Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 12: Đọc "Danh sách học sinh" (Tiết 1+2)

Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 12: Đọc "Danh sách học sinh" (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Về kiến thức, kĩ năng:

- Đọc thành tiếng (Đọc kĩ thuật): đọc đúng, trôi chảy toàn bài; đọc rõ ràng danh sách học sinh.

- Đọc hiểu: Hiểu nội dung thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái.

- Qua hoạt động luyện tập theo văn bản đọc: HS hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài đọc. Hình thành kiến thức, rèn kĩ năng nói về cách sắp xếp tên học sinh trong danh sách.

2. Về năng lực:

a) Phát triển năng lực chung: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Phát triển các năng lực đặc thù

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: đọc đúng các từ khó (danh sách, sở thích ), đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo cột dọc, hàng ngang từ trái qua phải. Nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. Biết nói về cách sắp xếp tên học sinh trong danh sách. Học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.

- Phát triển năng lực văn học: Nhận biết được văn bản thông tin; Bày tỏ yêu thích đối với 1 số từ ngữ, hình ảnh đẹp. Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân.

3. Về phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ (Bồi dưỡng tình cảm yêu thích các hoạt động tại trường, cảm nhận được niềm vui khi đến trường; có ý thức chăm học) và trách nhiệm (khi làm việc nhóm và tham gia các hoạt động).

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 12: Đọc "Danh sách học sinh" (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 12 - Đọc: Danh sách học sinh (Tiết 1+ 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Về kiến thức, kĩ năng:
- Đọc thành tiếng (Đọc kĩ thuật): đọc đúng, trôi chảy toàn bài; đọc rõ ràng danh sách học sinh.
- Đọc hiểu: Hiểu nội dung thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. 
- Qua hoạt động luyện tập theo văn bản đọc: HS hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài đọc. Hình thành kiến thức, rèn kĩ năng nói về cách sắp xếp tên học sinh trong danh sách.
2. Về năng lực:
a) Phát triển năng lực chung: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Phát triển các năng lực đặc thù
- Phát triển năng lực ngôn ngữ: đọc đúng các từ khó (danh sách, sở thích ), đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo cột dọc, hàng ngang từ trái qua phải. Nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. Biết nói về cách sắp xếp tên học sinh trong danh sách. Học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
- Phát triển năng lực văn học: Nhận biết được văn bản thông tin; Bày tỏ yêu thích đối với 1 số từ ngữ, hình ảnh đẹp. Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân.
3. Về phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ (Bồi dưỡng tình cảm yêu thích các hoạt động tại trường, cảm nhận được niềm vui khi đến trường; có ý thức chăm học) và trách nhiệm (khi làm việc nhóm và tham gia các hoạt động). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
1. GV:
+ Phóng to danh sách học sinh trong bài đọc, bảng chữ cái tiếng Việt (bảng phụ hoặc phương tiện hiện đại).
+ Một số ví dụ về danh sách học sinh (danh sách theo tổ, danh sách tham gia văn nghệ, danh sách đăng kí tham gia câu lạc bộ, danh sách tham gia vẽ tranh...) để HS đọc tham khảo. 
+ Máy tính, máy chiếu, slide tranh minh họa 
2. HS: 
- SGK, VBT. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động (8p)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối với bài học mới.
Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ em thích trong bài Cái trống trường em và nói về một số điều thú vị.
- Nhận xét, tuyên dương. 
Khởi động 
- GV tổ chức cho HS quan sát một số bản danh sách GV đã chuẩn bị (VD: Danh sách học sinh đi tham quan, danh sách học sinh dự thi vẽ tranh,...), sau đó trao đổi để trả lời câu hỏi:
+ Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào?
+ Em biết được thông tin gì khi đọc bảng danh sách đó?
- GV giới thiệu một số đặc điểm của các bản danh sách:
+ Tiêu đề (tên của bản danh sách, các cột dọc của bản danh sách gôm: Số thứ tự - Họ và tên các hàng ngang.)
+ Cách sắp xếp họ và tên các HS trong bản danh sách: sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, 
- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài đọc Danh sách học sinh
2. Khám phá kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài đọc
HĐ1: Đọc văn bản (25 -27p)
a. GV đọc mẫu.
- GV giới thiệu: Bài đọc nói về việc lập danh sách đọc truyện tự chọn (đọc mở rộng). HS được đăng kí truyện mình thích đọc. Trong bài đọc có bản danh sách đăng kí đọc truyện của một tổ. Khi đọc bài, các em quan sát kĩ bản danh sách và cách đọc bản danh sách.
- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý ngắt giọng ở từng nội dung, đọc chậm, rõ để HS dễ theo dõi: đọc theo cột dọc, hàng ngang theo đúng nội dung bài đọc. 
- GV hướng dẫn kĩ cách đọc bảng danh sách (chiếu thời khoá biểu trên màn hình). GV vừa đọc vừa lấy thước chỉ vào từng cột, từng hàng.
b. HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp
đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Bài đọc gồm mấy đoạn?
GV thống nhất cách chia đoạn.
- HDHS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 1).
+ GV mời HS nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của địa phương.
+ GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc.
+ GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt khi đọc bảng thời khoá biểu. 
- HDHS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 2)
+ Trong bài đọc có từ ngữ nào em em chưa hiểu nghĩa? 
+ Em hiểu thế nào là danh sách học sinh?
+ GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số môn học trong bài. 
- Em hãy đặt 1 câu có từ đăng kí/trao đổi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
c. HS luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm ba.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp bản danh sách.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV nhận xét phần thi đọc của các nhóm
- GV mời 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.
- GV đánh giá, biểu dương.
d. Đọc toàn bài
- GV cho HS tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.
- GV gọi 2, 3 HS đọc toàn bộ bài.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập sang tiết 2
Tiết 2
HĐ2: Đọc hiểu (17p)
*Câu 1. 
- Yêu cầu HS làm việc chung cả lớp: 
+ GV nêu câu hỏi, nhắc HS nhìn vào bản danh sách để trả lời câu hỏi:
Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn? 
+ Dựa vào đâu em biết tổ 2 có 8 bạn? 
- GV nhận xét, nhấn mạnh: Khi nhìn vào cột số thứ tự, ta sẽ biết được số HS trong danh sách. 
* Câu 2, câu 3:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bốn: đọc và trả lời các câu hỏi trong phiếu thảo luận. 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình:
+ Bạn đứng ở vị trí số 6 có tên là gì? 
+ Bạn đó đăng kí đọc truyện gì?
+ Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?
- GV hướng dẫn các nhóm HS đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả lời nhanh nhất.
GV nhận xét, tuyên dương.
* Câu 4. 
- Yêu cầu HS làm việc chung cả lớp: Bản danh sách có tác dụng gì? 
- GV khích lệ HS trả lời theo cách hiểu của các em. Nếu HS không nêu được ý kiến, thì GV đưa ra các phương án dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm để các em trao đổi và lựa chọn các công dụng của bản danh sách.
VD:
Câu 4. Bản danh sách có tác dụng gì? (Khoanh vào chữ cái trước các ý em cho là đúng.) 
a. Nhìn vào danh sách, biết được số lượng học sinh. 
b. Theo bảng chữ cái, dễ tìm tên người trong danh sách. 
c. Biết được thông tin của từng người (ví dụ: tên truyện đăng kí đọc). 
d. Giúp học thuộc bảng chữ cái nhanh nhất.
- GV nhận xét và nhấn mạnh tác dụng của bản danh sách: Bản danh sách giúp chúng ta hiểu rõ nội dung thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách.
3. Thực hành, vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS hiểu cách sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
HĐ 3: Luyện đọc lại (5p) 
- Yêu cầu từng HS tự luyện đọc toàn bài.
- GV mời 1 - 2 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV nhận xét, biểu dương.
HĐ 4: Luyện tập theo văn bản đọc (10p) 
(Bài 1, VBTTV/T25)
Câu 1. Tên học sinh trong bản danh sách được sắp xếp thế nào? 
- Y/c HS làm việc chung cả lớp: 
+ GV tổ chức cho HS đọc câu hỏi 1.
+ GV nêu câu hỏi 1, mời HS trả lời.
+ GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Câu 2. Học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
 - GV treo/ chiếu bảng chữ cái tiếng Việt.
- GV nêu yêu cầu học thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Việt.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
+ Mời 2 - 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái trước lớp. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
4. Định hướng học tập tiếp theo (3p)
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội ND bài
- GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ghi nhớ cách đọc bản danh sách và chuẩn bị bài cho bài sau.
- HS đọc và chia sẻ về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- HS quan sát.
HS trao đổi cặp đôi và trả lời
câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HS viết tên bài vào vở.
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc.
- HS chú ý
- HS thực hành chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến danh sách đăng kí của tổ tôi. 
Đoạn 2: toàn bộ nội dung bảng danh sách.
Đoạn 3: phần còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt). 
+ HS nêu như danh sách, sở thích 
+ HS luyện phát âm từ khó (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh).
+ HS luyện cách ngắt khi đọc bảng thời khóa biểu.
VD: Một (1)/ Trần Trường An / Ngày khai trường.
Hoặc: Một (1)/ Trần Trường An/ truyện Ngày khai trường.
- 3 HS đọc nối tiếp (lần 2). HS khác góp ý cách đọc.
- HS nêu từ cần giải nghĩa.
- HS khác giải nghĩa.
HS thực hành đặt câu.
- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý cho nhau.
- 2 – 3 nhóm thi đọc nối tiếp bản danh sách: mỗi HS đọc nối tiếp từng hàng cho đến hết bản danh sách.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.
- HS chú ý.
- Cả lớp đọc thầm cả bài.
- 2, 3 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cả lớp
- 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 
+ Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có 8 bạn.
+ Em dựa vào cột số thứ tự.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm, viết câu trả lời vào phiếu nhóm:
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
 (kết hợp chỉ trên bảng danh sách học sinh). 
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm số: 
Câu hỏi
Câu trả lời
Câu 2. 
- Bạn đứng ở vị trí số 6 có tên là gì? 
- Bạn đó đăng kí đọc truyện gì?
- Bạn đứng ở vị trí số 6 tên là Lê Thị Cúc.
- Bạn đó đăng kí đọc truyện: Ngày khai trường
Câu 3. Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?
Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc. 
- Nhóm khác nhận xét, góp ý.
- HS thực hành hỏi – đáp trước lớp. VD: 
+ Bạn đứng ở vị trí số 3/5/ đăng kí đọc truyện gì?/ Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 3/5/ ?
+ Có mấy bạn đăng kí đọc truyện Ngày khai trường?/Có mấy bạn bạn đăng kí đọc truyện Ếch xanh đi học?/ Có mấy bạn đọc truyện Vì sao gà chẳng giỏi bơi ?	
- HS thảo luận cả lớp.
- HS trả lời theo cách hiểu của các em.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS luyện đọc.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo. 
- HS chú ý.
- 1, 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 2, 3 HS trả lời, cả lớp lắng nghe và góp ý. (VD: Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt). 
- HS quan sát.
HS đọc lại bảng chữ cái tiếng Việt.
- HS nhẩm học thuộc lòng.
- 2, 3 HS thi đọc.
- Dưới lớp theo dõi, góp ý.
HS chia sẻ cảm nhận.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
 nhiệm vụ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song_bai.docx