Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 17 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 17 - Năm học 2021-2022

Bài 47: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực:

Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu,

2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp,

 

docx 21 trang Hà Duy Kiên 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 17 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 17 – Tiết: 81
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 47: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học. 
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Năng lực: 
Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động :
MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.
Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào một cuộc phiêu lưu, các con có thích không?
“Cuộc phiêu lưu kì thú của chàng Chằn Tinh tốt bụng”
- Để tham gia trò chơi này, các con sẽ phải giúp chàng Chằn Tinh trả lời các câu hỏi qua các cửa ải. Và nếu chúng mình trả lời đúng thì sẽ giúp chàng Chằn Tinh giải cứu được cô nàng Công Chúa xinh đẹp đấy!”
- Các con đã sẵn sàng chưa nào?
- Bây giờ các con hãy chú ý: Cuộc phiêu lưu của chúng mình bắt đầu:
“ Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ, có một nàng công chúa tên là Fiona vô cùng xinh đẹp. Nàng bị giam cầm trên một tòa tháp rất cao. Ở nơi đó có một con rồng vô hùng hung hãn đang canh giữ. Và chàng Chằn Tinh tốt bụng của chúng ta sẽ phải vượt qua các thử thách để cứu được nàng công chúa. Bây giờ, chúng mình hãy theo chân chàng Chằn Tinh vào khu rừng nhé.”
Chàng Chằn Tinh bắt đầu đi vào khu rừng, ở đó chàng gặp lão Bá Tước rất hung ác. Lão Bá Tước đưa ra câu hỏi:
? Ngươi hãy đọc cho ta số này? (17) (Slide có ghi âm)
- GV: Bạn nào có thể giúp anh trả lời câu hỏi này nào? Cô mời...
CHUYỂN: Cảm ơn con, vậy là chúng mình đã vượt qua ải thứ nhất rồi. Chàng Chằn Tinh tiếp tục tiến sâu vào khu rừng và chàng đã gặp một chú mèo Đi – Hia rất là đanh đá. Chú mèo Đia – Hia cũng đưa ra một câu hỏi hết sức khó:
? Kết quả của phép tính này là bao nhiêu? 11- 7 (Ai muốn giúp anh nào?)
- Ai nhận xét câu trả lời của bạn? Cô mời con.
- Cô cảm ơn con, đúng rồi đấy, lớp mình thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào!
CHUYỂN: Vậy là chúng mình đã giúp anh chàng Chằn Tinh vượt qua ải số 2 rồi đấy! Tiếp tục tiến vào lâu đài, anh Chằn Tinh đã gặp con gì đây nhỉ? Đúng rồi, Con Rồng hung ác đã đưa ra một câu hỏi rất khó như sau:
? Ngươi hãy cho ta biết điền dấu gì vào đây? 6 + 3 ... 6 + 1
- Cả lớp cùng trả lời cho cô dấu đó là dấu nào? 
Cô khen lớp mình, cô thưởng cho lớp mình một tràng vỗ tay nào.
- Cô cảm ơn lớp chúng mình, cô thấy lớp chúng mình rất giỏi. 
Vậy là lớp chúng mình đã giúp anh Chằn Tinh giải cứu được nàng công chúa Fi – ô – na xinh đẹp rồi đấy. 
- GVNX và tổng kết trò chơi.
- HSTL
- HS lắng nghe
- HSTL
- HSTL: Mười bảy
- HS nghe
- HSTL: 11-7=4
- HSNX
- HS vỗ tay 
- HS nghe
- HSTL: con Rồng ạ!
- HSTL: Dấu lớn hơn ạ
- HS vỗ tay
- HS nghe
15’
2. Thực hành -luyện tập
MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.
- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục “Ôn tập về phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 20”.
- GV ghi bảng tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe
- 3 HS nhắc lại – Cả lớp đồng thanh và ghi vở.
