Giáo án Tăng cường Tiếng Việt Lớp 2 - Chương trình cả năm

Giáo án Tăng cường Tiếng Việt Lớp 2 - Chương trình cả năm

BÀI 2: NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Nói được một vài hoạt động và vài câu kể về ngày nghỉ cuối tuần với những hoạt động lý thú của bản thân.

 - Nghe - hiểu nội dung của một số câu miêu tả đơn giản về những hoạt động lí thú trong ngày nghỉ cuối tuần.

- Thực hành hỏi - đáp về các hoạt động trong ngày nghỉ cuối tuần.

- Viết được 1 - 2 câu về việc mình thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

 - Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, giao tiếp lưu loát tự tin yêu lao động.

 - Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, sách tăng cường tiếng Việt.

- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.

 

docx 67 trang Mạnh Bích 21/11/2023 16574
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tăng cường Tiếng Việt Lớp 2 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Tăng cường tiếng Việt
BÀI 1: VIỆC HẰNG NGÀY CỦA EM
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nói đúng tên các hoạt động hằng ngày, nói được vài câu kể về việc hằng 
ngày của bản thân.
	- Nghe - hiểu nội dung của một số câu miêu tả đơn giản về việc hằng ngày trong tranh.
	- Thực hiện hỏi - đáp về các hoạt động hằng ngày.
	- Viết được 2 - 3 câu về một việc thích làm mỗi ngày.
	- Viết được 1 - 2 câu về việc làm của bạn nhỏ trong tranh.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
 - Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, giao tiếp lưu loát tự tin yêu lao động.
 - Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu, sách tăng cường tiếng Việt.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Sáng nay, bạn làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Các bạn trong tranh đang làm gì? 
- Buổi sáng khi ngủ dậy, em thường làm những việc gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV vừa miêu tả vừa làm động tác minh họa:
+ Làm động tác quét nhà. 
+ Cúi xuống, một tay đặt ở hông, tay kia chạm vào cổ chân.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Mỗi sáng ngủ dậy, em thường làm việc gì?
- Hằng ngày, em thích làm công việc gì nhất?
- Cho HS thực hành hỏi - đáp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 4. Viết sáng tạo
- Yêu cầu HS viết 2 - 3 câu vào vở về một việc mình thích làm mỗi ngày.
- Cho HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS viết 1 - 2 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong tranh.
- Nhận xét, sửa cách diễn đạt.
3. Vận dụng
- Về nhà đọc cho người thân nghe 1 - 2 câu viết về một việc yêu thích hằng ngày.
- Nhận xét, đánh giá giờ học, khen ngợi, tuyên dương HS.
- HS chơi trò chơi.
- Rửa mặt, đánh răng.
- Rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, chải tóc, tập thể dục,....
- HS quan sát và đoán tên hoạt động.
- Quét nhà.
- Tập thể dục.
- Mỗi sáng ngủ dậy, em đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, 
- HS chia sẻ.
- HS thực hành hỏi - đáp với bạn và làm mẫu trước lớp.
- HS viết 2 - 3 câu vào vở về một việc mình thích làm mỗi ngày.
- HS quan sát tranh.
- Bạn đang hái rau. Vườn rau rất đẹp. 
- HS đọc bài viết.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 2: NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN CỦA EM 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nói được một vài hoạt động và vài câu kể về ngày nghỉ cuối tuần với những hoạt động lý thú của bản thân.
	- Nghe - hiểu nội dung của một số câu miêu tả đơn giản về những hoạt động lí thú trong ngày nghỉ cuối tuần.
- Thực hành hỏi - đáp về các hoạt động trong ngày nghỉ cuối tuần.
- Viết được 1 - 2 câu về việc mình thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần. 
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
 - Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, giao tiếp lưu loát tự tin yêu lao động.
 - Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu, sách tăng cường tiếng Việt.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cuối tuần trước, em đã đi đâu?
- Cuối tuần này, em sẽ đi đâu?
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Cho HS quan sát tranh.
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Ngày nghỉ cuối tuần, em thường làm những việc gì?
