Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực:

 * NLĐT:

 - Đọc đúng các tiếng khó trong bài. Biết cách đọc bài thơ: “Cô giáo lớp em” với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.

 - Hiểu nội dung bài: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình.

 * NLC:

 - Năng lực tự quản, tự học thông qua hoạt động cá nhân học sinh tự đọc bài, đọc từ, câu, đoạn, bài biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.

 - Năng lực hợp tác, giao tiếp thể hiện rõ qua hoạt động các em giao lưu, chia sẻ kiến thức vận dụng trong nhóm, trước lớp.

 - Năng lực tự giải quyết vấn đề diễn biến trong bài thơ.

 2. Phẩm chất: - Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình.

 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, Bài hát cô giáo em, hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

docx 33 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 5622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2021
TUẦN 5 :
TIẾT 1 – 2 : TẬP ĐỌC 
BÀI 9: CÔ GIÁO LỚP EM 
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
 * NLĐT: 
 - Đọc đúng các tiếng khó trong bài. Biết cách đọc bài thơ: “Cô giáo lớp em” với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
 - Hiểu nội dung bài: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình.
 * NLC: 
 - Năng lực tự quản, tự học thông qua hoạt động cá nhân học sinh tự đọc bài, đọc từ, câu, đoạn, bài biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp thể hiện rõ qua hoạt động các em giao lưu, chia sẻ kiến thức vận dụng trong nhóm, trước lớp.
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề diễn biến trong bài thơ.
 2. Phẩm chất: - Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình.
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, Bài hát cô giáo em, hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (3- 5 phút)
* Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
- Cho HS nghe bài hát “ Cô giáo em’’: 
- GV hỏi:
+ Cô giáo em người ntn ?
+ Em có yêu mến cô giáo dạy em không?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài, ghi tên bài. 
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét bổ sung
2. HĐ Luyện đọc: (18 - 20 phút)
*Mục tiêu: 
 - Rèn đọc đúng từ: Sáng, mỉm cười, thoảng, hương nhài, ngắm mãi, 
 - Rèn đọc đúng dòng, khổ, bài thơ.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
GV đọc mẫu cả bài .
- GV đọc mẫu: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng:
- Luyện đọc từ khó: Sáng, mỉm cười, thoảng, hương nhài, ngắm mãi, 
+ GV lưu ý cách phát âm của HS hạn chế
* Đọc khổ thơ trước lớp
- HDHS chia đoạn: (3 khổ thơ)
- Mỗi khổ thơ cách quản.
 - GV dự kiến hướng dẫn đọc dòng thơ dài
- Giải nghĩa từ: gió đưa thoảng, ghé.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm.
-Cả lớp đọc
- Giáo viên kết luận chung.
-Lắng nghe
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ Luyện đọc đúng
+HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
- Nhận xét
- Chia đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn nhóm 3
+Luyện đọc ngắt câu, nhấn giọng ở một số từ
-Học sinh giải nghĩa từ
- HS đọc.
- Đọc đồng thanh cả bài
. HĐ Tìm hiểu bài: Trả lời câu hỏi. (13- 15 phút)
*Mục tiêu:
- Hiểu nội dung bài: Những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình.
*PP, kĩ thuật: Lắng nghe , hỏi – đáp
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.32
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Cô giáo đáp lại lời chào của HS như thế nào?
+ Tìm những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài?
+ Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo cuả mình?
+ Qua bài em thấy tình cảm của bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
-HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.
C2: Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp; Xem chúng em học bài.
C3: Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài.
C4: Yêu quý, yêu thương, 
- HS học thuộc lòng và thi đọc trước lớp
4. HĐ luyện đọc lại: (10 - 12 phút)
*Mục tiêu: Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
*PP, kĩ thuật: nghe- đọc thuộc
Cách tiến hành: HĐ cặp đôi
- Giáo viên đọc cả bài thơ giọng nhẹ nhàng, trìu mến
- YC HS tìm đọc 
- Trợ giúp học sinh cách đọc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
-Theo dõi luyện đọc trong nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm.
 - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất 
Lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Trao đổi nhóm đôi - HS chia sẻ giọng đọc
- HS đọc trong nhóm
- Học sinh thi đọc thuộc bài thơ.
- Học sinh nhận xét, chọn HS đọc hay 
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: ( Luyện tập theo văn bản đọc) (10 – 12 phút)
*Mục tiêu: HS vận dụng bài học nói câu thể hiện sự nhạc nhiên, tình cảm với cô giáo.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
Bài 1:Nói câu thể hiện sự nhạc nhiên của em khi:
a, Lần đầu được nghe 1 bạn hát rất hay ?
b,Được bố mẹ tặng 1 móm quà bất ngờ?
- YC HS luân phiên nói theo cặp đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:Nói câu thể hiện tình cảm của em đối với cô giáo của mình?
- YC HS nói theo nhóm 4 câu nói thể hiện tình cảm với thầy cô giáo.
- Gọi các nhóm lên thực hiện
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 nhóm chia sẻ
a) Ôi! Mình không ngờ bạn hát hay thế!, Ôi chao! Bạn hát hay quá!
b) Ôi! Bất ngờ quá, đúng là đồ chơi con thích! Con cảm ơn bố ạ!/ A! Cái áo đẹp quá! Con thích lắm! Con cảm ơn mẹ ạ!
- 1-2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nói theo yêu cầu.
- 2-3 nhóm trình bày
Em rất yêu quý thầy cô giáo/ Em nhớ thầy cô giáo cũ của em, 
HĐ 6: Tiếp nối ( 3- 4 p)
* Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học.
* Phương pháp:Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
- Hôm nay em học bài gì?
- Qua bài học hôm nay em cảm thấy thế nào? 
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu.
TIẾT 1: Toán
BẢNG CỘNG ( qua 10)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Năng lực:
 * NLĐT: 
 - Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán,...
 - Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
 - Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.
 - Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)
 * NLC: 
 - Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa. 
 - HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
HĐ1: KHỞI ĐỘNG: ( 5 phút) Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
* Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS.
*PP, kĩ thuật: Phương pháp tiếp sức : Hỏi- đáp, trình bày 1 phút
*Cách tiến hành:
-BTQ tổ chức cho cả lớp chơi 
 Học sinh nêu số lượng bạn nam, bạn nữ trong lớp.
* GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái
HĐ 2 : Khám phá
* Mục tiêu: HS nhận biết được phép cộng (qua 10) đã học.
*PP, kĩ thuật: quan sát, thực hành động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
*Cách tiến hành:
- GV nêu đưa ra câu chuyện Mai và Rô-bốt cùng hoàn thành các phép cộng ( qua 10) đã học ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) ( GV cho 2 HS đóng vai Mai và Rô – bốt để hỏi đáp)
+ Mai: Bạn hãy nêu cho tớ cách tính 9 + 2?
+ Rô-bốt: Tách 2 = 1 + 1; lấy 9 + 1 = 10 rồi cộng thêm 1 được kết quả là 11. Nhờ bạn nêu cho tớ cách tính 8 + 6?
+ Mail: Tách 6 = 2 + 4; lấy 8 + 2 = 10 rồi cộng thêm 4 được kết quả là 14.
+ Mai: ( hỏi lớp) nêu giúp mình cách tính 7 + 5 và 6 + 6
-GV nhận xét, tuyên dương.
GV hỏi: Các phép cộng ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) có đặc điểm chung nào?
?Hãy hoàn thành luôn bảng cộng ( qua 10).
 GV yêu cầu HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5; 
5 + 7; 3 + 9
GV gọi HS nối tiếp nêu các phép cộng trong
HS theo dõi.
- HS trả lời.
- HS: là các phép cộng có kết quả lớn hơn 10.
- HS làm việc cá nhân.
HS nêu.
HS nêu nối tiếp ( 2 lượt)
HĐ3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: - Tính được phép công (qua 10) bằng cách nhẩm hoặc tách số.
