Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường (1 Tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường (1 Tiết) - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau.

- Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học.

- Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.

II. Chuẩn bị

- Sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng) từ nhiều chất liệu khác nhau.

- Giấy, bút chì, đất nặn, màu sáp, màu dạ, màu nước, vật liệu tái sử dụng.

* Chuẩn bị dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy, giấy màu, đất nặn, tẩy, màu các loại .

III. Tiến trình dạy – học

 

docx 3 trang Huy Toàn 23/06/2023 1910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 1: Mĩ thuật trong nhà trường (1 Tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../....../2020
CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Thời lượng: 1 tiết)
Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh sẽ:
Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau.
Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo trong môn học.
Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dùng học tập.
Chuẩn bị
Sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng) từ nhiều chất liệu khác nhau.
Giấy, bút chì, đất nặn, màu sáp, màu dạ, màu nước, vật liệu tái sử dụng...
* Chuẩn bị dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy, giấy màu, đất nặn, tẩy, màu các loại .
Tiến trình dạy – học
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: Cho học sinh tham gia trò chơi “Em là họa sĩ”. Giáo viên triển khai trò chơi (Giáo viên bật nhạc và cho học sinh thể hiện một hình vẽ đơn giản vào bảng con. Hết nhạc học sinh sẽ đưa bảng con tác phẩm của mình lên cho cả lớp quan sát. Không đánh giá.)
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
- Học sinh tham gia trò chơi.
1. Hoạt động 1: Sản phẩm mĩ thuật
* Mĩ thuật tạo hình
- Giáo viên giới thiệu mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng khi cho học sinh quan sát sgk trang 6 và gợi ý cho học sinh:
+ Sản phẩm thể hiện hình ảnh gì? (Có thể hỏi cụ thể từng hình ảnh. Vd: bức tranh “Em học vẽ vẽ hình gì?...)
+ Sản phẩm được làm như thế nào? (nặn, vẽ 
+ Sử dụng chất liệu gì để tạo nên được sản phẩm? (đất nặn, màu )
* Mĩ thuật ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 7 để tìm hiểu về sản phẩm mĩ thuật ứng dụng:
+ Các sản phẩm được tạo bằng gì?
+ Màu sắc của sản phẩm?
- Giáo viên giải thích thông qua sản phẩm mình họa: Sản phẩm mĩ thuật tạo hình là sản phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc thể hiện lại sự vật, thiên nhiên, con người Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng là sản phẩm cũng được thể hiện bằng đường nét, màu sắc nhưng có thể ứng dụng vào cuộc sống như trang trí nhà cửa, góc học tập 
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Mĩ thuật do ai tạo nên
- Giáo viên cho học sinh quan sát sgk trang 8 - 9 và đặt câu hỏi:
+ Những ai có thể sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật?
+ Lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật?
- Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai làm họa sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc để học sinh hiểu nhân vât đó sáng tạo ra sản phẩm mĩ thuật như thế nào.
- Giáo viên kết luận:
Mĩ thuật dành cho mọi người, mọi lứa tuổi.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh tham gia đóng vai.
- Học sinh lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Đồ dùng trong môn học
- Giáo viên chuẩn bị dụng cụ cho học sinh và yêu cầu các nhó thảo luận:
+ Nhóm em có những dụng cụ gì?
+ Dụng cụ đó được sử dụng như thế nào?
+ Em thường hay sử dụng dụng cụ học tập nào để tạo ra sản phẩm?
- Giáo viên mời đại diện học sinh phát biểu theo nhóm.
- Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện theo cá nhân một sản phẩm từ những đồ dùng học tập đã chuẩn bị sẵn.
- Có thể cho học sinh giới thiệu về sản phẩm của mình. ( nếu còn thời gian) hoặc giáo viên nhận xét riêng học sinh trong quá trình học sinh thực hiện và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện nếu sản phẩm chưa xong.
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn dụng cụ học tập và không viết vẽ bậy thông qua trò chơi “Em giỏi” để giáo dục học sinh cất đồ đúng nơi quy định và dọn dẹp sạch sẽ nơi học tập của mình. (Giáo viên cho từng nhóm cngf cất đồ dùng học tập và dọn dẹp rác nơi bàn của mình).
- Giáo viên dặn dò chuẩn bị cho chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu.
- Học sinh thảo luận kể tên dụng cụ và cách sử dụng của chúng.
- Học sinh phát biểu theo nhóm.
- Học sinh giới thiệu sản phẩm (nếu còn thời gian).
- Học sinh tham gia trò chơi.
HÌNH THAM KHẢO CỦA CHỦ ĐỀ 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_chu_de_1_mi_thuat_trong_nha_truong_1_tiet.docx