10’
Bài tập 4 : MT: HS biết thực hiện dãy tính từ trái qua phải. 
a) Tính
6+6+4=
7+7+3=
16-8+8=
18-9-2=
5+9-4=
- Bây giờ các con chú ý lên bảng và lắng nghe yêu cầu của cô nhé!
- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 4 (phần a)
? Đề bài y/c gì?
- GV y/c HS thảo luận nhóm 4.
*CHỮA BÀI:
- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bảng phụ.
- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.
- GV cho HS giao lưu.
- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..
- GV cho HS giao lưu
- Cô cảm ơn 2 nhóm. Cô khen 2.
* Khai thác:
? Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính con làm thế nào?
*TÌNH HUỐNG:
TH HS sai : (HS1 sai phép tính 16-8+8=0)
?Con nêu cho cô cách làm ở dãy tính này
- Gọi HS2 nx
? Con có thể giúp bạn sửa sai được k?
- Gọi HS3 NX: Theo con bạn giúp bạn sửa như vậy đã đúng chưa?
? HS1: Con đã nhận ra chỗ sai của mình chưa? Con nêu lại cho cô cách tính đúng giống bạn nào? 
? Các con nx cho cô, bạn sửa lại bài đã đúng chưa?
GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện các phép tính trong một dãy tính theo thứ tự từ trái sang phải. Lần sau con chú ý để làm bài được tốt hơn nhé.
- HS nghe và quan sát
- HS đọc y/cầu bài tập.
- HSTL: Tính
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày
(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)
? HS1: Tại sao bạn lại ra KQ dãy tính này là 16? Nêu cho tớ cách làm.
- ĐD Nhóm: Tớ lấy 6+6=12; 12+4=16.
- HS1: Tớ thấy cậu nêu đúng rồi đấy. Tớ cảm ơn cậu!
- HS2: Tớ cũng ra kết quả dãy tính là 16 nhưng tớ có cách làm khác nhóm bạn.
- ĐD Nhóm: Mời bạn nêu cách làm của mình.
- HS2: Tớ lấy 6+4=10; 6+10=16. Theo bạn mình làm vậy có được không?
- ĐD Nhóm: Theo mình, bạn làm vậy cũng không sai. Vì phép cộng có tính chất giao hoán mà kết quả không thay đổi. Trong dãy tính có 2 phép tính cộng ta có thể thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải hoặc theo cách khác. Lấy SH2 + SH3 được bao nhiêu + với SH1 mà kết quả không thay đổi.
- HS2: Cảm ơn bạn, tớ đã hiểu.
- ĐD Nhóm: Ở dưới lớp bạn nào có kết quả giống nhóm tớ giơ tay. -> HS giơ tay nếu đúng.
-Đại diện nhóm trình bày
(Nhóm tớ vừa trình bày xong, mời bạn nhận xét)
- HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.
- Cả lớp vỗ tay.
- HSTL: Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS1TL: Con lấy 8+8=16; 16-16=0
- HS2 NX: Bạn làm sai ạ.
- HS2 TL: Con lấy 16-8=8; 8+8=16
- HS3 NX
- HS1: Rồi ạ! 16-8=8; 8+8=16.
- HS1 tự tay sửa bài của mình
- Cả lớp: Rồi ạ.
5’
b) Xếp các chữ cái tương ứng với kết quả phép tính ở câu a vào các ô ?, em sẽ biết thêm tên một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam.
Vừa rồi cô thấy chúng mình đã làm rất tốt bài tập 4 phần a rồi, chúng ta cùng chuyển sang phần b. 
- Cô mời 1 bạn đọc cho cô y/c bài tập 4 phần b.
- Đề bài y/c chúng ta làm gì?
- Phần này cô sẽ để chúng mình hoạt động nhóm 2 trong ít phút để tìm ra đáp án. Thời gian của các con bắt đầu.
- Đã hết giờ thảo luận. Cô mời nhóm ... trả lời nào.
- Gọi HS NX
? Con làm thế nào để tìm đc chữ SAO ở ô này? Nêu cho cô và cách bạn nghe cách làm của nhóm con được k?