 - Hình thành bảng cộng vận dụng vào giải các bài toán thực tế có liên quan
*PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn.
*Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì? 
? Thế nào là tính nhẩm?
- GV yêu cầu HS nhẩm nhanh kết quả của các phép tính.
- GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả của từng phép tính.
? Hãy nêu cách nhẩm của phép tính 9 + 5; 7 + 6
- GV nhận xét, tuyên dương.
*GV chốt các phép cộng trong bảng công ( qua 10)
Bài 2:
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm cá cho mèo”:
- GV nêu tên trò chơi; phổ biến cách chơi, luật chơi và chia đội.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS 
Chú ý: Ở bài này GV có thể đưa thêm các phép công ( qua 10) để cho HS luyện tập thêm.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV: Đề bài cho ta nhiều đèn lồng. Trên mỗi đèn lồng đều ghi một phép tính cộng thuộc bảng cộng ( qua 10). 
? Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhẩm kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng.
? Các đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau? Và bằng bao nhiêu?
? Trong bốn đèn lồng màu đỏ, dèn lồng nào
ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
? Đèn lồng ghi phép tính có kết quả bé nhất?
-GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc.
- HS trả lời.
-HS làm việc cá nhân.
- 2lượt HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
- HS thực hiện chơi theo
HS trả lời
HS quan sát tranh.
HS nêu. ( 2 lượt)
- HS trả lời:7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 có kết quả bằng nhau ( bằng 12).
-HS trả lời: 
+ Đèn lồng ghi phép tính 8 + 7 có
kết quả lớn nhất.
+ Đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất.
HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p)
* Mục tiêu: Hs nhắc lại nội dung đã học, hình bảng cộng qua 10 
* Phương pháp:Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi “ Xì điện” nối tiếp nêu các phép tính trong bảng cộng qua 10.
- Hôm này chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- HS chơi.
-HS nêu.
HS nêu. ( 2 lượt)
Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2021
Tiết 3: TẬP VIẾT 
Bài : CHỮ HOA D
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
 * NLĐT: 
 - Năng lực ngôn ngữ: Biết viết chữ viết hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi
 - Năng lực văn học: HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi
 * NLC: 
 - Năng lực tự chủ và tự học: HS có ý thức tự hoàn thành bài viết.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác,: Thảo luận và hiểu nghĩa câu được viết.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS viết đúng, đẹp chữ hoa C và câu ứng dụng.
 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận 
 -Có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ hoa D , Câu ứng dụng mẫu.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Khởi động (3-7p)
*Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
- GV cho học sinh xem video bài hát Thương cây dù. 
-GV hỏi: Trong bài hát trên nhắc đến cái gì?
- GV liên kết vào bài mới.
- HS quan sát, hát múa theo video.
- 2-3 HS trả lời – nhận xét bổ sung.
HĐ2. Khám phá (12-15p)
*Mục tiêu: - Biết viết chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi 
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp, PP rèn luyện theo mẫu, KTviết tích cực.
*Cách tiến hành:
* 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Cho HS quan sát chữ mẫu hoa C
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa C.
+ Chữ C gồm mấy nét?Nét nào viết trước, nét nào viết sau?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa C.
- GV thao tác mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con. (chú ý nhắc hs tư thế ngồi viết)
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV chiếu câu ứng dụng, hd HS giải nghĩa câu ứng dụng:
Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi 
+ Y.c HS thảo luận nhóm đôi về nghĩa của câu ứng dụng.
+ Gv nhận xét, tuyên dương và bổ sung cho hs hiểu rõ nghĩa của câu ứng dụng.
- GV hỏi để hd HS cách viết:
Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi 
+ Viết chữ hoa D đầu câu.
+ Cách nối từ D sang ng.
+ Viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
- HS quan sát.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
-HS nhận xét bài của bạn (NX đồng đẳng)
- 3-4 HS đọc trong vở tập viết.
- HS quan sát, lắng nghe.
-HS thảo luận, chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm bổ sung cho nhau.
