Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Điểm - Đoạn thẳng

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Điểm - Đoạn thẳng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng

 - Đọc tên các điểm, đoạn thẳng

 - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm

 2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết được các vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan tới điểm và đoạn thẳng .

 - Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.

 3. Phẩm chất:

- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: KHDH, BGĐT, SGK, SGV.

- HS: SGK, vở, nháp, bảng con .

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 16300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Điểm - Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠC BÀI DẠY
MÔN TOÁN
ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
 - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng
 - Đọc tên các điểm, đoạn thẳng
 - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm
 2. Năng lực:
 - Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết được các vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan tới điểm và đoạn thẳng .
 - Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.
 3. Phẩm chất:
- Rèn phẩm chất chăm học, tự tin, yêu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: KHDH, BGĐT, SGK, SGV.
- HS: SGK, vở, nháp, bảng con ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động:
- GV: Trước khi vào bài học cô trò mình cùng khởi động qua bài hát Hình khối: Nào mình......
- Hỏi: Trong bài hát có những hình nào?
- Hỏi: Vậy các con đã được làm quan với những hình nào?
Chuyển: Để giúp các con vẽ được các hình đó thì cần có các điểm và các đoạn thẳng kết nối với nhau. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các con hiểu thế nào là điểm , thế nào là đoạn thẳng. Các con lấy vở ghi bài.“Điểm”- “đoạn thẳng”.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu “Điểm”- “đoạn thẳng”.
 - Gv cho hình ảnh chấm tròn. Hỏi: Đây là gì?( GV cho hiệu ứng nháy)
- GV nói: Đó chính là "điểm". Để đặt tên cho điểm người ta dùng các chữ cái in hoa trong bảng chữ cái.
- Cô đặt tên cho điểm này là A và đọc là điểm A.
- Tương tự cô có chấm tiếp theo ở một vị trí bất kì . Một bạn đặt tên điểm giúp cô.
- GV: Cô đặt tên cho điểm này là B. 
Chốt: Các con ạ điểm là một chấm bất kì và để đặt tên cho điểm ta sử dụng các chữ cái in hoa trong bảng chữ cái. Các con ạ lưu ý mỗi điểm chỉ tương ứng với một chữ cái in hoa.
- Mở rộng: Để giúp các con nắm chắc hơn về điểm. Các con hãy lấy cho cô 2 điểm trên bảng con và đặt tên 2 điểm đó ra bảng con.
( Hs nghe tín hiệu chuông giơ bảng- GV sod bảng chữa bài)
- Chốt: Với bất kì vị trí trên bảng hoặc giấy, con đều lấy được một hay nhiều điểm và đặt tên cho điểm đó.
Chuyển: Cô vừa giới thiệu với các con về điểm . Tiếp theo cô sẽ giới thiệu với các con về đoạn thẳng nhé.
 2. Giới thiệu đoạn thẳng 
- GV Chiếu lên màn hình 2 điểm A và B. 
Các con hãy đọc tên giúp cô. 
- GV: Bây giờ cô sẽ dùng thước nối điểm A với điểm B cô được đoạn thẳng AB. 
- Đây chính là đoạn thẳng AB. 
- Con nhắc lại nhé.
- Quan sát đoạn thẳng AB và cho cô biết đoạn thẳng AB được tạo mấy điểm? 
- Đó là 2 điểm nào?
 GV: Đúng rồi đấy các con ạ. Hai điểm này chính là giới hạn của 2 đầu đoạn thẳng AB. Các con ạ, dù đoạn thẳng nằm ngang, nằm nghiêng hay thẳng đứng thì đều phải có 2 điểm giới hạn ở 2 đầu của đoạn thẳng. 
> Để thuận tiện các con có thể đọc tên đoạn thẳng từ trái sang phải. Khi vẽ cần đặt bút từ điểm A nối đến điểm B. Lưu ý: không được vẽ qua điểm B.
* Mở rộng: Quan sát xung quanh con thấy những đồ vật nào có đoạn thẳng? 
Chuyển: Như vậy qua phần vừa rồi các con đã được làm quen về điểm và đoạn thẳng. Để giúp các con nắm chắc kiến thức hơn cô và các con chuyển sang phần luyện tập.
C. Luyện tập – Thực hành:
Bài 1: M – trò chơi.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Bài có mấy yêu cầu. Đó là những yêu cầu nào? 
* Đọc điểm
- Con hãy quan sát và suy nghĩ xem bài tập 1 có bao nhiêu điểm?
- Hãy nêu tên 12 điểm này.
- Gọi HS đọc lại 12 điểm
> Con đã biết cách đọc tên điểm rồi đấy. Chúng mình cùng đến với yêu cầu 2.
* Đọc đoạn thẳng
- Bài 1 có bao nhiêu đoạn thẳng? 
- Ở phần này cô sẽ cho các con tham gia trò chơi vòng quay may mắn. Vòng quay dừng lại ở số thứ tự nào thì bạn mang số thứ tự đó sẽ trả lời.
- Nhận xét
- Chốt: bài tập 1 giúp các con biết đọc tên điểm và các đoạn thẳng. Khi đọc tên đoạn thẳng, con nên đọc theo thứ tự từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. 
- Chuyển: Bài 1 giúp các con biết đọc tên đoạn thẳng, điểm. Các đoạn thẳng kết nối với nhau sẽ tạo thành một hình. Để giúp các con đếm số đoạn thẳng trong một hình, cô và các con chuyển sang bài 2.
Bài 2:
- GV HS đọc đề bài 
- Bài yêu cầu gì?
- Bài có mấy hình?
- Trong các hình này, con đã được biết những hình nào?
- Quan sát hình 1 và cho biết hình 1 có mấy đoạn thẳng?
- Nhận xét
- Tương tự như vậy con sẽ thực hiện đếm đối với các hình khác.
- GV chữa bài-Nhận xét
- Hình 2: Hãy cho cô biết con đếm đc bao nhiêu đoạn thẳng?
- Thế còn hình 3: Các con hãy ghi nhanh kết quả vào nhóm chát nhé.
- Hình 4: Các con ghi nhanh kết quả vào nhóm chát.( À và cô thấy bạn.. có kết quả nhanh nhất. và cô cũng có đáp án giống với con đấy)
+ Trong các hình này, hình nào có ít đoạn thẳng nhất? Và có mấy đoạn thẳng?
- Chốt: Có những hình được tạo bởi 3 đoạn thẳng, 4, 5 hoặc 6 đoạn thẳng. 
- Để tạo được một hình cần ít nhất mấy đoạn thẳng?
> Để tạo được một hình cần ít nhất 3 đoạn thẳng kết hợp lại với nhau tạo thành một hình khép kín. Nếu các điểm không khép kín với nhau sẽ tạo thành đường gấp khúc. Các con sẽ được tìm hiểu trong buổi sau.
- Chuyển: Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn các con thực hành vẽ đoạn thẳng qua bài tập số 3.
Bài 3:
- GV HS đọc đề bài 
- Bài yêu cầu gì?
- Để giúp các con vẽ được đoạn thẳng AB các con sẽ nghe bạn Voi hướng dẫn nhé. Voi con nói: 
- Để vẽ được đoạn thẳng chúng ta cần những dụng cụ nào?
- Hãy nêu các bước để vẽ được đoạn thẳng AB?
GV chốt: Để vẽ được đoạn thẳng ta sẽ thực hiện qua 2 bước.
- Bước 1: Đánh dấu 2 điểm trên giấy. Đặt tên cho từng điểm.
 - Bước 2: Đặt mép thước qua điểm A và điểm B dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tì trên mặt giấy tai điểm A, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B. 
- Yêu cầu học sinh vẽ phần a vào vở. (Trước khi vẽ cho hs nêu lại các bước) 
- GV: Bạn nào xong trước các con sẽ chụp lên azota nhé.
- Nhận xét. ( 2 bài : 1 bài HS vẽ thẳng, 1 bài HS vẽ xiên chéo) 
(phần b về nhà)
 Phần c có 2 hình: 
Vậy bây giờ, các em hãy vận dụng cách vẽ các đoạn thẳng để vẽ hình vào vở ô li (theo mẫu). Phần c có 2 hình vẽ, các con hãy cho cô biết đó là 2 hình vẽ nào?
+ Đúng rồi, phần c có 2 hình, 1 là hình cây thông và một là hình ngôi nhà với ô cửa sổ.
+ Để có thể vẽ được 2 hình này vào vở theo mẫu thì đầu tiên, các con hãy đếm xem mỗi hình này được vẽ bởi mấy đoạn thẳng?
+ Như vậy từ 11 đoạn thẳng chúng ta sẽ vẽ được hình cây thông và hình ngôi nhà. Nhiệm vụ của các con là: vẽ ngôi nhà vào vở.
- Ngôi nhà trong hình vẽ gồm mấy phần?
- Mái nhà hình gì?
- Thân nhà hình gì?
- Ô cửa hình gì?
> Muốn vẽ được hình thì đầu tiên chúng mình cần đánh dấu các điểm vào vở để có thể vẽ được các đoạn thẳng (GV đánh dấu các điểm trên giấy). Tiếp theo cô sẽ dùng thước để nối các điểm này với nhau. (GV thực hành – video). À, như vậy sau khi nối các điểm lại với nhau chúng mình đã được hình ngôi nhà rồi và các con cần lưu ý khi vẽ hình theo mẫu thì chúng mình phải vẽ chiều cao và độ rộng giống như hình mà người ta đã cho.
 Vậy tương tự các em hãy vẽ hình ngôi nhà vào vở ô li của mình nhé. (GV cho HS vẽ rồi chấm bài).
+ Con hãy nêu các bước thực hiện 