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả hoạt động thăm ông bà của bạn nhỏ trong tranh: ngày cuối tuần, bạn nhỏ về quê thăm ông bà. Bạn chào ông bà, bạn hỏi thăm ông bà.
- Yêu cầu HS kể lại nội dung tranh.
- GV quan sát, hỗ trợ, sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Ngày nghỉ cuối tuần, em thường làm gì?
- Em thích làm những việc gì?
YC HS thực hành hỏi - đáp trước lớp.
- GV quan sát và hỗ trợ HS thực hành.
* Hoạt động 4. Viết sáng tạo
- Yêu cầu HS viết 1 - 2 câu về một việc mình làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
- GV quan sát, giúp đỡ.
3. Vận dụng
- Đọc cho người thân nghe 1 - 2 câu viết về một việc mình thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS chia sẻ.
- HS quan sát tranh.
- Chơi bắn bi.
- Học thêu, đi thăm ông bà, đi chơi với bạn, 
- HS lắng nghe. 
- HS kể trước lớp. 
- Đi chợ cùng mẹ, đọc sách, xem phim.
- HS chia sẻ.
- HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
+ Ngày nghỉ cuối tuần, bạn thường làm gì?
+ Bạn thích làm những việc gì?
- HS viết 1 - 2 câu về một việc mình làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 3: NGHỈ HÈ THẬT VUI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói đúng tên các hoạt động và nói được một vài câu kề về những việc đã làm trong kì nghỉ hè của bản thân.
- Nghe - hiểu nội dung của một số câu miêu tả đơn giản về các hoạt động trong kì nghỉ hè.
- Thực hành hỏi - đáp cùng bạn về các hoạt động trong kì nghỉ hè.
- Đọc to rõ ràng và một số từ khó và hiểu nội dung bài đọc.
- Viết đúng thanh điệu hỏi/ ngã/ sắc/ nặng.
- Viết được 1, 2 câu về hoạt động của các bạn trong tranh.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh về những hoạt động đã làm hay kỉ niệm đáng nhớ trong kì nghỉ hè.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Truyền tin.
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Cho học sinh quan sát tranh.
a. Các bạn trong tranh đang làm gì?
b. Nghỉ hè, em thích làm những việc gì?
- Ngày nghỉ cuối tuần em thường làm gì?
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả hoạt động đánh cù quay và hoạt động đọc sách.
- Gọi HS nói lại nội dung của một tranh.
- Nhận xét, sửa lỗi.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Nghỉ hè, em thường làm gì?
- Em thích làm gì trong kì nghỉ hè?
- Hướng dẫn HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
- Quan sát và hỗ trợ, sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 4. Đọc và thực hiện yêu cầu
- Đọc mẫu “Kì nghỉ hè của Súa”; “Pơ thi tập bơi”.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Tổ chức cho HS đọc bài.
- Trong kì nghỉ hè, Súa làm gì ở quê ngoại?
- Trong kì nghỉ hè, Pơ Thi đã học được điều gì mới?
* Hoạt động 5. Viết đúng
- Hướng dẫn HS chọn từ ngữ phù hợp và viết lại câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV tổ chức cho học sinh soát lỗi.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Đọc yêu cầu của hoạt động 6.
- Cho HS quan sát tranh và nói nội dung tranh.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Vận dụng
- Đọc cho người thân nghe 1 - 2 câu văn viết ở hoạt động 6 về hoạt động của các bạn trong tranh.
- Nhận xét, đánh giá giờ học, khen ngợi, biểu dương HS.
- HS chơi trò chơi: Truyền tin. 
- HS quan sát tranh.
- Chăn trâu, thả diều. 
- HS nêu những việc thường làm khi nghỉ hè.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- Đánh cù quay: một tay cầm cù, một tay cầm que giật dây cho cù quay.
- Tập bơi, quét nhà, cho gà ăn, 
- HS chia sẻ.
- HS thực hành hỏi - đáp theo nhóm đôi, trước lớp.
- HS đọc đầu bài nói nội dung tranh
- HS luyện đọc. Đọc cá nhân, nhóm.
- Bà ngoại, quê ngoại, Pơ Thi, bờ kênh, tập bơi.
