
- HS chia sẻ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán
PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Củng cố và hoàn thiện kỹ năng đặt tính rồi tính phép cộng (thêm trường hợp có nhớ 100) các số có ba chữ số trong phạm vi 1000. 
2. Kĩ năng
 	- Học sinh thực hiện được phép cộng nhẩm số tròn trăm ra kết quả là 1000; áp dụng phép cộng có nhớ vào bài toán có lời văn.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm tra học sinh đặt tính và tính các phép tính sau
424 + 215 706 + 72
263 + 620 124 + 53
2. Luyện tập:(34p)
Bài 1: Tính (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu nêu cách tính phép tính.
 452 
+ 273
 725
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2 Đặt tính rồi tính
- YC HS nhắc lại yêu cầu của bài
- YCHS làm bài vào bảng con
457 + 452 326 + 29 762 +184 546 +172
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- YCHS đọc mẫu. hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo mẫu. Đối với phép cộng “300 + 700” thì nhẩm là “ ba trăm cộng bảy trăm”, coi “trăm” là đơn vị, sẽ được “10 trăm”.Mà “10 trăm là 1000”, do đó “300 + 700 = 1000”. 
-Yêu cầu học sinh tính nhẩm tương đối với các phép tính còn lại.
- Tổ chưc chã bài trên bảng lớp 
a. 200 + 600=800 b. 500 + 400=900
c. 400 + 600=1000 d. 100 + 900=1000
Bài 4: 
- YC HS đọc đề bài
- HD HS tìm hiểu đề, cách giải
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét , tuyên dương
Bài 5:
- Gọi 1 HS nêu đề bài
-Yêu cầu học sinh thực hiện từng phép tính trên các bóng đèn sau đó tìm bóng đèn ra kết quả có cách đọc giống với cách đọc ghi trên nguồn điện (ở đây là ắc - quy)
- Tổ chức trò chơi Rung chuông vàng
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện trên bảng con
- HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- HS quan sát
- 1 HS thực hiện
2 cộng 3 bằng 5, viết 5
5 cộng 7 bằng 12, viết 2, nhớ 1
4 cộng 2 bằng 6
- HS làm vào bảng con
a. 381 b. 550 
 + +
 342 192 
 723 742
- HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- Lớp làm bảng con
 457 326 62 546 
+ + + +
 452 29 184 172
 909 355 946 738
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 400 + 200 = ?
4 trăm + 200 trăm = 6 trăm
 400 + 200 = 600
 300 + 700 = ?
 3 trăm + 7 trăm = 10 trăm
 300 + 700 = 1000
- HS đọc đề bài
- HS tìm hiểu đề, cách giải
- 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
 Bài giải
Ngày thứ hai đàn sếu bay được số km là: 
 248 + 70 = 318 (km)
 Đáp số : 318 km
- 1 HS nêu đề bài
- HS xác định dòng nước chảy
- Tham gia chơi
Tiết 2: Âm nhạc (GVBM)
Tiết 3: Tiếng Việt
Viết: CHỮ HOA M (kiểu 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2)cỡ vừa và cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng
 	- Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa. (8p)
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M (kiểu 2)
+ Chữ hoa M (kiểu 2)gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ M (kiểu 2).
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. (7p)
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa M (kiểu 2)đầu câu.
+ Cách nối từ M (kiểu 2)sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
4.Thực hành luyện viết. (19p)
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M (kiểu 2)và câu ứng dụng trong vở Tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
5. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiết 4: Tiếng Việt
Nói và nghe: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.
2. Kĩ năng
 	- Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: 
2. Khám phá: (30p)
Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và nhận diện các nhân vật, nói về sự việc trong tranh theo nhóm và trả lời theo CH gợi ý dưới mỗi tranh.
+ Trong tranh có những nhân vật nào?
+ Mọi người đang làm gì?
- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ hs.
- Chốt ND sau mỗi tranh
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện Cảm ơn anh hà mã
- GV cho HS quan sát lại tranh
- HS thảo luận theo nhóm 4 kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Gọi HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng: (4p)
?Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
?Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- HS đọc yêu cầu
- HS hđ nhóm 4
- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- 1-2 HS kể
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán
PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Củng bố kỹ năng thực hiện phép cộng trong phạm vi 1000; 
2. Kĩ năng
 	- Giải và trình bày giải bài toán có lời văn.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Áp dụng tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng, trừ; 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Cho HS đặt tính và tính KQ các phép tính sau
424 + 215 706 + 72
263 + 620 124 + 53
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV nêu yêu cầu của bài.
