Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 16

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 16

Tiết 76: Thực hành lắp ghép, xếp hình phẳng

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết.

- Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.

- Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa, tờ giấy, que tính, thước thẳng, cây bút để HS thực hành xếp hình

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,

 

docx 13 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 5460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: .
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 16
Ngày .. tháng năm ..
Bài 45: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH PHẲNG
Tiết 76: Thực hành lắp ghép, xếp hình phẳng
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết.
- Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.
- Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa, tờ giấy, que tính, thước thẳng, cây bút để HS thực hành xếp hình
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS chơi nhận diện hình 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi nhận diện một số hình như: tam tác, tứ giác, vuông, tròn, chữ nhật
- HS lắng nghe, ghi vở
27’
2.Thực hành, luyện tập
Bài 1 (trang 90)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật. Vận dụng đặc điểm các hình đó để ghép thành các hình
a) 
b) HÌnh C là tứ giác
-Yêu cầu HS đọc yc.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV YC HS quan sát và nêu tên hình, đặc điểm hình
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra kết quả trong 03 phút
-GV mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a. hình b có nhiều cách ghép
- Nhận xét đánh giá và kết luận.
-GV mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần b. YC nêu đặc điểm hình tứ giác
- Nhận xét đánh giá và kết luận.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu
- 3-4 HS TL(hình chữ nhật, hình tam tác).
- HS TL nhóm, QS các hình A, B, C và so sánh các mảnh bìa dùng để ghép với các hình đó. Xác định được vị trí cần ghép của mỗi mảnh bìa. Nêu các làm và kết quả của mình.
-HS đưa kết quả thảo luận nhóm
HS nhận xét
-HS đưa kết quả thảo luận nhóm
HS nhận xét
Bài 2 (trang 90)
Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm các hình để thực hành xếp hình từ hình phẳng cho trước
Quy trình gấp:
-B1: Tờ giấy màu hình vuông đặt úp mặt, chéo góc, gấp đôi lấy dấu rồi mở ra
-B2: Gấp 2 đỉnh 2 bên trùng vào đường dấu giữa tạo thân cá
-B3+4: Gấp ngược 2 đỉnh về phía cạnh ngoài (theo đường gấp góc ngoài) tạo vây cá
-B5:Lật úp con cá lại
-B6: Vẽ thêm miệng, mắt cá
- Cho HS đọc YC
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát quy trình gấp trong SGK hoi:
+Để gấp được con cá cần chuẩn bị những gì?
+Quy trình gấp con cá gồm mấy bước?
+Để bài gấp đẹp, khi gấp chú ý điều gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 gấp con cá theo quy trình. GV quan sát, giúp đỡ
-GV cho các nhóm trình bày quy trình gấp trước lớp, nêu rõ cách thực hiện ở từng bước.
-GV nhận xét, tuyên dương
-GV cho HS trưng bày cá đã gấp và vẽ trang trí vào giấy A3 theo nhóm 4
-Tổ chức trưng bày “Viên hải dương học” và cho HS đi tham quan 
-GV cho học sinh nêu cảm tưởng sau khi đi tham quan bài của lớp
-GV nhận xét, tuyên dương
- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm 
-HS trả lời: gấp con cá bằng giấy màu.
-HS quan sát quy trình và trả lời: 
+tờ giấy màu hình vuông, bút màu.
+6 bước
+Gấp đều 2 bên, miết kĩ nếp gấp
- HS thảo luận nhóm bốn gấp cá theo quy trình.
- Đại diện các nhóm lên bảng gấp và trình bày
HS nhận xét
-HS trưng bày sản phẩm nhóm 4 
-HS treo sản phẩm của nhóm và tham quan bài của lớp
- 5-6 HS chia sẻ ý kiến riêng
3’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: 
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 16
Ngày .. tháng .. năm 
Bài 45: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH PHẲNG
Tiết 77: Thực hành lắp ghép, xếp hình phẳng
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết.
- Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.
- Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS chơi nhận diện hình 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi nhận diện một số hình như: tam tác, tứ giác, vuông, tròn, chữ nhật
- HS lắng nghe, ghi vở
20’
2. Thực hành, luyện tập:
Bài 3 (trang 91)
Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm các hình để thực hành cắt, xếp hình từ hình phẳng cho trước
Cách gấp cắt:
+B1: Gấp đôi, gấp đôi lần nữa, gấp đôi thêm lần nữa miết kĩ nếp lấy dấu gấp sau đó mở tờ giấy ra
+B2: Cắt thành 4 hình vuông nhỏ
+B3: Cắt 1 hình vuông nhỏ thành 2 hình tam giác
-Hoạt động nhóm 3 ghép hình
-Chú ý: Quan sát kĩ vị trí các mảnh ghép
-Yêu cầu HS đọc yc.
- Bài 3 yêu cầu gì?
- GV YC HS quan sát trah phần a và trả lời:
+Cần chuẩn bị tờ giấy hình gì?
+Cắt tờ giấy thành các hình gì? Cắt thành mấy hình?
+ Làm thế nào để cắt được?
-GV nhận xét, chốt quy trình gấp cắt. Lưu ý HS miết đường gấp kĩ rồi mới mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu gấp.
-GV cho HS thực hiện gấp cắt cá nhân.
-Cho HS thực hiện trước lớp
-GV nhận xét, khen
-GV cho HS thảo luận nhóm 3, dùng những mảnh ghép vừa cắt xếp thành các hình phần b vào phiếu nhóm, lưu ý HS dùng hồ cố định hình tạo được
-Cho HS trình bày sản phẩm trước lớp
-GV hỏi: để tạ hình đẹp cần chú ý điều gì?
- Nhận xét đánh giá và tuyên dương HS
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu cầu phần a, b
- HS quan sát tranh, trả lời:
+Hình vuông
+8 Hình tam giác
+ Gấp đôi, gấp đôi lần nữa, gấp đôi thêm lần nữa lấy dấu gấp sau đó mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu 
HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS làm việc cá nhân
-1 HS thưc hiện trước lớp
Hs nhận xét
-HS đưa kết quả thảo luận nhóm
HS nhận xét
-HS xếp hình trong nhóm 3
-Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm 
-HS nêu theo cảm nhận
HS nhận xét
Bài 4 (trang 91)
Mục tiêu: Thực hành xếp hình tứ giác từ các vật dụng.
-Hoạt động nhóm 2 xếp hình
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- GV hỏi định hướng:
+Hình tứ giác có đặc điểm gì?
+Có thể dùng đồ vật nào để xếp hình?
-GV cho HS thảo luận nhóm 2 xếp hình trên bàn
-GV quan sát giúp đỡ
-GV cho HS trình bày trước lớp
-GV nhận xét, tuyên dương
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- Xếp đồ vật thành hình tứ giác
-HS trả lời:
+Có 4 cạnh
+Bút chì, bút mực, bút màu, thước kẻ, que tính
HS nhận xét, bổ sung
- HS xếp hình nhóm 2
-Các nhóm lên xếp hình
HS nhận xét, bổ sung
6’
3. Vận dụng 
Bài 5 (trang 91)
Mục tiêu: Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- GV cho HS quan sát bảng 1 và hỏi:
+Trong bảng có những hình nào?
+Các hình xếp theo quy luật nào? 
-GV chốt, hướng dẫn HS vân dụng quy luật để tìm hình còn thiếu trong bảng 2
- YC HS thảo luận nhóm 4 tìm các hình còn thiếu, vẽ vào phiếu học tập
-GV cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, đánh giá, khen, .chốt bài.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS trả lời: tìm các hình còn thiếu
-HS trả lời:
+tròn, vuông, tam giác
+Trong mỗi hàng, mỗi cột có đủ 3 loại hình
-HS lắng nghe
-HS thảo luận tìm hình còn thiếu rồi điền kết quả phiếu học tập.
-2-3nhóm trình bày 
Lớp QS, nhận xét .
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: .
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 16
Ngày .. tháng năm ..
Bài 46: LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết 78: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác.
- Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa để HS thực hành xếp hình, thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng 
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS chơi nhận diện hình 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi nhận diện một số hình như: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc.
- HS lắng nghe, ghi vở
27’
2.Thực hành, luyện tập
Bài 1 (trang 92)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật. 
KQ: hình 1,5,7,8,10
