Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 15

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 15

BÀI 42: ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

– Nhận dạng được và gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.

 – Biết vẽ và ghi tên đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li.

 – Sử dụng các đoạn thẳng để tạo hình.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

 - Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng để vẽ đoạn thẳng, các đoạn thẳng để dùng cho BT4

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, .

 

docx 15 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 4571
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 15 Tiết : 71
BÀI 42: ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
'1. Kiến thức, kĩ năng
– Nhận dạng được và gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.
 – Biết vẽ và ghi tên đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li.
 – Sử dụng các đoạn thẳng để tạo hình. 
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
 - Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. 
- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng để vẽ đoạn thẳng, các đoạn thẳng để dùng cho BT4 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Đường và chân là đôi bạn thân.
-GV giới thiệu bài 
- HS hát và vận động theo bài hát Đường và chân là đôi bạn thân.
- HS nhắc lại tên bài
10’
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nhận dạng được và gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.
1. Giới thiệu điểm 
- GV chấm một chấm lên bảng, giới thiệu với HS đây là một điểm, đặt điểm là A và giới thiệu với HS đây là điểm A. 
– GV tiếp tục tương tự như vậy với điểm B. GV lưu ý với HS, để đặt tên cho một điểm, người ta thường dùng chữ cái in hoa.
- HS nhắc lại. 
- HS thực hành vẽ điểm C vào bảng con.
2. Giới thiệu đoạn thẳng 
– GV chấm hai điểm A, B lên bảng, cho HS gọi tên hai điểm đó. 
- GV dùng thước thẳng nối hai điểm A, B rồi giới thiệu với HS đây là đoạn thẳng AB, 
 – GV cho HS rút ra nhận xét đoạn thẳng AB đi qua hai điểm A và B.
-Học sinh gọi tên hai điểm A,B
- HS nhắc lại tên gọi đoạn thẳng AB.
-HS rút ra nhận xét đoạn thẳng AB đi qua hai điểm A và B.
15’
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về điểm và đoạn thẳng đã học vào làm bài tập
Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng có trong hình sau:
- GV nêu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài
-Gọi HS chữa miệng
*GV chốt lại cách gọi tên các điểm và đoạn thẳng.
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động cá nhân nhận ra và gọi được tên các điểm và đoạn thẳng có trong hình đã cho. 
- HS nêu kết quả
- HS khác nhận xét
HS lắng nghe và ghi nhớ
Bài 2: Đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình sau ( theo mẫu)
- GV nêu BT2.
-GV hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài
-Gọi HS chữa miệng
*GV chốt lại cách đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình.
-HS xác định yêu cầu bài tập.
-HS quan sát và lắng nghe
- HS quan sát mỗi hình, nhận ra và đếm được số đoạn thẳng có trong mỗi hình. 
- HS nêu kết quả
- HS khác nhận xét
HS lắng nghe và ghi nhớ
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li ( theo mẫu).
 a)Vẽ đoạn thẳng MN.
b)Vẽ đoạn thẳng PQ.
c)Vẽ hình vào vở ô li theo mẫu.
- GV nêu BT3.
-GV hướng dẫn mẫu 
+ Vừa nói, vừa thực hành vẽ: Đánh dấu hai điểm A, B. Dùng thước thẳng nối hai điểm A và B.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở
-Chiếu bài và chữa bài của HS
-GV chốt: Muốn vẽ một đoạn thẳng cần có hai điểm;trước khi vẽ mỗi đoạn thẳng cần chấm hai điểm. 
-HS xác định yêu cầu bài tập.
-HS quan sát và lắng nghe
- HS làm bài vào vở
- HS nhận xét bài của bạn
- HS nêu cách vẽ
- HS đổi chéo vở chữa bài 
6’
D. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến, thức, kĩ năng về điểm và đoạn thẳng đã học vào cuộc sống.
Bài 4: Bạn Voi thích dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số. Em hãy dùng các đoạn thẳng để tạo thành tên của mình.
-GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”
-Khen đội thắng cuộc.
-HS phân tích để tạo ra được những chữ cái, chữ số cần mấy đoạn thẳng
 - HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng. 
4’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua các học hôm nay, chúng ta được biết thêm được điều gì?
-Dặn HS về nhà cùng gia đình dùng các đoạn thẳng để tạo thành tên của các thành viên trong nhà.
- Chuẩn bị bài học sau
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 15 Tiết : 72
BÀI 43: ĐƯỜNG THẲNG – ĐƯỜNG CONG – ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc. 
- HS liên hệ được hình ảnh của đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong thực tiễn.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
 - Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. 
- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thắng để vẽ đường thẳng,..
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu lên cảm nhận con đường thẳng tắp, con đường uốn cong
-GV giới thiệu bài 
- HS quan sát tranh và nêu lên cảm nhận con đường thẳng tắp, con đường uốn cong.