- Những ai tìm đc đáp án giống nhóm bạn giơ tay cô xem.
- Cô khen tất cả các con. Ô chữ bí ẩn ở bài tập 4b chính là SAO LA. 
- SAO LA: hay còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.
- HS nghe
- HS đọc to y/c
- HSTL
- HS hoạt động nhóm 2
- HSTL: Con thưa cô Tên loài vật nhóm con tìm đc là SAO LA ạ.
- HSNX
- HSTL: Con dóng kết quả 17 với chữ cái S, Kết quả 16 với chữ cái A, kết quả 10 với chữ cái O. Con được ô chữ SAO ạ.
- HS giơ tay nếu đúng.
18’
3. Vận dụng :
MT: HS vận dụng KT, KN đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế.
Vừa rồi cô thấy chúng mình đã nắm được cách tính các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 rồi. Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau đến với phần tiếp theo VẬN DỤNG. Cô mời cả lớp hướng lên màn hình.
7’
Bài tập 5 a : 
MT: HS vận dụng KT, KN để giải bài toán có lời văn.
- GV chiếu bài 5 a. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.
* CHỮA BÀI:
- GV chiếu bài làm của HS1
- Y/c HS đọc bài làm của mình.
? Vì sao con lại lấy 16-7. 
- Gọi HSNX
- GV chiếu bài HS 2
- Y/c HS đọc bài làm
- Gọi HSNX
- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.
- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.
- Có bạn nào làm sai khôg?
? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học
- Gọi HSNX
GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi số ít hơn để được số bé nhé.
- HS quan sát
- HS đọc đề bài
- HS thực hiện y/cầu
- HS suy nghĩ làm vở
- HS quan sát
- HS đọc
- HSTL: Vì bạn Dũng nhặt đc 16 vỏ sò, bạn Huyền nhặt ít hơn bạn Dũng 7 vỏ sò. Nên con lấy 16-7 ạ.
- HSNX
- HS quan sát
- HS đọc
- HSNX
- HS giơ tay nếu đúng.
- HS đổi vở.
- HS sửa nếu sai.
- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- HS nghe và ghi nhớ.
11’
Bài tập 5 b :
MT: HS vận dụng KT, KN để giải bài toán có lời văn.
- Cô mời chúng mình cùng hướng lên màn hình nào. 
- Cô mời 1 bạn đọc cho cô đề bài.
- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập này vào phiếu của mình.
- GV chiếu 2 phiếu bài của HS.
- Y/C HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HSNX
- GVNX
- Ai có bài làm giống bạn giơ tay cô xem. 
- Bạn nào sai bài này?
- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
- Gọi HSNX
- GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.
- HS quan sát
- HS đọc đề
- HS thực hiện yêu cầu
- HS làm phiếu cá nhân
- HS quan sát
- HS đọc bài làm
- HSNX
- HS giơ tay nếu đúng.
- HS sửa bài nếu sai.
- HSTL
- HSNX
- HS lắng nghe và ghi nhớ
2’
4. Củng cố - dặn dò
MT: HS khắc sâu kiến thức.
- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?
- Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính ta làm thế nào?
- GVNX tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100”
- HSTL
- HSTL
- HS nghe
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN:
 ..
 ..
 ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 17 – Tiết: 82
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
BÀI 48: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Luyện tập về cộng trừ trong phạm vi 100
- Cộng, trừ nhẩm và viết các số (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ đối với các số có 3 chữ số).
- Giải bài toán về cộng, trừ.
- Cộng, trừ nhẩm và viết các số (có nhớ trong phạm vi 100 )
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải bài tập,
các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng qua 100.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. Ham học Toán.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
12’
10’
A. Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập 
Bài 2: Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau
Bài 3: Tính
Thực hành tính và so sánh kết quả
C. Vận dụng
MT: HS vận dụng kiến thức đã học giải bài toán liên quan đến thực tế
- Gv tổ chức học sinh hát bài hát: Em học toán
- GVNX hoạt động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.
