Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 1 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 1 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện được phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.

- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả, thành phần trong phép cộng, phép trừ.

- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-).

- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.

- Ôn tập nhận dạng hình tam giác.

2. Năng lực

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

 

docx 87 trang Huy Toàn 23/06/2023 4893
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 1 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI: PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
 (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. 
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể. 
- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả, thành phần trong phép cộng, phép trừ.
- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-). 
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh. 
- Ôn tập nhận dạng hình tam giác. 
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tính nhẩm: cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục. 
- Thực hiện các phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100). 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -). 
- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. 
- Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; xem lịch, xem đồng hồ).
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ cho bài Vui học
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học 
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe
- GV sửa bài, khuyến khích HS nhìn vào phép tính nêu cách cộng/ trừ nhẩm (qua 10 trong phạm vi 20).
- GV mở rộng: Giúp HS nhận biết cách xác định các phép tính có nhớ, dựa vào dấu hiệu (cộng, trừ qua 10 và vẫn còn phải cộng, trừ tiếp) 
Nhiệm vụ 2: Hoạt độngnhóm bốn, hoàn thành BT2
- GV cho HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài:
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn
- GV sửa bài, gọi HS lên bảng trình bày và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày đúng 
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV cho HS quan sát mẫu, tìm hiểu và nhận biết cách thực hiện
- GV yêu cầu HS làm cá nhân điền số thích hợp và dấu ? 
- GV sửa bài, gọi HS trình bày và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4
- GV cho HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu, cách thực hiện
- GV yêu cầu HS làm cá nhân thực hiện bài toán. Nên thực hiện phép tính trước, khi có kết quả sẽ tìm túi.
Ví dụ: 50 - 2 – 30 = 18
18 ở vị trí bên trái của 20 nên là túi màu vàng
- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất
* Vui học
- GV cho HS thảo luận để xác định yêu cầu
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện giải bài toán
- GV sửa bài, gọi HS trình bày lời giải, khuyến khích HS giải thích cách làm
Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5
- GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài và nhận biết các yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát hình: đọc ngày, tháng; đọc giờ và nói kết quả cho bạn nghe.
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả 
- Sau khi sửa bài, GV khuyến khích HS đọc ngày, tháng trên tờ lịch của ngày hôm nay
* Đất nước em 
GV giúp HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi trên bản đồ (SGK trang 30)
- HS cả lớp tham gia
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- HS hệ thống lại cách cộng trừ qua 10 trong phạm vi 20
+ Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại:
9 + 7 = 9 + 1 + 6
6 + 5 = 6 + 4 + 1
4 + 8 = 4 + 6 + 2
Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại:
12 – 6 = 12 – 2 – 4
11 – 7 = 11 – 1 – 6
Cách cộng, trừ nhẩm các số tròn chục (coi chục là đơn vị đếm)
- HS lắng nghe
- HS nhận biết:
a) Chưa thực hienj phép tính, xác định các phép tính có nhớ
b) Đặt tính rồi tính vào bảng con
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS nhận biết: vận dụng sơ đồ tách – gộp để tìm thành phần của phép cộng, phép trừ
- HS làm bài cá nhân
- HS trình bày và giải thích
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu, nhận biết: xác định số trên mỗi cái túi (dựa vào tia số), mỗi bạn nhỏ cầm một bài toán, kết quả của bài toán chính là số trên túi
- HS thực hiện cá nhân, tìm túi cho các bạn nhỏ còn lại
- HS đọc kết quả
- HS lắng nghe
- HS thảo luận xác định yêu cầu: đo, tính, so sánh. 
+ Xác định cái đã cho (bằng cách đo rồi tính đoạn đường đi của từng bạn sên) và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán
- HS làm bài cá nhân
- HS trình bày bài giải:
a) Quãng đường Sên Xanh đi dải 10 cm.
Sên Đỏ đi được 14 cm (vi Sên Đỏ đi được hai quãng đường dài 8 cm và 6 cm, HS có thể đo nối tiếp hai đoạn đường, cũng có thể đo từng đoạn rồi cộng). 
b) Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi là:
 14 - 10 = 4 (cm) 
Đáp số: 4 cm.