- HS nhắc lại tên bài
20’
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nhận dạng được và gọi đúng đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.
1. Giới thiệu đường thẳng
-GV đính hình ảnh đường thẳng lên bảng và giới thiệu với HS: đây là đúng thẳng. 
2. Giới thiệu ba điểm thẳng hàng 
- GV cho HS quan sát và nhận ra đường thẳng.
-GV chấm ba điểm A, B, C lên đường thẳng và cho
- HS nhắc lại. 
- HS quan sát và lắng nghe
HS nhận biệt được ba cùng nằm trên một đường thẳng. GV giới thiệu ba điểm A, B, C thẳng hàng
3. Giới thiệu đường cong
-GV cho HS quan sát hình ảnh đường cong, rồi giới thiệu đường cong.
4. Giới thiệu đường gấp khúc
- GV cho HS quan sát hình ảnh đường gấp khúc rồi giới thiệu: đây là gấp khúc.
- HS nhận biết và gọi tên được các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc rồi
giới thiệu tên của đường gấp khúc là ABCD.
-HS nhắc lại : ba điểm A,B,C thẳng hàng.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS quan sát và lắng nghe
-HS nhắc lại : đường gấp khúc ABCD.
6’
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.
- GV nêu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài
-HS xác định yêu cầu bài tập.
-HS hoạt động cá nhân nhận ra đường thẳng, đường cong có trong mỗi hình đã cho
Bài 1: Chỉ ra đường thẳng, đường cong trong mỗi hình sau:
-Gọi HS chữa miệng
*GV chốt lại cách nhận ra đường thẳng, đường cong.
- Hs nêu kết quả
- Hs khác nhận xét
Hs lắng nghe và ghi nhớ
5’
D. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong và đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.
- GV cho HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường cong.
-GV nhận xét
-HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường cong.
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Dặn HS về nhà cùng gia đình tìm những hình ảnh của đường thẳng, đường cong.
- Chuẩn bị bài học sau
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20...
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 15 Tiết : 73
BÀI 43: ĐƯỜNG THẲNG – ĐƯỜNG CONG – ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc. 
- HS liên hệ được hình ảnh của đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong thực tiễn.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
 - Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. 
- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng để vẽ đường thẳng,..
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS nhắc nêu lại những điều thú vị trong tiết học trước 
-GV giới thiệu bài 
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS nhắc lại tên bài
25’
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.
- GV nêu BT2.
- Yêu cầu HS quan sát mỗi hình, nhận ra các đường thẳng và các điểm thẳng hàng
có trong hình
-HS xác định yêu cầu bài tập.
-HS quan sát mỗi hình, nhận ra các đường thẳng và các điểm thẳng hàng
có trong hình
Bài 2: Nêu tên ba điểm thẳng hàng.
-Gọi HS chữa miệng
-GV gọi HS lên bảng dùng thước kiểm tra ba điểm thẳng hàng trên máy chiếu
- HS nêu kết quả
- HS khác nhận xét
- HS quan sát.
*GV chốt lại nhận ra các đường thẳng và các điểm thẳng hàng
-HS lắng nghe và ghi nhớ
Bài 3: Nêu tên các đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc dưới đây.
- GV nêu BT3.
-GV hướng dẫn mẫu 
+ Vừa nói, vừa chỉ vào hình: Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng MN, NP và PQ.
-Yêu cầu HS làm bài vào nhóm theo hình thức Hỏi - Đáp
-GV gọi các nhóm trình bày
-GV chốt cách gọi tên đường gấp khúc và gọi tên các đoạn thẳng trong mỗi hình.
HS xác định yêu cầu bài tập.
-HS quan sát và lắng nghe
-HS nhắc lại.
- HS nhận ra đường gấp khúc trong mỗi hình. Gọi tên được các đường gấp khúc. Gọi tên các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét bài của bạn
- HS nêu cách vẽ
- HS đổi chéo vở chữa bài
5’
C. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong và đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.
Bài 4 : Tìm hai hình ảnh tạo bởi đường cong, đường gấp khúc trong các bức tranh sau:
-GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”
-Khen đội thắng cuộc.
-HS phân tích để tạo ra được những chữ cái, chữ số cần mấy đoạn thẳng
 - HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng. 
- GV cho HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường gấp khúc.
-GV nhận xét
-HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường gấp khúc.
5’
D.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Dặn HS về nhà cùng gia đình tìm những hình ảnh của đường thẳng, đường gấp khúc.
- Chuẩn bị bài học sau.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 15 Tiết : 74
BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
-Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc. 
-Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng. 
- Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
– Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. 
-Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh. 
-GV giới thiệu bài 
- HS quan sát tranh và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh. 
- HS nhắc lại tên bài
16’
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.
