Giáo án Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)

Giáo án Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Lập được bảng chia 4.

- Nhớ được bảng chia 4.

- Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm và giải bài toán có một phép tính chia.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 34 trang haihaq2 5290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021
TẬP ĐỌC
QUẢ TIM KHỈ
I- YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá sấu không bao giờ có bạn.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạc SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1-
A. KTBC (3-5').
- 2 H nối tiếp đọc bài “Nội quy Đảo Khỉ”.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1-2').
2. Luyện đọc (28-30').
- T đọc mẫu toàn bài 1 lần.
+ Đoạn 1 ( ) câu
- Câu 1: Đọc đúng “leo trèo"
- Câu 3: Ngắt sau “ti hí”
- Câu 5: Giọng cá sấu giả dối
- Chú giải: Dài thượt, ti hí
-> T hướng dẫn và đọc mẫu: Chú ý nhấn giọng ở 1 số từ gợi tả.
- H lắng nghe
- H luyện đọc từng câu
- H đọc chú giải
- H luyện đọc đoạn (2-3H)
+ Đoạn 2; (5 câu)
- Câu 2: Đọc đúng “lên lưng”.
- Câu 3: Giọng cá Sấu độc ác, trơ tráo.
- Câu 5: Giọng khỉ bình tĩnh, khôn khéo. Ngắt sau “lấy tim”.
- Chú giải: Trấn tĩnh.
-> T. hướng dẫn và đọc mẫu đoạn 2: nhấn ở 1 số từ.
- H luyện đọc từng câu
- H đọc chú giải
- H luyện đọc đoạn (2-3H)
+ Đoạn 3 (2 câu).
- Câu 1: Đọc đúng “trở lại”.
- Câu 2: Giọng khỉ phẫn nộ.
- Chú giải “bội bạc”.
-> T. hướng dẫn và đọc mẫu: Phân biệt giọng đọc giữa các nhân vật.
- H luyện đọc từng câu
- H đọc chú giải
- H luyện đọc đoạn (2-3H)
+ Đoạn 4:
- Đọc với giọng hả hê, nhấn”'tẽn tò”, lủi mất”
+ Đọc nối 4 đoạn (2 lượt).
-> Hướng dẫn cách đọc toàn bài: Thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn, từng nhân vật.
- H luyện đọc đoạn (2-3H)
- 1 -2 lượt độc nối đoạn
- 1- 2 đọc lại toàn bài.
Tiết 2
1. Luyện đọc đoạn (8-10').
- G hd cách đọc lại các đoạn
- Luyện đọc trong nhóm 4
- Luyện đọc đoạn, đọc nối đoạn.
2. Tìm hiểu bài (18-20').
+ Đọc thầm đoạn 1:
- Khỉ đối xử với cá Sấu như thế nào ?.
- H làm việc theo nhóm 2
- Khỉ đối xử rất tốt với các sấu, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn, hái hoa quả cho Khỉ ăn,...
+ Đọc thầm đoạn 2:
- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?
- Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ? (H. thảo luận nhóm 2) câu nói nào của Khỉ làm cá Sấu tin?
- H làm việc theo nhóm 4
- Cá Sấu định lừa đưa Khỉ ra khơi xa để ăn thịt Khỉ vì Khỉ ko biết bơi, ...
- Khỉ bảo Cá Sấu tim ở nhà để lừa Khỉ đưa mình trở lại bờ.
+ Đọc thầm đoạn 3:
- Khỉ đã mắng cá Sấu như thế nào ?.
- Tại sao cá Sấu lại tẽn tò lủi mất ?.
- Hãy tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và cá Sấu ?.
- H thảo luận nhóm 4
- Con vật bội bác kia , ....
- Vì nó xấu hổ, ..
- tốt bụng, giả dối, thông minh, ngu ngốc, ...
3. Luyện đọc lại (4-6').
- G hướng dẫn và đọc mẫu lại toàn bài
- H luyện đọc lại từng đoạn
- Thi đọc phân vai giữa các nhóm.
- 3 nhóm thi đọc phân vai.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò (2-3').
