Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 52: Viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị - Năm học 2021-2022 - Lang Phương Thuỷ

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 52: Viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị - Năm học 2021-2022 - Lang Phương Thuỷ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết cách viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (theo cấu tạo thập phân của nó).

2. Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận.

- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

- Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận.

- Yêu thích học môn Toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên : silde hình ảnh.

- Học sinh: Bộ đồ dùng môn Toán

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 9042
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 52: Viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị - Năm học 2021-2022 - Lang Phương Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25
Họ và tên: Lang Phương Thuỷ
Lớp thực tập: 2H- Trường tiểu học Nghi Phú 2
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Liên
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 04 tháng 3 năm 2022
Tiết 1:
Toán: Bài 52: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC ĐƠN VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức:
- Biết cách viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (theo cấu tạo thập phân của nó). 
2. Năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận.
- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất 
- Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
- Yêu thích học môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên : silde hình ảnh.
- Học sinh: Bộ đồ dùng môn Toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu.
Chào mừng các con đến với bài học ngày hôm nay, trước khi vào bài mới các con cùng trà lời câu hỏi cho cô nhé!
- Thực hiện cả lớp vào ô chát
1. Em hãy đọc số các số sau đây: 301, 245.
2. Số 54 được viết thành tổng nào?
A. 50 + 4
B. 50 + 40
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết nối bài học: Ở lớp 1 các con đã được học cách viết một số có 2 chữ số thành tổng các chục, đơn vị. Hôm nay, cô và các con cùng nhau tìm hiểu bài “ Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị”
- GV Chiếu tên bài lên màn hình
( Cô mời một bạn nhắc lại tên bài cho cô nào)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
- GV chiếu lần lượt ba tấm hình vuông, bốn thanh hình chữ nhật, 5 ô vuông nhỏ lên màn hình.
 + Các con quan sát và cho cô biết có bao nhiêu tấm hình vuông? 
À đúng rồi, có 3 tấm hình vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông. Vậy, có bao nhiêu ô vuông?
+ Tiếp theo các con quan sát có bao nhiêu thanh hình chữ nhật? 
+ Bốn thanh hình chữ nhật, mỗi thanh có 10 ô vuông. Vậy, có bao nhiêu ô vuông?
+ Các con đếm xem, có bao nhiêu ô vuông lẻ ?
+ Vậy, có tất cả bao nhiêu ô vuông?
+ Bạn nào cho cô biết, số 345 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ Để viết số 345 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chúng ta sẽ cộng hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị lại với nhau.
+ Vậy, số 345 ta viết thành tổng là: 
345 = 300 + 40 + 5.
- GV cho 2- 3 HS nhắc lại.
- Các con quan sát tiếp, 4 tấm hình vuông và 1 thanh 8 ô vuông lẻ. Vậy, có tất cả bao nhiêu ô vuông?
+ Số 408 có mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ Bạn nào giỏi có thể viết số 408 thành tổng các trăm, chục, đơn vị cho cô được không nào?
- Rất giỏi, cô khen con
* Các con lưu ý: Số chục là 0, ta không cần viết số hạng đó trong tổng.
 Vì thế, số 408 sẽ được viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị là:
 408 = 400 + 8.
- Gọi 2 -3 HS nhắc lại
- Đưa ra ví dụ cho HS hiểu rõ hơn.
+ Ví dụ: số 203 sẽ được viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị như thế nào?
- GV chiếu 6 tấm hình vuông và 7 thanh hình chữ nhật.
- Tiếp theo, Các con quan sát và cho biết có mấy tấm hình vuông và mấy thanh hình chữ nhật?
+ Vậy, có tất cả bao nhiêu ô vuông?
