Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 31

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 31

BÀI: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000, tính được phép trừ (có nhớ) bằng cách đặt tính, và tính nhẩm.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải toán có lời văn, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng qua 1000.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, .

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, .

 

docx 16 trang Hà Duy Kiên 8090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 31 Tiết 151
BÀI: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000, tính được phép trừ (có nhớ) bằng cách đặt tính, và tính nhẩm.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải toán có lời văn, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng qua 1000.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* 
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.
- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Có 362 quyển sách cho mượn 145 quyển. Hỏi con lại bao nhiêu quyển?
GV nêu câu hỏi:
+ Vậy muốn biết còn lại bao nhiêu quyển ta làm phép tính gì?
- Cho HS nêu phép tính thích hợp.
- Phép tính trừ có gì đặc biệt ?
- GV nhận xét , kết hợp giới thiệu bài
*
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ HS nêu: 362 – 145
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu số đơn vị số bị trừ nhỏ hơn số đơn vị số trừ 
10’
2. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ (Có nhớ) qua đặt tính và tính 
GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 362- 145 bằng cách đặt tính cột dọc 
GV yêu cầu hs đặt tính theo mình
Nêu: Ta thực hiện tính từ trên xuống dưới, từ phải sang trái
+2 không trừ được 5 ta lấy 12 trừ 5
Vậy 12 – 5 = ?
12 trừ 5 bẳng 7 ta viết 7 nhớ 1. ( viết thẳng hàng đơn vị)
+ Ta thực hiện các số chục: 
4 thêm 1 bằng 5 . Vậy 6 trừ 5 bằng mấy ?
6 – 5 = 1 (viết kết quả thẳng hàng số chục)
+ Ta thực hiện phép tính số tram
3 trừ 1 bằng mấy ?
3 trừ 1 bẳng 2 (viết 2 thẳng hàng số trăm)
Phép tính trên có nhớ ở hàng nào ?
Vậy để thực hiện phép tính trừ có nhớ ta thực hiện thế nào ?
-GV nhận xét nhắc và chốt lại cach thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000
- HS lắng nghe.
+HS trả lời 12 – 5 = 7
+HS trả lời 6 – 5 = 1
+ 3 trừ 1 bẳng 2
-Hàng đơn vị
-Ta thực hiện đặt tính 
-Tính trừ trái sang phải 
- Nếu trừ ở hàng đơn vị có nhớ thì nhớ 1 sang hàng chục.
10
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập 
*Bài 1: Tính 
MT: Học sinh biết thực hiện tính 
* 
-GV YC học đọc đề bài 
Tính
- Muốn tính ta đã thực hiện đếm thêm như thế nào?
- Gv YC học sinh lên bảng nối tiếp thực hiện tính 
- GV chốt kết quả đúng 
*
- HS đọc 
- HS Trả lời
- 4 Hs thao tác trên bảng, hs còn lại làm vào vở 
-HS lăng nghe, kiểm tra lại kết quả 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
MT: Học sinh biết cách đặt tính và thực hiện tính 
* 
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
364– 156 
439 – 357
785 – 157
831 - 740
-Bài yêu cầu gì ?
-GV yc học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính
- YC học làm bảng con
- YC học sinh lên bảng nêu cách tính bài làm của mình
- GV nhận xét , chốt bài 
*
- Hs đọc đề bài 
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách đặt tính 
- Lớp làm bảng con 4 tổ 
-HS nêu 
Bài 3: Tính (theo mẫu )
MT: Học sinh biết cách đặt tính và thực hiện tính 
*
-GV yc học đọc đề bài 
- YC học đọc mẫu 
- Phép tính có gì đặc biệt ? 
- Vậy ta thực hiện tính như thế nào ?
-GV yc các nhóm học sinh lên bảng thực hiện vào bảng 
-GV nhận xét chốt kết quả 
*
-HS đọc đề bài 
- HS đọc mẫu
- Số bị trừ là số có ba chữ số 
- số trừ là số có hai chữ số
- HS trả lời
HS hoạt động nhóm đôi 
Tìm kết qủa 
2
4. Củng cố - dặn dò 
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
-Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa” 
- Khen đội thắng cuộc
-Dặn hs về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia trò chơi 
-HS lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 31 Tiết 152
BÀI: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tình huống thực tiễn.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
-Cho lớp hát bài “ Cộc Cách tùng cheng’
- GV giới thiệu bài – ghi tên bài 
-Lớp hát và kết hợp động tá tác
25’
2.Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập 
Bài 4 Tính (theo mẫu )
MT: Học sinh biết cách đặt tính và thực hiện tính 
*Tính (theo mẫu )
-GV yc học đọc đề bài 
- YC học đọc mẫu 
- Phép tính có gì đặc biệt ? 
- Vậy ta thực hiện tính như thế nào ?
-GV yc các nhóm học sinh lên bảng thực hiện vào bảng 
-GV nhận xét chốt kết quả 
*
-HS đọc đề bài 
- HS đọc mẫu
- Số bị trừ là số có ba chữ số 
- số trừ là số có một chữ số
- HS trả lời