- Câu chuyện nói với em điều gì ? ( Trình bày 1')
- T. chốt lại ý nghĩa của truyện.
- VN: Đọc kĩ lại bài.
——————————————————
TOÁN - TIẾT 117
BẢNG CHIA 4
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Lập được bảng chia 4.
- Nhớ được bảng chia 4.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm và giải bài toán có một phép tính chia.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Hoạt động 1: KTBC (3 -5’)
- Dựa vào đâu em ghi được kết quả 2 phép chia ?
Tính 
4 x 2 = 
8 : 4 = 
8 : 2 =
- Tìm ntn?
- H đọc bảng nhân 4
2. Hoạt động 2: Bài mới (15- 17’)
2.1. Giới thiệu phép chia 4.
a) Ôn tập phép nhân 4.
4 x 3 = 12
12 : 4 = 3
- Lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm 4 chấm tròn.
- 4 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Ghi PT tìm số chấm tròn ?
b) Giới thiệu phép chia 4.
* Mục tiêu: Lập được bảng chia 4. Nhớ được bảng chia 4.
* Cách tiến hành:
- Có 12 chấm tròn, chia đều mỗi tấm 4 chấm tròn. Hỏi chia được vào mấy tấm ?
- H chia vào 3 tấm, mỗi tấm 4 chấm tròn
- Lập phép tính tương ứng ?
12 : 4 = 3
- Dựa vào đâu biết 12 : 4 = 3 ?
- Dựa vào phép nhân 4 x 3 = 12 ta lập được phép chia nào ?
- G ghi bảng.
- Ai nói ngay 8 : 4 = ? Vì sao biết ?
8 : 4 = 2
- 4 : 4 = ?
=>Chốt: Dựa bảng nhân 4 lập bảng chia 4.
- Làm thế nào lập được bảng chia 4?
- Dựa vào bằng cách nào ?
- Nhóm đôi
2.2. Lập bảng chia 4.
H lập vào SGK.
- H đọc. G ghi bảng.
- Tại sao biết 28 : 4 = ? 20 : 4 = 5?
=> Chốt: Em có nhận xét cột SBC, SC, cột thương ?
- Cột SBC là dãy số cách 4 từ 
4 -> 40.
Cột số chia = 4
=> G chốt đặc điểm bảng chia 4
- Cột thương là dãy số liên tiếp từ 1 -> 10
- H đọc thuộc theo nhóm đôi
3. Hoạt động 3: Luyện tập (17’)
Bài 1 (S) ( 4 - 5')
* Mục tiêu: Vận dụng bảng chia 4 trong tính nhẩm
* Cách tiến hành:
Làm sách - nhóm đôi
- H làm bài vào sgk 
- Đổi sách kiểm tra.
- Dựa vào đâu tính kết quả các PT này ?
- Ai còn cách khác ?
Dựa phép nhân
Bảng chia 4
Bài 2: (6’)
* Mục tiêu: Biết giải bài toán có một phép tính chia
* Cách tiến hành:
Bảng con
- Ghi phép tính giải vào bảng con
- Đọc bài giải?
32 : 4 = 8 (học sinh)
ĐS: 8 học sinh
- Tại sao lại lấy 32 : 4 ?
=> Chú ý đơn vị bài toán là "học sinh"
Bài 3: (8’)
* Mục tiêu: Biết giải bài toán có một phép tính chia
* Cách tiến hành:
Làm vở - chia sẻ
- H làm vào vở - soi vở chia sẻ
- Tại sao đi tìm số hàng lại lấy 32 : 4?
Số hàng xếp được là:
32 : 4 = 8 (hàng)
ĐS: 8 hàng.
=> Chốt: Em hãy nhận xét sự giống và khác nhau của 2 bài toán ? - Chú ý đơn vị bài toán "hàng"
Giống: phép tính
Khác: Đơn vị đi kèm.
* Dự kiến sai lầm: 
- H viết sai đơn vị bài toán.
Bài 1/120: (S-5’)
* Mục tiêu: Vận dụng bảng chia 4 trong tính nhẩm
* Cách tiến hành:
- H làm vào sgk- đổi sách kiểm tra
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3
36 : 4 = 9 24 : 4 = 6 ...