+ Tại sao con lại biết có tất cả 670 ô vuông?
- À đúng rồi. Con rất giỏi, cô tuyên dương con.
+ Vậy bạn nào cho cô biết số 670 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ Bạn nào giỏi có thể viết số 670 thành tổng các trăm, chục, đơn vị được không?
- Cô cũng đồng ý với ý kiến của con.
* Các con lưu ý : Số đơn vị là 0, ta không cần viết số hạng đó trong tổng. Nên ta viết số 670 thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 670 = 600 + 70
- Cô có số: 560
+ Số 560 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ Số 560 được viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị như thế nào?
- GV kết luận: Viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là cộng các trăm, chục, đơn vị với nhau.
- GV chốt, chuyển: Vừa rồi cô trò chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang hoạt động luyện tập, thực hành.
3.Hoạt động luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Các con thấy trên mỗi cây nấm là 1 số và các bạn Nhím đang cầm tấm bảng viết thành tổng của mỗi số kia đấy. Vậy chúng ta cùng tìm mỗi số viết thành tổng giúp các bạn Nhím bạn nhé.
- GV hướng dẫn mẫu: Chúng ta thấy số 804 được nối với tổng là 800+ 4. Tức là số 804 gồm 8 trăm, 0 chục, 4 đơn vị. Vì số chục là số 0 nên chúng ta không cần viết vào tổng. Vì thế chúng ta nối cây nấm ghi số 804 với tổng: 800 + 4.
- Tương tự như vậy. Bây giờ cả lớp làm việc cá nhân, sử dụng bút chì để nối các số với tổng của số đó.. Thời gian làm việc là 3 phút sau 3 phút cô sẽ mời một bạn điều hành lớp chia sẻ kết quả.
- GV theo dõi HS làm bài qua màn hình.
- Đã hết thời gian, cô mời một bạn điều hành cho các chia sẻ kết quả.
- Qua theo dõi các con làm bài và chia sẻ kết quả. Cô thấy các con chia sẻ bài tích cực, làm bài tốt. Cô tuyên dương
- GV chiếu kết quả: Cô cũng đồng ý với kết quả của các con.
* GV chỉ vào các số; 804, 408, 480, 840 các số mà số chục hay số đơn vị là 0, ta không cần viết số hạng đó trong tổng.
- GV kết luận: Qua bài tập củng cố kĩ năng viết một số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Để giúp các con biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị chúng ta chuyển sáng bài tập 2.
Bài 2:
- GV chiếu hình ảnh và cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Để giúp các con biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị cô sẽ hướng dẫn các con cách làm bài tập này.
( Chiếu từng số lên)
+ Để viết số 123 thành tổng các trăm, chục, đơn vị thì chúng phải biết số: 123 gồm 1 trăm, 2 chục, 0 đơn vị. 
Ta viết số 123 thành tổng: 123 = 100+ 20 + 3.
+ Số 104 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Ta viết số 104 thành tổng 104= 100+ 4.
- Ta thấy số chục là số 0 nên các con sẽ không cần viết số 0 vào tổng.
 + Tiếp theo cô có số: 450 vậy bạn nào cho cô biết số 450 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
À đúng rồi, số 450 gồm 4 trăm, 5 chục và 0 đơn vị .
-Ta viết số 450 thành tổng: 
450 = 400 + 50
- Các con chú ý: Số 450 số đơn vị là số 0 nên ta không cần viết số 0 vào tổng.
(Như vậy cô đã hướng dẫn các con cách viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Bây giờ cô mời các con đưa vở ô li ra và làm bài )
- GV chiếu bài HS lên màn hình
( Bây giờ cô mời các con trình bày bài làm của mình nào).
- Các con thấy bài làm của bạn làm đã đúng chưa, và cách trình như thế nào..
- Cô thấy bài của bạn trình bày rõ ràng, sạch sẽ và bạn đã làm đúng rồi đấy. Bạn nào có cùng kết quả với bạn giơ tay lên cô kiểm tra nào.
- GV nhận xét và tuyên dương
- GV kết luận: Qua bài tập giúp chúng ta củng cố cách viết một số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Bài 3: 
- GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho chúng ta biết cứ đủ 100 hạt thì Sóc sẽ cất vào 1 giỏ.Và đủ 10 hạt thì Sóc sẽ cất vào 1 túi. 
 - Các con quan sát và cho cô biết, hôm qua sóc nhặt được bao nhiêu hạt dẻ.
 - Vì sao con biết bạn sóc nhặt được 132 hạt dẻ. 
À đúng rồi! Bởi vì ta thấy trong hình bạn sóc có 1 giỏ là 100 hạt dẻ và 1 túi mỗi túi là 10 hạt dẻ nên 3 túi sẽ là 30 hạt dẻ và có 2 hạt dẻ ở bên ngoài. Nên hôm nay sóc nhặt được 132 hạt dẻ.
