Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc được: x, ch, xe, chó từ và các câu ứng dụng

 - Viết được: x, ch, xe, chó

 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề : xe bò, xe lu, xe ô tô

 - Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Xe bò, xe lu, xe ô tô.

 - HSCHT: đọc, viết âm, từ

 - HSHTT: đọc được cả bài

II. ĐỒ DÙNG

 - Tranh minh hoạ trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 27 trang huongadn91 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tiết 2,3: Học vần
 u - ư
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Đọc được: u, ư, nụ, thư ; từ và các câu ứng dụng 
 - Viết được: u, ư, nụ, thư 
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Thủ đô.
 - Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Thủ đô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: tổ cò, lá mạ, da thỏ,
- Đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò 
mẹ tha cá về tổ.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới
+ Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm u, ư.
*Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm u-ư
+ Mục tiêu: nhận biết được chữ u và âm u
- Cách tiến hành : Dạy chữ ghi âm u:
- Nhận diện chữ: Chữ u gồm : một nét xiên phải, hai nét móc ngược.
Hỏi : So sánh u với i?
- Phát âm và đánh vần : u, nụ
- Đọc lại sơ đồ ¯­
Dạy chữ ghi âm ư:
- Nhận diện chữ: Chữ ư có thêm dấu râu trên nét sổ thứ hai.
Hỏi : So sánh u và ư ?
- Phát âm và đánh vần : ư và tiếng thư
- Đọc lại sơ đồ ¯­
- Đọc lại cả 2 sơ đồ
*Hoạt động 2: Luyện viết
+ MT:Viết đúng quy trình u - ư, nụ -thư.
- Cách tiến hành:Hướng dẫn viết bảng con :
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- Cho HS viết bài 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
+ MT:HS đọc được tiếng từ ứng dụng
- Cách tiến hành: HS đọc GV kết hợp giảng từ:
cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ
- Đọc lại toàn bài trên bảng
Tiết 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc
+ Mục tiêu: - Đọc được câu ứng dụng 
- Cách tiến hành :
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học(gạch chân: thứ, tư )
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng :
 Thứ tư, bé hà thi vẽ.
 - Cho HS đọc bài trong SGK:
* Hoạt động 2: Luyện viết:
+ MT:HS viết đúng âm tiếng ứng dụng vàovở.
- Cách tiến hành: hướng dẫn HS viết từng dòng vào vở.
* Hoạt động 3: Luyện nói:
+ Mục tiêu: Phát triển lời nói : Thủ đô
- Cách tiến hành :
Hỏi: - Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì?
 - Chùa Một Cột ở đâu?
 - Mỗi nước có mấy thủ đô?
 - Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tinh thần học tập của HS
- Dặn HS học ở nhà.
- Viết theo tổ
- Đọc cá nhân, nhóm
- Lắng nghe
- Thảo luận và trả lời: 
+ Giống : nét xiên, nét móc ngược.
+ Khác : u có tới 2 nét móc ngược, âm i có dấu chấm ở trên.
- Đọc : cá nhân- đồng thanh
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn : nụ
+ Giống : đều có chữ u
+ Khác :ư có thêm dấu râu.
- Đọc cá nhân, nhóm
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn thư
- Viết bảng con : u, ư, nụ, thư
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- Đọc lại bài tiết 1: cá nhân- đồng thanh
+ Thảo luận và trả lời : bé thi vẽ
- Đọc thầm và phân tích tiếng : thứ, tư
- Đọc câu ứng dụng: cá nhân- đồng thanh 
- Đọc SGK: cá nhân, bàn, nhóm
- Tập viết : u, ư, nụ thư vào vở
+ Thảo luận và trả lời:
(Chùa Một Cột ở Hà Nội
Có một thủ đô
Nói qua tranh ảnh, chuyện kể
Tiết 4 Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (T1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết giữ gìn sách vở đồ dùng, học tập
*THMT: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cẩn thận, bền, đẹp chính là thực hành tiết kiệm theo gương Bác 
- Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dựng học tập.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bút chì màu.
- Tranh bài tập 1, bài tập 3 được phóng to (nếu có thể).
- Các đồ dùng học tập: Bút chì, bút mực, thước kẻ, sách, vở, cặp.
