Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16

BÀI 30: NGÀY – THÁNG (2 tiết)

TIẾT 1: NGÀY – THÁNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được số ngày trong tháng, đọc ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng.

2. Về năng lực, phẩm chất

- Qua hoạt động quan sát, diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 2 của GV, Laptop; Tivi; slide tranh minh họa bài toán,.

- HS: SGK, Bộ đồ dùng Toán 2 của HS.

 

docx 16 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 15165
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 30: NGÀY – THÁNG (2 tiết)
TIẾT 1: NGÀY – THÁNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được số ngày trong tháng, đọc ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng. 
2. Về năng lực, phẩm chất
- Qua hoạt động quan sát, diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 2 của GV, Laptop; Tivi; slide tranh minh họa bài toán,...
- HS: SGK, Bộ đồ dùng Toán 2 của HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức cho lớp hát đầu giờ.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Tổng kết trò chơi, nhận xét, kết nối vào bài.
2. Khám phá
- GV nêu câu hỏi:
+ Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nào?
+ Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? (nhớ lại bài đọc ở lớp 1 “Bữa cơm gia đình” để trả lời).
+ Khai giảng năm học diễn ra vào ngày nào?
+ Em có biết Quốc khánh của nước ta là ngày tháng nào không?
- GV cho đại diện các nhóm lên trả lời. Các nhóm khác đưa ra câu hỏi tương tác cùng bạn.
- GV cho HS quan sát một tờ lịch tháng 11, giới thiệu cách đọc, tìm hiểu một tờ lịch tháng. GV đặt câu hỏi: 
+ Tháng Mười một có bao nhiêu ngày? 
+ Ngày đầu tiên của tháng Mười một là ngày 
nào? Đó là thứ mấy? 
+ Ngày cuối cùng của tháng Mười một là ngày nào? Đó là thứ mấy? 
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy trong tuần? 
+ Trong lớp mình có những bạn nào có ngày sinh nhật trong tháng Mười một? Sinh nhật của em là ngày nào? 
- GV giới thiệu cấu trúc của một tờ lịch tháng (theo dạng bảng): Các hàng cho biết điều gì, các cột cho biết điều gì?
- GV chốt, chuyển sang phần hoạt động
 3. Luyện tập
Bài 1: Tìm hai con vật có cùng ngày sinh
- GV hướng dẫn mẫu: Hãy quan sát các tờ giấy ghi ngày sinh của 8 con vật và tìm những cặp con vật có cùng ngày sinh 
Con chó có ngày sinh là ngày mấy? Con bò có ngày sinh là mấy?Vậy 2 con vật này có cùng ngày sinh, chúng ta sẽ làm như thế nào? 
- GV cho HS làm việc nhóm 4.
- Tổ chức làm bài dưới hình thức thi Tiếp sức.
- Mở rộng: GV cho HS kể ngày sinh của các con vật theo thứ tự từ sớm nhất đến muộn nhất trong một năm. 
- Nhận xét
Bài 2. Xem tờ lịch tháng 12 và trả lời câu hỏi
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm việc nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi của bài. 
a. GV vừa chỉ vào tờ lịch vừa giới thiệu: Đây là tờ lịch của tháng 12, những ô để dấu chấm hỏi là những ngày còn thiếu.Tờ lịch tháng 12 còn thiếu những này nào?
b.Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
- Ngày đầu tiên của tháng 12 là thứ mấy?
-Ngày cuối cùng của tháng 12 là thứ mấy?
- Cho HS báo cáo kết quả bằng hình thức Hỏi-đáp. 
- GV mở rộng: Giới thiệu thêm một số ngày lễ (của Việt Nam và thế giới) diễn ra trong tháng Mười hai.
- Cho HS liên hệ thêm với ngày sinh của các bạn trong lớp: GV chia lớp thành các nhóm 4. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là ghi lại sinh nhật của các bạn trong nhóm, sắp xếp theo thứ tự tính từ sớm nhất cho đến muộn nhất (tính từ mốc ngày 1 tháng 1 – thời điểm đầu năm).