- Tương tự với câu b, c. tổ chức cho HS làm việc nhóm 4
- Gọi 1 nhóm trình bày kết quả câu b
- GV nhận xét, tuyên dương
- Cho các nhóm trình bày kết quả câu c
- GV quan sát, nhận xét tuyên dương.
- GV kết luận: Bài tập vận dụng xác định số theo cấu tạo của số.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- GV hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì?
+ Bạn nào giỏi có thể trả lời nhanh cho cô số 606 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Vậy, số 606 viết thành tổng như thế nào?
- Qua bài học con biết thêm được điều gì?
- Qua bài học hôm nay, cô thấy cả lớp nhiều bạn tích cực phát biểu bài, cô khen các bạn. Về nhà các con nhớ xem lại bài và chuẩn bị cho phần luyện tập.
- HS trả lời kết quả vào ô chát
+ Ba trăm linh một
+ Hai trăm bốn mươi lăm
- Đáp án A. 50 + 4
- 1 HS nhắc tên bài.
+ 3 tấm hình vuông.
+ Có 300 ô vuông.
+ 4 thanh hình chữ nhật.
+ Có 40 ô vuông.
+ Có 5 ô vuông lẻ.
+ Có tất cả 345 ô vuông.
+ Số 345 gồm: 3 trăm 4 chục 5 đơn vị
+ Ta viết: 345= 300 + 40+ 5
+ Có 408 ô vuông
+ Số 408 gồm: 4 trăm, 0 chục, 8 đơn vị.
+ Ta viết: 408 = 400 + 8
- HS nhắc lại: 408 = 400 + 8
- 203 = 200 + 3
- HS quan sát
+ Có 6 tấm hình vuông và 7 thanh hình chữ nhật.
+ Có tất cả 670 ô vuông
+ Vì có 6 tấm hình vuông, mỗi tấm 100 ô vuông, 6 tấm có 600 ô vuông. Có 7 thanh hình chữ nhật mỗi thanh là 1 chục ô vuông nên 7 thanh hình chữ nhật có 70 ô vuông.
- HS nhận xét
+ Số 670 gồm 6 trăm, 7 chục, 0 đơn vị.
- HS trả lời: Ta viết: 670 = 600+ 70
- HS lắng nghe.
+ Gồm 5 trăm, 6 chục, 0 đơn vị.
+ Ta viết: 560 = 500+ 60
- 2- 3 HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu mỗi số được viết thành tổng nào.
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân (dùng bút chì nối).
+ Số 814 = 800 + 10 + 4.
+ Số 840 = 800 + 40 
+ Số 480 = 400 + 80
+ Số 408 = 400 + 8
+ Số 481 = 400 + 80 + 1
- 1 HS điều hành các bạn chia sẻ kết quả.
HS: Cây nấm ghi số 814 nối với tổng nào? 
HS: Cây nấm ghi số 480 nối với tổng 400 + 80 + 4.
Tương tự bạn điều hành đặt câu hỏi để các bạn các số còn lại.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu: Viết các số 139, 765, 992, 360, 607 thành tổng 
- HS quan sát và lắng nghe.
+ Số 104 gồm 1 trăm, 0 chục và 4 đơn vị.
+ Số 450 gồm 4 trăm, 5 chục và 0 đơn vị
- HS làm vào vở.
139= 100+ 30+ 9
765= 700+ 60+ 5
992= 900+ 90+ 2
 360= 300+ 60
 607= 600+ 7
- HS chụp nộp bài qua zalo
- HS chia sẻ kết quả 
- HS nhận xét bài bạn
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài
+ Hôm qua sóc nhặt được 132 hạt dẻ
+ Bởi vì ta thấy trong hình bạn sóc có 1 giỏ là 100 hạt dẻ và 1 túi mỗi túi là 10 hạt dẻ nên 3 túi sẽ là 30 hạt dẻ và có 2 hạt dẻ ở bên ngoài. Nên chúng ta biết Sóc nhặt được 132 hạt dẻ.
- HS thảo luận nhóm 4
- 1 nhóm trình bày kết quả câu b
Câu b:
HS: Hôm nay sóc nhặt được 2 giỏ, 1 túi và 3 hạt dẻ. Vậy hôm nay sóc đã nhặt được bao nhiêu hạt dẻ?
HS: Hôm nay sóc nhặt được 213 hạt dẻ
- Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi nhóm trình bày
HS: Vì sao nhóm bạn biết hôm nay sóc nhặt được 213 hạt dẻ?
HS: Vì mỗi giỏ sóc đựng 100 hạt dẻ, 1 túi đựng 10 hạt. Mà hôm nay sóc nhặt được 2 giỏ, 1 túi và 3 hạt dẻ. Nên hôm nay sóc nhặt được 213 hạt dẻ.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp
Câu c:
 HS: Nếu ngày mai sóc có 310 hạt dẻ thì sóc cần mấy giỏ và mấy túi để cất giữ số hạt dẻ đó?
HS: Sóc cần 3 giỏ và 1 túi để đựng hết số hạt dẻ.
- Các nhóm khác nhận xét đặt câu hỏi hỏi lại nhóm trình bày.
HS: Vì sao nhóm bạn biết sóc cần 3 giỏ và 1 túi để đựng?
HS: Vì mỗi giỏ sóc đựng 100 hạt, mỗi túi sóc đựng 10 hạt mà số 310 có số trăm là 3, số chục là 1, số đơn vị là 0. Nên sóc cần 3 giỏ và 1 túi để đựng số hạt dẻ.
- Hôm nay chúng ta học bài “ Viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị”
- Gồm 6 trăm, 0 chục, 6 đơn vị.
 606 = 600+ 6
- Qua bài học con biết cách viết một số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY 
................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KHDH SINH VIÊN THỰC TẬP
Trần Thị Liên Lang Phương Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_bai_52_viet_so_thanh_tong.docx