=> Chốt: Dựa vào đâu làm được bài này ?
Bài 2/120: (S-6’)
* Mục tiêu: Nắm được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
* Cách tiến hành:
- H làm, đổi chéo sách kiểm tra. 
- Dựa vào đâu biết 4 x 3 = 12 ?
-12 : 3 = 4 là vì sao?
4 x 3 = 12
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
- Dựa vào đâu biết 12 : 4 = 3 ?
=> Chốt: Dựa vào đâu em ghi kết quả 2 phép chia này ? 
- Ai có ý kiến khác?
=>Chốt : Chốt mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ? 
- Bảng chia 3, 4
4. Hoạt động 4: Củng cố (3’)
12 : ¨ = 3
¨ : 4 = 7
32 : 4 = ?
- H đọc bảng chia 4.
ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI ( T2)
I. MỤC TIÊU :
- H hiểu lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng
- H có các kĩ năng : 
+ Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi ssai khi nhận và gọi điện thoại
+ Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ chơi điện thoại
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- Khi nhận và gọi điện thoại cần chú ý gì?
- Vì sao nói chuyện qua điện thoại cần ngắn gon, rõ ràng, từ tốn?
B. Thực hành:
1) Hoạt động 1: Sắm vai
Mục tiêu: Học sinh thực hành kỹ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống cụ thể.
- Đọc yêu cầu bài tập và các tình huống.
- Theo nhóm 2, thảo luận và tìm ra lời thoại phù hợp, chuẩn bị sắm vai.
- Các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung và nêu cách nói khác.
* Khi nói chuyện điện thoại cần thể hiện sự lễ phép, đúng mực. Nếu mình chót gọi nhầm số máy thì phải xin lỗi. Nếu người khác gọi nhầm sang máy điện thoại của gia đình mình ta cũng nên đáp lời ngắn gọn, rõ ràng.
* Khi nói chuyện điện thoại, dù ở tình huống nào cũng phải cư xử lịch sự.
- H nêu yêu cầu
- H thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Lớp lắng nghe
- Nhận xét bình chọn
2) Hoạt động 2: Xử lý tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại. 
- T chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm xử lí 1 tình huống
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao?
+ Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà.
+ Có điện thoại gọi cho bố nhưng bố đang bận .
+ Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì có điện thoại reo.
* Liên hệ :
- Trong lớp, bạn nào đã gặp tình huống tương tự? Em đã làm gì trong tình huống đó?
- Bây giờ em nghĩ lại em thấy như thế nào?
- Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp lại tình huống đó?
- T kết luận lại nội dung bài học.
- Ở lớp ta đã có ai nhận hộ điện thoại? Bây giờ xem lại việc làm của mình và thấy mình ứng xử đã được chưa?
Liên hệ: Tự liên hệ bản thân khi gọi điện thoại trong các tình huống cụ thể.
Kết luận: Cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tồn trọng người khác.
Khi nói chuyện qua điện thoại cần nói ngắn gọn rõ ràng, để tốn ít tiền cước phí.
Khi người khác nói chuyện điện thoại không nên nghe trộm.
- Một vài học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Theo nhóm 4 thảo luận tìm cách ứng xử.
- Các nhóm thảo luận phân vai xử lí các tình huống.
- Đại diện các nhóm lên thể hiện.
Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị nội dung bài 11.
----------------------------------------------
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (TIÊT 2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- Với học sinh khéo tay: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học. Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
2. Kỹ năng: Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh hứng thú và yêu thích môn học. 
. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Các hình mẫu của các bài: 10, 11 để học sinh xem lại.
	- Học sinh: Giấy thủ công, bút màu.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài Đôi bàn tay khéo léo
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.
- Giới thiệu bài mới - ghi bài lên bảng.
- Học sinh hát tập thể.
- Học sinh báo cáo.
- Học sinh quan sát.
2. HĐ thực hành ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- Với học sinh khéo tay: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học. Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
*Việc 1:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung các bài gấp, cắt, dán đã học.