- GV cùng HS tổng kết, nhận xét.
Bài 3. Xem tờ lịch tháng 1 và trả lời câu hỏi
- GV vừa chỉ vào tờ lịch vừa giới thiệu về tờ lịch tháng 1.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi
- GV gọi Hs trình bày
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?	
+ Ngày tết Dương lịch 1 tháng1 là thứ mấy?
+ Ngày 1 tháng 2 cùng năm là thứ mấy?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV mở rộng: Giới thiệu về ngày Tết dương lịch.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Hát 
- HS chơi trò chơi Trời nắng-trời mưa.
- HS trao đổi nhóm 4 thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.
- Quốc tế Thiếu nhi là 1 tháng 6.
- Ngày gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng 6.
- Ngày khai giảng năm học là ngày 5 tháng 9
- Ngày Quốc khánh là 2 tháng 9
- Đại diện các nhóm lên trả lời. Các nhóm khác đưa ra câu hỏi tương tác cùng bạn.
- HS quan sát tờ lịch tháng trả lời câu hỏi:
-Tháng Mười một có 30 ngày.
-Ngày đầu tiên của tháng 11 là ngày 1, thứ hai.
-Ngày cuối cùng là ngày 30, thứ ba.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ bảy.
- HS trả lời
-Cấu trúc tờ lịch tháng theo dạng bảng. Các hàng cho biết các ngày trong tháng. Các cột cho biết các ngày trong tuần
- HS đọc yêu cầu bài.
- Con chó có ngày sinh là ngày mười tháng Một, con bò cũng có ngày sinh là ngày 10 tháng 1. Vậy 2 con vật này có cùng ngày sinh, chúng ta nối với nhau. 
- HS trao đổi nhóm 4 để tìm đáp án.
- Các nhóm tham gia báo cáo kết quả qua hình thức thi Tiếp sức. (nhóm nào nối nhanh, nối đúng sẽ chiến thắng).
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm, đọc các ngày trong tháng 12 và tìm câu trả lời.
- Các nhóm cử dại diện lên báo cáo kết quả.
- Còn thiếu ngày 10, 14,16,20,23,26 và 28
-Có 31 ngày
-Thứ Tư
-Thứ sáu
- Lớp cùng GV nhận xét
- Tháng 12: Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12; 3 tháng 12–Ngày Người khuyết tật Quốc tế .
- HS trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS hỏi – đáp theo cặp.
- 31 ngày
-Thứ Bảy
- Thứ Ba
-Tết Dương lịch, hay Tết Tây, là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius, là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu ý kiến phản hồi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 30: NGÀY – THÁNG(2 tiết)
TIẾT 2. LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc,tìm hiểu tờ lịch tháng. 
2. Về năng lực, phẩm chất
a. Năng lực:
- Qua hoạt động quan sát, diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 2 của GV, Laptop; Tivi; slide tranh minh họa bài toán,...PBT.
- HS: SGK, Bộ đồ dùng Toán 2 của HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV cho HS nhắc lại số ngày trong một tháng và củng cố về mối liên hệ giữa các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay” và “ngày mai” thông qua các câu hỏi, ví dụ: “Hôm nay là ngày 15 tháng 11, vậy hôm qua là ngày bao nhiêu?” (Ngày 14 tháng 11).
- GV tổng kết trò chơi, kết nối vào bài mới.
2. Luyện tập
Bài 1: Mỗi tình huống ứng với ô chữ nào?
- Cho HS đọc yêu cầu bài, quan sát tranh và cùng phân tích mẫu.
- Tổ chức làm việc nhóm 4: Chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm là thảo luận, ghi chép lại những ngày lễ trong năm mà các em biết. Kết thúc thời gian thảo luận, GV chia bảng thành bốn phần, các nhóm lần lượt chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Mở rộng : Yêu cầu kể thêm tên các ngày lễ trong năm mà em biết 
- Nhận xét
Bài 2. Xem tờ lịch tháng 2 và trả lời câu hỏi
- Cho HS làm việc nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi của bài.