Hoặc: 14 - 10 = 4
Trả lời: Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi 4 cm.
- HS nhận biết yêu cầu: xem lịch, xem đồng hồ
- HS quan sát và đọc
- HS đọc kết quả:
a) Tàu lửa khởi hành tại ga Sài Gòn lúc 8 giờ tối thứ sáu ngày 31
b) Tàu lửa đến ga Quảng Ngãi lúc 12 giờ trưa thứ bảy ngày 1 
- HS lắng nghe và đọc ngày, tháng trên tờ lịch của ngày hôm nay
- HS quan sát bản đồ SGK trang 30, xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI: THU THẬP, PHÂN LOẠI, KIỂM ĐIỂM
 (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thu thập được dữ liệu, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống quen thuộc
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Nam châm lá dán vòa mỗi hình HS chọn
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Mỗi HS chọn một hình mà mình yêu thích trong ba hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác (bộ đồ dùng học tập).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa bài “Em yêu trường em”
B.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS có thể thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê
Cách tiến hành:
Bước 1: Thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê
* Thu thập
- GV yêu cầu mỗi HS cầm trên tay hình mà mình đã chọn (trong ba hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác), lần lượt gắn các hình đã chọn lên bảng lớp
* Phân loại
- GV giới thiệu: Các hình lớp mình đã thu thập theo hình dạng, được phân thành 3 loại: hình vuông, hình tròn, hình tam giác
* Kiểm đếm
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận nhận biết nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS đếm và viết vào bảng con
- GV gọi HS thông báo kết quả đếm
- GV hệ thống lại các việc:
- Tìm hiểu về các hình mà các em yêu thích, ta thu thập được như trên. 
- Với các hình đã thu thập, ta có thể phân thành ba loại (theo hình dạng). 
- Ta đã kiểm đếm số hình mỗi loại.
Bước 2: Thực hành
Bài 1: Thu thập, phân loại, kiểm đếm các dụng cụ thể thao của lớp
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm và theo trình tự công việc :
+ Xác định nhiệm vụ, phân công việc làm trong nhóm. 
+ Thu thập: quan sát hình ảnh trong SGK 
- GV gọi các nhóm thông báo kết quả
- GV nhận xét, mở rộng: Ích lợi của việc tập luyện thể dục, thể thao.
C. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học qua trò chơi “Bão thổi”
Cách tiến hành:
- GV: Bão thổi, bão thổi
- GV: Thổi các bạn nữ đứng lên trước lớp
- GV cho HS đếm số nữa sinh và số nam sinh
(các bạn cột tóc, hay các bạn đeo kính,..)
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS cả lớp cùng hát múa
- HS quan sát và trả lời
+ Xô lớn
- HS lần lượt gắn các hình đã chọn trên bảng lớp.VD:
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhận biết nhiệm vụ: đếm số hình mỗi loại
+ Xác định cách đếm: nhanh không bỏ sót hoặc không đếm lặp lại hình nào
- HS đếm và viết vào bảng con
- HS thông báo kết quả đếm, GV viết lên bảng lớp.
+ Hình vuông: 6
+ Hình tròn: 11
+ Hình tam giác: 10
- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
- HS làm việc theo nhóm theo các bước:
+ Phân loại
+ Kiểm đếm và ghi chép
+ Thông báo kết quả 
- Các nhóm báo cáo kết quả
- HS lắng nghe
- HS:thổi gì? Thổi gì?
- HS đếm
- HS lắng nghe
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI: BIỂU ĐỒ TRANH
 (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thu thập được dữ liệu, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống quen thuộc. 
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. 
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. 
- Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một biểu đồ tranh cụ thể. 
- Ổn tập: các ngày trong tuần.
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương, bức tranh cho nội dung bài học
2. Đối với học sinh
- SGK.vở ghi, bút viết, bảng con 
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Bão thổi”
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nhận biết được biểu đồ tranh và nắm được cáchđọc biểu đồ
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu biểu đồ tranh. Cách đọc biểu đồ
a) Biểu đồ tranh
- Thu thập, phân loại, kiểm đếm
Thu thập
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về diễn viên thú ở một rạp xiếc, người ta thu thập và thể hiện qua hình ảnh.
