Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Thực hành và trải nghiệm

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Thực hành và trải nghiệm

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

 - Thực hành đọc giờ có gắn với buổi trong ngày, theo cách thể hiện của đồng hồ điện tử.

- Thực hành đặt giờ trên mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; các mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).

2. Học sinh:

- Sách học sinh, vở bài tập; các mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 9150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Thực hành và trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
TUẦN: 23 	BÀI : Thực hành và trải nghiệm 
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 35)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
 -	Thực hành đọc giờ có gắn với buổi trong ngày, theo cách thể hiện của đồng hồ điện tử.
-	Thực hành đặt giờ trên mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).
-	Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; các mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; các mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức: Cá nhân
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV gọi lần lượt gọi 2 HS lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ và yêu cầu “Đặt đúng đồng hồ chỉ”
VD: cô giáo nói đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút, HS nào xoay kim đồng đúng và nhanh giờ đồng hồ cô nói sẽ chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học mới: Thực hành và trải nghiệm/ 35
- HS tham gia chơi.
2. Hoạt động 2: Chuẩn bị trò chơi “Bạn đến nơi nào?”
* Mục tiêu: Biết được cấu tao bảng, nội dung mỗi cột, mỗi dòng và nói được theo bảng; hiểu được luật chơi.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
* Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát, xác định cấu tạo bảng( số cột, số dòng) và nêu nội dung của mỗi cột mỗi dòng.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi nói theo bảng.
Ví dụ: Dòng thứ ba:
Nơi đi: Thành phố Hồ Chí Minh, khởi hành lúc 7 giờ sáng.
Nơi đến: Thành phố Huế, đến nơi lúc 8 giờ rưỡi sáng.
GV triển khai luật chơi:
Chia lớp thành các nhóm chơi từ 5 đến 10 bạn.
Mỗi nhóm chơi thảo luận chọn nơi đến, xoay hai kim đồng hồ phù hợp giờ khởi hành và giờ đến. Hai đồng hồ này do hai bạn đầu và cuối hàng giữ, khi nào cả lớp hỏi về giờ khởi hành và giờ đến thì lần lượt đưa ra.
HS thực hiện
HS nói theo bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 3: Tiến hành chơi trò chơi “Bạn đến nơi nào?”
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi HS biết đọc giờ có gắn với buổi trong ngày, theo cách thể hiện của đồng hồ điện tử; biết đặt giờ trên mô hình đồng hồ
* Phương pháp: trò chơi 
* Hình thức: Cả lớp
- GV cho HS tiến hành chơi.
HS chơi
4. Hoạt động 4 Củng cố 
* Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ thực tế
* Phương pháp: Thực hành,giảng giải
* Hình thức: 
GV yêu cầu HS xác định các địa danh ở cột Nơi đến trên bản đồ cuối sách.
GV chia sẻ: Đất nước Việt Nam của chúng ta, nơi nào cũng tươi đẹp.
Các em nên thường xuyên tìm hiểu những điều thú vị ở các vùng miền của đất nước (hỏi người lớn, xem sách báo, xem truyền lùnli, ...) và trao đổi với các bạn
 - HS thực hiện
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_thuc_hanh_va.docx