- Cho HS báo cáo kết quả bằng hình thức Hỏi-đáp. (Hai nhóm cử đại diện lên bảng, oẳn tù tì để chọn ra người hỏi và người đáp).
- GV mở rộng: Giới thiệu cho HS đặc điểm của tháng Hai (Có 28 hoặc 29 ngày).
- Cho HS liên hệ thêm với ngày sinh của các bạn trong lớp
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: Xem tờ lịch tháng 3 và trả lời câu hỏi
- Các bước tiến hành tương tự BT2.
- Nếu có đủ thời gian, GV giới thiệu ngắn gọn cho HS ý nghĩa của những ngày lễ được đề cập: Ngày thầy thuốc VN 27/2- ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành Y tế tại Việt Nam.
+ Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm. Ngày này được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.
Bài 4: 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4 và các câu hỏi
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ lịch tháng 4, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, tìm và ghi lại các ngày còn thiếu trong tờ lịch
- Câu hỏi : Tháng 4 có bao nhiêu ngày ?
- Nếu thứ Bảy tuần này là ngày Giải phóng miền Nam 30 tháng 4 thì thứ Bảy tuần trước là ngày nào ? 
*Liên hệ GD : GV giới thiệu ngắn gọn cho HS ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam 30 tháng 4
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
- HS tham gia trò chơi Đố bạn 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh và làm việc trong nhóm 4, trao đổi nội dung tranh và tìm ô chữ có nội dung tương ứng để nối trong PBT.
- Đại diện lên bảng báo cáo kết quả.
- Các nhóm cùng GV thống nhất đáp án.
- HS lần lượt kể tên các này lễ : Ngày 27/2, ngày 8/3, ngày 30/4, ngày 22/12 v v 
- HS đọc yêu cầu.
- Tiếp tục trao đổi nhóm, đọc các ngày trong tháng 2 và tìm câu trả lời.
- Các nhóm cử dại diện lên báo cáo kết quả.
- HS liên hệ.
- HS đọc yêu cầu.
- Tiếp tục trao đổi nhóm, đọc các ngày trong tháng 2 và tìm câu trả lời.
- Các nhóm cử dại diện lên báo cáo kết quả.
- HS xác định yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận ghi vào PBT
- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi của các bạn
- Nhận xét
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 31: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM XEM ĐỒNG HỒ,
 XEM LỊCH (2 TIẾT )
TIẾT 1: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM XEM ĐỒNG HỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Thực hành đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 12, số 3, số 6. 
- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng. 
- Thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân. 
2. Về năng lực, phẩm chất
- Qua quá trình phân tích, thảo luận và lập thời gian biểu cá nhân, qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 2 của GV, Laptop; Tivi; slide tranh minh họa bài toán,...
- HS: SGK, Bộ đồ dùng Toán 2 của HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV cho HS hát đầu giờ.
- Cho HS kể tên một số ngày lễ lớn trong năm mà em biết.
- Gv nhận xét, kết nối vào bài.
2. Luyện tập
Bài 1: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: 2 giờ, 9 giờ 30 phút, 7 giờ 15 phút.
- GV cho HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS thực hành trong nhóm, quay kim đồng hồ hiển thị thời gian theo yêu cầu cho trước. 
- GV hỏi thêm: 
+ Nếu ta quay kim phút từ số 12, đi qua số 1, số 2, đến số 3 (vừa nói vừa quay kimdài trên mô hình đồng hồ) thì khi đó đồng hồ chỉ mấy giờ? 
+ Nâng cao hơn: Từ 2 giờ đến 2 giờ 15 phút là bao nhiêu phút?
- Khi quay đồng hồ chỉ 2 giờ, nếu ta quay kim dài đúng một vòng (vừa nói vừa quay kim dài tên mô hình đồng hồ) thì lúc này đồng hồ chỉ mấy giờ? 
- GV nhận xét, chốt nội dung.