HS hoạt động nhóm đôi 
Tìm kết qủa 
Bài 5 Đặt tính rồi tính 
Mục tiêu: MT: Học sinh biết cách đặt tính và thực hiện tính 
* 
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
257 - 38 
470-59
783 - 5
865 - 9
-Bài yêu cầu gì ?
-GV yc học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính
- YC học làm bảng con
- YC học sinh lên bảng nêu cách tính bài làm của mình
- GV nhận xét , chốt bài 
*
- Hs đọc đề bài 
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách đặt tính 
- Lớp làm bảng con 4 tổ 
-HS nêu 
6’
3. Vận dụng 
 Bài 6 (trang 72)
Mục tiêu: Mục tiêu: Vận dụng phép trừ có nhớ vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng.
.
* Bài 6
- Mời HS đọc to đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?. Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu cuốn sách em làm ntn?-> YC HS qs bài làm của bạn trên bảng.
- YC học làm bài vào vở 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
*
-Hs đọc đề 
-HS TL
Ta lấy số cuốn sách đã in trừ đi số cuốn sách chuyển đi
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
-HS lên trình bày bài làm.
 Bài giải
Còn lại số cuốn sách là : 
785- 658 = 127 (cuốn sách)
Đáp số: 127 cuốn sách
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 31 Tiết 153
BÀI: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.
GV cho HS chơi trò chơi “Sắc màu em yêu”
Luật chơi: Có 4 ô màu, sau mỗi ô màu là 1 câu hỏi về phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000. HS chọn màu bất kì, nếu TL đúng thì được quà (tràng pháo tay)
GV cho HS chơi
GV đánh giá HS chơi
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
HS lắng nghe luật chơi
HS chơi
HS lắng nghe
25’
2.Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập 
Bài 1:Tính 
MT: Củng cố kĩ năng tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
*Tính 
- GV chiếu bài trên màn hình
- GV cho HS đọc YC bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
- Cho đại diện các nhóm nêu cách tính, kết quả từng phép tính.
- Cho HS nhận xét
- GV hỏi: Các phép tính thứ nhất , thứ ba và thứ tư có điểm gì khác nhau?
- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.
*
- HS quan sát
- 1 HS đọc YC bài
- HS làm bài nhóm đôi
-HS nêu cách tính, kết quả từng phép tính
-HSTL
Bài 2 :Đặt tính rồi tinh.
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đặt tính, tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
* 
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
492 -314
451- 32
237 - 8
873 -225
734 - 26
425 - 6
-Bài yêu cầu gì ?
-GV yc học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính
- YC học làm bảng con
- YC học sinh lên bảng nêu cách tính bài làm của mình
- GV nhận xét , chốt bài 
*
- Hs đọc đề bài 
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách đặt tính 
- Lớp làm bảng con 4 tổ 
-HS nêu 
Bài 3. Chọn kết quả đúng vào mỗi phép tính
MT: Vận dụng phép trừ có nhớ vào tìm kết quả đúng 
*
- Tổ chức trò chơi 
“Ô khóa may mắn”
Yêu cầu hs đọc tính nhanh các phép tính và tìm phép tính ở chìa khóa nào đúng với kết quả của ổ khóa . Nhóm nào nhanh nhất sẽ thắng cuộc và chị được lấy 1 chiếc khóa lần 
-GV YC đại diện nhóm lên thực hiện
- Tại sao em chọn ổ khóa đó 
- GV nhận xét , chốt bài
*
- Hs đọc đề bài 
-HS lắng nghe , thỏa luận nhóm 
- HS lên thực hiện 
- Học sinh tra lời , thực hiện tính 
6’
3. Vận dụng 
 Bài 4 (trang 73)
Mục tiêu: Vận dụng phép trừ có nhớ vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng.
.
* Bài 6
- Mời HS đọc to đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?. Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu viên gạch đỏ em làm ntn?-> 
YC HS qs bài làm của bạn trên bảng.
- YC học làm bài vào vở 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
*
-Hs đọc đề 
-HS TL
Ta lấy số tất cả số viên gạch trừ đi số viên gạch xám
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
-HS lên trình bày bài làm.
 Bài giải
Có viên gạch đỏ là : 
956 – 465 = 491 (viên gạch)
Đáp số: 491 viên gạch
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 31 Tiết 154
BÀI: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Rèn và phát triển kĩ năng tính nhẩm các số tròn chục.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.
GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
Luật chơi: GV đưa ra 1 số phép tính, HS trả lời tìm kết quả
GV cho HS chơi
GV đánh giá HS chơi
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
HS lắng nghe luật chơi
HS chơi
HS lắng nghe
25’
2.Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập 
Bài 1:Tính 
MT: Củng cố kĩ năng tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
*Tính 
- GV chiếu bài trên màn hình
- GV cho HS đọc YC bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút
- Cho đại diện các nhóm nêu cách tính, kết quả từng phép tính.