- HS đọc bài.
- Trong kì nghỉ hè, Súa được theo bà lên rẫy.
- Trong kì nghỉ hè, Pơ Thi đã học học bơi.
- HS viết vào vở.
+ Mẹ đang giã gạo.
+ Chị treo áo lên mắc.
- HS đọc.
- Các bạn đang chơi nhảy dây.
- HS viết câu đã nói vào vở.
- 2 - 3 HS đọc bài viết.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 4: NHỮNG MÓN ĂN EM THÍCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được một vài câu kể về những món ăn quen thuộc, món ăn yêu thích.
- Nghe - hiểu nội dung của một câu đố hoặc 2 - 3 câu miêu tả đơn giản và nói đúng tên món ăn.
 - Thực hiện hỏi - đáp về các món ăn hằng ngày và món ăn yêu thích.
 - Đọc đúng, rõ ràng một số từ khó và hiểu nội dung bài đọc Món cá nướng.
- Viết được 1 - 2 câu về món ăn quen thuộc
- Viết được 1 - 2 câu về món ăn yêu thích.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh về những món ăn quen thuộc.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi: Hôm qua, bạn ăn gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Thi nói về các món ăn em thích.
- Quan sát và nói về một món ăn trong hình.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả 1 - 2 câu về món ăn trong hình để HS đoán tên món ăn.
+ Món này gồm những miếng thịt nhỏ xiên vào que, nướng lên thơm phức. Đó là món gì?
+ Gạo nấu trong ống nứa, ống giang. Đó là món gì?
+ Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?
+ Em miền Nam tròn tròn
Anh đất Bắc vuông vuông.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Hằng ngày, em thường ăn những món gì?
- Em thích ăn món nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện hỏi - đáp với bạn.
* Hoạt động 4. Đọc và thực hiện yêu cầu
a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Tổ chức cho HS đọc bài.
b) Tìm hiểu nội dung bài đọc
- Sáng chủ nhật, bố Vi làm món gì?
- Món cá nướng như thế nào? Chọn ý đúng.
- Giới thiệu một món ăn ngon của dân tộc em.
* Hoạt động 5. Viết sáng tạo
- Quan sát và viết vào vở 1 - 2 câu về một món ăn trong hình (thịt trâu gác bếp, cá nướng, ).
- GV quan sát, hỗ trợ HS viết.
- Gọi HS đọc bài trước lớp. 
- GV nhận xét, sửa chữa bài.
3. Vận dụng
- Dặn dò HS viết vào vở 1 - 2 câu kể về món ăn yêu thích của em.
- Nhận xét, đánh giá giờ học, khen ngợi HS.
- HS chơi trò chơi.
- HS nói tên các món ăn yêu thích của mình và nêu cảm nhận về món ăn đó (rất ngon, rất thơm, rất ngọt ).
- HS nói về từng món ăn trong hình: xôi, măng, xúc xích.
- HS đoán tên món ăn.
Thịt xiên nướng.
- Cơm lam.
- Bánh bò.
- Bánh tét, bánh chưng.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thực hành hỏi - đáp theo nhóm.
- HS thực hành hỏi - đáp trước lớp.
- HS đọc tên bài, xem tranh, nói nội dung tranh.
- HS lắng nghe.
- Chủ nhật, cá suối, trộn đều, vàng rộm
- HS đọc bài.
- Sáng chủ nhật, bố Vi làm món cá nướng.
- Đáp án b.
- HS giới thiệu về một món ăn ngon của dân tộc mình.
- HS viết 1 - 2 câu về một món ăn trong hình.
- HS đọc bài viết.
- HS viết vở 1 - 2 câu kể về món ăn yêu thích của em.
* Điều chỉnh sau bài dạy: 
 . .
BÀI 5: ƯỚC MƠ CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được một vài câu về ước mơ của mình và của các bạn.
- Nghe - hiểu 2 - 3 câu miêu tả đơn giản và nói đúng về ước mơ của các bạn trong tranh. 
- Thực hiện hỏi - đáp về ước mơ của mình và của bạn. 