-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh
hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học
sinh tích cực.
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép cộng,
phép trừ trong phạm vi 100.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100
- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Vận dụng bảng cộng, trừ nêu trên để thực hành phép cộng trong phạm vi 100, chú ý cách đặt tính sao cho số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị, chú ý cách đặt tính và số phải nhớ ta thêm vào hàng cao hơn liền trước của số trừ để thực hiện trừ .Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục.
- Thực hiện từ phải sang trái.
- 3 em lên bảng làm mỗi em 2 phép tính chia sẻ:
- Ghi lên bảng và xem máy chiếu:
10+38=?
42-27=?
31+49=?
80-56=?
77+23=?
100-89=?
8+92=?
100-4=?
- Yêu cầu làm bài tập.
- Lưu ý: Khi biết 100 - 4 = 96 ta có cần nhẩm để tìm kết quả của 100 - 4 hay không? Vì sao?
- Yêu cầu lớp làm vào vở các phép tính còn lại.
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
-*Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng, trừ.
- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp
-Để làm được bài này các em cần chú ý:
Đặt các phép tính như BT1 ghi kết quả lại và so sánh chúng với nhau bằng mũi tên, nếu kết quả của chúng bằng nhau. Học sinh chơi trò chơi kết bạn để hoàn thành bài tập này.
- Nhận xét bài làm của hs 
- Khen đội thắng cuộc.
- Hs thực hiện nhóm đôi, thực hành tính rồi so sánh kết quả.
Học sinh chia sẻ cách thực hiện với nhóm mình.
- GV tổ chức HS chơi trò “Ai Nhanh – Ai đúng”
- GV chiếu Slide câu hỏi và nêu: 
“Lấy hai trong ba túi gạo nào đặt lên đĩa cân bên phải để hai bên thăng bằng? 
- Gv tuyên dương những HS giơ thẻ nhanh-đúng.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- HS chia thành 2 nhóm tham gia trò chơi:
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả 
- HS lắng nghe.
- Hs lắng nghe
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Đặt tính và ghi ngay kết quả vào vở. 
- Học sinh làm vào vở
Dự kiến kết quả như sau:
- HS nối tiếp chia sẻ bài (mỗi em đọc kết quả 1 phép tính).
- Theo dõi nhận xét bài bạn.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
Hs lắng nghe và ghi nhớ
-Hs nêu đề toán
- Hs làm bài vào vở. Dự kiến đáp án.
- Hs tham gia trò chơi
- Hs nhận xét bài của bạn
- Hs nêu cách tính
- Hs tính 
Trả lời:
67 + 10 < 76 + 10 45 - 6 < 46 - 5
33 + 9 = 38 + 3 86 - 40 > 80 - 46
- Hs chữa bài nối tiếp
-Hs lắng nghe và ghi nhớ 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát
- HS giơ thẻ trả lời
1
D. Củng cố- dặn dò
MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức
- Hôm nay chúng ta học những gì?
- GVNX tiết học
- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ.
-Hs lắng nghe
IV. Lưu ý cho GV: 
 ..
 ..
 ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 17 – Tiết: 83
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 48: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
TRONG PHẠM VI 1000. (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán liên quan đến phép cộng, trừ trong pham vi 100.
2. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực:
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
b. Phẩm chất: 
- Yêu thích học môn Toán và có hứng thú với các con số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Powerpoint bài giảng, tranh minh họa, bảng phụ, thẻ chơi trò chơi.
2. Học sinh: SHS, vở ghi Toán, bộ đồ dùng toán học, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ôn tập và khởi động:
MT: Tạo tâm thế cho hs vào bài.
- GV cho HS khởi động theo bài hát: Em học toán.
- GV cho HS chơi trò chơi: Rung chuông vàng.
- GV nhận xét, kết nối vào bài học.
- GV ghi bảng: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Lớp khởi động theo bài hát: Em học toán.
- HS tham gia trò chơi theo nhóm đôi.
- HS ghi vở.
2. Luyện tập
* Bài 4: Tính.