- YCHS làm bài vào bảng con
548 + 312 592 + 234 
690 + 89 427 + 125
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: 
- YC HS đọc đề bài
- HD HS tìm hiểu đề, cách giải
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét , tuyên dương
Bài 3: Tính
- Gọi 1 HS nêu đề bài
- GV HS thực hiện tính từ trái sang phải
- YCHS làm bài trên phiếu BT
- YCHS chia sẻ
- Nhận xét
Bài 4:
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu các dữ kiện (lượng nước ở mỗi bể).
- Bể 1 đựng được bao nhiêu lít nước ?
- Bể 2 đựng được bao nhiêu lít nước ?
- Để biết được sau khi hai bể đầy nước, tổng lượng nước trong hai bể là bao nhiêu lít ta nên làm thế nào ?
 Vậy: “Sau khi các bể đầy nước, tổng lượng nước ở hai bể là bao nhiêu lít ? là 560 lít.”
 Bài 5:
-HD Hs quan sát tranh, nêu miệng KQ
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
-HS thực hiện trên bảng con
- HS nhắc lại yêu cầu của bài.
- Lớp làm bảng con
 548 592 690 427 
+ + + +
 312 234 89 125
 860 826 779 552
- HS đọc đề bài
- HS tìm hiểu đề, cách giải
- 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
Bài giải
Tòa nhà B cao là
336 + 129 = 465(m)
Đáp số : 465 m
- 1 HS nêu đề bài
- Thực hiện theo nhóm 4
- HS chia sẻ
468 + 22 +200 = 690 
- Quan sát tranh
- Bể 1 đựng được 240 lít nước
- Bể 2 đựng được 320 lít nước
- Ta viết phép tính và thực hiện 
 240 + 320 = 560
-Hs quan sát tranh, nêu miệng KQ
Tiết 2: Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 - Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác: 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
4. Góp phần phát triển các năng lực
 - Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra (5p)
- YC HS nêu tên các bộ phận bài tiết nước tiểu?
- GV dẫn dắt vào bài học.
 2. Luyện tập, Vận dụng(25p)
Hoạt động 1: Hỏi - đáp vê các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của các cơ quan: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng nêu một trong số những câu hỏi đã được chuẩn bị ở bước 1 
- GV quan sát, điều khiển nhịp độ “Hỏi - đáp” giữa các nhóm (nếu cần).
- GV nhận xét, đánh giá về mức độ nắm vừng kiến thức và kĩ năng hỏi - đáp của HS về chủ đề này.
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
-HS trả lời
- HS quan sát sơ đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- HS trình bày: 
-HS lắng nghe
Tiết 3: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 4+5: Tiếng Việt
Đọc: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống.
2. Kĩ năng
 	- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để thông tin liên lạc với bạn bè, người thân.
4. Góp phần phát triển các NL 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Em có những người thân nào ở xa?
- Khi xa những người ấy em cảm thấy như thế nào?
- Làm thế nào để em có thể liên lạc được với người ấy?
 - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Đọc văn bản. (28p)
- GV đọc mẫu: giọng kể, nhấn giọng ngắt nghỉ đúng chỗ.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn
+Đ1: Từ đầu đến khi ở xa
+Đ2: Từ xa xưa đến mới được tìm thấy
+Đ3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ-nét...
- Luyện đọc câu dài: 
 Nhờ có in-tơ-nét,/ bạn cũng có thể/ nhìn thấy/ người nói chuyện với mình,/ dù hai người/ đang ở cách nhau rất xa.//
- Luyện đọc tiếp nối theo đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- GV Nhận xét, tuyên duơng.
3.Trả lời câu hỏi. (7p)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.88.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV/tr.47
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4.Luyện đọc lại. (20p)
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
5.Luyện tập theo văn bản đọc. (20p)
Bài 1:Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.47.
a) Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại.
a) Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Nói tiếp để hoàn thành câu:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88 và TL
- Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể....