- Đọc đúng, rõ ràng một số từ khó và hiểu nội dung bài thơ Bé làm họa sĩ.
- Viết được 1, 2 câu về hoạt động của các bạn trong tranh.
- Viết được 1, 2 câu về ước mơ của mình.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi, giao tiếp lưu loát.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh ảnh. Bài hát Bé làm phi công.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cho HS nghe bài hát Bé làm phi công
- Sau này lớn lên, em ước mơ làm nghề gì?
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và nói về ước mơ của các bạn.
- Gọi 2 - 3 HS chỉ tranh, nói về ước mơ của các bạn trong tranh.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả 1 - 2 câu về ước mơ của các bạn trong tranh.
+ Bạn mơ ước làm người dạy học. Bạn mơ ước làm gì?
+ Bạn mơ ước được làm người lái máy bay. Bạn mơ ước làm gì?
- NHận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Lớn lên, em mơ ước làm nghề gì?
- Nghỉ hè, em mơ ước được đi đâu?
- Hướng dẫn HS thực hiện hỏi - đáp với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Đọc và thực hiện yêu cầu
- Cho HS xem tranh.
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- GV đọc mẫu bài thơ Bé làm họa sĩ.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc bài.
- Bạn nhỏ ước mơ làm gì?
- Bạn nhỏ muốn vẽ những gì?
* Hoạt động 5. Viết đúng
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, chọn từ có g/ gh viết đúng chính tả.
- GV đọc cho HS nghe - viết các từ ngữ vào vở.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Cho HS xem tranh.
- Lớn lên, bạn nhỏ mơ ước làm gì?
- Cho HS viết 1 - 2 câu về ước mơ của bạn nhỏ trong tranh.
- Gọi HS đọc các câu viết của mình.
- Hướng dẫn HS viết 1 - 2 câu kể về ước mơ của mình.
- Đọc bài viết trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS
3. Vận dụng
- Đọc cho người thân nghe các câu viết về ước mơ của mình.
- Nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
- HS nghe bài hát.
- HS chia sẻ.
- HS quan sát tranh.
- Bạn mơ ước làm cô giáo; Bạn mơ ước làm phi công; Bạm mơ ước làm công an; Bạn mơ ước làm bác sĩ.
- HS nói trước lớp.
- HS đoán.
- Cô giáo.
- Phi công.
- HS chia sẻ.
- HS thực hành hỏi - đáp theo nhóm đôi và trước lớp.
+ Lớn lên, bạn mơ ước làm nghề gì?
+ Nghỉ hè, bạn mơ ước được đi đâu?
- HS xem tranh.
- Đang vẽ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Bà ngoại, họa sĩ, sáng rực, yêu thích.
- HS đọc bài.
- Bạn nhỏ ước mơ làm họa sĩ.
- Bạn nhỏ muốn vẽ ông mặt trời, cô và mẹ, bạn, trường.
- HS quan sát tranh.
- HS viết vào vở: gùi, ghế, gà, gấu.
- Cô gái, ghế gỗ, cái gương, ghi nhớ, gập ghềnh.
- HS xem tranh.
- Bộ đội hải quân.
- Bạn nhỏ mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành bộ đội hải quân. Bạn sẽ cầm súng bảo vệ đất nước.
- 3 HS đọc.
- Lớn lên, em mơ ước được làm thợ may. Em muốn may nhiều bộ váy đẹp cho các bạn gái.
- 2 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 6: ÔNG BÀ CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được những từ ngữ chỉ người thân bên nội, bên ngoại và hiểu được mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
- Nghe - hiểu các câu miêu tả một số hoạt động của từng thành viên trong bức tranh.
- Thực hiện hỏi - đáp về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy và đọc đúng các từ khó, hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện Tích Chu.
- Chọn từ ngữ viết đúng chính tả có âm g/ gh.
- Viết được 1 - 2 câu giới thiệu/ kể về ông/ bà. 
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi, giao tiếp lưu loát, tự tin.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh về gia đình.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh vẽ về gia đình.
+ Đây là ai?
+ Mọi người trong tranh đang làm gì?
