Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ (Tiếp theo

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ (Tiếp theo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.

2. Năng lực :

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, BGĐT, KHDH, SGK,SGV.

2. Học sinh: SGK, vở ô li, bảng con, nháp.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 22960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ (Tiếp theo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠC BÀI DẠY
MÔN TOÁN
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
( tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.
2. Năng lực :
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. 
3. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Máy tính, BGĐT, KHDH, SGK,SGV.
2. Học sinh: SGK, vở ô li, bảng con, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động:
1. Khởi động.
- GV hỏi: Giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ khi giải cần thực hiện qua mấy bước và đó là những bước nào?
+ Trong phần tóm tắt câu hỏi cần lưu ý gì?
+ Trong phần bài giải câu hỏi và phép tính cần lưu ý điều gì?
- Gv nhận xét.
2. HS quan sát tranh, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua)
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo)
Tiết 1. Bài toán về nhiều hơn
 B. Hoạt động hình thành kiến thức.
- Gv cho HS xem hình ảnh về số bông hoa của tổ 1 và tổ 3 cho HS quan sát.
- Hãy nêu bài toán phù hợp.
- GV trình chiếu bài toán. 
Bài toán: Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa?
- Yêu cầu HS nêu.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK)
+ GV mở rộng và hướng dẫn Hs tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng.
- G kết luận như vậy sẽ có 2 kiểu tóm tắt : bằng lời và sơ đồ.
- Yêu cầu nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì?
- GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải.
 Bài giải
Tổ ba có số bông hoa là:
 6 + 2 = 8 ( bông)
 Đáp số: 8 bông hoa
- GV chốt cách làm.
+ Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng)
- GV chốt kiến thức: Với bài toán liên quan đến phép cộng ( nhiều hơn) thì con có thể tóm tắt bằng sơ đồ hoặc bằng lời. Cách giải giống như các con đã học.......
 C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: ( Bảng con – M)
- Yêu cầu HS đọc BT (2 HS)
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nêu tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt sơ đồ vào bảng con.
- HS lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- GV cho HS giao lưu
+ Để tìm số thuyền của Toàn gấp được tại sao con lại làm phép cộng? 
- GV nhận xét.
- Đây là baì toán thuộc dạng gì? 
Bài 2. Vở.
- GV trình chiếu bài toán. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt
- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.
- Y/c HS đọc bài làm của mình.
? Vì sao con lại lấy 35 + 20 ? 
- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.
- GV lưu ý “ dài hơn” cũng có nghĩa là “nhiều hơn”
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
- Gọi HS nhận xét
Gv chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn.
D. Hoạt động vận dụng.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn.
E. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì? 
 - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến Bài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Bài toán về ít hơn
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe.
- HS quan sát 
- HS quan sát
- HS đọc bài toán (2 HS)
- HS nêu.
+ Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa
+ Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa?
- HS đọc tóm tắt. 
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba.
- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm 
- HS đọc lại bài giải trên bảng.
- HS đọc bài toán.
+ BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc
+ BT hỏi: Toàn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy? 
- HS đọc tóm tắt. 
- HS tóm tắt.
- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.
+ Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng thêm 5.
- Nhiều hơn.
- HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. 
- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT.
- HS nêu miệng bài giải
+ Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy 35 + 20.
- HS nhận xét
HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS nêu một BT về nhiều hơn.
- HS nêu : Bài toán về nhều hơn.
- HS lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_bai_bai_toan_lien_quan_den.docx