Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Vương Thuý Kiều

Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Vương Thuý Kiều

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa).

 - Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l).

2. Kỹ năng:

- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.

- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. Đồ dùng – Chuẩn bị :

- GV: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc bình nước.

 - HS: Sách, vở toán, thước kẻ.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

docx 48 trang huongadn91 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Vương Thuý Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc	 Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
ÔN TẬP TIẾT 1
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa của các bài tập đọc đă học.
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
- Chủ yếu là kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đóhọc trong 8 tuần đầu lớp 2 (phát âm, tốc độ đọc tối thiếu 45, 50 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu).
3. Thái độ: 
 	- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng – Chuẩn bị: 
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: Đổi giày và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện.
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
12’
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và TL CH về nội dung bài vừa đọc.
- Nhận xét HS 
- Cho HS luyện đọc bài Ngày hôm qua đâu rồi
- HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và NX
- HS đọc 
12’
Đọc thuộc lòng bảng chữ cái:
- Gọi một vài HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Đọc tiếp nối nhau kiểu “ truyền điện”
Đố nhau: Một HS viết chữ cái lên bảng con, một HS đọc tên chữ cái ấy, hoặc ngược lại một HS đọc chữ cái, một HS viết chữ cái ấy.
- Gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bộ bảng chữ cái.
- Cá nhân, ĐT
- Đọc bảng chữ cái, cả lớp theo dõi 
- HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng 
- Mỗi HS đọc 2 chữ cái 
- Mỗi cặp HS đọc viết 3 chữ cái sau đó đổi lại.
- Đọc bảng chữ cái.
5’
Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm.
- Gọi từng nhóm đọc nội dung từng cột trong bảng từ sau khi đó làm bài xong.
- Tuyên dương nhóm tốt.
- Đọc yêu cầu.
- 4 nhóm tìm các từ 
- Đại diện nhóm chữa bài, nhóm khác NX
5’
3. Củng cố, dặn dò: 
- Các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối được gọi chung là từ gì?
- Từ chỉ tên riêng của người và sự vật khi viết phải viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Là từ chỉ sự vật.
- Phải viết hoa.
- HS nghe
Môn: Tập đọc	 Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
ÔN TẬP TIẾT 2
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?
2. Kĩ năng: 
 - Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát bài Mít làm thơ.
 	- Biết sắp xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái.
3. Thái độ: 
 	- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng – Chuẩn bị: 
- GV: Phiếu ghi các bài tập đọc.
- HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
8’
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
* Kiểm tra tập đọc :
- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. 
- Nhận xét trực tiếp từng học sinh.
 - Cho HS luyện dọc bài tập đọc Mít làm thơ
- Lần lượt từng HS lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS luyện đọc theo yêu cầu 
14’
Ôn luyện đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc câu mẫu
- 1, 2 HS khá giỏi nhìn bảng đặt câu tương tự câu mẫu. 
- HS tự làm bài (nhẩm đặt câu hoặc viết nhanh trên giấy nháp).
- HS nối tiếp nhau nói câu các em đặt. GV nhận xét 
- GV nêu yêu cầu của bài: Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đó học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu HS mở Mục lục sách, tìm tuần 7, 8 (chủ điểm Thầy cô), ghi lại tên riêng các nhân vật trong các bài tập đọc.
- Đọc yêu cầu.
- HS đặt câu.
- HS làm bài.
- HS nêu câu vừa đặt, nhận xét câu của bạn.
- HS lắng nghe yêu cầu 
- HS thực hiện 
12’
Ôn luyện về xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái
- Gọi 1 HS đọc tên các bài tập đọc (kèm số trang) trong tuần 7 (Người thầy cũ, tr56; Thời khoỏ biểu, tr 58; Cô giáo lớp em, tr 60) và những tên riêng gặp trong các bài tập đọc đó. 
GV ghi lên bảng các tên riêng: Dũng, Khánh (Người thầy cũ).