- HS quan sát
- HS chia sẻ.
HĐ3. Thực hành luyện tập (13-15p)
*Mục tiêu: - HS viết được chữ viết hoa D
Viết đúng câu ứng dụng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi
*PP, kĩ thuật: Quan sát, KT rèn luyện theo mẫu, viết tích cực.
*Cách tiến hành:
- YC HS nhắc lại tư thế ngồi viết và cầm bút đúng
- YC HS thực hiện luyện viết theo mẫu trong vở tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
-GV chiếu một số bài viết để HS nhận xét, đánh giá bài HS.
-HS nhắc lại
-HS viết
-YC trao đổi vở để nhận xét bạn.
HĐ4. Vận dụng sáng tạo (5-6p)
*Mục tiêu: - HS viết được kiểu chữ nghiêng theo mẫu vở tập viết. 
*PP, kĩ thuật: Quan sát, KT rèn luyện theo mẫu, KT trình bày 1 phút.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS viết một phần chữ nghiêng trong vở.
- GV cho hs trình bày sản phẩm trong 1p.
- GV nhận xét, tuyên dương 
* GV nhận xét giờ học: Cho HS chia sẻ nội dung đã học và nói cảm nhận về tiết học.
-HS tự chọn để viết mẫu chữ nghiêng.
-HS chia sẻ
HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p)
* Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học.
* Phương pháp:Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
- Hôm nay em viết chữ hoa gì?
- Chữ có độ cao bao nhiêu? 
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu.
TIẾT 4: NÓI – NGHE
BÀI: CẬU BÉ HAM HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực :
 * NLĐT: 
* Năng lực ngôn ngữ:
 - Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện “Cậu bé ham học”
 - Nghe: Nghe kể câu chuyện Cậu bé ham học.
 - Nói: Kể lại được 1 - 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh 
- Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể.
- Biết lắng nghe nhận xét được bạn khi kể.
* Năng lực văn học: Hiểu được nội dung của câu chuyện Vũ Duệ là một HS rất ham học và chăm chỉ.
 * NLC: 
- Năng lực tự chủ, tự học (HS lắng nghe câu chuyện, có thể tự kể nội dung câu chuyện theo tranh; HS chuẩn bị trước nội dung câu chuyện tại nhà theo tranh)
- Năng lực giao tiếp, hợp tác (HS nói lưu loát, kể lại được câu chuyện theo tranh với bạn trong nhóm/lớp theo yêu cầu của GV)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Hiểu được nội dung của câu chuyện, thể hiện câu chuyện kèm theo điệu bộ, ngôn ngữ và cử chỉ; HS phán đoán được nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.
2. Phẩm chất: Hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Tranh minh hoa SGK, hạt đỗ, cây đỗ
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Khởi động
*Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học.
*Phương pháp: Trò chơi quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành: 
- GV cho học sinh nêu về người bạn hoặc người thân chăm học
+ Lớp ta có bạn nào chăm học không?
- GV dẫn dắt giới thiệu bài mới.
- HS nêu.
- HS lớp lắng nghe
- HS trả lời.
HĐ 2: Khám phá 
*Mục tiêu: 
- Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa. 
- Nghe: Nghe kể câu chuyện Cậu bé ham học.
*Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát; Làm mẫu; Nhóm;
*Cách tiến hành:
a. Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung từng tranh: 
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ hình ảnh 4 bức tranh.
- GV kể chuyện lần 2
- GV nêu câu hỏi dưới mỗi tranh:
+ Vì sao cậu bé Vũ Duệ không được đi học?
+ Buổi sáng, Vũ Duệ thường cõng em đi đâu?
+ Vì sao Vũ Duệ được thầy khen?
+ Vì sao Vũ Duệ được đi học?
- GV nhận xét, tuyên dương HS
b. Nghe kể câu chuyện.
- Lần 1 GV kể mẫu toàn bộ câu chuyện. 
- Các con cần lắng nghe để liên hệ với nội dung câu chuyện phỏng đoán lúc đầu của mình.