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Cho học sinh quan sát hình cây gia đình và giới thiệu các thành viên trong gia đình.
- Gọi HS giới thiệu từng thành viên trong gia đình em.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả từng bức tranh. 
- Gọi HS chỉ vào tranh và nói tên hoạt động của từng thành viên trong tranh.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Những người sinh ra mẹ của em được gọi là gì?
- Những người sinh ra bố của em được gọi là gì?
- Em gái/ Em trai của bố được gọi là gì?
- Em gái/ Em trai của mẹ được gọi là gì?
- Hướng dẫn HS thực hiện hỏi - đáp với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4. Đọc và thực hiện yêu cầu
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Nhìn vào bức tranh, em thấy gì?
- GV đọc câu chuyện Tích Chu.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc bài.
- Tích Chu sống với ai?
- Vì sao bà của Tích Chu lại biến thành chim? Chọn ý trả lời đúng.
- Bà tiên đã chỉ cách để Tích Chu cứu bà như thế nào?
* Hoạt động 5. Viết đúng
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ đúng vào vở.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Viết vào vở 1 - 2 câu kể về ông/ bà của em.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Vận dụng
- Đọc cho người thân nghe 1 - 2 câu văn kể về ông/ bà.
- Nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
- HS quan sát tranh.
- HS chia sẻ.
- HS quan sát hình cây gia đình và giới thiệu các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh/ chị/ em.
- HS làm việc nhóm bốn giới thiệu các thành viên trong gia đình mình. 
- Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Tranh 1: Bố đang đan gùi.
- Tranh 2: Mẹ đang dệt vải.
- Tranh 3: Bà ngồi tẽ bắp.
- Tranh 4: Hai chị em đang chơi ở sân.
- Những người sinh ra mẹ của em được gọi là ông ngoại, bà ngoại.
- Những người sinh ra bố của em được gọi là ông nội, bà nội.
- Em gái/ Em trai của bố được gọi là cô, chú.
- Em gái/ Em trai của mẹ được gọi là dì, cậu.
- HS thực hành hỏi - đáp theo nhóm đôi và trước lớp.
- HS xem tranh.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Vất vả, khát nước, ân hận, nức nở, mừng rỡ.
- HS đọc bài.
- Tích Chu sống với bà.
- Đáp án c.
- Tích Chu phải đi lấy nước tiên cho bà uống.
- Nằm ngủ, nhìn ngắm, nghe nhạc, ngày xưa.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 7: BỐ MẸ CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được những từ ngữ chỉ bố mẹ và việc làm hằng ngày của bố mẹ.
- Nghe và trả lời một số câu hỏi về việc làm hằng ngày của bố, mẹ. 
- Thực hiện hỏi - đáp về những việc bố mẹ đã làm cho mình và những việc mình đã giúp bố mẹ. 
- Đọc đúng rõ ràng một số từ khó, hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài thơ Đi làm nương.
- Phân biệt được phụ âm đầu l/ n.
- Nhìn tranh viết được 1 - 2 câu về nội dung bức tranh. 
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi, giao tiếp lưu loát, tự tin.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh về bố mẹ và con cái.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cho HS đọc bài thơ về bố/ mẹ.
- Khi em còn nhỏ, mẹ thường chăm sóc em như thế nào?
- Bây giờ, em thường giúp mẹ những việc gì?
- Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Cho HS quan sát tranh và nói những việc mẹ bạn nhỏ đang làm. 
- Kể những việc bố/ mẹ chăm sóc em hằng ngày.
- Gọi một số HS kể về các công việc bố/ mẹ chăm sóc con cái.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả từng bức tranh. 
- Gọi HS chỉ vào hình vẽ và trả lời câu hỏi: Ai đang làm gì?
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Hằng ngày, bố/ mẹ thường làm gì cho em?
- Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ bố/ mẹ?
- Hướng dẫn HS thực hiện hỏi - đáp với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 4. Đọc và thực hiện yêu cầu
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Nhìn bức tranh, em thấy gì?
- GV đọc mẫu bài thơ Đi làm nương.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc bài.
- Bạn nhỏ và bố đi đâu?
