Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm

BÀI 3: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU (2 TIẾT)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Biết xếp thứ tự các số.

- Phát triển các NL toán học.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

• Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức vềtia số, số liền trước, số liền sau; HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến tia số,số liền trước, số liền sau, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

3. Phẩm chất

• Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số

• Phát triển tư duy toán cho học sinh

II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Mô hình tia số (độ dài 20 số).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Hoạt động mở đầu:

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh nói cho bạn nghe những thông tin em biết được từ bức tranh.

- Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu:

+ Có một bạn Voi, bạn Voi đang chỉ vào một hình vẽ nói: Đây là một tia số.

+ Số 6 là số liền trước của số 7, số 8 là số liền sau của số 7.

- GV dẫn dắt vào bài học mới

2.hoạt động hình thành kiến thức mới:

a. Mục tiêu:Hình thành cho HS kiến thức về tia số, giúp HS sử dụng vị trí của các số trên tia số để nhận biết số nào lớn hơn, số nào bé hơn.

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận biết tia số

- GV chỉ tay vào mô hình tia số giới thiệu: Đây là tia số. GV gọi một số HS đọc lại.

-GV yêu cầu HS nêu một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số.

- Yêu cầu HS nhắm mắt 30 giây nghĩ về hình ảnh tia số trong đầu

- GV đưa ra một số ví dụ khác để HS nhận dạng tia số

Chẳng hạn: Đây là tia số

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

93 94 95 96 97 98 99 100

Hoạt động 2. Số liền trước, số liền sau

- GV gọi 1 HS chỉ tay vào từng số dưới mỗi vạch của tia số trong SGK đếm: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.

- GV đánh dấu vào số 7, HS đếm 6, 7, 8,

- GV chỉ tay vào hình vẽ SGK giới thiệu: 6 là số liền trước của số 7, 8 là sốliền sau của số 7.

- GV chỉ tay vào một số cụ thể trên mô hình tia số, yêu cầu HS chỉ ra số liền trước, số liền sau của số đã cho.

3.Hoạt động luyện tập thực hành:

a. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

a) GV yêu cầu HS thực hành xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch của tia số. Qua bài tập này HS củng cố nhận biết về tia số và một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số.

b) GV yêu cầu HS tìm ra số liền trước, liền sau

- GV chữa bài, chốt lại cách nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước dựa trên thứ tự vị trí hoặc dựa vào phép cộng hoặc phép trừ (cộng 1 hoặc trừ 1).