Phân loại
- GV yêu cầu HS phân loại các diễn viên thú và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao em phân loại như vậy?
Kiểm đếm
- GV cho HS đếm số con vật mỗi loại và ghi chép kết quả
- GV gọi HS đọc kết quả. GV viết lên bảng lớp
b) Cách đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh
- GV giới thiệu: Biểu đồ tranh là một bảng, có thể trình bày theo các hàng ngang hay cột dọc. 
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Biểu đồ tranh này gồm mấy hàng?
+ Tại sao là 3 hàng?
- GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các dữ liệu:
+ Hàng đầu thể hiện loại nào?
+ Mỗi con khỉ được thể hiện như thế nào?
+ Có bao nhiêu con khỉ?
- GV cho HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời câu hỏi:
+ Diễn viên thú nào nhiều nhất?
+ Diễn viên thú nào ít nhất?
GV giúp HS: chỉ nhìn vào biểu đồ, trả lời ngay các câu hỏi (không cầ đếm lại)
- GV hướng dẫn HS nêu một sô nhận xét đơn giản khác
Ví dụ: Số gấu ít hơn khỉ là 5 con
 Số chó nhiều hơn số gấu là 1 con
 ..
Bước 2: Thực hành 
Bài 1: Đọc và nhận xét đơn giản biểu đồ tranh
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về các môn thể thao mà các bạn học sinh lớp 2A yêu thích, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 100. 
- GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu.
+ Biểu đồ này gồm mấy cột? 
+ Mỗi cột thể hiện số bạn HS thích một môn thể thao, hãy kể tên các môn thể thao đó.
+ Mỗi bạn HS được thể hiện như thế nào?
+ Đếm số HS thích từng môn thể thao.
 a) Có bao nhiêu HS thích môn bóng rổ?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi b) và c).
Bài 2:Thu thập phân loại dữ liệu, kiểm đếm, thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảngcho sẵn
a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm 
- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết:
• Phân loại: Sở thích của HS về mấy loại trái cây, tên từng loại trái cây.
• Thu thập: Phỏng vấn các bạn để biết bạn thích loại trái cây nào trong bốn loại: chuối, thanh long, đu đủ, dưa hấu. 
• Kiểm đếm: HS đếm số bạn thích từng loại trái cây và ghi chép.
Có .?. bạn thích chuối. 
Có .?. bạn thích thanh long.
Có .?. bạn thích đu đủ. 
Có .?. bạn thích dua hấu.
b) Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn
• Đặt vào khung: 1 / HS. 
- GV cho HS hoạt động theo tổ. Các tổ có thể phân việc: một bạn phỏng vấn, các bạn còn lại ghi chép và đặt khối lập phương vào bảng riêng của mình (SGK). 
• Dựa vào biểu đồ tranh, trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ tranh đã lập để trả lời câu hỏi:
+ Loại trái cây nào được nhiều bạn yêu thích?
+ Loại trái cây nào được ít bạn thích nhất?
- GV mở rộng: ích lợi của việc ăn trái cây.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về các hình vẽ trang trí cốc, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 102.
- GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu: 
+ Biểu đồ này gồm mấy hàng?
+ Mỗi hàng thể hiện số cốc được trang trí theo hình vẽ, hãy kể tên các hình đỏ.
+ Mỗi cái cốc được thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. 
- GV sửa bài, gọi một số HS trình bày và giải thích các câu trả lời.
GV hướng dẫn HS nêu một số nhận xét đơn giản khác.
- GV giáo dục HS giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân, vệ sinh môi trường (sử dụng cốc giấy dùng một lần thay cho cốc nhựa), vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uổng sôi) ,...
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về lượng nước uống của các bạn Linh, bạn Nam và bạn Mai, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 102.
- GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu: 
+ Biểu đồ này gồm mấy hàng?
+ Mỗi hàng thể hiện số cốc nước của một bạn
+ Mỗi cái cốc được thể hiện như thế nào?
+ Đếm số cốc nước của từng bạn
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. 
