Giáo án Phát triển năng lực Toán học 2 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Ước lượng - Thạch Bunh Thươl

Giáo án Phát triển năng lực Toán học 2 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Ước lượng - Thạch Bunh Thươl

1. Kế hoạch bài dạy phát triển năng lực:

I. Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

+ Nhận biết việc ước lượng.

+ Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học (toán), bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.

- Năng lực: Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề tình huống học.

II. Phương pháp và phương tiện DH

- Phương pháp: Quan sát, thuyết trình, vấn – đáp và thảo luận nhóm.

- Phương tiện DH: Tranh ảnh vẽ hoặc chụp; máy chiếu

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- SGK.

- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

 

docx 10 trang Hà Duy Kiên 7451
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển năng lực Toán học 2 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Ước lượng - Thạch Bunh Thươl", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn học: Phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu học
Lớp: ĐHGDTH19A-L2-BL
Học tên học viên: THẠCH BUNH THƯƠL
Mã số sinh viên: 6019440763 (Số thứ tự: 84)
Số điện thoại: 0345995266
Bộ sách Chân trời sáng tạo 
(SGK lớp 2: Trang 11, 12)
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 2: ƯỚC LƯỢNG (1 TIẾT)
Kế hoạch bài dạy phát triển năng lực:
I. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: 
+ Nhận biết việc ước lượng.
+ Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học (toán), bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Năng lực: Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề tình huống học.
II. Phương pháp và phương tiện DH
Phương pháp: Quan sát, thuyết trình, vấn – đáp và thảo luận nhóm.
Phương tiện DH: Tranh ảnh vẽ hoặc chụp; máy chiếu
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, SGV. 
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: 
- SGK.
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau : (trong vòng 15 giây) và trả lời câu hỏi :
Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng?
- HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng
- GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng
- GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Ước lượng.
Hoạt động 2: Hình thành (Khám phá) kiến thức mới:
Hoạt động 2.1: Ước lượng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách ước lượng
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình vẽ:
Yêu cầu HS chỉ quan sát, không đếm hết, xác định xem có khoảng bao nhiêu con bướm?
GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ước lượng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình, thảo luận cùng tìm ra cách
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến
GV hệ thông hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, ... (gọi chung là nhóm).
- Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:
+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vải vật).
+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.
- Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? (Theo hàng)
Tại sao? (Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm)
- Ước lượng (GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phân bài học).
+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.
+ Mỗi hàng có khoảng 10 con (là khoảng 1 chục con)
+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).
+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm? (Có khoảng 40 con bướm)
=> Kiểm tra lại: GV cho HS đếm hết số bướm (sử đụng SGK) để có kết quả chính xác (41 con, chênh lệch 1 con)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, kết luận:
Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục
Ước lượng
HS có thể ước lượng số con bướm trong hình theo hàng, theo cột, theo màu, đếm một nửa,...
+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.
+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.
+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).
+ Tất cả có khoảng 40 con bướm.
=> Kết luận: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục (số lượng các nhóm gần bằng nhau)
Hoạt động 2.2: Thực hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách ước lượng
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình máy bay sách giáo khoa trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu chiếc máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình ngôi sao sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Bài 1 (Hình 1)
- Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 máy bay.
+ Các máy bay được xếp theo cột.
+ Số máy bay ở các cột gần bằng nhau.
+ Cột đầu (nhóm mẫu) có 10 máy bay.
+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40, 50.
+ Có khoảng 50 chiếc máy bay.
- Đếm: Có 50 chiếc máy bay.
(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy chiếc máy bay?)
Bài 2: (Hình 2)
- Ước lượng theo nhóm vì ngôi sao được xếp gọn theo từng nhóm.
+ Các ngôi sao được xếp theo nhóm.
+ Số ngôi sao ở các nhóm gần bằng nhau.
+ Nhóm đầu có khoảng 10 ngôi sao.
+ Đếm theo nhóm: 10, 20, 30.
+ Có khoảng 30 ngôi sao.
- Đếm: Có 28 ngôi sao.
(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy ngôi sao?)
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập cách ước lượng rồi đếm
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 3 nhóm, trả lời các bào tập trong phần Luyện tập sgk trang 12:
+ Nhóm 1: Ước lượng và đếm số lượng thuyền giấy
+ Nhóm 2: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng tenis.
+ Nhóm 3: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng rổ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.
- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Luyện tập
*Nhóm 1: ( Hình 1 )
- Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 chiếc thuyền giấy.
+ Các thuyền giấy được xếp theo cột.
+ Số thuyền giấy ở các cột gần bằng nhau.
+ Cột đầu có khoảng 10 thuyền giấy.
+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40..
+ Có khoảng 40 chiếc thuyền giấy.
- Đếm: Có 41 chiếc thuyền giấy.
(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy thuyền giấy?)
*Nhóm 2 : (Hình 2)
- Ước lượng theo nhóm màu vì quả bóng tenis được xếp gọn theo từng nhóm màu.
+ Các quả bóng tenis được xếp theo từng nhóm màu.
+ Số quả bóng tenis ở các nhóm màu gần bằng nhau.
+ Nhóm màu đầu (xanh) có khoảng 10 quả bóng tenis.
+ Đếm theo nhóm màu: 10, 20, 30, 40, 50, 60.
+ Có khoảng 60 quả bóng tenis.
- Đếm: Có 61 quả bóng tenis.
(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy quả bóng tenis?).
Nhóm 3: ( Hình 3)
- Ước lượng theo hàng vì mỗi hàng có khoảng 10 quả bóng rổ.
+ Các quả bóng rổ được xếp theo từng hàng.
+ Số quả bóng rổ ở các hàng gần bằng nhau.
+ Nhóm hàng đầu có khoảng 10 quả bóng rổ.
+ Đếm theo hàng: 10, 20, 30.
+ Có khoảng 30 quả bóng rổ.
- Đếm: Có 27 quả bóng rổ.
(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy quả bóng rổ?)
Hoạt động 4: Vận dụng sáng tạo vào cuộc sống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tính huống
b. Nội dung: HS so sánh kết quả luyện tập với kết quả dự đoán ban đầu
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS so sánh kết quả của bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng.
- HS tiến hành so sánh kết quả và rút ra kết luận
Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết bài học.
- Nhận xét, dặn dò.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ SAU TIẾT HỌC
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể, 
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
Phân tích các cơ hội biểu hiện năng lực toán học của học sinh thông qua bài soạn.
Phát triển NL tư duy và lập luận toán học:
+ Tổ chức DH hình thành biện pháp ước lượng theo con đường suy luận quy nạp 
+ HS có cơ hội sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, 
+ Tổ chức dạy học thực hành vận dụng biện pháp ước lượng vừa khám phá để biết cách xếp gọn lại theo từng nhóm theo con đường suy luận suy diễn. HS có cơ hội sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, cụ thể, 
+ Học sinh phát triển NL tư duy sáng tạo biết cách tách riêng từng màu, từng nhóm (chia ra) đếm và tổng hợp một cách chính xác và nhanh hơn.
+ Hình thành cho học sinh biết khái quát hóa về những màu sắc, được chọn lọc phân tích rồi tổng hợp một cách rõ rang các hình ảnh (vật ) trong nội dung bài học.
+ HS chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí về những vật mẫu trước khi trình bày ý kiến dẫn đến kết luận của mình.
Phát triển NL mô hình hóa toán học:
+ Từ tình huống thực tiễn như các hình con bướm, máy bay, ngôi sao, thuyền giấy, quả bóng tenis và bóng gỗ, để HS mô hình thành các chữ số 10, 20, 30, 40 
+ Như: Hình con bướm HS ước lượng theo hàng, mỗi hàng khoảng 10 con (1 chục), có 4 hàng vậy khoảng 4 chục con bướm, các em có thể tính nhẩm được (có thể là : 1 chục + 1 chục + 1 chục+ 1 chục = 4 chục ; 4 chục là 40 con bướm)
Hình máy bay HS ước lượng theo cột, mỗi cột khoảng 10 máy bay , có 5 cột (Hs thực hiện tương tự như hình con bướm nhưng kết quả là 50 máy bay) .
Hình ngôi sao HS ước lượng theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 ngôi sao , có 3 nhóm (Hs thực hiện tương tự như hình con bướm nhưng kết quả là 30 ngôi sao)
Hình thuyền giấy HS ước lượng theo cột, mỗi cột khoảng 10 thuyền giấy , có 4 cột (Hs thực hiện tương tự như hình con bướm nhưng kết quả là 40 thuyền giấy)
Hình quả bóng tenis HS ước lượng theo nhóm màu, mỗi nhóm màu có khoảng: ( màu hồng: 6 quả; màu xanh nước biển: 12 quả; đen: 11 quả; tím: 2 quả; vàng: 3 quả; đỏ: 10 quả; xanh lá: 13 quả và xanh nhạt: 4 quả bóng tenis), có 8 nhóm màu. Hs thực hiện cách gộp ( hoặc cộng từng nhóm màu với nhau và cho kết quả là 61 quả bóng tenis)
Hình bóng rỗ HS ước lượng theo hàng, mỗi hàng khoảng 5 bóng rỗ, có 6 hàng (Hs thực hiện tương tự như hình con bướm nhưng kết quả là 30 bóng rỗ)
Phát triển NL giải quyết vấn đề toán học: 
+ HS nêu được cách thức giải quyết vấn đề về các hình với ước lượng các số tương ứng theo cột, hàng, nhóm và màu sắc.
+ HS nhận biết được vấn đề cần giải quyết, nêu được thành câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu hình ( con bướm, máy bay, ngôi sao, thuyền giấy, tenis, bóng rỗ) ?” và “Tìm cách ước lượng nhanh nhất 10, 20 ”
+ HS thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ.
+ HS kiểm tra được giải pháp đã thực hiện ước lượng của cá nhân, nhóm.
Phát triển NL giao tiếp toán học: 
+ HS nêu được tình huống miệng từ tình huống thông qua các hình, nói-viết-hiểu và giải thích cách ước lượng theo tình huống; sử dụng các ngôn ngữ thông thường như và, gộp (theo hàng, cột, nhóm, màu sắc), để minh họa cho ý nghĩa của cách ước lượng.
+ Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với các bạn trong nhóm, lớp (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác).
Phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán:
+ HS có cơ hội sử dụng, quan sát các hình để khám phá cách tìm kết quả sau khi ước lượng, biết sử dụng các hình để thi đua minh họa cách ước lượng của mình là nhanh nhất 
+ Sử dụng thành thạo và linh hoạt các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện các hình mẫu để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học nhanh, gọn phù hợp với nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_toan_hoc_2_sach_chan_troi_sang_t.docx