docx 269 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 33521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (2 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự các số đến 100
Làm quen với ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục
Phát triển năng lực toán học
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động ôn tập các số đến 100, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến các số đến 100, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
Phát triển tư duy toán cho học sinh
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
2. Giáo viên: 
Mỗi HS một tờ giấy nhỏ để làm “Bảng các số từ 1 đến 100”
Một số tình huống thực tế để HS tập ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu: Học Toán 2 chúng ta sẽ tiếp tục học về số, về hình , làm tính cộng, trừ, làm quen với tính nhân, chia; làm quen với ứng dụng của Toán học trong cuộc sống qua các hoạt động như: cân, đo, đong, đếm, xem đồng hồ và xem lịch 
- HS làm quen với bộ đồ dùng Toán 2
- GV hướng dẫn HS các họat động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,....
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
a. Mục tiêu:Ôn tập lại các số đến 100
b. Cách thứ tiến hành:
Bài tập 1
* HS thực hiện theo nhóm
+ GV yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm tự làm Bảng số từ 1 đến 100 (gọi tắt là bảng 100)
+ GV cho GV yêu cầu HS thảo luận và chia sẻ về những thông tin có thể biết được từ Bảng 100 lấy ví dụ cho mỗi y trình bày. Chẳng hạn:
+ Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
+ Dựa vào Bảng 100 có thể đếm (đếm theo đơn vị, đếm theo chục, đếm từ một số nào đó, đếm thêm, đếm bớt
+ Dựa vào Bảng 100 có thể so sánh các số (số nào đếm trước thì bé hơn, số nào đến sau thì lớn hơn,..)
- GV yê cầu đại diện một nhóm trình bày các bạn dưới lớp đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Chẳng hạn: Nêu các số tròn chục; Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là số nào? Mời bạn đếm các số từ 36 đến 54; Mời bạn đếm theo chục các số 46; 56; ;96
- GV chốt lại và hướng dẫn HS cách sử dụng Bảng 100 trong học toán
Bài tập 2
* Thực hiện cá nhân/cặp
- GV yêu cầu mỗi cá nhân HS thực hiện rồi nói cho bạn nghe cách làm. 
- GV tổ chức chơi trò chơi "Đố bạn” theo cặp, HS nêu một số có hai chữ số khác rồi đố bạn xác định số chục và số đơn vị của số đó rồi viết số đó thành tổng của số trên chục và số đơn vị. Đổi vai cùng thực hiện.
-GV chốt lại
+ Cách xác định số chục và số đơn vị trong một số có hai chữ số. 
+ Cách viết số có hai chữ số dưới dạng tổng của số tròn chục và số đơn vị
- Cách thành lập số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị.
Bài tập 3
-GV hướng dẫn HS cách so sánh hai số dựa vào Bảng 100 (số nào đếm trước thì bé hơn). HS có thể dùng Bảng 100 để kiểm tra kết quả so sánh
- GV đặt câu hỏi để HS lập luận, đưa ra lí lẽ để khẳng định câu nào đúng câu nào sai. Chú ý rèn HS cách diễn đạt rõ ràng, lập luận toán học chặt chẽ.
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: Ôn tập lại cách ước lượng theo nhóm chục
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 4
- GV yêu cầu HS uan sát tranh, thảo luận:
+ Hai bạn nhỏ trong tranh ước lượng số lượng quyển sách bằng cách nào?
+ Những từ ngữ/ mẫu câu nào hai bạn nhỏ sử dụng khi ước lượng?
+ 1 chục quyển sách là bao nhiêu quyển sách?
- Nhắm mắt lại tưởng tượng trong đầu: Nếu cô có 1 chục quyển sách Toán, cô xếp chồng lên nhau thì chồng sách của cô cao bằng chừng nào? (HS làm động tác giơ hai tay để mô tả). Nếu có có 2 chục quyển sách, 3 chục quyển sách, thì sao?
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu để nhận biết các thao tác ước lượng:
+ Ước lượng theo nhóm chục: Bạn gái ước lượng mỗi chồng sách có khoảng 1 chục quyển sách. Có 4 chồng sách, vì vậy có khoảng 4 chục quyển sách. Trong cách ước lượng này, bạn gái đã chọn nhóm mẫu là chồng sách có khoảng 1 chục quyển sách.
+ Đếm để biết số lượng chính xác có tất cả bao nhiêu quyển sách. (Đếm theo chục, sau khi san thành các chồng 1 chục quyển sách). 
+ Đối chiếu với số ước lượng ban đầu. Nếu kết quả: Có tất cả 43 quyển sách.
- GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu ở câu a và b
+ Ước lượng số con kiến (trong hình vẽ) theo nhóm chục (nhóm mẫu được chọn là số kiến trong một hàng).
+ Đếm để biết số lượng chính xác các con kiến và đối chiếu với số ước lượng ban đầu.
- GV chốt:
+ Cách ước lượng theo nhóm chục:
Chọn nhóm mẫu có số lượng khoảng 1 chục 