-Yêu cầu HS đọc yc.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV YC HS nêu đặc điểm hình tứ giác
- GV YC HS quan sát và tìm các hình tứ giác
- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức tìm hình tứ giác:2 đội tìm hình tứ giác trong hình gắn trên bảng. Đội nào tìm đúng nhiều hình hơn là thắng.
-GV điều hành trò chơi
- Nhận xét đánh giá và kết luận.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu
- HS trả lời
HS nhận xét, bổ sung
-Hs làm cá nhân, nhận diện trong SGK
- Nghe phổ biến luật chơi
-2 đội, mỗi đội 3 HS thi tìm hình tứ giác
HS cổ vũ, nhận xét
Bài 2 (trang 92)
Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm đường thẳng, các điểm thẳng hàng để kiểm chứng 3 điểm thẳng hàng
-KQ: Những bộ ba điểm thẳng hàng.
B, O, A; A, E, C; 
B, C, D; O, E, D.
- Cho HS đọc YC
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:
+Đọc tên các điểm trong bài
+Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?
+Làm gì để kiểm tra 3 điểm thẳng hàng?
+Cho 1 HS lên bảng kiểm tra 1 bộ 3 điểm thẳng hàng
-GV nhận xét, chốt
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm 3 điểm thẳng hàng
-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.
-GV nhận xét, tuyên dương
- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm 
-HS trả lời: tìm ba điểm thẳng hàng.
-HS quan sát quy trình và trả lời: 
+A,B,C,D,E,O.
+Nằm trên 1 đường thẳng
+ Dùng thước thẳng để kiểm tra những bộ ba điểm thẳng hàng
+1 HS thực hiện
HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi tìm bộ 3 điểm thẳng hàng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
HS nhận xét
Bài 3 (trang 92)
Mục tiêu: Ôn luyện về đoạn thẳng, đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc, thực hành đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng.
Cách vẽ: 
+Đánh dáu điểm M
+Đặt vạch 0 của thước kẻ trùng diểm M
+Đánh dấu điểm N trùng vạch số 8 của thước kẻ
+Kẻ nối 2 điểm M và N
- Cho HS đọc YC
- GV cho HS nêu YC phần a
- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:
+Đọc tên đường gấp khúc trong bài
+Đường gấp khúc đã cho có mấy đoạn thẳng?
+Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?
+Nêu cách đo đoạn thẳng, thực hiện đo trên bảng.
-GV nhận xét, chốt
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 đo độ dài các cạnh và tính độ dài đường gấp khúc vào phiếu học tập
-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.
-GV nhận xét, chốt
- GV cho HS nêu YC phần b
-GV cho HS nêu cách vẽ đoạn thẳng.
-GV YC HS vẽ đoạn thẳng vào vở
-GV chiếu vở, cho HS nêu cách vẽ
- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm 
-HS trả lời 
-HS quan sát quy trình và trả lời: 
+ABCD
+3 đoạn thẳng
+ Tính tổng độ dài các đoạn thẳng.
+Hs nêu, 1 HS thực hiện
Đo trên bảng
HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm lên trình bày
HS nhận xét
-Hs nêu: vẽ đoạn MN dài 8cm
-Hs trả lời
-Hs làm bài cá nhân vào vở
-HS trình bày cách làm
HS nhận xét
3’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: .
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 16
Ngày .. tháng năm ..
Bài 46: LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết 79: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác.
- Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa để HS thực hành xếp hình, thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng 
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS chơi nhận diện hình 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi nhận diện một số hình như: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc.
- HS lắng nghe, ghi vở
17’
2.Thực hành, luyện tập
Bài 4 (trang 93)
Mục tiêu: Ôn luyện về đoạn thẳng, đường gấp khúc, ước lượng và so sánh độ dài đường gấp khúc.
KQ: hình 1,5,7,8,10
-Yêu cầu HS đọc yc.
- Bài 4 yêu cầu gì?
- GV YC HS quan sát hình SGK và hỏi:
+Cho HS lên chỉ đường gấp khúc. Mỗi đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng?
+Để so sánh độ dài 2 đường gấp khúc phải làm gì?
+Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi so sánh độ dài 2 đường gấp khúc
-GV cho HS trình bày trước lớp, đưa câu hỏi khai thác