MT: HS biết thực hiện phép tính và nêu được cách tính.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Sau khi HS làm bài, yêu cầu HS đổi vở chữa bài cho nhau.
- GV chiếu bài làm 1 – 2 HS chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào vở ghi.
- HS đổi chéo vở, kiểm trả lỗi sai (nếu có).
- HS nêu cách làm bài.
3. Hoạt động vận dụng
* Bài 5: Bài toán có lời văn.
MT: HS vận dụng được kĩ năng, kiến thức vào giải toán có lời văn.
* Trò chơi Bingo
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài, ta làm phép tính gì?
+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái 36 quả. Vậy mẹ cần phải hái bao nhiêu quả?”. Vậy ta thực hiện phép tính nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4:
+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.
+ HS giải bài toán vào bảng phụ.
- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.
- GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:
+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính cộng trong bài toán này?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: Bảng Bingo, bút lông.
- Cách chơi: 
+ GV chia các đội (Mỗi bàn là 1 đội), phát bảng bingo và bút lông cho các đội.
+ GV lần lượt nêu và chiếu các phép tính (mỗi phép tính chiếu 7 giây).
+ HS tính nhẩm kết quả rồi khoanh tròn vào ô có kết quả tương ứng. 
+ Đội có các ô cùng hang được khoanh thì hô Bingo.
+ GV cùng HS kiểm tra kết quả.
- HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết: Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái được 35 quả.
- Bài toán hỏi: Mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài?
- Muốn biết mẹ phải còn phải hái bao nhiêu quả xoài, phải làm phép tính trừ.
- Phép tính của bài toán: 95 – 36.
- HS làm bài vào vở.
Mẹ còn phải hái số quả xoài là:
95 – 36 = 59 (quả).
Đáp số: 59 quả xoài.
- HS nêu cách làm bài của mình. 
- HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).
- HS đọc bài toán.
- HS làm việc nhóm 4:
+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.
+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.
Vườn nhà Thanh có số cây vải là:
27 + 18 = 45 (cây)
Đáp số: 45 cây vải.
- HS trình bày bài làm của nhóm.
- HS giao lưu:
+ Bài toán thuộc dạng nhiều hơn (Số cây vải nhiều hơn số cây nhãn 18 cây).
- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi.
- Thông qua trò chơi:
+ HS củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép cộng, trừ trong phạm vi 100.
+ Tạo hứng thú với các con số trong học tập.
+ HS được tương tác qua trò chơi.
4. Củng cố- dặn dò:
MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức.
- Hôm nay, con đã học những nội dung gì?
- Sau khi học xong bài hôm nay, con có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi lớp học.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS lắng nghe.
 IV. Lưu ý cho GV: 
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 17 – Tiết: 84
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
BÀI 49: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG (Tiết 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng nhận biết các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và các điểm thẳng hàng nhau.
- Vân dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.
 2. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy tính, bài giảng powerpoint, thẻ từ,...
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS hát bài Hình khối.
(?) Bạn nào cho cô biết trong bài hát có tên các hình nào?
-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
Các con thấy rằng trong bài có rất nhiều các hình khác nhau, để ôn tập về các hình học đó và ôn tập các đại lượng chúng mình cùng đến với bài học hôm nay: Ôn tập về hình học và đại lượng.
-GV ghi bảng 
-HS hát
-Hình tròn, hình tam giác, hình vuông,...
-HS lắng nghe 
15’
2.Thực hành, luyện tập:
Bài 1 (trang 98)
MT: Củng cố kĩ năng nhận dạng đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong, 3 điểm thẳng hàng.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
(?) Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p 
-GV chữa bài
a) Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?
Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng. 
-GV nhận xét
-Liên hệ: Ở phần khởi động, chúng ta kể tên được các hình khối. Nhìn các hình khối đó, các con liên tưởng đến đường nào mà chúng mình đã học? 
b) GV gọi 1 HS lên chữa. 