Ước lượng theo số lượng nhóm mẫu.
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng đủ thời gian để đếm chính xác số lượng của nhóm vật, vì vậy việc ước lượng để biết số lượng gần đúng là rất cần thiết. Nhưng để biết chính xác số lượng thì phải đếm.
- GV đưa thêm một vài ví dụ khác để HS tập ước lượng. Khi HS ước lượng theo nhóm chục
- GV hướng dẫn HS xác định nhóm mẫu bằng cách khoanh vào 1 chục đồ vật. Chẳng hạn: 
Ví dụ: Ước lượng theo nhóm chục số lượng các đồ vật con vật sau rồi đếm để kiểm tra lại.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài tập em nhắn bạn điều gì?
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài 2
- HS làm bảng số từ 1 đến 100
- Đại diện một nhóm trình bày các bạn dưới lớp đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
- HS chú y lắng nghe
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- HS thực hiện theo cặp
- HS đổi vai cùng thực hiện
- HS chú y lắng nghe
- HS so sánh trực tiếp từng cặp số, đối chiếu với dấu so sánh đã cho, từ đó nhận biết câu nào đúng, câu nào sai. 
- HS quan sách tranh và thảo luận 
- HS phân tích mẫu để nhận biết các thao tác ước lượng:
- HS thực hiện các yêu cầu ở câu a và b
- HS chú y lắng nghe
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận biết
- HS trả lời cảm nhận cá nhân trước lớp
- HS chú y nghe GV dặn dò
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 2: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 gồm các dạng cơ bản về: tính nhẩm, tính viết, thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.
- Vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. 
- Phát triển các NL toán học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
Phát triển tư duy toán cho học sinh
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
2. Giáo viên: Một số bộ thẻ, mỗi bộ gồm ba số có thể lập được phép tính đúng từ ba số đó, chẳng hạn:[25] ; [10] ; [35]
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV kiểm tra bài cũ
Đề bài: Câu nào đúng, câu nào sai?
a. 23 < 54 c. 86 < 34
b. 56 > 45 d. 18 = 18
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở, nhạn xét bài của bạn
- GV đánh giá, nhận xét kết quả và cho điểm HS
- GV dẫn dắt vào bài mới
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
a. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức vừa được học.
b. Cách thức tiến hành:
Bài tập 1
a) GV yêu cầu HS thực hiện tìm kết quả các phép tính và cùng bạn chữa bài kiểm tra kết quả. Nói cho bạn nghe cách tính nhẩm trong từng cột.
- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra các phép tính ở câu này, giúp HS ôn luyện kĩ năng tính nhằm trong phạm vi 20, bao gồm các dạng như: 10+3; 17–7 
b) HS thực hiện tương tự câu a.
- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra các phép tính ở câu này giúp HS ôn luyện kĩ năng tính nhằm trong phạm vi 20, bao gồm các dụng như: 13 + 5; 19 – 4. Khuyến khích HS chia sẻ cách nhẩm của cá nhân (Chẳng hạn: Đếm thêm, đếm bớt; nhằm 3+5 8;13+5= 18). 
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính, đổi chéo vở kiểm tra bài. 
- GV đặt câu hỏi để HS tự rút ra bài này giúp HS ôn luyện kĩ năng tính cộng, trừ (tính viết – đặt tính rồi tính) trong phạm vi 100. 
Bài tập 3
a) GV yêu cầu HS tính và viết kết quả vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra bài.
- GV đặt câu hỏi để HS tự rút ra bài này giúp HS ôn luyện kĩ năng tính cộng, trừnhẩm các số tròn chục, rèn kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số tròn chục trong trường hợp có hai dấu phép tính (cùng cộng, cùng trừ hoặc có cả cộng và trừ). 
- GV yêu cầu HS tự nêu thêm các ví dụ theo từng dạng nói trên để bạn thực hiện
b) HS nhận biết dạng bài thực hiện tính trong trường hợp có đến hai phép tính cộng, trừ thì tính lần lượt từ trái qua phải. Ví dụ: 9 + 1–5 trước hết phải tìm kết quả của 9 + 1 = 10 sau đó tim kết quả 10 – 5 = 5. 
- GV không yêu cầu HS phải viết kết quả của phép tính trung gian.
Bài tập 4
-GV yêu cầu HS tìm lỗi sai trong mỗi phép tính, sửa lại cho đúng rồi giải thích cho bạn nghe 
- GV đặt câu hỏi để HS lí giải lỗi sai, thông qua đó nắm chắc cách đặt tính rồi tính phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Từ đó HS có cơ hội lập luận, đưa ra lí lẽ để khẳng định câu nào đúng, câu nào sai, sai ở đâu. Lỗi sai đó nhắc chúng ta điều gì? 
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: Giải bài toán ôn tập phép trừ
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 5
- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra
HĐ6:
- GV hướng dẫn HS: Từ các số đã cho lập các phép tính cộng hoặc trừ tương ứng, tìm kết quả, chọn phép tính đúng.
- GV tổ chức thành trò chơi, GV giao cho HS các bộ 3 thẻ số. HS lập các phép tính từ bộ 3 thẻ số đó. Nhóm nào lập được nhiều phép tính đúng thì thắng cuộc.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ sau khi tham gia trò chơi. HS nêu được từ bộ 3 số thầy/cô giáo giao có thể lập được 4 phép tính gồm 2 phép cộng và 2 phép trừ. Các phép tính này đều có quan hệ với nhau. Quan hệ đó giúp chúng ta tính nhẩm nhanh và dễ dàng hơn.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? 
- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?
- GV nhắc nhở HS đọc trước bài 3
- HS thực hiện tìm kết quả các phép tính
- HS tự nêu thêm các ví dụ theo từng dạng nói trên đố bạn thực hiện. Chẳng hạn:
10+4; 10+5; 10+7;...
12-2; 13-3; 14-4;...
10+6=16; 16-6=10;...
- HS tự nêu thêm các ví dụ theo từng dạng nổi trên đổ bạn thực hiện. Chẳng hạn
12+4; 13+6; 11 +7;...
13-2; 15-3; 18-4;... 
11+3=14; 3+ 11 = 14;...
- HS nêu những lưu ý khi đặt tính rồi tính với từng dạng bài trong từng cột
- HS tự nêu thêm các ví dụ theo từng dạng nói trên đồ bạn thực hiện.
- HS nêu cách tính nhẩm khi cộng, trừ các số tròn chục. Thứ tự thực hiện phép tính (từ trái sang phải) trong trường hợp có hai dấu phép tính
- HS nêu thêm các ví dụ:
chẳng han: 
30+40; 70-50;...; 40+50-30;...
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS cách diễn đạt rõ ràng, lập luận toán học chặt chẽ
- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết trên xe có 37 người, bài toán hỏi sau khi 11 người xuống xe thì xe búyt còn bao nhiêu người
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 37 – 11=26.
Trả lời. Trên xe buýt còn lại 26 người.
- HS chú y lắng nghe
- HS nêu cảm nghĩ sau khi tham gia trò chơi.
- HS trả lời cảm nhận cá nhân trước lớp
- HS chú y nghe GV dặn dò
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 3: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU (2 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết xếp thứ tự các số. 
- Phát triển các NL toán học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức vềtia số, số liền trước, số liền sau; HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến tia số,số liền trước, số liền sau, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
Phát triển tư duy toán cho học sinh
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
2. Giáo viên: Mô hình tia số (độ dài 20 số).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh nói cho bạn nghe những thông tin em biết được từ bức tranh. 
- Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu:
+ Có một bạn Voi, bạn Voi đang chỉ vào một hình vẽ nói: Đây là một tia số. 
+ Số 6 là số liền trước của số 7, số 8 là số liền sau của số 7.
- GV dẫn dắt vào bài học mới
2.hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Mục tiêu:Hình thành cho HS kiến thức về tia số, giúp HS sử dụng vị trí của các số trên tia số để nhận biết số nào lớn hơn, số nào bé hơn.
b. Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Nhận biết tia số
- GV chỉ tay vào mô hình tia số giới thiệu: Đây là tia số. GV gọi một số HS đọc lại.
-GV yêu cầu HS nêu một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số. 
- Yêu cầu HS nhắm mắt 30 giây nghĩ về hình ảnh tia số trong đầu
- GV đưa ra một số ví dụ khác để HS nhận dạng tia số
Chẳng hạn: Đây là tia số
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
93 94 95 96 97 98 99 100
Hoạt động 2. Số liền trước, số liền sau
- GV gọi 1 HS chỉ tay vào từng số dưới mỗi vạch của tia số trong SGK đếm: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.
- GV đánh dấu vào số 7, HS đếm 6, 7, 8,
- GV chỉ tay vào hình vẽ SGK giới thiệu: 6 là số liền trước của số 7, 8 là sốliền sau của số 7.
- GV chỉ tay vào một số cụ thể trên mô hình tia số, yêu cầu HS chỉ ra số liền trước, số liền sau của số đã cho. 
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
a. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức vừa được học.
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 1
a) GV yêu cầu HS thực hành xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch của tia số. Qua bài tập này HS củng cố nhận biết về tia số và một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số.
b) GV yêu cầu HS tìm ra số liền trước, liền sau