- GV sửa bài, gọi một số HS trình bày và giải thích các câu trả lời.
- GV giáo dục HS uống đủ nước trong một ngày
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về những nơi mà các bạn HS lớp 2B muốn đến, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 103. 
- GV hướng dẫn HS đọc và mô tả các số liệu:
+ Biểu đồ này gồm mấy cột? (4 cột) 
+ Mỗi cột thể hiện số bạn HS muốn đến nơi đó.
+ Mỗi HS được thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi. 
- GV sửa bài, gọi HS trình bày và giải thích các câu trả lời.
- GV giáo dục HS về phép lịch sự khi đến nơi công cộng.
Ví dụ: không ồn ào, xếp hàng (nếu cần), để sách vở/ đồ đạc đúng chỗ sau khi xem ,...
Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4
a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm 
• Thu thập
GV giới thiệu: Tìm hiểu về thời tiết trong hai tuần qua, người ta thu thập và thể hiện qua bảng thời tiết hằng ngày (SGK trang 104).
• Phân loại
- GV đặt câu hỏi
+ Người ta phân loại thời tiết thành mấy loại? Kể tên.
• Kiểm đếm
- GV yêu cầu HS đếm số ngày của mỗi loại thời tiết và ghi chép kết quả đếm. 
b) Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn
- GV hướng dẫn HS đặt vào khung: 1/ ngày 
• Đọc và nêu nhận xét đon giản từ biểu đồ tranh 
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi.
- GV sửa bài, Gọi một số HS trình bày và giải thích các câu trả lời.
- Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS về trang phục ra đường thích hợp cho mỗi loại thời tiết.
Ví dụ: đội mũ (nón) khi trời nắng, mặc áo mưa (che dù) khi trời mưa,...
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi “Tôi bảo”
- GV đưa ra bảng phụ:
EM THÍCH MÀU GÌ?
Màu đỏ
Màu trắng
Màu vàng
- GV chọn 3 HS, mỗi HS phụ trách 1 màu.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ GV: Tôi bảo ai thích màu trắng đứng lên.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ GV: Tôi bảo các em ngồi xuống. 
- Tương tự với các màu còn lại.
Lưu ý, 1 HS có thể thích nhiều màu và cũng có thể không thích màu nào.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ GV: Tôi bảo các em cho biết màu nào có nhiều bạn thích nhất.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS cả lớp tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS phân loại và trả lời
 - HS đếm và ghi chép
- HS thông báo kết quả
+ Khỉ: 9 con
+ Gấu: 4 con
+ Chó: 5 con
- HS lắng nghe
- Trả lời câu hỏi:
+ 3 hàng
+ Ta phân thành 3 hàng
- HS sử dụng SGK, cùng đếm với GV để thể hiện số lượng mỗi vật đã đếm ở trên
- HS xem biểu đồ và nhận xét:
+ Khỉ nhiều nhất
+ Gấu ít nhất
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
+ Biểu đồ gồm 4 cột
+ Các môn thể thao: bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bơi lội
+ Mỗi hình ảnh thể hiện một HS
+ Có 10 HS thích môn bóng rổ
- HS thảo luận trả lời
b) 1 bạn c) bóng đá (12 bạn)
- HS tìm hiểu và nhận biết
- HS hoạt động theo tổ, thực hiện yêu cầu
- HS quan sát biểu đồ tranh và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh
- HS thực hiện
- HS trả lời câu hỏi:
+ Biểu đồ gồm 3 hàng
+ Hình con hổ, hình con mèo, hình con khỉ
+ Hình vẽ cái cốc
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- HS trình bày:
Dựa vào biểu đồ: 
a) 8 hồ, 10 mèo, 5 khỉ (đếm) 
b) Hổ ít hơn mèo 2 cái 
c) Có 23 cái cốc được trang trí (Đếm hoặc tính)
- HS lắng nghevà ghi nhớ
- HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh
- HS thực hiện
- HS trả lời câu hỏi:
+ Biểu đồ gồm 3 hàng
+ Hình vẽ cái cốc
+ Linh: 6 cốc; Nam: 8 cốc; Mai: 10 cốc
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- HS trình bày:
Dựa vào biểu đồ, ta thấy ngay
a) Bạn Nam uống nhiều nước hơn bạn Linh, nhưng lại nống ít nước hơn bạn Mai.