- Gọi 1 HS đọc tên các bài tập đọc (kèm số trang) trong tuần 8 (Người mẹ hiền, tr 63; Bàn tay dịu dàng, tr 66; Đổi giày, tr 68) và những tên riêng gặp trong các bài tập đọc đó . GV ghi lên bảng các tên riêng: Minh, Nam (Người mẹ hiền), An (Bàn tay dịu dàng).
- Chia lớp thành 2 nhóm thi xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
- GV cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng, công bố nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đáp án.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS thi xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.(An, Dũng, Khánh, Minh, Nam)
- HSLN.
- Đọc đồng thanh.
3’
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bảng chữ cái. 
- HS nghe
Môn: Toán	 Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
LÍT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 	- Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa).
 	- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l).
2. Kỹ năng:
- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.
- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
3. Thái độ: 
 	- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng – Chuẩn bị : 
- GV: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc bình nước.
 - HS: Sách, vở toán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1. Bài cũ:
- Đặt tính rồi tính 
- Nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện yêu cầu.
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- Lắng nghe
- HS ghi vở 
b) Dạy bài mới:
7’
Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa)
- Lấy 2 cốc thuỷ tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước (nước có màu) rót đầy hai cốc đó 
+ Cốc nào chứa được nhiều nước hơn?
+ Cốc chứa được ít nước hơn? 
- HS quan sát.
- Cốc to.
- Cốc bé.
Giới thiệu ca 1lít (hoặc chai 1lít). Đơn vị lít 
- Yêu cầu HS quan sát 1ca nước và 1can nước và nhận xét về mức nước.
- Đây là ca 1lít (hoặc chai 1lít). 
Rót nước cho đầy ca (chai) này, ta được 1lít nước.
- Để đo sức chứa của một cái ca, cái chai, cái thùng ... ta dùng đơn vị đo là lít. Lít viết tắt là l.
- Gọi HS đọc.
- Đưa ra 1cái ca (đựng được 1lít) đổ nước vào ca hỏi ca chứa được mấy lít nước?
 - Đưa ra 1 cái can có vạch chia. Rót nước vào can theo từng vạch và yêu cầu HS đọc mức nước có trong can
- Can đựng được nhiều nước hơn ca, ca đựmg được ít nước hơn can.
- HS quan sát và nhắc lại.
- Lít viết tắt là l đọc là lít.
- Ca chứa được 1l nước
- 1l, 2l, 3l, 4l ,5l.
Luyện tập:
5’
Bài 1: Đọc viết theo mẫu:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm.
- GV chốt
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào SGK
- HS đọc chữa bài, cả lớp đổi vở chữa.
6’
Bài 2: Tính theo mẫu 9l + 8l = 17l
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài
- Quan sát mẫu : 9l + 8l = 17l 
- Muốn thực hiện 9l + 8l = 17l ta làm thế nào? 
- GV chốt
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài
- HS chữa bài
- Đây là các số đo dung tích có đơn vị là lít.
- Vì 9 cộng 8 bằng 17.
- Ta lấy 9 + 8 = 17, rồi viết l vào sau số 17.
5’
Bài 3: Viết theo mẫu : 18l – 5l = 13l
- Yêu cầu HS quan sát tranh 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài. 
Gọi HS đọc chữa bài.
- Vì sao con lấy 18l - 5l
- GV chốt 
- HS quan sát
- HS đọc đề bài
- HS làm bài
- HS chữa bài
- HS TL
6’
Bài 4: 
Lần đầu : 12l
Lần sau : 15l
Cả hai lần : ... l?
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Muốn tính tổng của hai số ta làm thế nào? 
- HS đọc đề bài
- HS làm bài
- Nhận xét bài làm
- Tìm tổng của hai số.
- HS nêu
2’
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc các số đo: 5l,7l
- Nhận xét giờ học.
- HS làm theo yêu cầu.
- HS lắng nghe
Môn: Toán	 Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	- Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích.
2. Kĩ năng : 
 	- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
3. Thái độ : 
- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng: 
	- GV: SGK, máy tính.
	- HS: SGK, vở toán.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1. Bài cũ:
- Ôn lại nôi dung bài
- Nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện yêu cầu.
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
MT: Giúp HS thực hiện tính và giải các bài tập có lời văn thành thạo.
7’
Bài 1: Tính.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm
 - YC HS nêu cách tính của phép tính.
- GV chốt
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- HS nhận xét
- 2 HS nêu cách làm.
6’
Bài 2: Số?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
- GV chốt
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- Đổi sách chữa bài
8’
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Ai có lời giải khác?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc chữa 
- HS TL
- Bài toán về ít hơn
6’
Bài 4: Thực hành đổ 1l nước từ chai 1l sang các cốc như nhau
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thực hành.
- GV cho HS thực hành theo nhóm 4
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt. 
- HS đọc đề bài
- HS thực hành
-Nhận xét
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- 1l có thể rót được mấy cốc bằng nhau?
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời.
- HS nghe
Môn: Đạo đức Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	- Như thế nào là chăm chỉ học tập. 
 	- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì. 
2. Kĩ năng : 
- HS thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường.
3. Thái độ : 
- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. 
II. Đồ dùng:
 	- GV: Vở BT Đạo đức.
 	- HS: Vở bài tập Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
Bài: Chăm làm việc nhà
 GV nêu câu hỏi, gọi 2 HS trả lời
- Tại sao cần phải Chăm làm việc nhà?
- Nêu ghi nhớ của bài Chăm làm việc nhà
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 học sinh trả lời.
- HS lắng nghe
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS lắng nghe.
b) Dạy bài mới:
9’
Hoạt động 1:
Xử lí tình huống
- GV nêu tình huống yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai. 
+ Tình huống:
Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thơ bạn đến rủ đi chơi (đá bóng, đá cầu, chơi ô ăn quan...). Bạn Hà phải làm gì khi đó?
- GV gọi một số cặp HS lên trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
- HS nghe tình huống.
- Từng cặp HS thảo luận, phân vai cho nhau.
- HS diễn vai
- HS nhận xét
- HS nghe và ghi nhớ.
9’
Hoạt động 2:
Thảo luận nhóm
- GV Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung trong phiếu thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại các ý đúng.
- Hãy nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập?
- Kết luận: Chăm chỉ học tập giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô, bạn bè yêu mến, bố mẹ hài lòng, thực hiện tốt quyền được học tập.
- HS thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, lớp Nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại kết luận.
9’
Hoạt động 3:
Tự liên hệ bản thân 
- GV yêu cầu HS tự liên hệ về việc học tập của mình.
- Em đó chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cô thể.
- Kết quả đạt được ra sao?
- HS trao đổi theo cặp
- Một số HS tự liên hệ trước lớp.
- GV tổng kết khen ngợi những HS đó chăm chỉ học tập, nhắc nhở một số em chưa chăm.
- HS làm việc 
- HS tự kể, lớp nghe, bổ sung và nhận xét.
- HS trả lời. 
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
- Nhận xét tiết học
- HSTL
- HS lắng nghe
Môn: Kể chuyện	Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
ÔN TẬP TIẾT 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trả lời được câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
2. Kĩ năng : 
	- Luyện đọc đúng bài Cái trống trường em.
3. Thái độ : 
	- Rèn ý thức tự ý, tích cực, chủ động trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK.
 	- HS: SGK, vở ô li, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài 
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
12’
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
Kiểm tra tập đọc :
- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc 
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
- Cho HS luyện đọc bài tập đọc Cái trống trường em
- HS lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- HSLN.
- HS luyện đọc theo yêu cầu
20’
Rèn kĩ năng chính tả:
Ghi nhớ nội dung 
- Gọi HS đọc bài Cân voi 
- Đoạn văn kể về ai?
- Lương Thế Vinh đó làm gì? 
- HS đọc đoạn văn.
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để cân voi
Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những từ nào được viết hoa? 
- Vì sao phải viết hoa?
- 4 câu.
- HS kể
- HSTL
Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi HS tìm từ khó viết 
- Gọi HS nhận xét.
- HS lên bảng viết.
- HS nghe GV đọc viết bài.
- HS nhận xét
Viết chính tả
- GV đọc cho HS nội dung bài viết
- HS viết bài
Soát lỗi
- GV lấy 2-3 bài nhận xét
- HS lắng nghe
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị tiết 4
- HS lắng nghe.
Môn: Tập đọc Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
ÔN TẬP TIẾT 5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trả lời được câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
2. Kĩ năng : 
 - Luyện đọc bài Mua kính .
3. Thái độ : 
	- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.	
II. Đồ dùng:
 	- GV: Tranh minh hoạ SGK.
 	- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS ổn định để vào tiết học
- HS thực hiện yêu cầu
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
15’
Ôn luyện tập đọc và kiểm tra tập đọc 
- HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
- Cho HS luyện đọc bài tập đọc Mua kính.
- GV nhận xét
- Lần lượt từng HS lên bảng gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS luyện đọc theo yêu cầu
- Lắng nghe.
17’
Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh.
- GV nêu yêu cầu của bài : Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi 
- Treo 4 bức tranh có ghi gợi ý 
 - Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì? 
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. GV nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh các câu trả lời.
- Nếu còn thời gian, cho HS kể thành một câu chuyện 
- HS khá, giỏi kể làm mẫu. Sau đó, các HS khác kể.
 HS tập kể trong nhóm; sau đó các nhóm thi kể chuyện.
- Phải quan sát kĩ từng bức tranh trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ, trả lời từng câu hỏi.
- HS tập trả lời câu hỏi theo tranh.
- HS thực hiện yêu cầu.
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài tập đọc học thuộc lòng.
- HS nghe
Môn: Chính tả Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
ÔN TẬP TIẾT 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật. 
- Ôn luyện về đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối.
2. Kĩ năng : 
- Luyện đọc đúng Danh sách HS tổ 1, lớp 2A (T3).
3. Thái độ : 
 	- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng: 
 	- GV: Phiếu ghi các bài tập đọc.
	- HS: SGK, vở ô li, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát một bài
- HS hát
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi bảng
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
10’
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
Kiểm tra tập đọc :
- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc 
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
- 5, 6 HS nêu lần lượt từng HS lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HSLN
10’
Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của con người và vật:
Tìm những từ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài Làm việc thật làm vui
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
Từ ngữ chỉ vật, chỉ người
 Từ ngữ chỉ hoạt động
- đồng hồ 
- gà hú
- chim
- cành đào
- bộ
báo phút, báo giờ
gáy vang ò ... ó...o
kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín
bắt sâu, bảo vệ mựa màng
nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ
đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ
- Nhận xét bài làm.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài, HS lờn bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng, đối chiếu với bài làm của mình.
10’
Ôn tập về đặt câu kể về một con vật, đồ vật, cây cối
 Dựa theo cách viết trong bài văn trên, hóy đặt câu nói về:
a, Một con vật.
b, Một đồ vật.
c, Một loài cây hoặc một loài hoa.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lần lượt đọc bài làm của mình.
- Cho HS luyện đọc Danh sách HS tổ 1, lớp 2A (T3)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS đọc câu vừa đặt, lớp nhận xét câu của bạn.
- HS luyện đọc.
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị tiết 4.
- HS nghe
Môn: Toán Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phép cộng các số đo với đơn vị là ki-lô-gam hoặc lít. 
- Làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
2. Kĩ năng : 
 	- Kĩ năng tính cộng (nhẩm và viết), kể cả cộng các số đo với đơn vị là kilôgam hoặc lít.
 	- Giải bài toán tìm tổng của hai số. 
3. Thái độ : 
 	- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK Tranh bài tập 2.
- HS: Vở ô li, SGK, đồ dùng học tập.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1. Bài cũ:
- Tính kết quả : GVđưa ra các phép tính
- Nêu cách tính.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện 
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở.
b) Dạy bài mới:
MT: Giúp HS thực hiện tính và giải các bài toán thành thạo
6’
Bài 1: Tính.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách tính 27+ 8; 44+ 9
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HSLN.
- Đổi cách, chữa bài.
6’
Bài 2: Số ?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
- Nêu cách làm
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm
- HSLN
- HS nêu
7’
Bài 3:
Số hạng
34
45
63
17
44
Số hạng
17
48
29
46
36
Tổng
51
93
92
63
80
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tính tổng của hai số ta làm thế nào?
- HS đọc đề bài
- HS làm bài.
- Đổi vở kiểm 
tra
- Lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
8’
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Lần đầu bán : 45kg gạo
Lần sau bán : 38kg gạo
Cả hai lần bán : ... kg gạo ?
 Bài giải
Cả hai lần bán được số kilôgam gạo là: 
 45 + 38 = 83 (kg)
 Đáp số: 83 kg gạo 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Dựa vào tóm tắt đặt đề toán
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV chốt
- HS đọc đề bài
- HS đặt đề toán.
- HS làm bài
- Nhận xét Đ/S
- Bài toán về tìm tổng của hai số.
5’
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Túi gạo cân nặng mấy kilôgam ?
A. 1kg B. 2kg 
C. 3kg D.4kg
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài
- Vì sao em lại khoanh vào chữ C?
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài
- HS đọc chữa bài.
- 2 HS trả lời.
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe
Môn: Chính tả Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
 ÔN TẬP TIẾT 7
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Nắm được nội dung các bài tập đọc đã học.
- Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, sử dụng dấu phẩy và dấu chấm.
 2. Kĩ năng : 
- Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Ôn luyện cách sử dông dấu chấm, dấu phẩy.
 3. Thái độ : 
- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng: 
- GV: Phiếu ghi 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
- HS: Vở ô li, SGK, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1. Ổn định tổ chức:
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
- HS hát.
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
9’
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
- Cho HS luyện đọc bài tập đọc Đổi giày
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
- HS đọc.
13’
Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Yêu cầu HS mở SGK tr 73 và đọc yêu cầu BT 3.
- HS suy nghĩ, ghi nhanh ra giấy nháp câu cảm ơn và xin lỗi 
- HS nêu các câu tìm được. Cả lớp nhận xét, GV ghi lại các câu hay lên bảng.
- Đọc yêu cầu BT3.
- HS làm bài.
- HS đọc câu, lớp theo dõi và nhận xét.
11’
Ôn luyện cách sử dông dấu chấm, dấu phẩy 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Sau đó nêu cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và thảo luận đúng, sai.
- HS đọc lại truyện vui sau khi đó điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
 Nằm mơ 
... Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đó gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không, hở mẹ?
... Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
- Đọc theo yêu cầu.
- Sửa bài.
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn các bài học thuộc lòng.
- HSLN
Môn: Thủ công Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
 GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	 - HS nắm được các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
2. Kĩ năng : 
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
3. Thái độ : 
 	- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Đồ dùng: 
- GV: Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, bài gấp mẫu.
- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ.	
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu và dông cô làm sản phẩm của HS.
- HS thực hiện yêu cầu
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
3’
Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu thuyền phẳng đáy có mui và định hướng quan sát, gợi ý đề HS nhận xét:
- Vật liệu làm thuyền bằng gì? 
- Thuyền phẳng đáy có mui gồm có mấy phần?
- Nêu sự giống và khác nhau giữa thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui?
- HS quan sát mẫu thuyền.
- HS trả lời.
- HS nêu
10’
Hướng dẫn mẫu:
Mục tiêu: HS gấp thành thạo thuyền
a, Bước 1: Gấp tạo mui thuyền
b, Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều.
c, Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền 
d, Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật lên bàn. Gập 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 - 3 ô như h1 sẽ được h2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng.
