Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 41: Hình tứ giác - Năm học 2021-2022 - Quách Thị Hiền
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Có được biểu tượng về hình tứ giác. Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác
- Liên hệ với thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hình tứ giác.
2. Năng lực
- Thông qua việc quan sát, phân loại, xác định các hình tứ giác, gọi tên, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc quan sát bức tranh thực tiễn, xác định các mảnh có dạng hình tứ giác trên bức tường, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ (chăm học).
- Học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: BGĐT. Kế hoạch dạy học; SGK
2. Học sinh: SGK, vở BT toán, bộ đồ dùng Toán 2, bút màu.
CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN - LỚP 2 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Người thực hiện: Quách Thị Hiền Ngày thực hiện: 9/10/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN Tiết 70 - BÀI 41: HÌNH TỨ GIÁC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng - Có được biểu tượng về hình tứ giác. Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác - Liên hệ với thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hình tứ giác. 2. Năng lực - Thông qua việc quan sát, phân loại, xác định các hình tứ giác, gọi tên, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. - Thông qua việc quan sát bức tranh thực tiễn, xác định các mảnh có dạng hình tứ giác trên bức tường, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học. 3. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ (chăm học). - Học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: BGĐT. Kế hoạch dạy học; SGK 2. Học sinh: SGK, vở BT toán, bộ đồ dùng Toán 2, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5 phút): - Trước khi vào tiết học, chúng mình cùng khởi động! Trong phần khởi động này, các con sẽ cùng nhau trả lời một vài câu hỏi nhỏ nhé! - YC HS đánh từng câu TL vào hộp chat, =>GV gọi HS trả lời - GV nhận xét tuyên dương HS - GTB: Qua phần khởi động, cô thấy các con đã nắm rất tốt về những hình chúng ta đã được học. Còn hình thứ 3 trong câu hỏi vừa rồi là hình gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 41: hình tứ giác. (SGK tr 82) - GV gọi HS đọc, ghi vở tên bài - HS lắng nghe - Một số HS trả lời - 1 HS trả lời, lớp ghi tên bài - lắng nghe, mở SGK 2. Bài mới: Giới thiệu hình tứ giác: (15 phút): - Đưa hình trong SGK nói: Hà và Tuấn đang chơi xếp hình. Vậy trên tay Hà là những hình gì? (H. tròn), trên tay Tuấn là những hình gì? (H. Tam giác). Còn nhóm hình này là hình gì? Đó chính là các hình tứ giác. - GV chỉ vào nhóm hình tứ giác: Hình này là hình tứ giác. - GV cho một số HS đọc nối tiếp: Hình tứ giác - GV: Chúng ta thấy 3 nhóm này có hình dạng khác nhau. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào thì lên các lớp trên chúng ta sẽ được học cụ thể hơn. - Vậy nhóm 3 là nhóm hình gì? - GV đưa hình và chốt lại: N3 là hình tứ giác - Chiếu slide hình tứ giác to: + Nhắc lại cho cô, đây là hình gì? + Thế còn đây có phải là hình tứ giác không? - GV đưa thêm hình tứ giác, YC HS quan sát kĩ từng hình - GV đưa ra HCN và hình vuông hỏi: Đây là hình gì? =>HCN và HV cũng là hình tứ giác và là tứ giác đặc biệt. Chúng đặ biệt như thế nào thì các con sẽ được học ở các lớp trên nhé. - Gọi 1 HS đọc lại. - GV KL: Cô vừa hướng dẫn các con tìm hiểu về hình tứ giác rồi đúng không nào. Bây giờ chúng ta