Giáo án Thực hành tâm lý học đường Lớp 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án Thực hành tâm lý học đường Lớp 2 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;

-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.

-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách

III. Hoạt động dạy học

 

docx 23 trang haihaq2 13041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thực hành tâm lý học đường Lớp 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày tháng năm 2018.
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 1: TÍNH TỰ LẬP
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1
1/ Hãy quan sát hình minh họa và đánh dấu P vào những việc em từng làm.
+ Em tự mặc quần áo đi học.
+ Em tự đi giày.
+ Em chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
+ Em chủ động xin tham gia một trò chơi yêu thích.
+ Em rửa rau giúp cha.
+ Buổi tối, em chủ động ngồi vào bàn học bài.
+ Em nhờ mẹ mặc hộ áo.
+ Em nhờ mẹ đi hộ giày.
GV hướng dẫn học sinh thực hiện
GV nhận xét
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/Hãy trao đổi với bạn về những biểu hiện của tính tự lập.
- Ở nhà, em biết tự chăm sóc bản thân.
- Trong học tập, em tự giác suy nghĩ và làm bài; không phụ thuộc, đợi chờ đáp án từ các bạn.
- Em tự làm những công việc hằng ngày mà không để cha mẹ, thầy cô nhắc nhở.
- Em tự quyết định, từ việc đơn giản như ăn mặc cho đến việc lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực của bản thân.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS làm
HS lắng nghe
HS đọc
HS thảo luận
HS trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 1: TÍNH TỰ LẬP
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3
3/Hãy tìm hiểu một số cách rèn luyện tính tự lập
- Tự làm những công việc của mình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Tự rèn luyện bản thân để không phụ thuộc vào người khác.
- Tự rèn luyện kĩ năng để sẵn sàng làm những công việc phù hợp với lứa tuổi.
- Tự đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
HĐ 4: Trải nghiệm
Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
4/Hãy lập bảng những việc em đã tự thực hiện trong sinh hoạt và học tập (theo mẫu)
Những việc tự thực hiện
STT
Nội dung công việc
Thời gian thực hiện
Phương pháp thực hiện
Khi tự mình thực hiện việc này, em cảm thấy như thế nào?
.........
................
..............
..........
................
.........
................
..............
..........
.................
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh
GV yêu cầu HS đọc hoạt động 1
Từng thành viên trong nhóm kể về những việc mình đã tự thực hiện và cảm nhận của mình sau khi hoàn thành những công việc đó.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc hoạt động 2
Từng thành viên trong nhóm kể về một quyết định của mình có liên quan đến sở thích, năng lực của bản thân và cách thuyết phục cha mẹ đồng ý với quyết định đó (ví dụ: đăng kí học bơi, bóng đá, cờ vua, võ thuật,...)
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 2: GIỮ LỜI HỨA
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1
1/ Đánh dấu P vào những hành vi em từng thực hiện
+ Em hứa với cô giáo sẽ hạn chế chơi trò chơi điện tử để tập trung học tập.
+ Em hứa với cha mẹ chỉ chơi sau khi làm xong bài và sắp xếp bàn học ngăn nắp.
+ Em hứa sẽ đến dự tiệc mừng sinh nhật bạn.
+ Em tự hứa với bản thân sẽ luôn giữ nhà cửa sạch sẽ.
GV hướng dẫn học sinh thực hiện
GV nhận xét
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/ Đánh dấu P vào những việc em cho là cần thiết để giữ lời hứa.
- Em chỉ hứa khi thấy có thể thực hiện được.
- Em chủ động thực hiện lời hứa trước khi được nhắc nhở.
- Trong quá trình thực hiện lời hứa, nếu có khó khăn gì, em phải nói ra để mọi người cùng nhau tìm giải pháp.
- Em thông báo lí do em không thể thực hiện lời hứa.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã hứa hẹn
GV yêu cầu HS nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS làm
HS lắng nghe
HS đọc
HS thảo luận
HS trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 2: GIỮ LỜI HỨA
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3
3/Hãy tìm hiểu cách ứng xử và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Trước khi hứa, em phải suy nghĩ cẩn thận để xem mình có khả năng thực hiện lời hứa đó hay không.
- Nếu không thực hiện được lời hứa, em không được che giấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác.
- Việc giữ lời hứa chứng tỏ em là người đáng tin cậy.
- Nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không tin tưởng em.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: + Lời hứa được tạo ra để làm người khác tin tưởng bạn.