+Làm thế nào để biết độ dài các đoạn thẳng?Độ dài đường gấp khúc?
- Nhận xét đánh giá và kết luận, tuyên dương HS
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu
- HS quan sát, trả lời:
+2 HS lên bảng chỉ và trả lời
+Tính độ dài đường gấp khúc
+Tính tổng độ dài các đoạn thẳng
- HS thảo luận nhóm tính và so sánh độ dài các đoạn thẳng
- 2-3 nhóm trình bày và trả lời câu hỏi
+ Dựa vào số ô vuông để xác định được độ dài của mỗi quãng đường từ đó so sánh được độ dài hai quãng đường.
HS nhận xét, bổ sung
10’
3. Vận dụng 
Bài 5 (trang 93)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật, hình vuông. Vận dụng đặc điểm các hình đó để ghép thành các hình.
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- GV cho HS quan sát hình và hỏi:
+Bài cho những hình nào?
+Cần xếp thành những hình nào? 
- YC HS thảo luận nhóm 4 xem xếp được và không xếp được hình nào
-GV cho HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, đánh giá, khen, chốt bài.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS trả lời.
-HS quan sát, trả lời:
+1 vuông, 2 tam giác
+Chữ nhật, vuông, tam giác
-HS thảo luận tìm hình có thể xếp, hình không thể xếp.
-2-3nhóm trình bày 
Lớp QS, nhận xét
3’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Giáo viên: .
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Tuần 16
Ngày .. tháng năm ..
Bài 47: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20
Tiết 80: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ trong phạm vi 20
- Luyện tập quan sát phép tính, tính toán, so sánh kết quả.
- Vận dụng các phép tính vào giải toán, giải quyết tình huống thực tế
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các thẻ số và thẻ phép tính để HS thực hiện bài tập 2
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS chơi Ai nhanh Ai đúng giơ thẻ chọn đáp án
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi trò chơi các phép tính cộng , trừ các số trong phạm vi 20.
- HS lắng nghe, ghi vở
27’
2.Thực hành, luyện tập
Bài 1 (trang 94)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính nhẩm 
-Yêu cầu HS đọc yc.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV YC HS nối tiếp nhau tính nhẩm nêu kết quả phép tính bằng trò chơi truyền điện
- GV YC HS nêu cách tính nhẩm
- Nhận xét đánh giá và kết luận.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu
- Thực hiện tính bằng trò chơi truyền điện
Hs nhận xét
Bài 2 (trang 92) Tìm về đúng nhà
Mục tiêu: Luyện tập cộng trừ trong phạm vi 20
- Cho HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:
+Bài có những con vật nào?
+Mỗi con vật có kèm thông tin gì?
+Làm thế nào tìm đường về nhà cho gà con?
-GV nhận xét, chốt
- GV cho HS làm việc cá nhân vào phiếu
-GV cho HS chơi trò chơi Tìm về đúng nhà: 3 đội chơi chọn thẻ gà con về với mẹ
-GV nhận xét, tuyên dương
- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm 
-HS trả lời: tìm ba điểm thẳng hàng.
-HS quan sát quy trình và trả lời: 
+3 Gà mẹ và gà con
+Gà con có phép tính, gà mẹ là kết quả
+Tìm kế quả mỗi phép tính của gà con và đưa gà con về với gà mẹ có kết quả đúng
HS nhận xét, bổ sung
- HS làm bài vào phiếu
- 3 đội chơi, mỗi đội có 3 học sinh
HS cổ vũ, nhận xét
Bài 3 (trang 94)
Mục tiêu: Luyện tập cộng trừ trong phạm vi 20
Kết quả: 
+8+8 > 8+5
+9+7 = 7+9
+14-6 > 14-7
+17-8 > 18-7
- Cho HS đọc đề bài
- GV cho HS nêu YC bài
- GV hỏi: Để điền được dấu đúng phải làm gì?
-GV nhận xét, chốt
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 tính, so sánh kết quả và điền dấu
-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.
+ Khi so sánh 8+8 và 8+5 ngoài so sánh kết quả còn cách làm nào khác?
-GV nhận xét, chốt, tuyên dương HS
- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm 
-HS trả lời 
-HS trả lời: tính và so sánh kết quả
HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm lên trình bày
+So sánh thành phần của phép tính khi 2 phép tính có 1 thành phần giống nhau, khi đổi chỗ các số hạng
HS nhận xét
3’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_16.docx