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp h2 được h3
- Gấp đôi mặt trước của h3 được h4. Lật h4 ra mặt sau gấp đôi như mặt trước được h5. 
- Gấp theo đường dấu gấp của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6. Tương tự, gấp theo đường dấu gấp H6 được H7.
- Lật H7 ra mặt sau, gấp hai lần giống như H5, H6 được H8.
- Gấp theo dấu gấp của h8 được h9. Lật mặt sau của h9 gấp giống như mặt trước được h10.
- Lách hai ngón tay cái vào trong hai mộp giấy, các ngón tay còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền. Miết dọc theo hai cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui.
- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như h12 được thuyền phẳng đáy có mui.
- HS theo dõi thao tác mẫu của GV.
20’
HS thực hành
MT: Giúp HS gấp thành thạo thuyền
- Yêu cầu HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
- HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui 
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dông cô tiết sau tiếp tục gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
Môn: Tự nhiên xã hội Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể.
- Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống.
- Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
2. Kĩ năng : 
- Biết phòng tránh bệnh giun.
3. Thái độ : 
- Có ý thức ăn uống sạch sẽ để phòng bệnh giun.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK.
- HS: Vở BT TNXH, vở ô li, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- Ăn uống sạch sẽ có lợi gì? cho cơ thể?
- Ăn uống mất vệ sinh có hại như thế nào cho cơ thể?
- Nhận xét, đánh giá.
2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
- HS ghi vở
b) Dạy bài mới:
9’
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp về bệnh giun 
 Mục tiêu: Nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun.
+ HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể người.
+ Nêu được tác hại của bệnh giun.
? Các em đó bao giờ bị đau bông hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa 
- Giảng: Nếu bạn nào trong lớp dó bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đó bị nhiễm giun.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người ?
+ Giun ăn gì? mà sống được trong cơ thể người ? 
? Nêu tác hại do giun gây ra 
- Gọi một số HS trả lời.
* Kết luận: Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật ... dẫn đến chết người.
- HS trả lời.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS trả lời, lớp Nhận xét bổ sung.
- 2 HS nhắc lại kết luận.
9’
Hoạt động 2: 
Nguyên nhân lây nhiễm giun
 Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể..
- Yêu cầu các nhóm 2 quan sát hình SGK và thảo luận các câu hỏi sau :
+ Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào?
+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào ? 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV tóm tắt ý chính.
- HS làm theo YC
- Các nhóm cử đại diện trình bày, NX.
9’
Hoạt động 3: 
Làm thế nào để đề phòng bệnh giun.
 Mục tiêu: Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun. Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc dép, ăn chín, uống nước đó đun sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
- Gọi HS trả lời.
- GV tóm tắt ý chính.
- Gọi HS nhắc lại.
- Tại sao phải đề phòng bệnh giun?
- Bệnh giun gây ra tác hại như thế nào? 
- HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS trả lời.
3’
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập.
- HS nghe
Môn: Toán Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 
Tiết : 
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. 
	- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (ở đây biểu thị cho một số chưa biết).
2. Kĩ năng : 
	- Rèn kĩ năng tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
	- Giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ : 
- Rèn ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng :
	- GV: SGK Toán, máy tính.
	- HS: Vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1. Bài cũ:
- HS hát
- Nhận xét bài KT định kì.
- HS hát
- HS lắng nghe nhận xét.
2. Bài mới:
2’
a)Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
- HS ghi vở
b)Dạy bài mới:
10’
Hướng dẫn cách tìm một số hạng trong một tổng
MT: Giúp HS biết cách tìm một số hạng trong một tổng.
- Chiếu: Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông? 
- 4 cộng 6 bằng mấy?
- 6 bằng mấy trừ mấy ?
- 6 là số ô vuông của phần nào ?
- 4 là số ô vuông của phần nào?
- Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất. 
- Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận : Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được số ô vuông của phần thứ hai.
- Slide: Có tất cả ô vuông chia làm 2 phần. Phần thứ hai có 4 ô vuông, phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. Ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_vuong_thuy_kieu.docx