1. Giới thiệu độ dài đoạn thẳng và cách thực hành đo độ dài đoạn thẳng
- GV vẽ đoạn thẳng AK
- GV hướng dẫn HS cách đặt thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng AK, lưu ý vị trí đặt thước, vị trí nhìn 
để đọc số đo, GV khẳng định đoạn thẳng AK có độ dài 5 cm, giới thiệu cách viết.
- GV gọi một vài HS lên thực hành đo độ dài đoạn thẳng AK và đọc kết quả. 
2. Giới thiệu độ dài đường gấp khúc
- GV cho HS quan sát và nhận ra đường gấp khúc ABCD, 
- GV gọi lần lượt từng HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD.
- GV giới thiệu độ dài đường gấp khúc chính là tổng độ dài các đoạn thẳng trước AB, BC và CD. 
-GV lưu ý cho HS nêu được muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- HS nhận biết đoạn thẳng AK.
- HS quan sát và lắng nghe
HS nhắc lại: đoạn thẳng AK có độ dài 5cm
-HS lên thực hành đo độ dài và đọc kết quả.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD.
-HS nhắc lại độ dài đường gấp khúc ABCD 11 cm
-HS nhắc lại : muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó 
7’
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.
Bài 1: Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả.
- GV nêu BT1.
- Yêu cầu hs làm bài
-GV lưu ý cho HS nhắc lại kĩ thuật sử dụng thước để đo độ dài đoạn thẳng.
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS thực hành cá nhân đo độ dài mỗi đoạn thẳng và nêu kết quả. 
-Gọi HS chữa miệng
*GV chốt lại cách đo độ dài đoạn thẳng
-HS nêu kết quả
- HS khác nhận xét
-HS lắng nghe và ghi nhớ
8’
D. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về độ dài đường thẳng, đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.
- GV chia nhóm tổ chức cho học sinh đo một số đồ vật trong lớp như sách, vở, hộp bút, bàn, ghế, bảng, 
-GV nhận xét
-HS hoạt động nhóm
-Các nhóm báo cáo cách đo và số liệu đo được.
-HS nhận xét
4’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Dặn HS về nhà đo những đồ dùng trong gia đình.
- Chuẩn bị bài học sau
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 15 Tiết : 75
BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
-Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc. 
-Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng. 
- Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
– Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. 
-Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS nhắc nêu lại những điều thú vị trong tiết học trước 
-GV giới thiệu bài 
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS nhắc lại tên bài
20’
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.
- GV nêu BT2 câu a
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Gọi HS nêu cách tính
-Chiếu bài và chữa bài của HS
-HS nêu đề toán
- HS làm bài vào vở
- HS nêu cách tính
- HS nhận xét bài của bạn
- HS đổi chéo vở chữa bài.
Bài 2: 
a)Tính độ dài đường gấp khúc ABCD trong hình sau:
b)Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNPQ sau:
- GV nêu BT2 câu b
-GV hướng dẫn HS đo độ dài các đoạn thẳng theo nhóm đôi.
-GV nhận xét, chốt độ dài các đoạn thẳng trên màn hình
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Gọi HS nêu cách tính
-Chiếu bài và chữa bài của HS
*GV chốt lại cách tính độ dài đoạn thẳng.
-Hs nêu đề toán
- HS đo theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS khác nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm bài vào vở
- HS nêu cách tính
-HS nhận xét bài của bạn
- HS đổi chéo vở chữa bài.
-HS lắng nghe
Bài 3: 
a)Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.
b)Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7cm
- Gv yêu cầu HS nêu đề bài
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
-GV nhận xét
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Chiếu bài và chữa bài của HS
*GV chốt vẽ đoạn thằng có độ dài cho trước
Hs nêu đề toán
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS thực hành vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước vào vở 
-HS nhận xét bài của bạn
- HS đổi chéo vở chữa bài.
-HS lắng nghe
10’
D. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về độ dài đường thẳng, đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.
Bài 4: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi :
a)Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề - xi – mét?
- GV yêu cầu HS nêu đề bài
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng 
- HS nêu đề bài
- HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng 
b)Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất? Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?
-GV gọi HS báo cáo
-GV nhận xét
b) GV yêu cầu HS đọc độ dài mỗi đoạn thẳng và thực hành tính được độ dài các đường gấp khúc theo nhóm đôi.
-GV gọi HS báo cáo
*GV chốt cách tính độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
-HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
-HS nhận xét
-HS lắng nghe.
5’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Dặn HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ xem có những đường nào đi từ nhà đến trường và đường nào ngắn nhất, đường nào dài nhất?
- Chuẩn bị bài học sau
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_15.docx