- Bạn nhỏ mang những gì lên nương?
- Vì sao bạn nhỏ nghĩ con chó sướng nhất?
* Hoạt động 5. Viết đúng
- Cho HS làm bài CN, chia sẻ cặp đôi.
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ đúng vào vở.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Cho HS quan sát tranh.
- Em thấy trong bức tranh có những ai? Những người đó đang làm gì? Tình cảm, thái độ của họ ra sao?
- Viết vào vở 1 - 2 câu về nội dung bức tranh.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Vận dụng
- Đọc 1 - 2 câu viết ở hoạt động 6 cho người thân nghe.
- Nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
- Học sinh đọc bài thơ về bố/ mẹ.
- HS chia sẻ.
- Trông em, quét nhà, nhặt rau,...
- HS nhắc lại đầu bài và ghi vào vở.
- HS làm việc nhóm đôi.
+ Mẹ đang chăm sóc bạn khi bạn ốm.
+ Mẹ đưa bạn đi học.
- HS lần lượt nói với nhau về các việc bố/ mẹ thường chăm sóc mình.
+ Bố thường cắt tóc cho mình.
+ Mẹ thường nấu ăn cho mình.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Tranh 1: Mẹ đưa bạn nhỏ đi chợ mua vải.
- Tranh 2: Bố mẹ đi làm nương.
- Tranh 3: Bố dạy bạn nhỏ thổi khèn.
- Hằng ngày, mẹ thường nấu ăn cho em. 
- Em nhặt rau, cho gà ăn, quét nhà, cho gà ăn, rửa cốc chén, 
- HS thực hành hỏi - đáp theo nhóm đôi và trước lớp.
- HS xem tranh.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Lủng củng, sướng nhất, lon ton.
- HS đọc bài.
- Bạn nhỏ theo bố đi làm nương.
- Bạn nhỏ mang cơm, nước và đồ chơi. - Vì con chó chẳng phải mang theo cái gì.
- Làm việc, nương rẫy, nóng nực, nước sôi, lạnh buốt, im lặng.
- HS viết từ ngữ vào vở.
- HS quan sát tranh.
- HS chia sẻ.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 8: ANH CHỊ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được những từ ngữ chỉ những việc anh/ chị/ em làm cho nhau.
- Nghe và trả lời một số câu hỏi về việc anh/ chị/ em làm cho nhau. 
- Thực hiện hỏi - đáp về anh/ chị/ em.
- Đọc đúng, rõ ràng những từ khó và hiểu được nội dung bài thơ Chia bánh.
- Phân biệt các phụ âm đầu s/ x.
- Viết được 1 - 2 câu kể về anh/ chị/ em của mình. 
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi, giao tiếp lưu loát, tự tin.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh minh họa về tình cảm anh/ chị/ em trong gia đình.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cho HS quan sát các bức tranh vẽ về anh/ chị/ em trong gia đình.
+ Mọi người trong tranh đang làm gì?
+ Tình cảm của họ như thế nào?
- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm: quan sát các tranh trong sách và nói với nhau về những việc làm của anh, chị với em nhỏ của mình. 
- Kể những việc anh, chị chăm sóc hoặc chơi cùng em.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2. Nghe
- Cho HS quan sát tranh.
- GV miêu tả 1 - 2 câu về mỗi bức tranh. 
- Gọi HS chỉ vào tranh và nói về hoạt động trong tranh.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Em có anh/ chị/ em không?
- Anh/ chị thường chăm sóc em như thế nào?
- Em thường làm gì để giúp đỡ anh/ chị em của mình?
- Hướng dẫn HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 4. Đọc và thực hiện yêu cầu
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Nhìn vào bức tranh, em thấy gì?
- GV đọc bài thơ Chia bánh.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc bài.
- Người chị đã chia bánh như thế nào?
- Người em có cách chia bánh khác chị ra sao? Chọn ý trả lời đúng.
- Tại sao mẹ lại cười và xoa đầu hai chị em?
