Giáo án Toán Lớp 2 - Sách Cánh diều - Bài 28: Em vui học toán (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 2 - Sách Cánh diều - Bài 28: Em vui học toán (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.

- Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

2. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực: - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, SBT, bút màu

 

docx 4 trang Mạnh Bích 21/11/2023 9331
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 - Sách Cánh diều - Bài 28: Em vui học toán (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
BÀI 28: EM VUI HỌC TOÁN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.
- Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
2. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực: - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, SBT, bút màu
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
* Cách tiến hành:
a, Ổn định tổ chức
- GV tổ chức cho HS hát và múa theo bài “ Đếm sao”
b, Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi HS tiết trước học bài gì
- GV gọi 1 HS lên bảng hoàn thành phép tính:
18-9; 4+8; 13 – 5; 9+7
- GV gọi HS nhận xét và tuyên dương HS
c, kết nối
Hôm nay chúng ta sẽ học bài :Bài 28: Em vui học toán
- GV yêu cầu HS đọc dầu bài
- GV yêu cầu HS ghi dầu bài
- HS hát và múa theo bài hát
- Hs: Ôn lại những gì em đã học
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS ghi dầu bài
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
 - Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.
- Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
* cách tiến hành:
* Bài 1: Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong toán học.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Bài có mấy yêu cầu?
- GV phát phiếu học tập cho HS yêu cầu HS thực hiện yêu cầu 1
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2: Yêu cầu HS hoàn thành các số còn thiếu trên tia số. 
- GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- GV gọi 1 HS nhận xét
- Gv hỏi nhóm nào làm như bạn thì giơ tay
- GV tuyên dương HS
- GV yêu cầu hs cùng thảo luận nhóm 4 về cách sử dụng tia số trong toán học. 
- Gọi đại diện 1-2 nhóm nêu cách sử dụng tia số.
- GV nhận xét, kết luận và lấy ví dụ
+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để so sánh hai số, tìm các số liền trước, số liền sau
+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để cộng, trừ.
Ví dụ:
+ Dùng để so sánh 2 số ví dụ: So sánh 5 và 7. Ta thấy 5 gần gốc số 0 hơn vì vậy 5 bé hơn 7
+ Dùng để cộng trừ: 5+2=?. Ta sẽ tìm vị trí số 3 và đếm tiến lên thêm 2 vạch số ta đến số 5. Vậy 5+2=7
Bài 2: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận theo tổ để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em)
- Gv gọi các nhóm nêu tên và cách chơi trò chơi đã thảo luận. Sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất.
- GV gọi 1 nhóm lên bảng tổ chức trò chơi
- GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp.
GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế
- HS nêu yêu cầu.
- Bài có 2 yêu cầu:
+ Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số.
+ Thảo luận cách sử dụng tia số.
- HS tiến hành điền các số còn thiếu trên tia số: 3,6,8,9,10
- 1 nhóm lên trình bày tên bảng
- HS nhận xét
- Các nhóm dơ tay
- HS lắng nghe
- HS thảo luận: Sử dụng tia số để so sánh hai số, để cộng trừ 
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận.
- HS cả lớp thưc hiện.
- HS tổ chức
VD: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
+ HS thiết kế một “Cây hoa dân chủ” trong đó trên các bông hoa viết các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
+ Quản trò nếu quy tắc chơi: Mỗi bạn lên chơi sẽ hái một bông hoa, tính nhẩm, nếu đúng được hái tiếp, nếu tính sai sẽ mất lượt.
Trò chơi : tiếp sức, truyền điện .
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS vận dụng dụng tia số vào trong các bài toán thực tế
* cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : “Ngộ không thật, ngộ không giả” GV phổ biến luật chơi: Các con sẽ giúp đường tăng tìm ngộ không thật để ngộ không giả bị thu phục. Các con sẽ giúp đường tăng bằng cách đọc và chọn đáp án đúng. Các con đã rõ luật chơi chưa nào
- Gv tổ chức cho HS chơi cả lớp
- GV nhận xét tuyên dương HS
- HS lắng nghe
- HS chơi
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
* Cách tiến hành:
- GV hỏi HS: Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Em học được những gì qua bài học hôm nay?
- GV cho HS nói về thích phần nào nhất của tiết học?
Hôm nay chúng ta đã học bài “em vui học toán” đã biết vận dụng tia số vào một số bài toán thực thế. Về nhà các con sẽ học bài và làm bài tập
- GV nhận xét tiết học: Cô nhận xét tiết học hôm nay các con chú ý nghe cô giảng, tích cực giơ tay, phát biểu xây dựng bài. Cô tuyên dương cả lớp.
- Bài em vui học toán
- Em học được vận dụng tia số vào các bài toán và biết tổ chức trò chơi
- Hs tự chia sẻ
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_bai_28_em_vui_hoc_toan_tie.docx