- Phần thưởng cho HS khá nhất trong cuộc thi: “ Sách, vở ai đẹp nhất”.
- Bài hát” Sách bút thân yêu ơi” (Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo).
- Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới:
- Bài giữ gìn sách vở và đồ dùng học tâp 
(tiết 1)
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 1.
- GV giải thích yêu cầu bài tập 1.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2.
Gợi ý:
+ Tên đồ dùng học tập?
+ Đồ dùng đó làm gì?
+ Cách giữ gìn đồ dùng học tập?
Kết luận: Giữ gìn sch vở đồ dùng học tập cẩn thận,bền ,đẹp chính là thực hành tiết kiệm theo gương Bác
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 3
- GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- Gợi ý HS giải thích:
+ Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
+Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng?
+Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là sai?
- GV giải thích:
+Hành động của các bạn trong các bức tranh 1, 2, 6, là đúng.
+Hành động của các bạn trong các bức tranh 3, 4, 5là sai.
Kết luận:
Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập:
- Không làm dây bẩn, viết bậy ra sách vở.
- Không xé sách, xé vở.
- Không dùng thước, bút, cặp để nghịch.
- Giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình.
- Giữ gìn sách vở, đồ dung học tập la tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn 
tài nguyên có quan tới sản xuất sách vở, đồ dng học tập
-Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dng học tập
2.Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng thi “ Sách, vở ai đẹp nhất”.
- 3 nhóm đối tượng
- HS tìm và tô màu vào các đồ dùng học tập trong bức tranh bài tập 1.
- HS trao đổi từng đôi một.
- HS từng đôi một giới thiệu với nhau về đồ dùng học tập của mình:
+ Sách, vở, bút, thước, keo, kéo, tẩy .
+ Bút để viết, kéo để cắt 
+ Không làm giây bẩn, viết bậy ra sách vở, không xé sách, xé vở, không dùng thước, bút, cặp để nghịch.
- Lớp nhận xét
- HS làm bài tập.
- HS chữa bài tập và giải thích.
+ Hình 1: Đang lau cặp.
+ Hình 2: Đang sắp xếp bút.
+ Hình 3: Đang xé sách vở.
+ Hình 4: Đang dùng thước cặp để nghịch.
+ Hình 5: Đang viết bậy vào vở.
+ Hình 6: Đang ngồi học.
+ Vì bạn không biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
* Mỗi HS sửa sang lại sách vở, đồ dùng học tập của mình. 
Tiết 5 Toán
 SỐ 7
I. MỤC TIÊU:
Biết thêm 1 được 7, viết được số 7, đếm được từ 7 đến 1; so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7
Bài 1,2,3
HSHTT: làm hết các bài tập SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại
- Bảy miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 7 trên từng miếng bìa
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: 
Hỏi
- Chúng em đã được học những số nào? GV cho HS viết bảng các số đã học?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu số 7:
+ Bước 1: Lập số 7
- Hướng dẫn HS xem tranh 
+ Có mấy em đang chơi?
+ Có mấy em đi tới?
- GV nói:
+ Có sáu em đang chơi cầu trượt, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em? 
+ Sáu em thêm một em là bảy em. Tất cả có bảy em. Cho HS nhắc lại
-Yêu cầu HS lấy ra 6 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói:
+ Sáu hình vuông thêm một hình vuông là bảy hình vuông; sáu con tính thêm một con tính là bảy con tính. Gọi HS nhắc lại
- GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có bảy em, bảy chấm tròn, bảy con tính”
- GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là bảy”
+ Bước 2: GT chữ số 7 in và chữ số 7 viết
- GV nêu: Số bảy được viết (biểu diễn) bằng chữ số 7
- GV giới thiệu chữ số 7 in, chữ số 7 viết
- GV giơ tấm bìa có chữ số 7
+ Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7( HSHTT)
- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7 rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1
- Giúp HS nhận ra số 7 liền sau số 6 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 7
- GV giúp HS viết đúng qui định
+ Viết vào bảng
+ Viết vào vở
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống
- Nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 7. Chẳng hạn:
+ Có mấy con bướm trắng?
+ Mấy con bướm xanh?