* Hoạt động 5. Viết đúng
- HS làm bài CN, chia sẻ cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV đọc các từ ngữ đúng.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Viết vào vở 1 - 2 câu kể về anh/ chị hoặc em của em.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Vận dụng
- Đọc cho người thân nghe 1 - 2 câu viết về anh/ chị/ em của mình.
- Nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
- HS quan sát tranh.
HS chia sẻ.
- HS nhắc lại đầu bài và ghi vào vở.
- HS làm việc theo nhóm. 
- Anh đang chơi với em.
- Chị đưa nôi cho em ngủ.
- Anh dạy em làm bài toán khó, .
- HS quan sát tranh.
- Tranh 1: Em đắp chăn cho chị. Em rất lo lắng khi chị bị ốm.
- Tranh 2: Anh dạy em học bài. Anh ân cần chỉ dẫn cho em.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- Chị nấu cơm cho em ăn, 
- Em giúp chị nhặt rau để chuẩn bị bữa tối, 
- HS thực hành hỏi - đáp theo nhóm đôi và trước lớp.
- HS xem tranh minh họa.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Băn khoăn, dỗi hờn, vui vẻ,...
- HS đọc bài.
- Người chị chia em phần hơn.
- Đáp án c.
- Mẹ vui vì hai chị em biết yêu thương, nhường nhịn nhau.
- Chọn s hoặc x phù hợp 
+ Màu xanh, sọt rác, ngôi sao, buổi sáng, mùa xuân, xem phim.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 9: BỮA CƠM GIA ĐÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói/ Kể được tên các món ăn trong bữa cơm của gia đình mình.
- Nghe - hiểu được các câu miêu tả về một số món ăn quen thuộc, phổ biến ở địa phương.
- Thực hành hỏi - đáp về các món ăn và món ăn yêu thích. 
- Đọc rõ ràng, đọc đúng một số từ khó và hiểu được nội dung bài đọc Bữa cơm chiều nhà Mẩy.
- Nghe - viết đúng chính tả một số câu ngắn.
- Viết được 2 - 3 câu về nội dung bức tranh.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, yêu lao động, vui tươi, giao tiếp lưu loát, tự tin.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh về các món ăn phổ biến tại địa phương; một số đồ dùng như đũa/ bát/ tô/ đĩa 
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Quan sát tranh, ảnh về các món ăn phổ biến tại địa phương.
- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Quan sát ảnh trong sách và nói tên các món ăn trong ảnh. 
- Nói tên các món ăn trong bữa cơm của gia đình em.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả về một món ăn.
- Gọi HS chọn và nói lại cách làm một món ăn.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Bữa cơm nhà em thường có những món gì? Em thích ăn món gì? Món được làm thế nào?
- Hướng dẫn HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 4. Đọc và thực hiện yêu cầu
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Bữa cơm chiều nhà Mẩy có những món gì?
- GV đọc bài Bữa cơm chiều nhà Mẩy.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc bài.
- Anh Chứ học ở đâu?
- Bữa cơm nhà Mẩy không có món nào? Chọn ý trả lời đúng.
- Việc làm nào thể hiện sự quan tâm của Mẩy với anh Chứ?
* Hoạt động 5. Viết đúng
- YCHS lựa chọn từ viết đúng chính tả.
- GV đọc các từ ngữ đúng.
- GV đọc từng câu.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Quan sát và viết vào vở 2 - 3 câu về nội dung bức tranh.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Vận dụng
- Đọc cho người thân nghe bài viết ở hoạt động 6.
- Nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.
- HS quan sát tranh và nói tên các món ăn đó.
- HS nhắc lại đầu bài và ghi vào vở.
- Canh cua, gà luộc, măng xào, cá nướng.
- HS chia sẻ trong nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS chọn và nói lại cách làm một món ăn.
- HS chia sẻ.
- HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
- HS thực hành hỏi - đáp trước lớp.
- HS xem tranh minh họa.
- Gà luộc, cá rán, canh mướp đắng, bắp cải luộc.
- HS lắng nghe và theo dõi.
- Mướp đắng, rửa sạch, quây quần, thỉnh thoảng.
- HS đọc bài.
- Anh Chứ học ở trường nội trú huyện.
- Đáp án c.