- Cho HS nhận xét
- GV hỏi: 
Phần a là những phép tính như thế nào
 ?
Phần b là những phép tính như thế nào
 ?
- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.
*
- HS quan sát
- 1 HS đọc YC bài
- HS làm bài nhóm đôi
-HS nêu cách tính, kết quả từng phép tính
-HS phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000
-HS phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000
Bài 2 :Đặt tính rồi tinh.
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đặt tính, tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
* 
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
126 +268
687+91
186+5
825 - 408
536-66
224-8
-Bài yêu cầu gì ?
-GV yc học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính
- YC học làm bảng con
- YC học sinh lên bảng nêu cách tính bài làm của mình
- GV nhận xét , chốt bài 
*
- Hs đọc đề bài 
-HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách đặt tính 
- Lớp làm bảng con 
-HS nêu 
Bài 3. Tính nhẩm
MT: HS vận dụng tính nhẩm trong phạm vi 1000 giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống)
*
a)
- Gọi HS đọc bài 3
- GV tổ chức cho HS chơi truyền điện cả lớp.
+ GV nêu yêu cầu, cách chơi
+ GV gọi HS nêu ý kiến, lí giải ý kiến cá nhân
+ GV ghi ý kiến của 2-3 HS lên bảng
- GV cùng HS lí giải kết quả đúng
- GV nhận xét HS chơi
*
- Hs đọc đề bài 
-HS lắng nghe , tham gia chơi
- HS lên thực hiện 
- Học sinh tra lời , thực hiện tính 
3. Vận dụng 
 Bài 3b Tính nhẩm
Mục tiêu: Vận dụng phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 tham gia trò chơi
b)
- Gọi HS đọc bài 3 phần b
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 tham gia chơi “Ai nhanh ai đúng”
+ GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày phép tinh các nhóm 
- GV nhận xét HS chốt nhóm có phép tình và tổng lớn hơn 
-Hs đọc 
-HS hoạt động tìm phép tính
- Nhóm lên trình bày phép tính
-HS lắng nghe.
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần 31 Tiết 155
BÀI: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
'1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Rèn và phát triển kĩ năng tính toán xác định điền dấu lớn, dấu bé
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn, áp dụng thực tình trong các tình huống của cuộc sống.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.
GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Luật chơi: Trên bảng có 5 phép tính. HS thực hiện . HS thắng thì được thưởng tràng pháo tay.
GV cho HS chơi
GV đánh giá HS chơi
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
HS lắng nghe luật chơi
HS chơi
HS lắng nghe
25’
2.Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập 
Bài 4:Tính 
MT: Củng cố kĩ năng tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000 tìm kết quả điền dấu , =
*Tính 
- GV chiếu bài trên màn hình
- GV cho HS đọc YC bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả điền dấu đúng trong 03 phút
- Cho đại diện các nhóm nêu tìm điền dấu cho đúng.
- Cho HS nhận xét
- GV hỏi: 
Các phép tính đã cho có gì đặc biệt ?
- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.
*
- HS quan sát
- 1 HS đọc YC bài
- HS làm bài nhóm đôi
-HS nêu cách tìm để điền dấu đúng
-HS trả lời phép cộng trừ tròn chục.
Bài 5 :Đặt tính rồi tinh.
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đặt tính, tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
* 
- Mời HS đọc to đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?. Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm quãng đường dài hơn và dài hơn bao nhiêu km ta làm ntn?
-> YC HS qs bài làm của bạn trên bảng.
- YC học làm bài vào vở 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
*
-Hs đọc đề 
-HS TL
Ta so sánh quàng đường 
Ta lấy quáng đường TPHCM – Bạc Liêu trừ di quãng đường TPHCM-Vĩnh Long.
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
-HS lên trình bày bài làm.
 Bài giải
Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Bạc Liêu dài hơn và dài hơn:
288 - 134 = 154 ( km)
Đáp số: 154 km
3. Vận dung
Bài 6. 
MT: HS vận dụng tính nhẩm trong phạm vi 1000 giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống)
*
a)
- Gọi HS đọc bài tập
+ GV nêu yêu cầu .Bài toán cho biết gì ?. Bài toán hỏi gì?
+ GV gọi HS nêu ý kiến, lí giải ý kiến cá nhân
+ GV ghi ý kiến của 2-3 HS lên bảng
- GV cùng HS lí giải kết quả đúng
- GV nhận xét chốt kết quả .
Nếu chạy hai vòng thì anh Nam chạy được tất cả số ki-lô-mét là:
(1 km + 2 km + 700 m + 300 m) x 2 = 3 km x 2 = 6 km 
Đáp số: 6 km
*
- Hs đọc đề bài 
-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi 
- HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm câu trả lời đúng
- HS lên thực hiện 
- Học sinh tra lời , thực hiện tính 
4’
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_31.docx