+ Giữ lời hứa giúp bạn trở thành người đáng tin cậy và có trách nhiệm.
GV yêu cầu HS nhắc lại
HĐ 4: Trải nghiệm
Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc đề
Chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ để ghi nhớ những điều em đã hứa theo các gợi ý sau: 
- Việc đã hứa: 
- Hứa với ai: ...
- Thời gian thực hiện: ...
- Kết quả thực hiện (có thực hiện đúng theo những gì em đã hứa hay không):
 ..
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh
GV yêu cầu HS đọc hoạt động 1
 Em mượn của bạn một quyển truyện và hứa sẽ trả trong vòng hai ngày, nhưng sau hai ngày em vẫn chưa đọc xong. Em sẽ làm thế nào?
 Từng thành viên trong nhóm đưa ra phương án để giữ lời hứa trong trường hợp trên và cả nhóm thảo luận.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc hoạt động 2
 Em hứa hôm nay trực nhật hộ bạn nhưng em lại đi học muộn. Lúc em đến thì cô giáo đã vào lớp. Em sẽ làm như thế nào?
 Từng thành viên trong nhóm đưa ra phương án để khắc phục sự việc trên, sau đó cả nhóm thảo luận để chọn phương án hợp lí nhất.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 3: MẤT TẬP TRUNG TRONG GIỜ HỌC
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1
1/ Đánh dấu P vào những tình huống mất tập trung trong giờ học mà em từng mắc phải.
+ Ngồi học nhưng nghỉ đến việc khác.
+ Ngồi học nhưng làm việc khác.
+ Ngồi học trong tâm trạng cáu kỉnh.
+ Buồn bã, chán nản vì không làm được bài.
+ Buồn ngủ khi ngồi học.
+ Đói bụng trong lúc học.
+ Xung quanh chỗ học quá ồn ào.
+ Xung quanh chỗ học có nhiều đồ chơi.
GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
GV nhận xét
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/ Hãy quan sát hình minh họa để tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến việc mất tập trung trong giờ học.
- Mất tập trung trong giờ học do không đủ sức khỏe, đặc biệt khi mệt mỏi, đau ốm kéo dài.
- Ăn uống không đủ chất và đúng bữa là nguyên nhân dẫn đến mất tập trung trong giờ học.
- Ngủ không đủ giấc cũng sẽ khiến em không thể tỉnh táo trong giờ học.
- Em chưa quen với việc tập trung trong một thời gian dài.
- Không gian ngồi học ngột ngạt, nóng bức, ồn ào.
- Em không có hứng thú với bài học.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
HS đọc
HS làm
HS lắng nghe
HS đọc
HS thảo luận
HS trả lời
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 3: MẤT TẬP TRUNG TRONG GIỜ HỌC
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3
3/Hãy tìm hiểu một số cách giúp em tập trung trong giờ học.
- Cất đồ chơi và tắt các thiết bị điện tử để em không bị phân tán, mất tập trung trong khi học.
- Ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ đúng giờ giúp em có đủ năng lượng để tập trung tốt trong giờ học.
- Em tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt, dễ tập trung trong học tập.
- Em rèn luyện khả năng tập trung khi làm bất cứ việc gì.
- Em tự tạo cảm hứng để đến lớp.
- Em tạo thói quen ngồi vào bàn học tập hằng ngày.
- Em tập viết điều cần ghi nhớ sau mỗi bài học.
- Em làm việc theo đúng thời gian biểu đã lập
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
HĐ 4: Trải nghiệm
Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc đề
Em hãy rèn luyện khả năng tập trung tốt trong giờ học theo các bước sau:
B1: Ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày, ăn sáng đầy đủ trước khi đến lớp.
B2: Không mang đồ chơi, trò chơi điện tử vào lớp.
B3: Ngồi học đúng tư thế và chuẩn bị đủ đồ dùng học tập của từng tiết theo thời khóa biểu.
B4: Nhìn thẳng lên bảng và về phía thầy cô; chú ý lắng nghe.
Lưu ý:
- Không nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.
- Tích cực tham gia vào bài học.
- Ghi chép đầy đủ theo yêu cầu của thầy cô.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh
GV yêu cầu HS đọc hoạt động 1
 Từng thành viên trong nhóm lần lượt đóng vai một học sinh bị mất tập trung trong giờ học.