+ Trong tranh có tất cả mấy con bướm
- Nêu câu hỏi tương tự với tranh còn lại
- Nêu và cho HS nhắc lại:
+ “7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6
+ 7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5
+ 7 gồm 3 và 4, gồm 4 và 3”
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống để có
- Giúp HS nhận biết: “Số 7 cho biết có 7 ô vuông”; “Số 7 cho biết 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7”
- Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự: từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
- Giúp HS so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 7 để biết: 1 < 2; 2 < 3; 3 < 4; 4 < 5; 5 < 6;
6 < 7. Nên cho HS nhận xét để biết 7 lớn hơn tất cảcác số 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 là số lớn nhất trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Chẳng hạn: Cho HS quan sát để thấy tương ứng với số 7 là cột cao nhất có 7 ô vuông
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 7 bằng cách yêu cầu HS làm các bài tập dạng điền dấu >, <, = vào các ô trống
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
+ Chuẩn bị bài 18: “Số 8”
- HS : 1,2,3,4,5,6
- Viết bảng con: cả lớp thực hiện
- Trả lời
+ HS nhắc lại: “Có bảy em”
- HS nhắc lại: “Có bảy em, bảy hình vuuông, bảy con tính”
- HS đọc: số 7
- HS đọc: Bảy
-HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS viết 1 dòng số 7 vào vở
+ Có 6 con bướm trắng
+ Có 1 con bướm xanh
+ Có 7 con bướm
- HS nhắc lại
- Thực hiện vào vở
- Đếm ô
- Điền số vào ô trống
- So sánh số
- Làm bài cá nhân
- Điền dấu > ,< , =
Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2019
Tiết 1,2: Học vần
 x – ch
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Đọc được: x, ch, xe, chó từ và các câu ứng dụng 
 - Viết được: x, ch, xe, chó 
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề : xe bò, xe lu, xe ô tô 
 - Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Xe bò, xe lu, xe ô tô.
 - HSCHT: đọc, viết âm, từ
 - HSHTT: đọc được cả bài
II. ĐỒ DÙNG
 - Tranh minh hoạ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Tiết 1 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: u, ư, nụ, thư
- Đọc câu ứng dụng: Thứ tư, bé hà thi vẽ.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm x, ch.
* Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm x - ch
+ Mục tiêu: nhận biết được âm x và âm
 ch
+ Cách tiến hành : Dạy chữ ghi âm x:
- Nhận diện chữ: Chữ x gồm: nét cong hở trái, nét cong hở phải.
Hỏi : So sánh x với c?
- Phát âm và đánh vần : x, xe.
- Cho đọc lại sơ đồ ¯­
Dạy chữ ghi âm ch :
- Nhận diện chữ: Chữ ch là chữ ghép từ hai con chữ c và h.
Hỏi : So sánh ch và th?
- Phát âm và đánh vần : ch và tiếng chó
- Đọc lại sơ đồ ¯­
- Đọc lại cả 2 sơ đồ
* Hoạt động 2: Luyên viết
+ MT:Viết đúng quy trình x - ch
+ Cách tiến hành:Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
+ MT: HS đọc được các từ ứng dụng
+ Cách tiến hành:HS đọc GV kết hợp giảng từ
thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá.
- Đọc lại sơ đồ 1,sơ đồ 2.
- Đọc lại toàn bài trên bảng
Tiết 2
* Hoạt động 1:Luyện đọc 
+ Mục tiêu: - Đọc được câu ứng dụng 
+ Cách tiến hành :
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : xe, chở, xã) 
 + Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : Xe ô tô chở cá về thị xã
 - Cho đọc SGK:
* Hoạt động 2: Luyện viết:
+ MT: HS viết đúng âm và từ vừa học vào vở
+ Cách tiến hành: GV đọc HS viết vào vở
* Hoạt động 3: Luyện nói:
+ Mục tiêu: Phát triển lời nói : Xe bò, xe lu, xe ô tô
+ Cách tiến hành :
Hỏi: - Có những gì trong tranh? Em hãy chỉ từng loại xe?
 - Xe bò thường dùng để làm gì?
 - Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?
- Xe ô tô trong tranh còn gọi là xe gì? Nó dùng để làm gì?
- Còn có những loại xe ô tô nào nữa? 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tinh thần học tập của lớp.
- Dặn HS học bài ở nhà
- Viết bảng con
- Đọc trong SGK
Thảo luận và trả lời: 
+ Giống : nét cong hở phải.
+ Khác : x còn một nét cong hở trái.
- Đọc : cá nhân- đồng thanh
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :xe
+ Giống : chữ h đứng sau
+ Khác : ch bắt đầu bằng c, th bắt đầu bằng t
- Đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng chó.
- Viết bảng con : x, ch, xe, chó
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- Đọc lại bài tiết 1 : cá nhân, tổ
+ Thảo luận và trả lời : xe ô tô chở cá
- Đọc thầm và phân tích tiếng : xe, chở, xã.
- Đọc đánh vấn, trơn câu ứng dụng : cá nhân, nhóm 
- Đọc SGK: cá nhân, đồng thanh
- Tô vở tập viết : x, ch, xe, chó
+ Thảo luận và trả lời :
- Lắng nghe
Tiết 4 Toán:
Số 8
I. MỤC TIÊU:
- Biết 7 thêm 1 được 8,viết được số 8; đọc, đếm được từ 1 đến 8, biết so sánh các số trong phạm vi 8,biết vị trí sô 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
 - Ghi chú bài tập cần làm : bài 1, bài 2, bài 3.
 - HSHTT: làm hết các bài tập SGK
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán lớp Một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoat động học
1. Kiểm tra bài cũ:
 Cho lớp viết bảng con, 1 học sinh viết bảng lớp số 7.
 - Nhận xét kết quả, sửa sai
 - Cho lớp đọc số từ 1 đến 7 và đọc ngược lại
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Số 8.
 b. Bài học:
 * Giới thiệu số 8:
 Bước 1: Lập số 8. Treo tranh đặt câu hỏi.
 - Có mấy chấm tròn?
 - Thêm 1 chấm tròn nữa được mấy chấm tròn?
 - Có mấy bạn chơi nhảy dây?
 - Có thêm mấy bạn muốn chơi?
 - 7 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
- Hỏi tiếp: Có mấy que tính?
 - Thêm 1 que tính nữa được tất cả mấy que tính?
 ð 8 chấm tròn, 8 bạn, 8 que tính đều có số lượng là 8.
 Bước 2: Giới thiệu số 8 in và số 8 thường.
 - Đưa số 8 trong hộp đồ dùng lên và nói đây là số 8 in và viết số 8 lên bảng nói đây là số 8 viết thường.
 - Cho HS viết số 8 vào bảng con.
 - Nhận xét, cho HS đọc cá nhân, lớp.
 Bước 3: Nhận biết thứ tự số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
 - Cho HS đọc số từ 1 đến 8, từ 8 đến 1 (cá nhân, lớp)
 - Số 8 liền sau số mấy?
 - Số 7 liền trước số mấy?
 * Thực hành:
Bài 1: Viết số 8.
 - Hướng dẫn HS viết số 8 vào vở 1 dòng.
 - Theo dõi giúp đỡ HS.
 - Nhận xét.
 Bài 2: Nêu yêu cầu của bài.
 - Cho HS nêu cách làm bài.
 - Cho HS làm bài, gọi vài học sinh đọc kết quả.
 - Giáo viên nhận xét.
 Bài 3: Nêu yêu cầu của bài.
 - Cho HS làm bài rồi chữa bài.
 - Giáo viên nhận xét.
 - Cho học sinh đọc số từ 1 đến 8 và đọc ngược lại.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Hôm nay chúng ta học bài nào?
 - Trò chơi nhận biết số lượng bằng chấm tròn (từ 1 đến 8).
 + Giáo viên đưa chấm tròn lên cho học sinh nêu số lượng.
 + Giáo viên nhận xét.
 - Cho học sinh đọc số từ 1 đến 8 và ngược lại.
 - Về nhà học lại bài.
- Lớp viết bảng con, 1 học sinh viết bảng lớp.
- Đọc số: cả lớp, cá nhân
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát tranh trả lời.
- Có 7 chấm tròn.
- Thêm 1 chấm tròn nữa được 8 chấm tròn.
- Có 7 bạn chơi nhảy dây.
- Có thêm 1 bạn muốn chơi.
- 7 bạn thêm 1 bạn là 8 bạn.
- Có 7 que tính.
- Thêm 1 que tính nữa được tất cả 8 que tính.
- Học sinh viết số 8.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Đọc : cá nhân, lớp.
- Số 8 liền sau số 7.
- Số 7 liền trước số 8.
- HS viết số 8 vào vở.
- Điền số.
- Đếm số chấm tròn ở hai hình vuông rồi ghi kết quả.
- Học sinh làm bài và đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh làm bài rồi chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Số 8.
+ Học sinh nêu số lượng.
- Học sinh đọc đồng thanh.
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2019
Tiết 1, 2: Học vần
 s - r
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc được: s, r, sẽ, rễ ; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: s, r, sẽ, rễ
- HSHTT: Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: rổ cá 
+ Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Rổ, rá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS đọc : x, ch. xe, chó; thợ xẻ, xa xa,
 chì đỏ, chả cá.
- Đọc câu ứng dụng : Xe ô tô chở cá về thị
 Xã.
- Cho HS viết x, chó
- Nhận xét, sửa sai cho HS
2..Bài mới 
+ Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm s, r.
* Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm s - r
+ Mục tiêu: nhận biết được âm s và âm r
+ Cách tiến hành : Dạy chữ ghi âm s:
- Nhận diện chữ: Chữ s gồm : nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở trái.
Hỏi : So sánh s với x ?
- Phát âm và đánh vần : s, sẻ.
- Đọc lại sơ đồ ¯­
- Dạy chữ ghi âm r:
- Nhận diện chữ: Chữ r gồm nét xiên phải, nét thắt và nét móc ngược.
Hỏi : So sánh r và s?
- Phát âm và đánh vần: r và tiếng rễ
- Đọc lại sơ đồ ¯­
- Đọc lại cả 2sơ đồ.
* Hoạt động 2: Luyện viết :
- MT: HS viết đúng quy trình r- s, sẻ - rễ
- Cách tiến hành: Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
- MT:HS đọc được từ ứng dụng.
- Cách tiến hành:HS đọc GV kết hợp gaỉng từ
su su, chữ số, rổ rá, cá rô.
- Đọc lại toàn bài trên bảng
Tiết 2:
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng 
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân: rõ, số) 
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Bé tô cho rõ chữ và số.
- Đọc SGK:
* Hoạt động 2: Luyện viết:
- MT: HS viết đúng r-s,sẻ-rể
- Cách tiến hành:
Cho HS viết vào vở
* Hoạt động 3: Luyện nói:
+ Mục tiêu: Phát triển lời nói: Rổ, rá
+ Cách tiến hành:
Hỏi: - Rổ dùng làm gì,rá dùng làm gì?
 - Rổ, rá khác nhau như thế nào?
- Ngoài rổ, rá còn có loại nào khác đan bằng mây tre. Nếu không có mây tre, rổ làm bằng gì?
3. Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay các em học bài gì?
- Nhận xét tinh thần học tập của lớp
- Đọc trong SGK : nhóm, cả lớp
- Viết bảng con
+ Thảo luận và trả lời: 
+ Giống: nét cong 
+ Khác: s có thêm nét xiên và nét thắt.
(Cá nhân- đồng thanh)
+ Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn sẻ.
+ Giống: nét xiên phải, nét thắt
+ Khác: kết thúc r là nét móc ngược, còn s là nét cong hở trái.
+ Đọc : cá nhân, nhóm
+ Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng rễ.
+ Viết bảng con : r , s , sẻ , rễ 
+ Đọc: cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- Đọc lại bài tiết 1 (cá nhân, cặp đôi)
- Thảo luận và trả lời : bé tô chữ, số
- Đọc thầm và phân tích: rõ, số
- Đọc câu ứng dụng: cá nhân, đồng thanh
- Đọc SGK: cá nhân, nhóm
- Tô vở tập viết : s, r, sẻ, rễ
- Thảo luận và trả lời 
+ Nêu: cá nhân (s – r )
 Tiết 4 Toán: 
Số 9
I. MỤC TIÊU:
 - Biết 8 thêm 1 được 9, viết được số 9, đếm được từ 1 đến 9;so sánh các số trong phạm vi9, biết vị trí số 9trong dãy số từ 1 đến 9
+ Bài 1,2,3,4
- HSHTT: làm hết các bài tập SGK
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại
- Chín miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 9 trên từng miếng bìa
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc các số từ 1 đến 8 và ngược lại
- Viết các số từ 1 đên 8
2. Bài mới:
*Hôm nay chúng ta sẽ học và biết thêm một số mới ngoài các số chúng ta đã học. Đó là số 9
a) Giới thiệu số 9:
Bước 1: Lập số
- Hướng dẫn HS xem tranh 
+ Có mấy em đang chơi?