-HS đọc đề bài 
a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình
b) Nêu tên 3 điểm thẳng hàng trong hình 
-HS chơi 
-HS lắng nghe
-Hình tròn liên tưởng đến đường cong; hình vuông, hình tam giác liên tưởng đến đường gấp khúc,...
 -1 HS lên chữa
Sau khi HS chữa, hỏi:
(?) Tớ muốn nghe nhận xét từ bạn....
10p
Bài 2 (trang 98)
MT: 
+ Củng cố kĩ năng nhận diện các điểm, 3 điểm thẳng hàng.
+ Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài a)
(?) Phần a) yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2p, trả lời câu hỏi:
+ Có bao nhiêu đường gấp khúc từ A đến B?
+ Các đường gấp khúc đó được tạo bởi mấy đoạn thẳng?
-GV yêu cầu HS chọn 1 đường gấp khúc từ A đến B để đo và tính độ dài vào vở. 
-GV chữa bài
-GV cho HS nhận xét – chữa bài. 
=> Chốt: Đê tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
-GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài phần b)
-Phần b) yêu câu làm gì?
-Để vẽ được đoạn thẳng 1dm con cần chú ý điều gì?
-GV nhận xét, yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 1dm vào vở. 
-GV chữa bài => chiếu vở
(?) Con hãy nêu cho cô cách vẽ đoạn thẳng này. 
-GV nhận xét
-HS đọc
-Đo và tính độ dài các đường gấp khúc từ A đến B
-HS thảo luận nhóm 4
+Có 3 đường gấp khúc từ A đến B (đường màu tím, đường màu vàng, đường màu xanh)
+ Đường gấp khúc màu tím và màu vàng được tạo bởi 3 đoạn thẳng.
+ Đường gấp khúc màu xanh được tạo bởi 2 đoạn thăng. 
-HS chọn 1 đường gấp khúc đo và tính độ dài
-HS làm vở
-HS chữa
-HS nhận xét, lắng nghe
-HSTL: Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó. 
-1 HS đọc
-Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm
-HSTL: Đổi 1dm = 10cm. 
Vẽ đoạn thẳng 1dm là vẽ đoạn thẳng 10cm
-HS vẽ 
-HS chữa, nhận xét
+ Xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 10, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải. 
-HS lắng nghe
9p
3. Vận dụng
Bài 3 (trang 99)
MT: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
(?) Đề bài cho ta biết gì?
Đề bài hỏi gì? 
-GV yêu cầu HS làm vở
-GV chữa bài
+ Vì sao để tìm số lít sữa ở bình nhỏ ta làm phép tính 23 – 8?
Cô mời 1 bạn nhận xét bài làm và câu trả lời của bạn?
+ Bạn nào có câu lời giải khác làm khác? Cô mời...
GV nhận xét
-GV hỏi: Để làm tốt bài toán có lời văn, các con cần lưu ý điều gì ?
=> Chốt: Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.
-1 HS đọc
+ Đề bài cho biết bình sữa to có 23l, bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to 8l.
+ Đề bài hỏi bình sữa nhỏ có bao nhiêu lít sữa.
-HS làm vở
-HS chữa
+ HSTL: Vì bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to nên ta sẽ làm phép trừ. 
-HS nhận xét
-HS quan sát, nhận xét
-HSTL: Đọc kĩ đề để lựa chọn phép tính đúng.
1p
4. Củng cố - dặn dò
MT: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
-Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
-GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến
-HS lắng nghe
IV. Lưu ý cho GV: 
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 2
Tuần: 17 – Tiết: 85
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 49: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS được ôn tập kiến thức về hình học, đo lường
- Quan sát hình đã cho, tìm điểm tương đồng để ghép vào chỗ trống phù hợp.
- Xác định được cân nặng của các hàng hóa tương ứng.
- Lựa chọn hàng hóa phù hợp với yêu cầu về cân nặng cho trước.
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Năng lực: Thông qua việc quan sát hình ảnh thực tiễn các loại hàng hóa, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
b. Phẩm chất: Yêu thích môn Toán, tích cực ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1. Khởi động :
MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.