Bài 2: 
- GV chiếu TKB ngày hôm nay của lớp. 
- GV hướng dẫn HS đọc TKB và trả lời câu hỏi của bài.
- GV gợi ý: Trên thời khoá biểu có ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi tiết học, dựa vào đó để biết được tại mỗi thời điểm đó lớp mình học môn gì. 
- GV đặt các câu hỏi mở rộng gắn với ngày cụ thể trong tuần. 
- Nhận xét
Bài 3: GV chiếu BT3.
Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3, số 6. 
- GV cho HS sử dụng mô hình đồng hồ quay thời gian hiển thị thời gian theo yêu cầu, đọc giờ trên mỗi đồng hồ và liên hệ với hoạt động trong thực tiễn gắn với một số ngày khác nhau trong tuần. 
- Gọi đại diện lên bảng thực hành trên mô hình đồng hồ.
Bài 4: 
- GV cho HS đọc yêu cầu
- GV cho HS tìm hiểu thời gian biểu của bạn Nam dựa vào hình vẽ cho trước. 
- Yêu cầu HS liên hệ lập thời gian biểu của bản thân (trong ngày cuối tuần). 
- Gọi HS đọc thời gian biểu của mình.
Bài 5: 
- Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ điện tử. 
- Cho HS quan sát bối cảnh được thể hiện trong tranh, đồng hồ thể hiện thời gian đến lớp của mỗi bạn để đưa ra lập luận xem bạn nào đến lớp đúng giờ, bạn nào đến muộn. 
- Gọi học sinh báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và cho HS xem video hoạt hình về việc đi học đúng giờ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nêu ND bài.
- GV lắng nghe ý kiến của HS.
- Dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
- Lớp hát tập thể.
- HS kể tên các ngày lễ lớn trong năm theo trải nghiệm và vốn sống của mình.
- HS ghi tên bài.
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hành trong nhóm 4.
- Đại diện lên bảng thực hành.
- Lớp giao lưu đưa ra yêu cầu để bạn thực hành.
- Lớp cùng GV nhận xét, đánh giá.
+ 2 giờ 15 phút.
-HS quan sát
-HS đọc yêu cầu
-HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân, đọc TKB và thực hiện các yêu cầu của bài tập.
- HS tương tác cùng GV.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 4, sử dụng mô hình đồng hồ, quay thời gian trên đồng hồ khi kim dài chỉ số 3 và số 6 rồi đọc giờ.
- Từng HS làm và đọc cho cả nhóm.
- Đọc yêu cầu
 - HS tìm hiểu thời gian biểu của bạn Nam dựa vào hình vẽ cho trước. 
- HS liên hệ lập thời gian biểu của bản thân (trong ngày cuối tuần).
- HS đọc thời gian biểu của bản thân
- HS quan sat tranh, làm việc nhóm 4, từng thành viên đưa ra lập luận.
- Các thành viên còn lại góp ý, bổ sung nếu chưa đúng.
- Lớp học bắt đầu lúc 2 giờ chiều, tức là 14 giờ.
+ Lúc 14 giờ, bạn Nam đã ngồi trong lớp học, chăm chú nhìn lên bảng, nên bạn Nam đến lớp đúng giờ (hay không bị muộn). 
+ Lúc 14 giờ 15 phút, bạn Mai đang đứng ở cửa lớp, nên bạn Mai đã đến muộn.
+ Lúc 13 giờ 30 phút, bạn Việt đã đi qua cổng trường, nên bạn Việt không đến muộn.
- HS nêu nội dung.
- HS phản hồi ý kiến về giờ học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 31: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM XEM ĐỒNG HỒ, 
XEM LỊCH (2 TIẾT)
TIẾT 2: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM XEM LỊCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng thông qua tờ lịch tháng. 
- Thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân. 
2. Về năng lực, phẩm chất
- Qua quá trình phân tích, thảo luận và lập thời gian biểu cá nhân, qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV, Laptop; Tivi; slide tranh minh họa bài toán,...