- Mẩy gắp thịt gà cho anh Chứ.
- Dưa chuột, cải luộc, gà luộc.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vào vở.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết trước lớp.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 10: CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được về cảnh vật và hoạt động chuẩn bị đón Tết trong hình.
- Nghe-hiểu 2-3 câu miêu tả ngắn và nói đúng hoạt động chuẩn bị đón Tết.
- Thực hiện hỏi - đáp cùng bạn về ngày Tết và hoạt động chuẩn bị đón Tết.
- Đọc đúng, rõ ràng một số từ khó và hiểu nội dung bài đọc Cây đào.
- Viết đúng các từ ngữ có âm đầu tr/ ch.
- Viết được 2 - 3 câu về các hoạt động chuẩn bị đón Tết ở gia đình.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Nghe, nói, viết lưu loát thành thạo tiếng Việt, hiểu ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, biết làm một số công việc để chuẩn bị đón Tết.
- Yêu quý tiếng Việt, yêu quê hương đất nước, thấm nhuần tình yêu thương gia đình và con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách tăng cường tiếng Việt; tranh, ảnh minh họa về ngày Tết và các hoạt động trong ngày Tết.
- HS: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- Cho HS hát bài Sắp đến tết rồi.
- Các em có thích Tết không? Tết có những gì?
- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2. Khám phá và luyện tập
* Hoạt động 1. Nói trong nhóm
- Cho HS quan sát hình ảnh trong sách.
- Yêu cầu HS nói với nhau về cảnh vật và hoạt động chuẩn bị đón Tết trong hình.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2. Nghe
- GV miêu tả về hoạt động trong tranh.
- Gọi HS chỉ vào tranh và miêu tả về hoạt động trong tranh.
- Đóng vai “Đi chợ tết”. Hướng dẫn HS cách hỏi mua - bán hàng, thể hiện không khí chợ đông vui ngày Tết.
* Hoạt động 3. Hỏi - đáp
- Em có thích Tết không?
- Vì sao em thích Tết?
- Em thường làm gì để đón Tết?
- Hướng dẫn HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 4. Đọc và T/H yêu cầu
- Cho HS xem tranh minh họa.
- GV đọc bài thơ Cây đào.
- Gọi HS đọc bài.
- Cây đào mọc ở đâu?
- Các từ ngữ sau miêu tả bộ phận nào của cây đào? 
- “Hoa cười” có nghĩa là gì? Chọn ý trả lời đúng.
* Hoạt động 5. Viết đúng
- Cho HS chọn từ viết đúng chính tả.
- GV đọc các từ ngữ.
* Hoạt động 6. Viết sáng tạo
- Viết vào vở 2 - 3 câu về những việc gia đình em thường làm để chuẩn bị đón Tết.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Vận dụng
- Đọc bài viết ở hoạt động 6 cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động phụ họa.
- HS chia sẻ.
- HS nhắc lại đầu bài và ghi vào vở.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS nói được 2 - 3 câu miêu tả về hoạt động trong tranh.
- HS đóng vai người bán hàng và người đi mua hàng trong chợ Tết.
- Em tất thích Tết.
- HS chia sẻ.
- Dọn dẹp, trang trí nhà cửa 
- HS thực hành hỏi - đáp với bạn.
- HS thực hành hỏi - đáp trước lớp.
- HS xem tranh minh họa.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- Cây đào mọc ở đầu xóm.
- Từ “nho nhỏ” miêu tả bông hoa đào. Từ “hồng tươi” miêu tả cánh hoa đào.
- Đáp án d.
- Tranh tết, bánh chưng, chợ Tết.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết bài.
- HS đọc bài viết trước lớp.
- HS thực hiện.
* Điều chỉnh sau bài dạy: . .
BÀI 11: AI CŨNG LÀM VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói được một số hoạt động lao động sản xuất ở gia đình.
- Nghe - hiểu được các câu miêu tả về các hoạt động lao động sản xuất phổ biến ở gia đình/ địa phương. 
- Thực hiện được cuộc hội thoại ngắn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tang_cuong_tieng_viet_lop_2_chuong_trinh_ca_nam.docx