cùng vẫn dụng những kiến thức đó để làm bài tập nhé! - Cả lớp quan sát, lắng nghe GV giới thiệu. - HS giơ tay trả lời: N1: hình tròn, N2: hình tam giác. - HS QS - HS đọc mỗi HS chỉ vào một hình khác nhau - HS nhắc lại - HSQS - HS TL: Đây là các hình tứ giác. - HS QS, lắng nghe - HS TL: HCN và hình vuông - 1 HS đọc lại. 3. Thực hành, luyện tập (15 phút): Bài 1: (Cá nhân - Lớp) - GV chiếu slide - GV nêu đề bài: - YC HS suy nghĩ và tìm xem hình nào là hình tứ giác? - Yêu cầu HS trình bày - Gọi bạn khác NX, GV NX - Hỏi: Trong 3 hình còn lại, hình nào đã học, là hình gì? * GV chốt bài, chuyển ý sang bài tập 2 Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - GV chiếu slide - GV yêu cầu HS đọc đề toán - Hỏi: Bài 2 yêu cầu em làm gì? - Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu trong bài là những đồ vật nào? - Mỗi đồ vật có những BP gì? + Thuyền + Chậu hoa + Máy bay - YC HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra các hình tứ giác có trong mỗi hình: - YC HS 3 nhóm báo cáo KQTL - Gọi HS các nhóm khác NX - GV NX và tuyên dương. - Vậy 2 hình ở đuôi máy bay là hình gì? * Chốt-Chuyển ý sang bài tập 3 Bài 3: (Cá nhân, nhóm) - GV chiếu bài lên - Gọi HS đọc yêu cầu - YC HS cần QS kĩ hình để tìm ra những mảnh bìa nào ghép với nhau tạo thành hình vuông như trong hình. - GV gợi ý: +Qua QS con thấy hình vuông được ghép bởi mấy mảnh bìa? +Có mấy mảnh bìa rời? Chúng là nhũng hình gì? - Cho HS QS kĩ hình vẽ đối chiếu các mảnh bìa với miếng ghép trong hình vuông để tìm mảnh ghép phù hợp. Sau đó báo cáo qua trò chơi AI NHANH AI ĐÚNG? bằng đánh vào hộp chat trong thời gian 2 phút. Ai tìm đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. - GV tổ chức cho HS chơi TC: AI NHANH AI ĐÚNG? - Sau 2 phút, gọi 1, 2 HS nêu đáp án. - GV YC HS giải thích vì sao không chọn hình số 2 và hình số 4 GV chốt: Hình vuông được ghép bởi hình số 1, 3, 5, 6 - GV tổng kết: tuyên dương bạn thắng cuộc, khen cả lớp. - Vậy trong các mảnh bìa rời, hình nào là hình tam giác, hình nào là hình tứ giác? *Chuyển ý sang bài 4 Bài 4: (Cá nhân - Lớp) - GV chiếu slide - Gọi HS đọc YC đề bài - GV nêu: Bạn Voi muốn sơn màu xanh da trời vào các mảnh ghép hình tứ giác. Các con hãy quan sát và giúp bạn Voi tìm những mảnh ghép hình tứ giác bằng cách tô màu xanh vào các hình đó. - YC HS làm bài vào vở BT – Bạn nào xong chụp gửi bài vào zalo cho cô chữa - GV đưa bài của 1, 2 HS lên, gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét, khen - GV chốt: đưa đáp án 7 hình tứ giác lên để HSQS các hình tứ giác cần tô màu *Chuyển ý sang bài 5 - HS lắng nghe - Học sinh Quan sát cá nhân. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Hình tứ giác là hình thứ 2 màu vàng - Hình C đã học là hình tam giác - HS QS - Học sinh đọc đề, phân tích đề, trả lời - 3 HS nêu các đồ vật trong BT2 là: Chiếc thuyền, chậu hoa, máy bay - 3 HS TL + có thân thuyền cánh buồm, cờ; + có chậu, thân lá, hoa + có thân, cánh đuôi - HS TLN để tìm ra các hình tứ giác có trong mỗi đồ vật đó. - Chia sẻ kết quả trước lớp: + Tranh thuyền: có 3 hình tứ giác + Tranh chậu hoa: có 4 hình tứ giác ( thân cây, 2 lá cây, chậu cây) + Tranh máy bay: có 2 hình tứ giác (2 cánh máy bay) - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS TL: hình tam giác - HS QS - HS đọc đề, lắng nghe phân tích đề - HS lắng nghe - HS TL: + 4 mảnh bìa + 6 mảnh là các hình tam giác, tứ giác - HS quan sát nhận ra được hình vuông được ghép bởi các mảnh bìa 1, 3, 5, 6 - Cả lớp thi, đánh