GV bắt nhịp cho hs hát
HS hát
12’
2. Luyện tập – thực hành :
Bài 4
MT : HS nhận dạng được hình tứ giác, tìm sự tương đồng và xác định được các vị trí mảnh ghép thích hợp
-Giới thiệu tên bài
- Ghi bảng
- Gọi Hs đọc yêu cầu BT4
- BT có mấy yêu cầu
- Chiếu slide nội dung bài phần a, hỏi mỗi mảnh bìa sau có dạng hình gì?
- GVNX
- Chiếu slide nội dung phần b, hình vuông được tạo thành từ 12 mảnh ghép với các hình dạng khác nhau
- Yêu cầu HS TL nhóm đôi suy nghĩ xem hai mảnh bìa ở phần a ghép được vào vị trí nào trong hình vuông?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
+ Suy nghĩ thế nào mà con chọn mảnh bìa màu vàng ghép được vào vị trí hình 5?
+ Dựa vào đâu con chọn mảnh bìa màu đỏ ghép vào vị trí hình 6?
-Gọi HSNX
- Dựa vào đâu để biết một hình có thể đặt vào vị trí trống của hình khác?
- Gọi HS kéo thả hình để kiểm tra (hoặc gắn mảnh bìa màu vàng và đỏ vào miếng bìa hình vuông).
Chốt: từ việc nhận dạng được hình tứ giác, tìm sự tương đồng, các con đã xác định được vị trí mảnh ghép thích hợp.
- Ghi vở
-1HS đọc yc
- HSTL
- 2; 3HSTL
-HS quan sát
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện các nhóm trình bày
-HSTL
-HSTL
-HSNX
- Quan sát hình đã cho, dựa vào đặc điểm hình đó, quan sát chỗ trống nào có điểm giống nhau thì chọn
-1;2HS thực hành
15’
3. Vận dụng
Bài 5 :
MT: HS nhận ra các loại hàng hóa và cân năng tương ứng theo đơn vị kg. HS tìm các số đo cân nặng của các loại hàng hóa sao cho tổng bằng 10kg
Để giúp các con ôn tập về đơn vị đo lường, cô và các con cùng đến với bài tập 5.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc tên đồ vật và cân nặng tương ứng.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 giúp chị Lan mua các mặt hàng sao cho tổng cân nặng là 10kg bằng cách đánh dấu vào cột tương ứng với mỗi đồ vật.
- Dành cho mỗi nhóm 3p thảo luận, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, minh họa gắn vật thật (hoặc kéo đồ vật trên phần mềm tương tác)
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Đưa đáp án có đầy đủ các cách có thể mua đồ sao cho tổng là 10kg.
- Lưu ý HS ngoài những cách mà các nhóm đã trình bày, về nhà suy nghĩ thêm các cách làm khác. 
- Khi nhận nhiệm vụ đi chợ, siêu thị có nhiều cách lựa chọn, cần chọn đồ cần mua phù hợp với nhu cầu sử dụng.
-1HS đọc yc BT
- 2 HS đọc 
-HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập
-Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng lời, HS khác trong nhóm thực hành minh họa
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát
- HS nghe
- HS nghe
3’
4. Củng cố - dặn dò
 MT : HS khắc sâu kiến thức.
-Hôm nay học bài gì?
- Dặn HS về ôn tập lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau
- HSTL
- HS ghi nhớ
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN: 
 ..
 ..
 ..
PHIẾU HỌC TẬP MÔN TOÁN
 NHÓM: .
Đánh dấu vào cột tương ứng với mỗi loại hàng sao cho tổng số lượng hàng là 10kg.
 Hàng
Cách
Thịt
1kg
Gà
2kg
Đường
1kg
Gạo
3kg
Bắp cải
2kg
Bột giặt 4kg
Cà chua 1kg
Bí ngô
8kg
Mít
5kg
Cách 1
Cách 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_17_nam_hoc_2021_2022.docx