+ Có mấy em đi tới?
- GV nói:
+ Có tám em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em? 
+Tám em thêm một em là chín em. Tất cả có chín em. Cho HS nhắc lại
-Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nêu
+Tám chấm tròn thêm một chấm tròn là chín chấm tròn; tám con tính thêm một con tính là chín con tính. Gọi HS nhắc lại
- Chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có chín em, chín chấm tròn, chín con tính”
- GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là chín”
+ Bước 2: Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết
- GV nêu: Số chín được viết (biểu diễn) bằng chữ số 9
- Giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết
- Giơ tấm bìa có chữ số 9
+ Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9 rồi đọc ngược lại từ 9 đến 1
- Giúp HS nhận ra số 9 liền sau số 8 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 9
- GV giúp HS viết đúng qui định
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống
- Nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 9. Chẳng hạn:
+ Có mấy chấm xanh?
+ Mấy chấm đen?
+Trong tranh có tất cả mấy chấm tròn
- Với các tranh vẽ còn lại HS phải trả lời được các câu hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống
- Hướng dẫn HS sử dụng 9 que tính và tự tách ra và nêu chín gồm mấy và mấy
- GV nói:
+ “9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8
 9 gồm 7 và 2; gồm 2 và 7
 9 gồm 6 và 3; gồm 3 và 6
 9 gồm 5 và 4; gồm 4 và 5”
Bài 3: Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm
- Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 9
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài: Dựa vào thứ tự của các số từ 1 đến 9, so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 9 để tìm ra các số thích hợp, rồi điền vào chỗ chấm
4. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: 
+ Luyện viết số 9
+ Chuẩn bị bài 20: “Số 0”
- Đọc : lớp, cá nhân
- Viết bảng con: cả lớp
- HS nhắc lại tên bài
- HS quan sát tranh trả lời
+HS nhắc lại: “Có chín em”
- Nhìn tranh SGK và nêu
- HS nhắc lại: “Có chín em, chín chấm tròn, chín con tính
- Số chín
- HS đọc: chín
- HS đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS viết 1 dòng số 9(3 nhóm đối tượng)
+Viết vào bảng
+Viết vào vở
+ Có 8 chấm xanh
+ Có 1 chấm đen
+ Có 9 chấm
- HS thực hiện tách các mẫu vật có sẵn thành 1 nhóm để tìm ra cấu tạo số 9
- HS nhắc lại nhiều lần
Điền dấu >, <, =
 8... 9 7... 8 9... 8
 9... 8 8...9 9... 7
 9... 9 7... 9 9... 6
- Điền số vào chỗ chấm
 8 <... 7 <.... 7 <... < 9
 ... > 8 ....> 7 6 <... < 8
- Học bài và chuẩn bị bài số 0
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2019
Tiết 1, 2: Học vần
 k - kh
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc được: k, kh, kẻ , khế ; từ và các câu ứng dụng .
- Viết được: k, kh, kẻ, khế 
- HSHTT: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : ù ù , vo vo , vù vù , ro ro , tu tu .
- Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : ù ù, vù vù, ro ro, tu tu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Bộ đồ dùng - SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Cho HS đọc: r, s, su su, chữ số, rổ rá, cá rô.
 Đọc câu ứng dụng : Bé tô cho rõ chữ và số.
- Viết r, s; chữ số
 - Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
+ Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm k, kh.
*Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm k,kh
+ Mục tiêu: nhận biết được âm k và âm kh
+ Cách tiến hành : Dạy chữ ghi âm k:
- Nhận diện chữ: Chữ k gồm : nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược.