- GV kể lần 2: Kết hợp tranh.Tạo điểm dừng ở từng đoạn để học sinh nhanh nắm bắt được nội dung.
- Gv lưu ý học sinh lắng nghe để ghi nhớ nội dung từng đoạn.
- HS theo dõi 
- HS tập kể cùng GV
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
- Đại diện một nhóm dự đoán về nội dung câu chuyện.
- HS lắng nghe.
HĐ 3: Luyện tập
*Mục tiêu: 
- Nói: Kể được 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể.
- Nghe và nói: Biết lắng nghe nhận xét được bạn khi kể, kết hợp với điệu bộ cử chỉ khi kể chuyện. 
*Phương pháp: Vấn đáp; Thuyết trình; Luyện tập thực hành; Nhóm;
*Cách tiến hành:
a. Kể được 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV YC HS nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1-2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất tập kể.
- YC HS tập kể theo cặp
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- HS tập kể cá nhân
- HS kể nhóm 2
HĐ 4: Vận dụng.
*Mục tiêu: Nói với người thân về câu chuyện cậu bé ham hoc.
*Phương pháp: Vấn đáp; Đóng vai;
*Cách tiến hành:
- HDHS kể cho người thân nghe câu chuyện hoặc kể 1-2 đoạn của câu chuyện
- YC HS nhận xét về cậu bé trong câu chuyện.
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- 2-3 HS chia sẻ.
HĐ 6: Tiếp nối ( 3- 4 p)
* Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học.
* Phương pháp:Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
- Hôm nay em nghe- nói về câu chuyện gì?
- Qua bài học hôm nay em học hỏi điều gì ở cậu bé?
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu.
TIẾT 2: Toán
LUYỆN TẬP (Trang 34)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
 * NLĐT: 
 - Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán hoàn thiện bảng cộng (qua 10) với một số.
 - Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
 - Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số.
 - Củng cố về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính, so sánh số, ..
 * NLC: 
 - Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa. 
 - HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
HĐ1: Khởi động: ( 5 phút)
* Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS.
*PP, kĩ thuật: Tiếp sức,. Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
Nêu yêu cầu trò chơi và cách chơi.
 Trò chơi tiếp sức “Bảng cộng qua 10”
* GV nhận xét, tuyên dương.
- BTQ tổ chức cả lớp chơi.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái
HĐ3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số.
*PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hỏi: Trong một phép tính khi biết hai số hạng, muốn tìm Tổng ta làm như thế nào? 
- GV gọi HS nêu kết quả của cột đầu tiên.
- GV gọi HS nêu số cần điền ở cột thứ hai và hỏi: Làm thế nào em tìm ra được đây là số cần điền?
- GV yêu cầu HS điền các ô còn lại.
- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:Số ?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a) - GV hỏi: Số cần điền vào hình tròn là bao nhiêu? Vì sao?
- GV thực hiện tương tự để tìm số được điền vào ngôi sao.
- GV lưu ý HS cần nhẩm kết quả từng phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
rồi điền kết quả theo yêu cầu.
b) GV yêu cầu HS tự điền.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nối tiếp nêu.
HS nêu.
- HS trả lời.( số 14)
- 1-2 HS trả lời.( số 10)
- HS lắng ghe. 
HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
 HĐ3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Củng cố về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính, so sánh số, ..
*PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP trò chơi, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn.
*Cách tiến hành:
Bài 3:Tìm tổ ong cho gấu
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm tổ ong cho gấu”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS
Bài 4:>>= ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS nhận xét các vế so sánh:
a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.
b) Cả hai vế đều là phép tính.
=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5:Giai toán
- Gọi HS đọc YC bài.
(GV đưa hình ảnh ca-bin thực tế để cho HS quan sát)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vảo vở.
- GV chữa bài. ( có thể yêu cầu HS nêu lời giải khác)
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
Bài giải:
Trong hai ca-bin có tất cả số người là:
7 + 8 = 15 ( người)
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
HĐ 5: Tiếp nối ( 3- 4 p)
* Mục tiêu: Hs nhắc lại nội dung đã học, hình thành các bảng cộng qua 10 
* Phương pháp: Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
- Hôm nay em học những gì? 