Bạn Linh uống ít nước nhất.
Bạn Mai uống nhiều nước nhất.
b) Bạn Nam uống đủ 2l /1 ngày. Bạn Linh uống chưa đủ 2 l/1 ngày.
Bạn Mai uống nhiều hơn 2 l/1 ngày. (Vì 2lchỉ có 8 cốc mà bạn Mai uống 10 cốc,....) 
- HS lắng nghevà ghi nhớ
- HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh
- HS trả lời:
+ 4 cột
+ Mỗi HS được thể hiện bằng 
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
- HS trình bày:
Ví dụ: Dựa vào biểu đồ: 
a) Các bạn HS lớp 2B chọn 4 nơi yêu thích để đến. (đếm) 
b) Đếm: Có 12 bạn thích đến công viên.
Có 14 bạn thích đến nhà sách.
Có 7 bạn thích đến vườn bách thú.
Có 5 bạn thí ch về vùng quê. 
c) Đếm: Nhà sách có nhiều bạn thích đến nhất.
Vùng quê có ít bạn thích đến nhất.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe, quan sát biểu đồ tranh
- HS trả lời:
+ 4 loại: ngày nắng, ngày gió, ngày nhiều mây, ngày mưa
- HS thông báo kết quả, GV viết trên bảng lớp.
Ngày nắng: 5 ngày.
Ngày nhiều gió: 2 ngày.
Ngày nhiều mây: 3 ngày.
Ngày mưa: 4 ngày.
- HS lắng nghe, hoàn thiện biểu đồ tranh
- HS thảo luận trả lời câu hỏi, nói cho nhau nghe
- HS trình bày:
+ 2 tuần = 14 ngày (có thể đếm số ngày trục tiếp trên biểu đồ tranh, đếm trên lịch, cũng có thể tính để biết).
+ Chỉ cần nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay: Số ngày nắng nhiều nhất, số ngày nhiều gió ít nhất
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe
+ HS: Bảo gì? Bảo gì?
+ Những em HS thích màu trắng đứng lên.
HS phụ trách màu trắng đếm nhẩm, không nói số lượng và thể hiện vào bảng (có thể đánh dấu x, hay dấu Ö, hoặc vẽ hình ... tuỳ GV quy định).
+ HS: Bảo gì? Bảo gì?
+ HS ngồi xuống
+ HS: Bảo gì? Bảo gì?
+ HS trả lời
- HS lắng nghe
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI: CÓ THỂ, CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ
 (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện. 
- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liê quan đến các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua vài thí nghiệm, trò chơi hoặc xuất phát từ thực tiễn. 
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ bài học (nếu cần)
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 1 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa 
B.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS làm quen với các khả năng xảy ra: có thể, chắc chắn, không thể và áp dụng vào thực hành
Cách tiến hành:
Bước 1: Các khả năng có thể xảy ra: có thể, chắc chắn, không thể
a) Tình huống xảy ra
- GV vẽ tranh yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi để giới thiệu các khả năng có thể xảy ra.
- GV gọi HS trình bày, GV ghi chú trên bảng lớp
+ Khi nào dùng từkhông thể để mô tả khả năng xảy ra?
+ Khi nào dùng từ có thểđể mô tả khả năng xảy ra?
+ Khi nào dùng từ chắc chắn để mô tả khả năng xảy ra?
- GV cho HS (thảo luận nhóm bốn) nêu một vài ví dụ có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, không thể.
Bước 2: Thực hành
Bài 1: Có thể, chắc chắn hay không thể?
- GV cho HS nhóm hai tìm hiểu và nhận biết yêu cầu của bài
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận điền từ thích hớp vào chỗ trống
- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.
- GV nhận xét, tổng kết
Bài 2: Trò chơi Tập tầm vông
- GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ chức cho HS chơi theo nhóm đôi.
- Sau khi chơi, GV giúp HS nhận biết: 
• Khi dự đoán, em không biết chắc chắn tay nào của bạn có khối lập phương. 