*Việc 2: Giao nhiệm vụ học tập
- Đưa ra yêu cầu: Hãy chọn 1 trong các nội dung đã học như gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông, phong bì, thiếp chúc mừng để gấp, cắt, dán.
- Cho học sinh quan sát lại các mẫu gấp, cắt, dán đã học một lần.
- Cho học sinh thực hành. Giáo viên đi quan sát và nhắc nhở chung: Nếp gấp, cắt phải thẳng, dán cân đối, phẳng, đúng quy trình kĩ thuật, màu sắc hài hòa, phù hợp. Ngoài ra, giáo viên quan sát gợi ý, giúp đỡ những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm.
*Việc 3:
- Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm.
*Đánh giá: Sau khi học sinh trưng bày sản phẩm xong, đánh giá bài của học sinh theo 2 mức: 
- Hoàn thành: Nếp gấp, đường cắt thẳng. Thực hiện đúng quy trình, dán cân đối, phẳng.
- Chưa hoàn thành: Nếp gấp, đường cắt không thẳng. Thực hiện không đúng quy trình. Chưa làm ra sản phẩm.
+ GV đánh giá sản phẩm của HS
- Học sinh trả lời theo trí nhớ về các bài đã học.
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.
- Quan sát.
- Học sinh thực hành.
- Dán sản phẩm và trưng bày.
- Lắng nghe.
-Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn
- Bình chon nhóm bạn làm được sản phẩm nhanh, đẹp -> tuyên dương
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Một số HS nêu lại quy trình cách cắt, gấp, dán phong bì, thiếp chúc mừng gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông,...
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương học sinh có sản phẩm đẹp.
4.. Hoạt động sáng tạo: ( 2 phút)
- Tiếp tuch gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông, phong bì, thiếp chúc mừng để gấp, cắt, dán nhiều lần và trang trí theo ý thích.
- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS và ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ,...
- Dặn học sinh về nhà thực hành tiếp. Giờ sau mang giấy thủ công, kéo, hồ dán để học bài Làm dây xúc xích trang trí
GIÁO DỤC TẬP THỂ 
CHÀO CỜ, SINH HOẠT LỚP.
TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP : MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU:
- Chào cờ đầu tuần
- Tiếp tục rèn cho HS tính tự quản, khả năng quan sát, nhận xét.
- Có ý thức kỷ luật trong học tập , sinh hoạt. Rèn luyện tự giác tự phê và phê bình.
- Có khả năng đánh giá được bản thân, bạn bè.
- Củng cố lại một số hiểu biết về Đảng CSVN, nét đẹp về mùa xuân.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần 23
Nêu phương hướng hoạt động tuần 24
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Chào cờ đầu tuần
- Lớp trưởng điều khiển
1. Lớp trưởng- Ban cán bộ lớp điều động sinh hoạt lớp.
Nhắc lại nội quy lớp.
Các tổ báo cáo tình hình hoạt động tuần 23
2. GVCN cho ý kiến.
- Nhận xét chung giờ SHL.
- Tuyên dương cá nhân học tốt, đạo đức tốt, giữ gìn vệ sinh tốt...
- Phê bình, nhắc nhở những trường hợp sai phạm.
- Rèn giải toán và các phép tính cộng trừ, nhân, chia , tìm thành phần chưa biết...
3. Nêu phương hướng tuần 24:
- ổn định nề nếp sau Tết.
- Phòng chống bệnh mùa xuân.
- Vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp. Giữ vệ sinh cá nhân.
- Rèn chữ viết, viết chính tả các bài đọc thêm. Rèn toán giải.
4. Hội vui học tập:
Câu 1: Ai là người sáng lập ra Đảng CSVN?
A. Bác Hồ	B. Trần Phú	C. Võ Nguyên Giáp
Câu 2. Đảng cộng sản VN được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 2/3/1930	B. 3/2/1930	C. 3/2/1990
Câu 3. Mùa xuân có ngày nào?
A. Tết Trung thu	B. Tết thiếu nhi	C. Tết Nguyên đán
Câu 4: Mỗi độ Tết đến xuân về , ở nước ta lại có hoa nào nở?