KQ vào hộp chát - Đó là hình số 1, 3, 5, 6. - HS giải thích: Dựa vào hình vuông có sẵn, QS kĩ hình vuông được ghép bởi 3 hình tứ giác và 1 hình tam giác, không có hình vuông. - HS lắng nghe - Hình tam giác là hình số 6, hình tứ giác là hình 1, 2, 3, 4, 5. Hình 2 còn gọi là hình vuông. - Học sinh đọc đề, phân tích đề - HS tô màu vào VBT - HS QS, NX chữa bài - HS QS lắng nghe - HS QS lắng nghe 4. HĐ vận dụng (3 phút) Bài 5: (Cá nhân - Lớp) - GV chiếu slide * Bài 5a: - Gọi HS đọc đề - GV đọc đề, giải thích: Người Mông là DT ít người thường sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Hà Giang Phần a yêu cầu QS xem có hình ảnh của hình tứ giác có trong bức tường đá không. - GV chỉ và nói: Đây chính là bức tường đá được xây bằng những hòn đá có rất nhiều hình dạng khác nhau. Đường có màu xám chính là những mạch vữa, mạch vữa này để ghép các hòn đá với nhau. Do đó, chúng ta không tính các mảnh vữa này. - YC HS quan sát bức tường đá trên hình vẽ trong SGK và TL xem có nhìn thấy hình ảnh hình tứ giác không - GV chỉ cho HS thấy một số hình ảnh hình tứ giác có trong bức tường đá. - YC HS sau buổi học, tìm các hình tứ giác có trong bức tường đá rồi tô các màu khác nhau vào những hình tứ giác mình tìm được. *Bài 5b) - GV đọc đề - Yêu cầu HS trả lời miệng: - GV: Các con hãy tìm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng hình tứ giác? - YC HS kể 1 số đồ vật trong thực tế có dạng hình tứ giác. - GV nhận xét, tuyên dương HS, đưa ra thêm một vài hình ảnh có dạng hình tứ giác => Chốt: Như vậy các con thấy trong thực tế có nhiều vật có dạng hình tứ giác phải không nào. Cô xin giới thiệu với cả lớp “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” ở Hà Nội. Con đường này đi qua nhiều quận như Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Tổ chức Guinness thế giới đã vinh danh đây chính là con đường gốm sứ dài nhất thế giới đấy các con ạ. Trên con đường này có hàng ngàn mảnh ghép bằng gốm, sứ được ghép lại với nhau kì công, tỉ mỉ để tạo ra những bức tranh tuyệt mĩ, có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt và nhiều ý nghĩa đặc biệt các con ạ. Đây là bức tranh đc tạo ra để chào mừng 1000 năm Thăng Long – HN. Tại đây có rất nhiều du khách đến thăm và là nơi lý tưởng để chúng ta có được những bức ảnh tuyệt đẹp đấy các con ạ. Nếu các con có dịp được bố mẹ cho đi chơi thì hãy bảo bố mẹ cho ra con đường này nhé! - 1 HS đọc đề bài - HS QS - HS đọc đề, phân tích đề - HS QS, lắng nghe - HS quan sát và chỉ hình tứ giác có trong bức tường đá. - HS lắng nghe - HS trả lời: Khung cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp, mặt bàn, ... - HS trả lời: ô cửa, lọ hoa, chậu cây, hàng rào... - HS QS, lắng nghe 5. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Qua bài học cô thấy các con nắm được kiến thức rất tốt. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con trò chơi: “Đưa Gà qua cầu” - Luật chơi: Để giúp được các chú gà qua cầu, các con TLCH. Nếu trả lời đúng thì từng chú gà lần lượt đi qua cầu sang được với bạn của chúng đấy. Các con đã sẵn sàng chơi chưa? Cô trò mình bắt đầu chơi nhé! - GV chiếu sile trò chơi – HS chơi - GV NX, Khen - GV cho HS nêu cảm nhận sau bài học: Em biết thêm được điều gì sau tiết học ngày hôm nay? - Dặn học sinh về ôn lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Điểm - Đoạn thẳng. - HS lắng nghe - HS chơi trò chơi - HS nêu cảm nhận - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_bai_41_hinh_tu_giac_nam_ho.docx