- GV chữa bài, chốt lại cách nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước dựa trên thứ tự vị trí hoặc dựa vào phép cộng hoặc phép trừ (cộng 1 hoặc trừ 1).
Bài tập 2
* Hoạt động cá nhân
a) Yêu cầu cá nhân HS tìm số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi nói cho bạn nghe kết quả 
- GV đặt câu hỏi để HS nhận xét đặc điểm của tia số như:
+ Các vạch trên tia số cách đều nhau
+ Các trên tia số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo chiều mũi tên từ trái sang phải. Số đứng sau luôn lớn hơn số đáng trước nó. 
b) HS thực hiện theo cặp đố bạn trả lời câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu HS nêu một số bất kì trong phạm vi 100 để bạn tìm số liền trước, số liền sau của số đó.
- GV chốt lại về:
+ Đặc điểm tia số.
+ Cách xác định số liền trước, số liền sau của một số.
Lưu ý: Nếu có thời gian có thể cho HS tự thiết kế tia số của riêng mình ra và nháp và chia sẻ sản phẩm với bạn.
Bài tập 3
- Bài tập giúp HS thực hành củng cố kĩ năng nhận biết số liền trước, số liền sau của một sốcho trước.
- GV chữa bài, chốt lại cách nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
Bài tập 4
-Yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh, xem bạn Voi gợi ý cho chúng ta điều gì?
- Nếu cách so sánh hai số trong phạm vi 100 dựa vào gợi ý của bạn Voi.
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: Củng cố làm bài tập 
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 5
- HV yêu cầu HS đọc bài toán, thực hiện thao tác so sánh trực tiếp từng cặp số (từng đội một) để lấy ra số bé hơn, từ đó xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Biết thêm từ ngữ toán học nào? 
- Tia số giúp ích gì cho các em trong học toán?
- Nhắc nhở HS đọc trước bài 4
- HS quan sát, trả lời
- HS nêu một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số. 
Chẳng hạn: Tia số có các vạch cách đều nhau, vạch đầu tiên là số 0, phía cuối của tia số là mũi tên.
- HS đếm 
- HS đọc lại
- HS thực hiện theo cặp chỉ vào một số trong SGK đổ bạn số liền trước và số liền sau của số đó.
- HS thực hành xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch của tia số
- HS củng cố kĩ năng nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- HS tìm số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi nói cho bạn nghe kết quả 
- HS thực hiện theo cặp đôi
- HS chú y lắng nghe nhận xét
- HS làm bài tập, trao đổi đáp án với bạn 
- HS thực hiện so sánh hai số rồi chia sẻ với bạn.
-HS có thể nêu hai số bắt kỉ, đổ bạn so sánh hai số đó dựa vào tia số.
- HS làm bài tập cá nhân
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 4: ĐỀ-XI-MÉT (2 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.
- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 dm.
- Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. 
- Phát triển các NL toán học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về đề-xi-mét, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến đề-xi-mét, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
Phát triển tư duy toán cho học sinh
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
2. Giáo viên: 
- Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét. 
- Một số băng giấy, sợi dây với độ dài xăng-ti-mét định trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới 
b. Cách thức tiến hành: 
- HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm đo một số bằng giấy được chuẩn bị trước (số đo của các băng giấy là 10 cm, 12 cm, 9 cm). Ghi các số đo lên băng giấy.
- GV phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (có độ dài khoảng 30 - 50 cm) 
- GV nhận xét giới thiệu bài mới.
2.hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Mục tiêu:Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài đề-xi-mét
b. Cách tiến hành:
Hoạt động 1.Giới thiệu dm
- GV giới thiệu:Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là dm. 1 dm = 10 cm ; 10 cm = 1 dm
- Yêu cầu đọc kĩ và giải thích cho bạn nghe nội dung trên.
- GV yêu cầu HS giơ sợi dây của nhóm đã đo trong phần khởi động. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu đề-xi-mét?
Hoạt động 2. Cùng nhau nhắm mắt nghĩ về độ dài 1 dm. 
Chia sẻ: 
+ Gang tay của em dài hơn hay ngắn hơn 1 dm?
+ Bút chì của em dài hơn hay ngắn hơn 1 dm? 
+ Hộp bút của em dài khoảng bao nhiêu đề-xi-mét?
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
a. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức vừa được học.
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 1