* Chốt: Như vậy, ở phần c chúng mình vừa sử dụng 11 đoạn thẳng khác nhau tạo thành hình vẽ ngôi nhà. Về nhà, các con sẽ tập vẽ hình cây thông ra vở.
- Trong bài 3 này, con đã được thực hành những gì?
 - Muốn vẽ đoạn thẳng cần phải có mấy điểm?
- Khi vẽ đoạn thẳng, em lưu ý điều gì?
- Chốt: bài tập 3 giúp các con biết cách vẽ các đoạn thẳng và biết cách vẽ hình theo mẫu đã cho. Lưu ý cách đặt thước, để vở, cách vẽ đoạn thẳng
* Chuyển: Các con ạ, chúng ta không chỉ sử dụng các đoạn thẳng để vẽ hình mà chúng ta còn có thể sử dụng đoạn thẳng để tạo hình chữ và chữ số. Vậy bây giờ chúng mình cùng chuyển sang 4 để vận dụng điều đó nhé!
D. Hoạt động vận dụng: 
Bài 4:
Chúng mình gặp bạn Voi xinh xắn và xem bạn Voi có sở thích là gì nhé. 
- Yêu cầu HS quan sát video, trả lời các câu hỏi:
+ Bạn voi thích làm gì?
+ Bạn đã dùng các đoạn thẳng tạo ra được các chữ cái và ( số) nào?
 + Con hãy đọc từ mà bạn voi đã ghép được từ mỗi chữ cái đó?
- Như vậy bạn Voi đã sử dụng các đoạn thẳng để tạo ra chữ “ Toán 2” trên giấy kẻ ô li. 
- Để tạo hình được chữ “toán 2” bạn voi đã dùng tất cả bao nhiêu đoạn thẳng ?
- Còn đây là tên của cô đã được tạo từ các đoạn thẳng. Các con hãy quan sát nhé!
- Các con lưu ý nhé! Muốn tạo được tên từ các đoạn thẳng thì con cần tạo thành chữ in hoa.
- Tương tự như vậy các con hãy dùng những đoạn thẳng để tạo hình tên của mình. Ngoài ra con có thể dùng que tính, que diêm hoặc cũng có thể giống bạn voi con vẽ các đoạn thẳng lên giấy ô li để tạo hình tên của mình. Với bài tập này cô sẽ giao cho các con về nhà làm. 
E. Củng cố - Dặn dò:
- Con hãy chia sẻ về những điều mà con đã biết được qua bài học? 
 Qua bài học ngày hôm nay cô hi vọng rằng chúng mình không chỉ biết thêm các khái niệm điểm, đoạn thẳng; biết cách nhận diện, gọi tên, vẽ được các điểm, đoạn thẳng mà chúng mình còn có thể sử dụng được những đoạn thẳng mà mình sẵn có để tạo nên các chữ, số và các bức tranh có nhiều ý nghĩa để phát huy tính sáng tạo hơn nữa.
- HS cả lớp tham gia hát
- Trong bài hát có hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác 
- Hình tam giác, hình vuông.
- HS trả lời
- HS nghe, nối tiếp nhắc lại tên đề bài
- Đây là một dấu chấm; một dấu chấm tròn; một điểm,...
- HS nghe, ghi nhớ
- 2 HS đọc.
- 3 HS đặt tên điểm
- Gọi 2 HS đọc điểm B
- HS nghe.
- HS làm theo yêu cầu của GV
- Hs giơ bảng.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS đọc.
- HS nêu.
- Đoạn thẳng AB được tạo 2 điểm.
- Hai điểm A và điểm B
- HS kể 1 số đồ dùng học tập .
- HS đọc
- 2 yêu cầu. Đọc tên các điểm, đọc tên các đoạn thẳng.
- Có 12 điểm
- HS nêu: điểm A, B 
- HS tham trò chơi.
- 6 đoạn thẳng.
- HS tham gia đọc đoạn thẳng.
- Bài yêu cầu: Đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình sau (theo mẫu)
- Bài có 4 hình
- HS trả lời
- 3 đoạn thẳng
+ H2: 4 đoạn thẳng
+ H3: 6 đoạn thẳng
+ H4: 5 đoạn thẳng
- Hình 1 có ít đoạn thẳng nhất, có 3 đoạn thẳng.
- 3 đoạn thẳng.
- HS lắng nghe, sửa sai( nếu có)
- Thước kẻ và bút chì.
- HS thực hành vẽ đoạn thẳng theo sự hướng dẫn của GV.
- HS gửi bài.
- Hình cây thông và hình ngôi nhà.
- 11 đoạn thẳng.
- Mái nhà, thân, ô cửa
- Mái nhà hình tứ giác
- Hình vuông
- Hình vuông
- B1:Chấm các điểm.
- B2: Nối các điểm để tạo thành đoạn thẳng
-Vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu.
- Muốn vẽ đoạn thẳng cần phải có 2 điểm
- HS trả lời: vẽ thẳng, vẽ từ trái sang phải,..
- HS lắng nghe, sửa sai( nếu có)
- Ghi âm lời nói của Voi: Mình rất thích dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số. Con hãy dùng các đoạn thẳng để tạo hình tên của mình.
- Bạn Voi thích dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số. - HS trả lời
- Chữ cái T,O,A,N và số 2.
- HS đọc.
- 17 đoạn thẳng
- HS quan sát.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- 2 – 3 HS chia sẻ.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có)
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_diem_doan_tha.docx