Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài: Thả diều (Tiết 1+2) - Đào Thị Ánh Tuyết

Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài: Thả diều (Tiết 1+2) - Đào Thị Ánh Tuyết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các từ khó, biết đọc bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa,biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.

- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được vẻ đẹp của cánh diều, vẻ đẹp của làng quê (qua bài đọc và tranh minh họa).

2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các sự việc trong câu chuyện : chúng mình là bạn qua tranh minh họa.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu các trò chơi tuổi thơ; phát triển năng lực văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, con diều, bài giảng điện tử

- HS: Vở ô li, sách giáo khoa.

 

doc 3 trang Hà Duy Kiên 11101
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài: Thả diều (Tiết 1+2) - Đào Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 2: Tiếng Việt 
Đọc: THẢ DIỀU (tiết 1,2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ khó, biết đọc bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa,biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được vẻ đẹp của cánh diều, vẻ đẹp của làng quê (qua bài đọc và tranh minh họa).
2. Năng lực:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các sự việc trong câu chuyện : chúng mình là bạn qua tranh minh họa.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu các trò chơi tuổi thơ; phát triển năng lực văn học, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, con diều, bài giảng điện tử
- HS: Vở ô li, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động – Kết nối
HS chơi trò chơi ôn lại bài “Nhím nâu kết bạn”
+ Trong bài nhím nâu kết bạn, nhím nâu kết bạn với ai?
+ Tính cách của nhím nâu như thế nào?
+ Niềm nở, nhiệt tình khi trò chuyện với người khác là nghĩa của từ nào?
+ Sinh sống tạm ở một nơi nào đó là nghĩa của từ nào?
+ Muôn màu muôn sắc máy bay,
Buộc dây cho chắc thả ngay lên trời
Là đồ chơi gì?
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì? 
+ Em biết gì về trò chơi này?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ...
 HDHS chia đoạn: 5 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: 
+ Sông Ngân Hà (dải Ngân Hà): dải trắng bạc, vắt ngang bầu trời, được tạo nên từ nhiều ngôi sao, trông giống một con sông.
+ Nong: Vật dụng làm từ tre nứa có hình tròn, dùng để phơi thóc (hình ảnh)
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ: Mỗi dòng thơ là một nhịp ngắt
- Luyện đọc theo nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc các khổ thơ theo nhóm .
- HS đọc toàn bài.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr. 95.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Kể tên những vật giống cánh diều được nhắc đến trong bài thơ.
Câu 2: Hai câu thơ “Sao trời trôi qua/Diều thành trăng vàng” tả cánh diều vào lúc nào?
Câu 3: Khổ thơ cuối muốn nói lên điều gì?
Câu 4: Em thích nhất khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ mà HS thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.98.
- YC HS trả lời câu 
Câu 1: Từ ngữ nói về âm thanh của sáo diều
Câu 2: Dựa vào khổ thơ thứ 4, nói một câu tả cánh diều.
- Tuyên dương, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay con được học bài gì?
- Chia sẻ những điều con học được trong bài với bạn.
- GV nhận xét giờ học.
- Sóc nâu
- Hiền lành, nhút nhát
- Vồn vã
- Trú ngụ
- Con diều
- HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện 
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
Câu 1: Những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ: thuyền, trăng, hạt cau, liềm, sáo.
Câu 2: Đáp án đúng: c-vào ban đêm
Câu 3: Đáp án đúng: c- Cánh diều làm cảnh thôn quê thêm đẹp hơn.
Câu 4: HS trả lời và giải thích.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện yêu cầu
Câu 1: no gió, trong ngần
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song_bai.doc