 Các thành viên còn lại quan sát và thảo luận về tình huống để đưa ra phương án giải quyết theo gợi ý của phần Ứng xử
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 4: KHI CHA MẸ VẮNG NHÀ
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1
1/ Đánh dấu P vào những hình mô tả cảm xúc của em khi cha mẹ vắng nhà.
+ Em cảm thấy buồn, cô đơn và nhớ cha mẹ.
+ Em lo lắng vì có thể bị ngã hoặc xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ.
+ Em căng thẳng vì phải tự làm mọi việc cho bản thân khi ở nhà một mình.
+ Em sợ bị đói, bị bắt cóc, bị xâm hại thân thể.
GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
GV nhận xét
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/ Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi với bạn về những tình huống em có thể gặp phải khi cha mẹ đi vắng .
- Nhà mất điện. 
- Em bị ngã.
- Có người lạ gõ cửa.
- Em phải tự thực hiện những công việc mà trước đây em chưa từng làm.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
HS đọc
HS làm
HS lắng nghe
HS đọc
HS thảo luận
HS trả lời
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 4: KHI CHA MẸ VẮNG NHÀ
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3a
3/a)Hãy tìm hiểu những nguyên tắc an toàn khi cha mẹ vắng nhà.
- Không tiếp khách lạ.
- Không mở cửa cho bất cứ ai, kể cả hàng xóm.
- Không ra khỏi nhà một mình.
- Khóa tất cả các cửa.
- Để chìa khóa ở nơi quy định để dễ lấy khi cần.
- Chủ động hoàn thành bài tập và công việc nhà được cha mẹ giao.
- Không kể với bất kì ai là cha mẹ đang vắng nhà.
- Hòa thuận với anh chị em.
- Gọi điện thoại cho cha mẹ hoặc các số điện thoại khẩn cấp khi gặp nguy hiểm.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc câu 3b
b) Hãy ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp để gọi trong trường hợp em gặp nguy hiểm, phải nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng có chuyên môn và nghiệp vụ
111: Số điện thoại tư vấn, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
113: Số điện thoại yêu cầu sự giúp đỡ về những vụ việc liên quan đến an ninh trật tự
114: Số điện thoại thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về các tình huống sau:
Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
Có người bị nạn trong sự cố lở đất đá; sập đổ nhà, công trình.
Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, hang, công trình ngầm.
115: Số điện thoại hệ thống cấp cứu y tế ngoài bệnh viện.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu Hs ghi nhớ
GV nhận xét
GV thông báo chú ý: Khi sử dụng điện thoại bàn hoặc điện thoại di động để gọi những số điện thoại này, em chỉ việc bấm trực tiếp số cần gọi mà không cần phải thêm mã vùng.
HĐ 4: Trải nghiệm
* Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh.
GV giao nhiệm vụ: các nhóm thảo luận và tập ứng phó với những tình huống có thể xảy ra khi em ở nhà một mình.
GV yêu cầu HS đọc tình huống 1
-Tình huống 1: khi có người tự giới thiệu là người quen của cha mẹ và yêu cầu em mở cửa.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc tình huống 2
-Tình huống 2: Khi nhà bị mất điện
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc tình huống 3
-Tình huống 3: Khi em bị đau bụng không chịu được
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
-Tình huống 4: Khi bạn trong lớp gọi điện thoại rủ em đi chơi.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS đọc
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS đọc
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 5: BỊ BẠN TRONG LỚP CHÊ CƯỜI
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1a
Đọc câu chuyện sau và nhận xét về cuộc trò chuyện của hai học sinh.
 Giờ giải lao, cô giáo chủ nhiệm lớp 2A5 nán lại lớp để xem các bạn ra chơi như thế nào. Đứng ở cửa, cô nghe được đoạn hội thoại của Hoàng và một bạn lớp khác như sau:
Reeeeeng .!!
Ra chơi rồi!
Hôm nay, lớp tớ có một bạn mới nhập học đấy.
Cậu có làm quen với bạn ấy không?
Không, tớ chả thích.
Tại sao thế?
Tớ thấy bạn ấy vừa xấu vừa bẩn.
GV hướng dẫn HS
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
b/ Đánh dấu P vào những tình huống bị bạn trong lớp chê cười mà em từng chứng kiến.
+ Có vẻ ngoài khác thường
+ Bị thầy cô nhắc nhở do mắc lỗi.
+ Có những hành vi, cử chỉ không giống mọi người.
+ Kết quả học tập không tốt.
GV yêu cầu HS đọc
GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Chê cười người khác là hành vi không tốt vì nó khiến cho người bị chê buồn tủi và tự ti.
