Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Số bị trừ, số trừ, hiệu (2 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Số bị trừ, số trừ, hiệu (2 tiết)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

 1. Kiến thức: Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ.

- Ôn tập phép trừ trong phạm vi 10, 100.

2. Kĩ năng: Ồn tập phép trừ trong phạm vi 10, 100.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 12412
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Số bị trừ, số trừ, hiệu (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......... / / 20 	 Ngày dạy: ......... / / 20 
Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 2
1.ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 4: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU (tiết 1, sách học sinh, trang 17)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
 1. Kiến thức: Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ.
- Ôn tập phép trừ trong phạm vi 10, 100.
2. Kĩ năng: Ồn tập phép trừ trong phạm vi 10, 100.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi,..
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho cả lớp chơi “Ai nhanh nhất?” 
- GV đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1: tính ngang, đội 2: đặt tính .
-Trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp.
-GV nhận xét
- Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi.
-Đội 1: Tính ngang
-Đội 2: Tính dọc 
-Học sinh nhận xét
2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và gọi đúng tên các thành phần của phép trừ. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu tên các thành phần của phép trừ
- GV viết lại phép tính lên bảng lớp: 15 – 4 =11
- GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ (nói và viết lên bảng như SGK).
-GV lần lượt chỉ vào 15,4,11, HS nói tên các thành phần: số bị trừ, số trừ, hiệu.
- GV nói tên các thành phần: số bị trừ, số trừ, hiệu, HS nói số: 15 và 4,11
- Học sinh quan sát tranh, nhận xét: 
 + 15: số bị trừ
 + 4: số trừ
 + 11: hiệu
- Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
2.2. Thực hành
-Gọi tên các thành phần của phép trừ.
-Lưu ý: Khi sửa bài, ngoài các phép trừ trong SGK (1/17) , GV nên đưa thêm một số phép trừ khác. Chẳng hạn: 9 - 5 = 4, 35 - 10 = 25, 26 -10 = 16,...
-Viết phép trừ: 
Ví dụ: Tính hiệu của 9 và 5.
Phép trừ tương ứng là: 9 - 5 = 4	
-GV yêu cầu học sinh thực hiện tương tự với bài toán: 35 – 10; 26 - 10;
-GV nhận xét phần trình bày của học sinh.
-HS (nhóm đôi) sử dụng SGK gọi tên các 
thành phần của các phép trừ (theo mẫu).
-HS tìm hiếu bài: nhận biết tìm hiệu là thực hiện phép trừ, mỗi phép tính trừ thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính trừ),
-HS thực hành viết các phép trừ đó ra bảng con.
Ví dụ: Tính hiệu của 9 và 5. 
BC: 9 – 5 = 4
9: số bị trừ
5: số trừ
4: hiệu
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và gọi đúng tên các thành phần của phép trừ. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi: Muốn tìm hiệu của một phép tính, các em thực hiện phép tính gì? 
-Muốn tìm hiệu của một phép tính, ta thực hiện phép tính trừ (lấy số bị trừ trừ cho số trừ, được hiệu)
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/17 cho cha mẹ xem.
- Học sinh thực hiện ở nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 
Ngày soạn: ......... / / 20 	Ngày dạy: ......... / / 20 
Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 2
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 4: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU (tiết 2, sách học sinh, trang 18)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
 1. Kiến thức: Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ.
Ồn tập phép trư trong phạm vi 10, 100.
2. Kĩ năng: Ồn tập phép trư trong phạm vi 10, 100.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn”-gọi tên thành phần của phép trừ: 36 – 12 = 24
- Học sinh tham gia gọi tên thành phần của phép trừ.
2. Luyện tập (23-25 phút):
* Mục tiêu: thực hiện được các bài tập 1, 2, 3, 4, 5/18 (SGK) 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh).
a. Bài 1. Đặt tính rồi tính hiệu:
- Giáo viên giúp học sinh xác định tính hiệu là thực hiện phép tính gì ?
- Giáo viên giúp học sinh biết tính hiệu là thực hiện phép tính trừ.
1a.Số bị trừ là 63, số trừ là 20
1b. Số bị trừ là 35, số trừ là 15
1c. Số bị trừ là 78, số trừ là 52
1d. Số bị trừ là 97, số trừ là 6
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
a. Bài 1/18:
- Học sinh thực hiện bảng con, 1 học sinh thực hiện bảng lớp
- Học sinh nhận xét cách trình bày, gọi tên các thành phần trong phép trừ.
b. Bài 2. Tính nhẩm: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 2.
-GV nhận xét, sửa bài học sinh.
-Mở rộng: GV dựa vào một cột tính cụ thể nhắc lại mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ, số 0 trong phép cộng và phép trừ.
2 + 8
30 + 50
86 + 0
10 - 8
80 - 50
89- 9
10 - 2
80- 30
89 -0
b. Bài 2/18: 
- Học sinh làm việc nhóm đôi.
-Học sinh sửa bài qua trò chơi : Đố bạn
+HS 1: Đố bạn, đố bạn
+HS cả lớp: Đố ai, đố ai
+HS 1: Mình đố bạn Lan: 2 + 8 = ?
 .
c. Bài 3. Số ?
Tìm hiểu bài
Yêu cầu của bài là gì? (Số?).
Tìm thế nào?
-GV lưu ý HS dựa vào cách tách để kiểm tra kết quả.
Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.
c. Bài 3/18: 
 - Yêu cầu của bài là tìm số.
 -Dựa vào sơ đồ tách - gộp số, tính từ trên xuống: 8 gồm 3 và 5; 3 gồm 2 và 1. Tiếp theo: 5 gồm 1 và 4).
-HS làm bài theo nhóm đôi.
d.Bài 4:Số ?
-Thực hiện tương tự bài tập 3/18
-GV lưu ý HS dựa vào cách tách để kiểm tra kết quả.
-Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.
d.Bài 4/18
-Học sinh nêu miệng:
 + 50 gồm 20 và 30
 + 60 gồm 20 và 40
 + 90 gồm 90 và 0
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
Bài 5/18:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Xếp hàng 2, đội A và đội B”.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp vỗ tay.
- Học sinh tạo thành 2 đội, mỗi đội 5 HS. 
+ 2 Hs đứng đầu của 2 nhóm lên trước chọn đúng nội dung, ghép với con bò có số thích hợp. Lần lượt đến 2 em kế tiếp, 
+ Mở rộng:
1 vài em gọi tên thành phần của các phép tính vừa ghép được.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh số bạn nam và số bạn nữ của lớp mình, suy nghĩ xem số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ hay ít hơn số bạn nữ.
Mỗi học sinh suy nghĩ tìm ra kết quả.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_4_so_bi_tru_s.docx