A. Hoa cúc	B. Hoa đào, hoa mai	C. Hoa mận	D. Hoa phượng
Câu 5: Hãy lắng nghe bài hát sau và cho biết tên của bài hát đó?
( H nghe bài hát Em là mầm non của Đảng”
5. Củng cố, dặn dò ( 2 - 3’)
- Nhận xét tiết học
————————————————————————
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021
THỂ DỤC:
ĐI KIỄNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG.
TRÒ CHƠI: NHẢY Ô.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết giữ được thăng bằng khi đi kiễng gót, hai tay chống hông.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp-hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát-Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học: Đi nhanh chuyển sang chạy, Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,...
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Học đi kiễng gót hai tay chống hông
- Phân tích kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nắm được kỹ thuật.
- Sau đó trưởng nhóm điều khiển cho các bạn thực hiện.
- Quan sát,nhắc nhở.
Việc 2: Trò chơi Nhảy ô.
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt.
- HS chủ động tham gia chơi vui vẻ, an toàn, hiệu quả
-Tổng kết trò chơi
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn các động tác đã học.
4p
26p
13p
 3-5 lần
10p
 3-5 lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
KỂ CHUYỆN
QUẢ TIM KHỈ.
I- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ khôn khéo thoát nạn. Những kẽ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện “Quả tim khỉ”. Một số học sinh biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2) (M3, M4).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Năng lực tự học, NL giao tiếp - hợp tác, NL quan sát, ...
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- 4 tranh minh học SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. HĐ khởi động: (3 phút)
* GV tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia thi kể.
- Lắng nghe.
-HS ghi đầu bài vào vở
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp
* GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Giáo viên YC. HS nêu yêu cầu của bài. 
-Trợ giúp HS hạn chế
Chia sẻ:
- Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
- Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói
- Giáo viên treo tranh, YC học sinh quan sát, tóm tắt các sự việc vẽ trong tranh.
+ Tranh 1 Vẽ cảnh gì? 
+ Tranh 2 Cá Sấu làm gì?
+ Tranh 3 Khỉ như thế nào?
+ Tranh 4 Bị Khỉ mắng, Cá Sấu như thế nào?
- Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện thành 4 đoạn.
- Chia nhóm 3 học sinh Yêu cầu học sinh kể trong nhóm.
- Mời đại diện nhóm lên kể trước lớp (kể nối tiếp), mỗi em một đoạn 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm kể tốt nhất.
- Phân vai dựng lại câu chuyện: 
- HS làm việc theo nhóm
- Trợ giúp HS hạn chế
+ Chia sẻ:
- Yêu cầu học sinh thể hiện đóng vai trước lớp, có sử dụng hình, ảnh của nhân vật.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm dựng lại câu chuyện tốt.
* HS HĐ nhóm
- Nêu YC và thực hiện theo YC, tương tác với bạn
- HS HĐ dưới sự điều hành của nhóm trưởng
-HS chia sẻ trước lớp
*Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ:
+ HS thảo luận nhóm trả 
+ Đại diện nhóm trả lời các bạn khác bổ sung.
- Học sinh theo dõi và quan sát từng tranh minh họa trang 42
+ Tranh 1: Khỉ kết bạn với Cá Sấu.
+ Tranh 2: Cá Sấu vờ mời Khỉ về nhà chơi.
+ Tranh 3: Khỉ thoát nạn.
+ Tranh 4: Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò, lủi mất.
- Kể chuyện theo nhóm 3. Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. Hết 1 lượt lại quay lại từ đoạn 1 thay đổi người kể. Học sinh nhận xét cho nhau về nội dung - cách diễn đạt cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm mình.
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay.
- HS tự phân vai: 
+ Người dẫn chuyện: giọng kể đoạn 1 vui vẻ; đoạn 2 hồi hộp; đoạn 3 - 4 hả hê. 
+ Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu; Khỉ bình tĩnh, khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông; phẫn nộ khi mắng Cá Sấu. 
+ Giọng Cá Sấu: giả dối. 