• Cỏ thể tay trái, cũng có thể tay phải.
C. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ: mô tả khả năng xây ra (có sử dụng các từ: có thể, chắc chắn, không thể).
Ví dụ: mô tả thời tiết, thời gian, thời khóa biểu học tập,...
* Hoạt động thực tế
Em tập dùng các từ có thể, chắc chắn, không thểkhi nói chuyện với người thân.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS cả lớp cùng hát múa
- HS quan sát tranh và thảo luận
- HS trình bày:
• Tinh huống 1: không thể
Vinh không thể lấy đuợc một khối lập phương màu đỏ, vì trong khay chỉ có các khối lập phương màu xanh.
+ Khi biết rõ là chắc chắn không xảy ra
• Tình huống 2: có thể 
Bích cỏ thể lấy được một khối lập phương màu đỏ.
+ Khi biết có thể xảy ra nhưng không chắc chắn.
• Tình huống 3: chắc chắn
Hùng chắc chắn lấy được khối lập phương màu đỏ.
+ Khi biết rõ chắc chắn xảy ra.
- HS nêu ví dụ
Ví dụ: Hôm nay, chắc chắn là thứ .......
Chiều nay trời có thểmưa, con nhớ mang áo mưa.
Chim cánh cụt không thểbay.
- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu:
+ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- HS thảo luận điền từ
- HS đọc kết quả và giải thích:
a) chắc chắn (vì tất cả các thẻ số đều là số tròn chục). 
b) không thể(vì không có số 70).
c) có thể(vì trong ba thẻ, có một thẻ là số 50).
-HS lắng nghe
- HS học thuộc bài đồng dao, lắng nghe GV giới thiệu luật chơi và tiến hành chơi theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe
- HS các tổ thi đua và chọn ra tổ chiến thắng
- HS về nhà tập cùng người thân
- HS lắng nghe
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI: NGÀY, GIỜ
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ.
+ Cảm nhận được khoảng thời gian 1 giờ và 1 ngày.
+ Làm quen với khoảng thời gian, bước đầu phân biệt thời điểm và khoảng thời gian. 
- Nhận biết một ngày có các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm và hai cách đọc giờ vào buổi chiều, tối, đêm. 
- Biết xem giờ trên đồng hồ điện tử. 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Mô hình đồng hồ 2 kim, đồng hồ điện tử
2. Đối với học sinh
- SGK.vở ghi, bút viết, bảng con 
- Mô hình đồng hồ 2 kim
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
- GV đọc giờ 
- GV tiếp tục cho HS chơi theo nhóm dôi
 - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nắm được các đơn vị ngày, giờ và biêt được cách đọc giờ theo buổi
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu đơn vị ngày, giờ
a) Giới thiệu đơn vị giờ
- GV đưa ra một tình huống: Bây giờ là 8 giờ, từ lúc 7 giờ đến bây giờ chúng ta đã làm những việc gì?
+ GV dẫn dắt để HS kể một số công việc chính đã trải qua trong khoảng thời gian 1 giờ
- GV giới thiệu: 
• Từ 7 giờ đến 8 giờ là 1 giờ, giờ là một đơn vị đo thời gian.
• 1 ngày có 24 giờ. 
24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
b) Giới thiệu cách đọc giờ theo buổi
- GV và HS sử dụng mô hình đồng hồ 2 kim.
+ GV nói: 18 giờ.
- GV cho HS mở SGK (nhóm bốn) lần lượt đọc giờ và xoay kim đồng hồ theo hình vẽ.
- Trò choi: Đố bạn 
GV: Đố bạn, đố bạn.
GV: 8 giờ là buổi gì trong ngày?
- GV cho HS tiếp tục chơi theo nhóm
- GV chốt: Sáng từ 1 giò đến hết 10 giờ;
Trưa từ 11 giờ đến hết 12 giờ; 
Chiều từ 13 giờ đến hết 18 giờ; 
Tối từ 19 giờ đến hết 21 giờ; 
Đêm từ 22 giờ đến hết 24 giờ.