- Qua tiết học hôm nay em hiểu những gi?
- Nhận xét giờ học.
- HS chia sẻ
- Nhận xét bổ sung.
Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2021
TIẾT 5- 6 : TẬP ĐỌC 
THỜI KHÓA BIỂU
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
 * NLĐT: 
 - Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột dọc, từng hàng và toàn bộ thời khóa biểu, biết nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
 - Trả lời được các câu hỏi của bài.
 - Hiểu nội dung thông tin từng cột, từng hàng và toàn bộ thời khóa biểu . Hiểu cách sắp xếp nội dung trong thời khóa biểu.
 * NLC: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: năng lực tự quản, tự học thông qua hoạt động cá nhân học sinh tự đọc bài, từng hàng và toàn bộ thời khóa biểu
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp thể hiện rõ qua hoạt động các em giao lưu, chia sẻ kiến thức vận dụng trong nhóm, trước lớp.
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề diễn biến lợi ích, tác dụng của thời khóa biểu.
 2. Phẩm chất: - Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình.
 - Biết về các hoạt động hàng ngày của em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (3- 5 phút)
* Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học và kết nối vào bài học.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh: 
- GV hỏi:
- Cho Hs qua sát tranh minh hoạ và TLCH 
+ Em làm thế nào để biết được các môn học hằng ngày, trong tuần?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- Hs quan sát, 2-3 HS chia sẻ.
- HS trả lời. 
2. HĐ Luyện đọc: (18 - 20 phút)
*Mục tiêu: 
 - Rèn đọc đúng từ: hàng ngang, trải nghiệm, hướng dẫn,...
 - Rèn đọc đúng từng cột, từng hàng.
 - Giúp HS hiểu nghĩa các môn học.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
GV đọc mẫu cả bài .
- GV đọc mẫu: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn
b. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu: đọc chậm, rõ, ngắt, nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- YC HS đọc nối tiếp câu từng cột trong thời khóa biểu.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hàng ngang, trải nghiệm,... và HD HS hiểu nghĩa của một vài môn trong thời khóa biểu.
- GV HD HS cách ngắt giọng khi đọc bảng biểu: Thứ hai/ Buổi sáng/ tiết 1/ Tiếng Việt/ tiết 2/ Toán...
- GVHD HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thứ - buổi - tiết - môn.
+ Đoạn 2: Toàn bộ nội dung buổi sáng trong thời khóa biểu.
+ Đoạn 3: Toàn bộ nội dung buổi chiều trong thời khóa biểu.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm ba.
Nhận xét, tuyên dương.
-Lắng nghe
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ Luyện đọc đúng
- Nhận xét
- Chia đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
- HS thực hiện theo nhóm ba
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- Đọc đồng thanh cả bài
3. HĐ Tìm hiểu bài: Trả lời câu hỏi. (13- 15 phút)
*Mục tiêu: - Hiểu nội dung thông tin từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp nội dung trong thời khóa biểu.
*PP, kĩ thuật: Lắng nghe , hỏi – đáp
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.44.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Đọc thời khóa biểu của ngày thứ 2 ?
+ Sáng thứ 2 có mấy tiết?
+ Thứ 5 có những môn học nào?
+ Nếu không có thời khóa biểu em gặp khó khăn gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1-2 HS đọc
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Thứ hai, buổi sáng, tiết 1: Hoạt động trải nghiệm; tiết 2: Toán; tiết 3,4: Tiếng Việt; buổi chiều, tiết 1: Tiếng anh; tiết 2: Tự học có hướng dẫn.
+ C2: Sáng thứ hai có 4 tiết
+ C3: Thứ năm có môn Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Toán, Tự nhiên - xã hội, Tự học có hướng dẫn.
+ C4: HS tự suy luận
4. HĐ luyện đọc lại: (10 - 12 phút)
*Mục tiêu: Đọc rõ ràng thời khóa biểu, biết cách đọc các cột dọc, tiết, buổi 
*PP, kĩ thuật: nghe- đọc .