Hỏi : So sánh k với h?
 - Phát âm và đánh vần : k, kẻ
 - Đọc lại sơ đồ ¯­
Dạy chữ ghi âm kh
- Nhận diện chữ: Chữ kh là chữ ghép từ hai con chữ: k, h
Hỏi : So sánh kh và k?
- Phát âm và đánh vần : kh và tiếng khế
- Đọc lại sơ đồ ¯­
- Đọc lại 2 sơ đồ.
* Hoạt động 2:Luyện viết:
- MT:HS viết đung quy trình k-kh,kẻ-khế
- Cách tiến hành:Hướng dẫn viết bảng con :
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
* Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
- MT:HS đọc được các từ ứng dụng.
-Cách tiến hành: HS đọc GV kết hợp giảng từ
kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
- Đọc lại sơ đồ 1,sơ đồ 2.
-Đọc lại toàn bài trên bảng
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
 + Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng 
 + Cách tiến hành :
 -Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học gạch chân : kha, kẻ 
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
 - Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện viết:
-MT:Viết đúng k-kh,kẻ-khế vào vở.
-Cách tiến hành:GV hướng dẫn HS viết theo dòng vào vở.
* Hoạt động 3:Luyện nói:
+Mục tiêu: Phát triển lời nói : ù ù, vo vo, ro ro, tu tu
+ Cách tiến hành :
Hỏi:-Con vật, các vật có tiếng kêu thế nào?
 - Em còn biết tiếng kêu của các vật, con vật nào khác không?
 - Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy, người ta phải chạy vào nhà không?
 - Có tiếng kêu nào khi nghe thấy người ta rất vui?
 - Em thử bắt chước tiếng kêu của các vật trên?
3. Củng cố dặn dò
- Cho HS nêu tên bài học hôm nay
- Nhận xét kết quả tiết học, tuyên dương 
HS học tốt
- Dặn HS học bài ở nhà
- Đọc SGK : cá nhân; lớp
- Viết bảng con : cả lớp
- Thảo luận và trả lời: 
+ Giống : nét khuyết trên
+ Khác : k có thêm nét thắt
- Đọc : cá nhân- đồng thanh
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn kẻ.
+ Giống : chữ k
+ Khác : kh có thêm h
- Đoc: cá nhân, nhóm
- Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng khế.
- Viết bảng con : k, kh, kẻ, khế
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
+ Thảo luận và trả lời : chị đang kẻ vở
- Đọc thầm và phân tích : kha, kẻ
- Đọc câu ứng dụng: nhóm, lớp
- Đọc SGK: cặp đôi, lớp
- Tô vở tập viết : k, kh, kẻ, khế.
+Thảo luận và trả lời 
Tiếng sấm
Tiếng sáo diều
- Nhắc lại tên bài học : cá nhân
Tiết 3: Âm nhạc:
 Ôn 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp; Mời bạn vui múa ca 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát.
- Biết kết hợp vỗ tay theo bài hát, kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
- Giúp HS tích cực khi tham gia trò chơi âm nhạc. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Đàn, máy nghe, băng nhạc
	- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách )
	- Một vài thanh tre hoặc que dài 0,5m giả làm roi ngựa
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp KT trong quá trình ôn hát
3. Bài mới: Ghi bảng – Khởi động giọng
*Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp
- Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, là dân ca của dân tộc nào?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức:
+ Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay)
+ Đệm đàn và bắt nhịp cho HS.
+ Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, tiết tấu lời ca (Hoặc gõ đệm)
+ Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ. (Nhúng theo nhịp)
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( Hát kết hợp vận động phụ họa)
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca.
- GV treo tranh minh hoạ kết hợp cho HS nghe giai điệu bài hát để HS đoán tên bài hát, tác giả sáng tác.
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát ( Cách thức như ở bài Quê hương tươi đẹp)
- Nhận xét
- Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về.
- Hướng dẫn lại cách thức chơi, ôn đọc lại bài đồng dao Ngựa ông đã về. Sau đó GV chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 2 nhóm nam và nữ riêng, tiến hành trò chơi như ở tiết trước.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Kết thúc tiết học, GV nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). Nhắc HS về ôn lại 2 bài hát đã học
- Ngồi ngay ngắn
-Theo dõi – Thực hiện
-HS chú ý nghe giai điệu bài hát.