+Đại diện một số nhóm kể chuyện 
-Học sinh thể hiện đóng vai trước lớp. 
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nhận xét lời kể của bạn.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
* Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
+GV giao nhiệm vụ
+ Chia sẻ
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Nội dung của câu chuyện là gì?
+HS làm việc cá nhân->trao đổi N2 theo YC của GV
+ HS chia sẻ trước lớp
- Học sinh trả lời. 
- Khỉ kết bạn với Cá Sấu bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ khôn khéo thoát nạn. Những kẽ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
3. Củng cố (2 phút)
-Về nhà tìm những câu chuyện có nội dung về tính trung thực để đọc,...
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
————————————————————————
TOÁN - TIẾT 118
MỘT PHẦN TƯ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần tư”, biết đọc, viết .
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
2. Kỹ năng: 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Hoạt động 1: KTBC (3 -5’)
H làm bảng con
- Kiểm tra về cách nhận biết 1 /3 của 1 hình
Tính
12 : 4 = 8 : 4 = 
16 : 4 = 4 : 2 = 
 - Dựa vào đâu em điền kết quả các phép tính này
- Làm thế nào để nhận biết của 1 hình.
2. Hoạt động 2: Bài mới (15 - 17’)
- H chuẩn bị sẵn hình vuông
- Chia hình vuông làm 4 phần bằng nhau ?
- Tô màu 1 phần ?
- Hs tự tô màu - Trao đổi với bạn
H chia 
- Nhận xét bài bạn: Bạn đã tô màu hình vuông chưa ?
- Để tô màu hình vuông em làm thế nào ?
=> Chia HV làm 4 phần = nhau ,tô màu 1 phần được 1/ 4 HV
- Chia hình vuông làm 4 phần bằng nhau và tô màu 1 phần.
- Muốn nhận biết 1/4 của một hình em làm thế nào ? G: Vậy ta đã tô màu hình vuông.
- Tương tự cho H tô màu hình chữ nhật ?
- NX bạn đã chia HCN làm mấy phần và tô màu mấy phần?
1/4
= > Ta đã tô màu 1 /4 HCN
*=>Chốt: Muốn nhận biết 1/4 của 1 hình em làm thế nào ? 
- Chia hình đó làm 4 phần bằng
- được viết như thế nào ?
- còn được gọi là gì ?
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: (S-5’) 
* Mục tiêu: Nhận biết một phần tư của một hình
* Cách tiến hành:
- H làm, đổi sách kiểm tra
- Tại sao em lại khoanh vào hình đó ? Tương tự H giải thích cách làm.
=> Chốt: Muốn nhận biết hình nào đã được tô màu 1/4 em làm thế nào?
Bài 2: (S-6’) ( Thảo luận cả lớp)
* Mục tiêu: Nhận biết được 1/4 của một số ô vuông
* Cách tiến hành:
- H làm và giải thích cách làm.
- Ta có khoanh được hình c không? Vì sao ?
=> Chốt cách nhận biết 1 / 4 của 1 số ô vuông để làm bài cho đúng
Vì hình c đã tô màu 1/3 hình vuông.
* Dự kiến sai lầm: 
- H khoanh cả hình c, giải thích cách làm còn lúng túng.
Bài 3: (S-6’) (Nhóm 4)
* Mục tiêu : Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau và chọn lấy 1 phần
* Cách tiến hành:
- H làm và giải thích cách làm
- Bạn đã khoanh vào hình nào ?
- Vì sao không khoanh được hình b?
 Hình b khoanh vào 1/2 số con thỏ.
=> Chốt: Muốn tìm 1/4 của một số vật ta làm thế nào?
Bài 3/120: 6 -8’
* Mục tiêu: Biết giải bài toán có một phép chia
* Cách tiến hành:
- H giải vào vở -Đ ọc lời giải - chia sẻ
Mỗi tổ có số học sinh là:
40 : 4 = 10 (học sinh)
ĐS: 10 học sinh.
* Chữa bài:
- Tại sao tìm số Hs mỗi tổ lại lấy 40 : 4 = ?