- GV tổng kết các ý kiến phát biểu của HS, nhấn mạnh công dụng của in-tơ-nét và nhắc nhở HS sử dụng có hiệu quả.
6. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
-3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm.
- HS luyện đọc theo nhóm 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1:...huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh.....
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm chia sẻ.
- HS đọc.
- HS nêu.
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán
PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có 2 phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh, ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
2. Kĩ năng
 	- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính ( bài tập về bớt một số đơn vị, bài tập về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Cho HS đọc các bẩng trừ đã hoc
2. Khám phá: (15p)
- Gọi HS đọc đoạn hội thoại của 3 bạn.
- Giáo viên vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong sách giáo khoa. 
?Muốn biết xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét ,ta làm thế nào? 
? Vậy 586 trừ 254 bằng bao nhiêu ? 
- Viết số bị trừ ở hàng trên (586), sau đó xuống dòng viết số trừ (254) sao cho thẳng cột hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị với nhau. Rồi viết dấu trừ vào giữa hai dòng kẻ và gạch ngang dưới 2 số. 
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.
 586 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
 - 8 trừ 5 bằng 3, viết 3.
 254 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 332
Vậy 586 - 254 = 332
3. Hoạt động: (19p)
Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc YC bài.
- Lưu ý cho HS viết kết quả cho thẳng hàng.
- YC HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc YC bài.
- Lưu ý cho HS việc đặt tính cho thẳng hàng.
- YC HS làm bài vào bảng con.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- YCHS đọc mẫu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo mẫu. Yêu cầu học sinh tính nhẩm tương đối với các phép tính còn lại.
700 - 300 800 - 500
600 - 400 900 – 700
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
- YC HS đọc đề bài
- HD HS tìm hiểu đề, cách giải
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét , tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc
- 1 HS đọc
- HS theo dõi
- Ta lấy 586 trừ 254
- Bằng 332
- Quan sát 
- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn. Đọc lại
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
 732 291 991 
- 412 - 250 - 530 
 321 11 461 
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài trên bảng con.
 543 619 758 347 
 - 403 - 207 - 727 - 120
 140 412 31 227
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 600 - 200 = ?
6 trăm - 200 trăm = 4 trăm
 600 - 200 = 400
700 - 300=400 800 – 500=300
600 - 400= 200 900- 700=200
- YHS đọc đề bài
- HS tìm hiểu đề, cách giải
- 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.
Bài giải
Bác Hùng thu hoạch được số kg thóc nếp là 
580 – 40 = 540(kg)
Đáp số : 540 kg
Tiết 2: Thể dục (GVBM)
Tiết 3: Tiếng Việt
Viết: NGHE – VIẾT: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
2. Kĩ năng
 	- Làm đúng các bài tập chính tả.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - HS có ý thức chăm chỉ học tập.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm tra HS viết lại các từ GV đã sửa lõi ở tiết trước
2. Nghe – viết chính tả. (20p)
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Bài tập chính tả. (14p)
- Gọi HS đọc YC bài 
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.47
- GV chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
Tiết 4: Tiếng Việt
LTVC: MRVT VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI. DẤU CHẤM, DÂU PHẨY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- HS phát triển được vốn từ về giao tiếp, kết nối.
2. Kĩ năng
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu được công dụng của đồ vật.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	- Phát triển được khả năng giao tiếp, kết nối
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-Cho HS nghe hát bài Trái đất này
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động
- GV gọi HS đọc YC bài.
- YC HS quan sát tranh, nêu:
+ Từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi tranh:
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật 
- Gọi HS đọc YC.
- YC làm vào VBT tr.48.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3: Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau:
- Gọi HS đọc YC.
- HDHS đặt câu có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy 
- YC làm bài vào VBT tr.48.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò: (1p)
- GV nhận xét giờ học.
-HS nghe hát
- 1-2 HS đọc.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
+ Tranh 1: đọc thư
+ Tranh 2: gọi điện thoại
+ Tranh 3: xem ti vi
- 1-2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
 Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với ông bà ở quê.
- HS đọc.
- Viết bài vào vở.
Ti vi là bạn của cả gia đình em. Bố 
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán
PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- HS biết cách làm tính trừ không nhớ các số trong phạm vi 1000.
2. Kĩ năng
 	- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển năng lực tính toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_26.docx