- HS: SGK, Bộ đồ dùng Toán 1 của HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi là ai?
- GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
2. Luyện tập
Bài 1: Em xem tờ lịch tháng rồi trả lời câu hỏi.
- GV chiếu tờ lịch tháng VD: tháng 9, cho HS quan sát:? Tháng 9 có bao nhiêu ngày?
+ Ngày đầu tiên của tháng vào thứ mấy?
+ Nếu hôm nay là thứ sáu ngày 10/9 thì ngày mai là thứ mấy? 
+ Hôm qua là thứ mấy?
+ Khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 là thứ mấy?
- GV cho HS quan sát lịch và trả lời cá nhân.
- GV cho HS liên hệ với những tiết học trên thời khoá biểu, kể tên các môn học ứng với mỗi ngày được đề cập ở trên.
- GV cho HS cùng GV nhận xét, góp ý.
Bài 2: Xem lịch tháng 5 rồi trả lời câu hỏi
- Cho HS làm việc nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi của bài.
- Cho HS báo cáo kết quả.
- GV mở rộng: Tháng năm có những ngày đáng nhớ nào mà em biết?
Nếu HS không nêu được GV giới thiệu về ngày sinh của Bác, ngày thành lập Đội TNTPHCM, ngày tổng kết năm học.
- GV cho HS nhắc lại một số kỉ niệm đáng nhớ trong khoảng thời gian này ở cuối lớp 1 (kể về hoạt động tổng kết, đi chơi cùng lớp, nghỉ hè cùng gia đình,...).
Bài 3. Xem tờ lịch tháng 1 và trả lời câu hỏi
- Cho HS làm việc nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi của bài.
- Cho HS báo cáo kết quả.
- GV mở rộng: Giới thiệu về ngày Tết thiếu nhi 1/6.
3. Vận dụng
- GV cho HS xem và vận động theo bài hát “Cho tôi biết thời gian”
- GV hệ thống lại bài học.
- GV tiếp nhận ý kiến.
- Nhận xét, tuyên dương HS. Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
- HS hát
- HS chơi trò chơi. (nghe GV mô tả đặc điểm, đoán nhanh tên hình)
- Lớp làm bảng con.
- HS cùng GV nhận xét.
- HS quan sát tờ lịch tháng 9, trả lời câu hỏi.
- Tháng 9 có 30 ngày.
- Ngày đầu tiên của tháng là thứ tư.
-Ngày mai là thứ bảy ngày 11/9. - Hôm qua là thứ năm ngày 9/9. 
- Khai giảng vào chủ nhật 5/9.
- HS liên hệ với những tiết học trên thời khoá biểu.
- HS liên hệ với những tiết học trên thời khoá biểu, kể tên các môn học ứng với mỗi ngày được đề cập ở trên.
- HS đọc yêu cầu.
- Trao đổi nhóm, đọc các ngày trong tháng 5 và tìm câu trả lời.
- Các nhóm cử dại diện lên báo cáo kết quả.
+ Tháng năm có ngày sinh nhật của Bác Hồ 19/5.
- HS kể theo thực tế trải nghiệm của bản thân.
- HS nhắc lại một số kỉ niệm đáng nhớ trong khoảng thời gian này ở cuối lớp 1 (kể về hoạt động tổng kết, đi chơi cùng lớp, nghỉ hè cùng gia đình,...).
- HS đọc yêu cầu.
- Trao đổi nhóm, đọc các ngày trong tháng 6 và tìm câu trả lời.
- Các nhóm cử dại diện lên báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe.
- Lớp cùng vận động theo bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến phản hồi về giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 32: LUYỆN TẬP CHUNG(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Hs nhận biết được ngày - tháng, ngày - giờ, giờ - phút; đọc được giờ đồng hồ trong các trường hợp đã học.
- HS biết xem tờ lịch tháng.
2.Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Qua hoạt động quan sát, hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. 
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mô hình đồng hồ, máy soi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV cho HS hát và vận động theo nhạc bài: Chiếc đồng hồ thần kỳ.