- Chia sẻ về lời giải, phép tính, đáp số, đơn vị tính
Bài 4/120: (V-5 - 6’)
* Mục tiêu: Biết giải bài toán có một phép chia
* Cách tiến hành:
- Đọc thầm và giải vào vở - Soi vở chữa bài
- Nhận xét đúng, sai ?
- Tại sao lại lấy 12 : 4 ?
Cần số thuyền để chở hết số khách:
12 : 4 = 3 (thuyền)
ĐS: 3 thuyền.
=> Cần chú ý đơn vị bài toán " cái thuyền"
Dự kiến sai lầm: H ghi sai đơn vị là (khách, người).
Bài 5/121: (7’)
* Mục tiêu: Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu ? - Nhận xét đúng, sai ?
- H đọc bài làm 
- Tại sao lại khoanh vào hình a ?
- Tương tự H giải thích cách làm.
- Vậy của 8 là mấy ?
- Vì sao không khoanh được hình b ?
=>Chốt: Để khoanh được vào đáp án đúng em phải làm gì?
* DKSL :H khoanh sai đáp án b
- Khoanh vào hình a.
- Là 2
- H b khoanh vào 1 /2 
4. Hoạt động 4: Củng cố (3’)
- Lấy VD về ?
- Muốn nhận biết của 1 hình làm thế nào ?
————————————————————————
CHÍNH TẢ (N-V)
QUẢ TIM KHỈ.
I- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật từ “Bạn là ai?... hoa quả mà khỉ hái cho.” của bài Quả tim khỉ Sách Tiếng Việt 2 Tập 2 trang 51. 
- Làm được bài tập 2a, bài tập 3a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả s/x.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ chữa bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. KTBC (2-5').
- H. viết bảng con. Ê-đê, Mơ-nông.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài (1-2').
2. Hướng dẫ nghe viết (7-8').
- T. đọc đoạn viết 1 lần - 2 H đọc lại.
- H. nhận xét.
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?. Vì sao ?.
- Tìm lời của Khỉ và cá Sấu?.
- H nêu
- H tìm
- Viết đúng:
+ H tìm và gạch chân chữ khó, trao đổi nhóm 4
+ Đại diện nhóm báo cáo
- G tổng hợp lại và yêu cầu hs phân tích
- Phân tích tiếng “hoa, quả” ?.
- Vì sao viết “k” trong “kết”?.
- h + oa
- qu + a + thanh hỏi
- Đi với e, ê, i viết bằng k
- H luyện viết bảng con.
3. Viết vở (13-15').
- H. mở vở ngồi ngay ngắn 
- T. hướng dẫn cách trình bày bài 
- T. đọc cho HS viết.
- H viết bài vào vở
4. Chấm chữa (3-5').
- T. đọc học sinh soát lỗi 1 lần 
- H. đổi vở chữa lỗi.
- Tổng kết số lỗi.
5. Bài tập
Bài 2a: Hoạt động cá nhân - Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án: 
+ say sưa, xay lúa. 
+ xông lên, dòng sông.
Bài 3a: Hoạt động theo nhóm - Chia sẻ trước lớp
- Tên nhiều con vật thường bắt đầu bằng s: sói, sẻ, sứa,...
- Em hãy tìm thêm các tên khác.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực. 
* HS thực hiện theo YC
+ Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài, tương tác với bạn
-HS chia sẻ trước lớp
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh chia sẻ: 
- Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ 
+ say sưa, xay lúa. 
+ xông lên, dòng sông.
*Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ
- Học sinh lắng nghe.
- Lớp chia thành 4 nhóm. Học sinh trao đổi rồi ghi vào phiếu học tập (thời gian 2 phút). Hết thời gian đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp cùng giáo viên chốt lại kết quả đúng. Tuyên dương những nhóm tìm nhiều nhất.
6. Củng cố, dặn dò (2-3').
- T. nhận xét giờ học.
————————————————————————
Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2021
TẬP ĐỌC
VOI NHÀ
I- YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: Khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt, huơ vòi.
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
2. Rèn đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Rú ga, khựng lại, thu lu.
- Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà làm nhiều việc có ích giúp con người.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. KTBC (3-5')
- 3 H. nối tiếp đọc bài “Qủa tim khỉ”.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1 - 2’)
Tranh vẽ gì?
- GT: Chú voi này là voi hiền hay voi dữ? Chú đang làm gì với chiếc xe ô tô... Cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó qua bài tập đọc "Voi nhà".
- Chú giải: Vậy em hiểu "Voi nhà" nghĩa là gì?
(Là voi được người nuôi dạy, để làm nhiều việc giúp con người).
2. Luyện đọc ( 15 - 17’)
- T đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn: H dùng chì đánh số 3 đoạn.
*Đoạn 1: Có mấy câu? (5').
	- Hướng dẫn 1 câu: 
	- Câu 3: Ngắt sau "mấy lần".
	- Chú giải: "rú ga" tức là làm động tác như thế nào? (tăng thêm ga...). Trong đoạn 1, còn có một số từ khó: "khựng lại", "vục xuống". 1 bạn đọc to nghĩa của 2 từ này ở phần chú giải. 
	- Thế còn "ngồi thu lu" trong xe tức là ngồi như thế nào? (thu mình gọn nhỏ lại).
	- Hướng dẫn đọc cả đoạn: Đọc bằng giọng kể chậm rãi. Phát âm đúng các tiếng có âm "l" ở các từ: mấy lần, vũng lầy, thu lu.
	-> T đọc mẫu Đ1 -> H đọc .
- H luyện đọc câu
- H đọc chú giải
- H luyện đọc đoạn ( 2 - 3H)
*Đoạn 2: Đây là đoạn có nhiều câu đối thoại, khi đọc phải chú ý.
	- Hướng dẫn 5 câu. 
	- Giọng tứ đầy thất vọng, mệt mỏi: "Thế này thì.... hết cách rồi!".
	- Giọng lần tiếp sau đó kêu to, đầy vẻ hoảng hốt: "Chạy đi! Voi rừng đấy!"
	- Giọng tứ ở cuối đoạn 2, đầy lo lắng, nhấn giọng và kéo dài ở từ "đập tan", hạ quyết tâm ở cụm từ "Phải bắn thôi!".
	- Ngoài 3 câu đối thoại còn có câu khó (nháy), các em cần phát âm đúng từ "nép", "lùm cây" -> đọc.
	- Câu tiếp theo, ngắt sau cụm từ "lúc lắc vòi" -> đọc.
	-> Hướng dẫn đọc cả đoạn: Chú ý đọc đúng giọng từng nhân vật, đọc phải thể hiện đúng thái độ của từng nhân vật khi con voi lừng lững xuất hiện.
	Vậy "lừng lững" tức là trông như thế nào?
	-> T đọc mẫu Đ2 
- H luyện đọc câu
H lắng nghe
- H luyện đọc đoạn 2(2- 3H)
*Đoạn 3: Có mấy câu? (3).
- Hướng dẫn 2 câu.
- Câu 1: Đọc đúng từ "quặp", ngắt sau "co mình" -> Hiện câu.
- Câu 2: Đọc đúng từ "huơ vòi", ngắt sau "lùm cây".
+ Hướng dẫn đọc cả Đ3: Lại trở về với giọng kể thong thả.
+ T đọc mẫu Đ3 
- H luyện đọc câu
- H luyện đọc đoạn 3(1- 2H)
*Đọc nối đoạn: (1 tốp).
*Đọc cả bài: (1 HS).
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: Đoàn cán bộ đi công tác phải đi xuyên rừng. Vì sao họ lại phải ngủ lại qua đêm ở trong rừng, hãy ĐT đoạn 1. 
	Vũng lầy là chỗ bùn và đất sét, khi có nước mưa thì nó thành vũng sền sệt, dính. Khi xe đã bị sa lầy thì càng rú ga, bánh xe càng quay tít, đất càng nhão ra và xe càng bị vục xuống sâu thêm. Không còn cách nào khác, trời vẫn mưa, lại còn rét nữa, cả đoàn phải chui vào xe ngủ lại qua đêm chờ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_chuan_chuong_trinh.doc