GV yêu cầu HS nhắc lại
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/ Hãy quan sát hình minh họa và mô tả trạng thái tâm lý của các bạn trong hình khi bị bạn trong lớp chê cười.
- Khó chịu 
- Giận dỗi.
- Nổi cáu.
- Tức giận đến mức cãi nhau, thậm chí đánh nhau.
-Xấu hổ
- Tự ái và không chơi với ai trong lớp
- Buồn chán, mệt mỏi và không thích đến lớp
- Thù ghét mọi người
GV hướng dẫn
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Bị chê cười trước mặt bạn bè sẽ khiến người bị chê cảm thấy bị xúc phạm, bị sỉ nhục, dẫn đến tức giận và có phản ứng dữ dội (cãi nhau, đánh nhau, .)
GV yêu cầu HS nhắc lại
HS đọc
HS lắng nghe
HS làm
HS lắng nghe
HS đọc
HS trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 5: BỊ BẠN TRONG LỚP CHÊ CƯỜI
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3a
3/a)Hãy trao đổi với bạn về cách ứng xử giúp em tránh bị bạn trong lớp chê cười.
- Kiểm soát hành vi, cử chỉ, ăn mặc của em cho phù hợp ở trường học.
- Không cố tình làm điều khác thường, lập dị ở trường học.
- Có thái độ đồng cảm, tôn trọng, chia sẻ với người khác.
- Bình tĩnh; không tức giận, lo lắng hay buồn chán khi bị bạn bè chê cười, đồng thời tìm cách giải thoát khỏi tình huống này.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc câu 3b
b) Hãy trao đổi với bạn về cách ứng xử khi thấy một bạn trong lớp bị chê cười.
- Không hùa theo hành vi chê cười những lỗi lầm, khuyết điểm của người khác.
- Nhắc nhở mọi người rằng hành vi chê cười người khác là không tốt.
- Nói sang chuyện khác để bạn quên đi việc bị chê cười.
- Chấp nhận những điểm khác thường của bạn.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
HĐ 4: Trải nghiệm
a)Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc bài tập
Hãy liệt kê các hành vi phù hợp với những từ trong bảng sau:
Đồng cảm
Chia sẻ
Tôn trọng
Yêu thương
Chấp nhận người khác
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
b) Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh.
Từng thành viên trong nhóm đóng vai người đã mắc lỗi và các thành viên còn lại đánh giá, bình phẩm, chê cười.
Sau đó, mỗi bạn nói về cảm nhận của mình khi chê cười người khác và bị người khác chê cười.
Cả nhóm thảo luận về những tác động của việc chê cười người khác và rút ra bài học cho bản thân.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 6: HAY CÁU GIẬN
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1
Đánh dấu P vào những hình mô tả tâm trạng hay cáu giận.
- Hay ném đồ đạc.
- Hay la hét, gào khóc.
- Hay ăn vạ.
- Hung hăng, thích gây hấn.
GV hướng dẫn.
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/ Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến việc hay cáu giận.
- Căng thẳng. 
- Yêu cầu không được đáp ứng.
- Đói, mệt.
- Sống trong môi trường bạo lực, không an toàn.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Hay cáu giận là một phản ứng của cá nhân khi không hài lòng. Những người hay cáu giận thường không tham gia vào các hoạt động tập thể và ít giao lưu với người khác.
Trong một số trường hợp, việc hay cáu giận với người khác có thể gây ra mâu thuẫn, xung đột, thậm chí đánh nhau.
GV yêu cầu HS nhắc lại
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS làm
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 6: HAY CÁU GIẬN
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3a
3/a)Rèn luyện bản thân để tránh việc hay cáu giận
- Lên kế hoạch cho hoạt động học tập của mình một cách khoa học để giảm thiểu sự căng thẳng.
- Chủ động trong việc ăn uống, nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
- Có ý thức khi đưa ra yêu cầu vì mọi yêu cầu phải hợp lí thì mới dễ được đáp ứng.
- Yêu cầu sự hỗ trợ của người thân hoặc cơ quan chức năng khi môi trường sống ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tâm lý.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc câu 3b
b) Ứng xử khi thấy bạn hay cáu giận
- Nếu thấy bạn có dấu hiệu nổi cáu, em hãy nhanh chóng chuyển hướng chú ý của bạn vào một hoạt động vui vẻ khác.
- Khi thấy bạn cáu giận, em nên giữ bình tĩnh, tỏ thái độ không hài lòng, bỏ đi chỗ khác và đừng nhìn hay nói bất kì điều gì với bạn trong lúc này.
- Nếu bạn cáu giận vì đòi cái gì đó, em đừng đưa cho bạn ngay và không nhân nhượng với thái độ cáu giận của bạn. Điều này giúp bạn nhận thấy việc cáu giận không giúp đạt được mục tiêu.
- Nhiệt tình khen ngợi khi bạn kiềm chế được tâm trạng cáu giận của mình.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Việc tìm hiểu và rèn luyện cách ứng xử phù hợp trước các tình huống trong cuộc sống là một biện pháp giúp em ít cáu giận với người khác.
HĐ 4: Trải nghiệm
Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh.
Một thành viên trong nhóm đóng vai người đang chơi đồ chơi và không cho bạn khác chơi cùng, khiến bạn đó rất cáu giận.
Các thành viên còn lại sử dụng những gợi ý ở phần Ứng xử để thảo luận và giúp bạn đang cáu giận kiềm chế cảm xúc.
GV hỗ trợ bằng cách đóng vai người phân giải, hướng dẫn học sinh cách ứng xử phù hợp trong tình huống này.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 7: HAY PHÁ PHÁCH ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát
GV yêu cầu HS đọc câu 1
Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện của việc hay phá phách đồ của người khác.
GV hướng dẫn.
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Biểu hiện của việc hay phá phách đồ của người khác thường là: đập phá đồ chơi chung, vứt đồ của người khác, bắt nạt, gây gỗ, dọa nạt, ..
GV yêu cầu HS nhắc lại
HĐ 2: Nhận biết
GV yêu cầu Hs đọc câu 2
2/ Hãy quan sát hình minh họa và tìm hiểu nguyên nhân một số bạn hay phá phách đồ của người khác.
- Không kiềm chế được cảm xúc của mình.
- Ghen ghét, đố kị với bạn.
- Muốn những thứ không phải của mình.
- Có tính ích kỉ, chỉ muốn mọi thứ thuộc về riêng mình.
GV hướng dẫn
GV yêu cầu học sinh trả lời 
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Nguyên nhân một số bạn hay phá phách đồ của người khác thường là: muốn được mọi người chú ý đến mình hơn, bị căng thẳng, bị ức chế, không kiểm soát được cảm xúc,....
GV yêu cầu HS nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học-dặn dò
HS đọc
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS đọc
HS lắng nghe
HS làm
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Thực hành tâm lý học đường
CHỦ ĐỀ 7: HAY PHÁ PHÁCH ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội;
-Tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải.
-Góp phần hình thành kĩ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. Đồ dùng dạy học: bài dạy, sách
III. Hoạt động dạy học
HĐ CÚA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 3: Ứng xử
GV yêu cầu HS đọc câu 3a
3/a)Rèn luyện bản thân để tránh việc phá phách đồ của người khác
- Kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân.
- Không tham gia tranh cướp, phá phách đồ của bạn.
- Tự hạn chế những ham muốn của mình bằng cách chơi thể thao.
- Rèn luyện lối sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS nêu
GV nhận xét
GV yêu cầu HS đọc câu3b
b) Cách ứng xử khi thấy bạn phá phách đồ của người khác
- Không hùa theo hành vi phá phách của bạn.
- Ngăn cản hành vi phá phách của bạn với thái độ bình tĩnh nhưng không nhượng bộ.
- Nhắc nhở bạn về hậu quả của việc phá phách.
- Khi bạn bình tĩnh, hãy giải thích cho bạn hiểu làm như vậy là sai và sẽ không ai chơi với bạn nữa nếu bạn tiếp tục có hành vi phá phách.
GV hướng dẫn 
GV yêu cầu HS thực hiện
GV nhận xét
GV rút ra kết luận: Việc tìm hiểu và rèn luyện cách ứng xử phù hợp trước mỗi tình huống trong cuộc sống là một biện pháp giúp em tránh có hành vi phá phách đồ của người khác.
HĐ 4: Trải nghiệm
Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng sáu học sinh.
Một thành viên trong nhóm đóng vai người đang chơi đồ chơi và không cho bạn khác chơi cùng, khiến bạn đó rất bực tức và muốn đập phá đồ chơi.
Các thành viên còn lại sử dụng những gợi ý ở phần Ứng xử để thảo luận và giúp bạn đan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_thuc_hanh_tam_ly_hoc_duong_lop_2_nam_hoc_2018_2019.docx