Bước 2: Thực hành
Bài 1:
- GV tổ chức cho HS nhóm hai thay nhau làm theo SGK
- GV nhận xét, tổng kết
Bài 2:
- GV giới thiệu: Đây là bức tranh nói về các hoạt động của bạn Minh trong một ngày (24 giờ)
- GV yêu cầu HS nhóm hai quan sát từng hoạt động gắn với từng cái đồng hồ thay nhau nói theo mẫu:
Lúc 6 giờ sáng, Minh thức dậy.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc giờ theo buổi
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
- GV giới thiệu một đồng hồ điện tử (loại để bàn hay treo tường), nếu không có thì viết giờ lên bảng để HS đọc:
17 : 00 5 giờ chiều
 7 : 00 7 giờ sáng
20 : 00 8 giờ tối
- GV giới thiệu: Đây là các hoạt động của bạn Hà trong một ngày Chủ nhật, các hoạt động diễn ra theo thứ tự thời gian, từ hình a đến hình g.
- GV gọi HS nói theo mẫu:
- GV cho HS nhóm hai tập nói theo mẫu các tranh còn lại
- GV sửa bài, hỏi HS dưới nhiều hình thức:
+ Nói theo tiến trình thời gian (lần lượt từ hình a đến hình g)
+ Hà chơi thả diều lúc mấy giờ? (hình d)
+ Lúc 8 giờ tối (20 giờ), Hà làm gì?
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2
- GV giúp HS xác định khoảng thời gian 1 giờ hay 1 ngày
- GV cho HS nhóm 4 tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thảo luận, thực hiện điền giờ hay ngày vào các bức tranh
- GV sửa bài, gọi HS đọc két quả và khuyến khích HS giải thích cách làm
- GV nhận xét, tổng kết
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3
- GV yêu cầu HS nhóm hai quan sát từng hoạt động gắn với từng cái đồng hồ thay nhau nói theo mẫu:
Hà thức dậy lúc 6 giờ sáng.
- GV sửa bài, gọi một số nhóm nói các bức tranh còn lại, khuyến khích HS nói theo 2 cách
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm nói chính xác
* Hoạt động thực tế
- GV yêu cầu HS về nhà trao đổi với người thân: Trong các việc sau, em nên giành nhiều hời gian cho việc nào?
- HS quay kim đồng hồ
- HS chơi theo nhóm đôi
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS lắng nghe tình huống
- HS kể một số công việc đã trải qua:
• 7 giờ chúng em tới trường. 
• Xếp hàng vào lớp. 
• Chúng em chào cô giáo rồi báo cáo các bạn vắng mặt. 
• Cô cho chơi trò “Đố bạn”. 
• Chúng em học môn Tiếng Việt.
• Đến bây giờ là 8 giờ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS: xoay kim đồng hồ chỉ 6 giờ rồi nói: 6 giờ chiều.
- HS mở SGK, theo nhóm 4 lần lượt đọc giờ và xoay kim đồng hồ theo hình vẽ
HS: Đố gì, đố gì?
HS: Đó là buổi sáng, buổi sáng.
- HS chơi theo nhóm
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS nhóm hai thực hiện:
+ Một HS xoay kim đồng hồ và nói giờ
+ Một HS viết giờ buổi chiều (tối, đêm) vào bảng con.
- HS lắng nghe GV 
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV giới thiệu
- HS quan sát nói theo mẫu
+ Lúc 7 giờ sáng, Minh đi học
- HS quan sát và đọc giờ
- HS lắng nghe 
- HS nói theo mẫu:
+ Lúc 5 giờ chiều, Hà giúp mẹ nấu ăn
- HS nói theo mẫu
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhận biết:
Hình vẽ các thành viên trong gia đình với công việc quen thuộc. Xác định khoảng thời gian cần để thực hiện công việc
- HS thảo luận, thực hiện
- HS đọc kết quả và giải thích
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và nói theo mẫu
- HS các nhóm nói các bức tranh còn lại theo 2 cách
- HS lắng nghe
- HS về nhà trao đổi cùng với người thân
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI: NGÀY, THÁNG
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được số ngày trong tháng. 
- Biết xem lịch tháng. 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_2_tuan_1_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_hoa.docx