*Cách tiến hành:*Cách tiến hành: HĐ cặp đôi
- GV đọc lại toàn bài
- Gọi HS đọc toàn bài
- Nhận xét, khen ngợi.
 - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất 
 - Lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- 2-3 HS đọc
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: ( Luyện tập theo văn bản đọc) (10 – 12 phút)
*Mục tiêu: HS vận dụng bài học biết được từ chỉ đặc điểm, biết nói lời cây xấu hổ.
*PP, kĩ thuật: Quan sát, hỏi – đáp
*Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.44
-YC HS quan sát tranh, tìm tên sự vật trong mỗi tranh.
- YC HS hỏi đáp theo cặp, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.45
- YC HS thảo luận nhóm hai nêu câu giới thiệu môn học hoặc hoạt động ở trường,
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS đọc
- HS chia sẻ.
HĐ 6: Tiếp nối ( 3- 4 p)
* Mục tiêu:Hs nhắc lại nội dung đã học.
* Phương pháp:Hỏi- đáp.
- Hôm nay em học bài gì?
- Thời khóa biểu có tác dụng gì ? 
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu.
TIẾT 3: Toán
GIẢI BÀI TOÁN VỀ THÊM MỘT SỐ ĐƠN VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
 * NLĐT: 
 - Năng lực tư duy - lập luận logic, NL tính toán thêm bớt. 
 - Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
 - HS nhận biết được bài toán về thêm một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về thêm ( có một bước tính)
 - Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số đơn vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).
 * NLC: 
 - Qua quan sát, nhận xét, khải quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 2. Phẩm chất: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bộ đồ dùng học Toán 2. Sách giáo khoa. 
 - HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
HĐ1: Khởi động: ( 5 phút)
* Mục tiêu: Tạo niềm vui, hứng thú cho HS.
*PP, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp. Hỏi- đáp.
*Cách tiến hành:
Nêu yêu cầu trò chơi và cách chơi.
Trò chơi “xì điện ” số liền trước, số liền sau
* GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 
- BTQ tổ chức cả lớp chơi.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS tham gia tích cực, hứng thú, thoải mái
HĐ 2: Khám phá:
* Mục tiêu: - HS nhận biết được bài toán về thêm một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về thêm ( có một bước tính)
*PP, kĩ thuật: hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn.
*Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán ( có hình minh họa).
- GV yêu cầu HS đọc lại đề toán.
*GV HD tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
( GV dựa vào trả lời của HS để hiện ra tóm tắt giống SGK)
GV yêu cầu HS nêu lại bài toán.
 Đây là bài toán về thêm một số đơn vị.
*GV HD cách giải bài toán:
- Cho HS nêu lời giải.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để viết phép tính ra nháp, 1HS lên bảng làm bài.
- GV hỏi: Tại sao con làm phép cộng?
- GV chữa bài và nhận xét.
* GV HD cách trình bày bài giải:
- GV gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số.
( Khi HS nêu, GV HD HS cách trình bày lên bảng lớp)
Bài giải:
Số quả trứng có tất cả là:
8 + 2 = 10 ( quả)
Đáp số: 10 quả trứng.
*GV nêu lại các bước giải bài toán có lời văn:
+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài ( phần này không cần ghi vào bài giải)
+ Tìm cách giải bài toán ( Tìm phép tính giải, câu lời giải)
+ Trình bày ( viết) bài giải: Câu lời giải Phép tính giải Đáp số.
HS nghe và quan sát.
- 2HS nêu.
- HS trả lời.
- HS: có 8 quả trứng, thêm 2 quả trứng.
- HS: Có tất cả bao nhiêu quả trứng.
HS nêu lại bài toán.
HS nêu.
HS viết phép tính.
HS trả lời.
HS nêu và quan sát GV trình bày bài giải.
HS lam bài
- HS lắng nghe.
HĐ3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: - Vận d

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_5_nam.docx