- Trả lời
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên
+ Hát không có nhạc
+ Hát theo nhạc đệm
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
+ Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn.
- HS biểu diễn trước lớp
+ Từng nhóm.
+ Cá nhân
- HS xem tranh, nghe giai điệu và trả lời:
- HS ôn hát theo hướng dẫn: Cả lớp hát. Từng dãy, nhóm, cá nhân hát.
- HS thực hiện đọc câu đồng dao và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu. HS tham gia trò chơi, những em ở tiết trước chưa tham gia nên tích cực hơn ở tiết này.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4 Toán:
SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
 - Viết được số 0; đọc và đếm được từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
- Bài 1 , bài 2 dòng 2 , bài 3 dòng 3 , bài 4 cột 1,2
- HSHTT: Làm hết các bài tập SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
- Kiểm tra lại các số đã học: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
2. Bài mới: 
 - Ngoài các số đã học từ 1- 9. Hôm nay chúng ta học thêm một số mới đó là số 0
1.Giới thiệu số 0:
+Bước 1: Hình thành số 0
- Hướng dẫn HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy lại hỏi: 
+ Còn bao nhiêu que tính?
Cho đến lúc không còn que tính nào nữa
- Hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ trong sách và lần lượt hỏi:
+ Lúc đầu trong bể cá có mấy con cá?
+ Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?
+ Lấy tiếp một con cá nữa thì còn mấy con cá?
+ Lấy nốt 1 con cá, trong bể còn mấy con cá?
- GV nêu:
 Để chỉ không còn con cá nào hoặc không có con cá nào ta dùng số không
+ Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết
- GV nêu: Số không được viết (biểu diễn) bằng chữ số 0
- Giới thiệu chữ số 0 in, chữ số 0 viết
- Giơ tấm bìa có chữ số 0. HS đọc “không”
+ Bước 3: Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9
- Cho HS xem hình vẽ trong sách, GV chỉ vào từng ô vuông (chữ nhật) và hỏi:
+ Có mấy chấm tròn?
- Hướng dẫn HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi đọc ngược lại từ 9 đến 0
- Gợi ý để HS thấy được số 0 là số bé nhất trong tất cả các số đã học Chẳng hạn: GV hỏi: 
+ 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn?
GV ghi: 0 < 1 rồi chỉ vào và cho HS đọc
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 0
- Giúp HS viết đúng qui định
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống (làm dòng 2)
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS làm quen với thuật ngữ “số liền trước”, chẳng hạn: GV cho HS quan sát dãy số từ 0 đến 9 rồi nêu: 
“số liền của 2 là 1”, “Số liền trước của 1 là 0” 
- Hướng dẫn HS xác định số liền trước của một số cho trước rồi viết vào ô trống
 Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
 - Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 9, chủ yếu là so sánh số 0 với các số đã học (điền dấu >, <, = vào chỗ chấm)
- Chú ý: Khuyến khích HS tự nêu yêu cầu của từng bài; tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
3.Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: 
+ Luyện viết số 0
+ Chuẩn bị bài 21: Số 10
- HS đếm được các số từ 1 đến 9 và đếm ngược lại: cá nhân, nhóm
- HS nhắc lại
- Thực hiên theo GV
- Còn không que tính
+ Ba con cá
+ Hai con cá
+ Một con cá
+ Không còn con cá nào
- HS đọc: không
+ không, một, hai, ba, bốn, , chín.
( 3 nhóm đối tượng)
+ ít hơn
- HS đọc: 0 bé hơn 1
- HS viết 1 dòng số 0 ( 3 nhóm đối tượng)
+Viết vào bảng
+Viết vào vở
- HS làm bài: Viết số thích hợp vào ô trống
3
2
6
9
_ Đọc kết quả theo từng hàng
* Làm dòng 3
- Xác định số liền trước của các số đã cho rồi viết vào ô trống
* Làm cột 1, 2
 0 1 0 5
 2 0 8 0
 0 4 9 0
- Viết bảng con
Tiết 5 TN&XH 
 Vệ sinh thân thể
I. MỤC TIÊU
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể ( HS HTT nêu được cảm gi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.doc