- GV nhận xét - giới thiệu bài
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3, số 6.
- Cho HS chơi TC: Rung chuông vàng. 
- Trong đồng hồ bên, khi kim dài chạy qua số 4, số 5 đến số 6 thì lúc này đồng hồ chỉ:
A. 3 giờ 30 phút.
B. 4 giờ 15 phút.
C. 4 giờ 30 phút.
- GV nêu luật chơi và cách chơi
- GV cho HS ghi đáp án vào bảng con.
- Tại sao em chọn đáp án A? 
- Đố bạn nào biết nếu kim dài chạy qua số 4, số 5 rồi đến số 6 thì đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Kim dài chạy tiếp đến số 7, 8,..., rồi đến số 12 thì sao? Khi đó kim ngắn chỉ số mấy? Và lúc đó là mấy giờ?
 - Vẫn là chiếc đồng hồ ban đầu, khi kim ngắn quay đủ một vòng thì đó là lúc mấy giờ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: 
- HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu bài.
- HS đọc to yêu cầu và đọc mẫu?
+ Vì sao em biết Rô - bốt ghé thăm Tây Nguyên vào ngày 2 tháng 8?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (2'): 1 bạn hỏi - 1 bạn trả lời.
- GV quan sát, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS các nhóm chia sẻ bài làm.
+ Rô- bốt ghé thăm Mù Cang Chải vào ngày nào?
+ Rô- bốt ghé thăm chợ nổi Năm Căn vào ngày nào?
+ Rô - bốt ghé thăm Huế vào ngày nào?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
GV: Đây là những địa điểm nổi tiếng tại mỗi miền đất nước .
Bài 3: Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3, số 6; trình tự thời gian.
- HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu bài.
- GVHD: Quan sát tranh và đồng hồ cho trước để biết thời gian mỗi bạn ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tiếp theo, dựa vào thời gian mở cửa của bảo tàng, cho biết bạn nào được vào thăm bảo tàng (người thăm quan phải đến trong thời gian mở cửa của bảo tàng).
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (2')
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày
+ Theo em những bạn nào sẽ được vào thăm viện bảo tàng.
+ Vì sao em biết điều đó?
+ Vậy tại sao bạn Rô-bốt không được vào thăm bảo tàng?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3, số 6; trình tự thời gian.
- HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (3')
- GV quan sát, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS các nhóm chia sẻ bài làm.
+ Trước giờ học bóng rổ, Rô-bốt học những môn nào? Vì sao em biết?
+ Vậy môn nào được Rô-bốt thực hiện sau giờ học bóng rổ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố,dặn dò
- Hôm nay, em học nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viênHS.
- HS hát và vận động theo nhạc 
- HS nhắc lại tên bài
- A. 3 giờ 15 phút.
- Vì kim dài chỉ đến số 3 là .
- Đồng hồ chỉ 3 giờ 30 phút.
- Kim ngắn chỉ số 4, lúc đó là 4 giờ. 
- Lúc đó là 15 giờ 15 phút.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, đọc thầm.
- 1 HS đọc mẫu : Rô-bốt ghé thăm Tây Nguyên vào ngày 2 tháng 8
- Dựa vào tờ lịch tháng tám trong bài : ngày 2 tháng 8 có mũi tên màu đỏ gắn với ảnh chụp của Rô-bốt ở tây Nguyên.
- HS thảo luận nhóm
- Nhóm đôi chia sẻ: 1 bạn hỏi - 1 bạn trả lời
- ngày 30 tháng 8.
- ngày 21 tháng 8
- ngày 13 tháng 8.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, đọc thầm.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Bạn Mai, Mi, Việt, Nam được vào thăm viện bảo tàng.
- En dựa vào thời gian đến .
- Vì bạn đến lúc bảo tàng đã đóng cửa.
-HS lắng nghe
- HS sát tranh, đọc thầm yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm chia sẻ bài
- Rô-bốt học hát, học vẽ 
- Sau giờ học bóng rổ Rô-bốt học võ
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx