Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hát đúng cao độ, trường độ bài Chú ếch con. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.

- Nghe và kể lại câu chuyện Bài hát về chú voi con theo hình ảnh minh hoạ.

- Chơi song loan, trống nhỏ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Chú ếch con.

- Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, thông qua hoạt động Vận dụng-Sáng tạo. Tìm được những từ ẩn nấp trong ô chữ.

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- Đàn phím điện tử

- Kể diễn cảm câu chuyện Bài hát về chú voi con

- Video clip, file âm thanh của một số loài vật (Animal Sounds for children/Animal sounds for kids); bản nhạc (không lời) bài Chú voi con ở Bản Đôn.

- Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.

2. Chuẩn bị của học sinh.

 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

docx 4 trang Huy Toàn 23/06/2023 4690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2, Tuần 33 - Năm học 2022-2023 - Hoàng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ tư ngày 03 tháng 05 năm 2023
ÂM NHẠC: TIẾT 33
 NHẠC CỤ
 THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: CCAN: BH VỀ CHÚ VOI CON
 VẬN DỤNG SÁNG TẠO: TNT TỪ ẨN NẤP TRONG Ô CHỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Chú ếch con. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. 
- Nghe và kể lại câu chuyện Bài hát về chú voi con theo hình ảnh minh hoạ. 
- Chơi song loan, trống nhỏ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Chú ếch con. 
- Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, thông qua hoạt động Vận dụng-Sáng tạo. Tìm được những từ ẩn nấp trong ô chữ.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên. 
- Đàn phím điện tử
- Kể diễn cảm câu chuyện Bài hát về chú voi con
- Video clip, file âm thanh của một số loài vật (Animal Sounds for children/Animal sounds for kids); bản nhạc (không lời) bài Chú voi con ở Bản Đôn. 
- Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.
2. Chuẩn bị của học sinh. 
 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của hs
1. HĐ Khởi động ( 3’)
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo bài hát: Tình bạn.
2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)
a. Nội dung 1: Nhạc cụ: 
 * Luyện tập tiết tấu:
- Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ: 
 + Gv: Chơi tiết tấu làm mẫu HS quan sát lắng nghe. Sau đó, giáo viên hướng dẫn HS chơi tiết tấu tiết, vừa gõ nhạc cụ vừa đếm (1-2-3, 4-5-6-7-8)
 1 2 3 4 5 6 7 8 - 
 Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn 
 + Gv: Hướng dẫn tổ, nhóm, cá nhân luyện tập. Gv sửa sai cho HS ( nếu có)
- Luyện tập tiết tấu bằng động tác tay chân: Gv chơi tiết tấu làm mẫu Hs quan sát, lắng nghe. Sau đó Gv cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu.
* Ứng dụng đệm cho bài hát: Chú ếch con
- Đệm cho bài hát bằng nhạc cụ, động tác tay chân
 + Gv: Làm mẫu vừa gõ đệm vừa hát, HS quan sát, lắng nghe. 
 + Gv: Cho HS vừa gõ đệm, vừa hát. GV có thể phân công nhóm A gõ đệm, nhóm B hát, sau đó đổi ngược lại.
 + Gv: Hướng dẫn tổ nhóm, cá nhân luyện tập. GV sửa sai cho HS (nếu có)
- Đệm cho bài hát bằng động tác tay, chân (thực hiện tương tự các bước như trên)
- Gv: Nhận xét tuyên dương.
b. Nội dung 2: Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con (15 phút)
- Giáo viên kể (hoặc đọc) câu chuyện. Hết mỗi đoạn, Gv cho học sinh nghe một nét nhạc (không lời) của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
- Sau khi học sinh nghe trọn vẹn câu chuyện, Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: Vì sao chú voi con được các em thiếu nhi yêu mến? Ai là tác giả bài hát Chú voi con ở Bản Đôn?
- Giáo viên hướng dẫn Hs kể lại từng phần câu chuyện theo hình ảnh minh họa.
- Gv: Cho HS nghe bài hát Chú voi con ở Bản Đôn kết hợp vận động (nếu còn thời gian)
- Gv: Nhận xét tuyên dương
c. Nội dung 3: Vận dụng – Sáng tạo: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ.
- Gv: Hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi; tự tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ (SGK ). Lấy chì đánh dấu vào từ tìm được, không khoanh bằng bút mực).
- Gv: Hỏi HS tìm từ ẩn nấp, yêu cầu HS chỉ ra từ đó nằm ở cột nào, hàng nào?
- Gv: Gọi 1 số cặp lên trình bày kết quả.
- Gv: Nhận xét nhóm trình bày và đưa ra kết quả đúng là những từ: Chú ếch, cá rô, voi con
- Gv: Nhận xét tuyên dương
3: Hoạt động luyện tập
- Hỏi? Các em còn có các động tác vận động phụ họa cho bài hát không?
- Cho cả lớp múa lại bài 1 vài lần
- Gv: Nhận xét
- Gọi 1 nhóm hát, 1 nhóm vận động phụ họa rồi đổi bên.
- Gv: Nhận xét
- Gọi 1 em thực hiện
- Gv: Nhận xét
4. HĐ Ứng dụng ( 2’)
- Gv : Chốt lại yêu cầu của chủ đề bài học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động.
- Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
- Thực hiện
- Quan sát và luyện tập theo tiết tấu 
- Luyện tập
- Thực hiện 
- Lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe
- Trả lời
- HS kể chuyện
- Đứng tại chỗ vận động
- HS quan sát và thực hiện
- Trả lời
- Chú ý quan sát
- HS nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Trả lời
- Cả lớp múa
- Nhóm thực hiện
- Lắng nghe
- 1 em thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Điều chỉnh: 
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_am_nhac_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2022_2023_hoang_an.docx