* Thực hiện theo cặp
- Mỗi cá nhân GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, chọn số đo thích hợp với mỗi đồ vật rồi chia sẻ với bạn cách chọn của mình. 
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho in để nói về số đo mỗi đổ vật trong hình vẽ.
Bài tập 2
a)GV yêu cầu HS lấy thước, quan sát thước, chỉ cho bạn xem vạch ứng với 1 dm, 2 dm trên thước.
b) GV gọi 1 HS trả lời 
- GV chữa bài: cho HS đến 1 cm, 2 cm... 9 cm, 1 dm... tiếp tục đếm để tìm được vạch chỉ 2 dm.
Bài tập 3
- HS đổi các số đo độ dài từ đề-xi-mét sang xăng-ti-mét và ngược lại.
- Đổi vở cùng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, nói cho bạn nghe những lưu ý khi thực hiện số đo độ dài từ đề-xi-mét sang xăng-ti-mét và ngược lại.
Bài tập 4
- Quan sát mẫu và nói cách thực hiện phép tính có số đo độ dài đề-xi-mét. 
- Thực hiện phép tính có số đo độ dài đề-xi-mét (theo mẫu).
- Đổi vở cùng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm, rút ra những lưu ý khi thực hiện phép tính với số đo độ dài để-xi-mét.
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập
b. Cách thức tiến hành:
Bài tập 5
- GV hướng dẫn HS: Cắt các băng giấy (hoặc sợi dây) có độ dài 1 dm, 2 dm, 3 dm. Dán băng giấy 1 dm vào vở.
- Cầm các băng giấy (hoặc sợi dây) đã cắt được nói cho bạn nghe về độ dài của chúng. Chẳng hạn: “Băng giấy này dài 2 dm.”
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức hoạt động sau:
Nhóm 1: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 1 dm. 
Nhóm 2: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 2 dm.
Nhóm 3: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 3 dm.
Nhóm 4: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 5 dm.
Các nhóm thảo luận rồi tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm. Chia sẻ trước lớp ý kiến của nhóm mình.
- HS sử dụng kĩ thuật 1 phút để củng cố bài
- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về đề-xi-mét em nhắc bạn điều gì?
+ Em muốn tìm hiểu thêm điều gì? 
- Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa
- Các nhóm thảo luận chọn ra một băng giây để đo độ dài sợi dây sao cho thuận tiện nhất. Giải thích cách chọn của nhóm
- HS nhận xét: Dùng băng giấy có số đo 10 cm để đo độ dài sợi dây là thuận tiện và dễ dàng nhất. 
- HS cầm băng giấy 10 cm (đã đo ở phần khởi động) đưa cho bạn cùng bàn, nói: “Băng giấy dài một đề-xi-mét”.
- HS trả lời
- HS thực hiện theo cặp
- HS suy nghĩ và trả lời 2 dm = 20 cm.
- HS làm bài tập
- HS thực hiện phép tính theo mẫu
- HS dưới lớp kiểm tra, nhận xét
- HS thực hiện theo GV hướng dẫn
- HS thống nhất y kiến chung của cả nhóm
- HS trả lời, củng cố bài học
- HS chú y GV dặn dò
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 5: SỐ HẠNG – TỔNG (1 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
- Phát triển các NL toán học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức vềsố hạng - tổng, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến số hạng - tổng, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
Phát triển tư duy toán cho học sinh
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
2. Giáo viên: Các thẻ số; thẻ dấu và thể ghi các chữ chỉ thành phần, kết quả phép cộng: Số hàng, Tổng 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS lấy ra các thẻ số và thẻ dấu, đố nhau thành lập các phép cộng và tính kết quả
- HS thực hiện theo nhóm đôi, GV nhận xét, quan sát HS
2.hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Mục tiêu:HS nắm được khái niệm tổng, số hạng
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, ví dụ 4 + 2 = 6, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 4, số 2 và nghĩ ra một tên gọi cho từng số rồi nói cho bạn nghe. Ví dụ: HS có thể tự mình xây dựng nên cách gọi tên đổi tượng mới của riêng mình như: 4 – số cộng, 2 – số cộng, 6 – số bằng. 
- GV cung cấp thuật ngữ: 4 số hạng, 2 – số hạng, 6 – tổng và yêu cầu HS nhận biết các thuật ngữ đó.
C. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức vừa được học.
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 1
GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác:
- Nhận biết phép tính và kết quả đã cho (quan sát tổng hợp).
- Nhận biết tổng đã cho. Phân tích thành phần và kết quả trong tổng đã cho. 
- Chỉ ra số hạng và tổng trong mỗi phép tính đã cho
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau: nhận biết các số hạng đã cho, thành lập tổng, thực hiện phép cộng, nêu tổng tìm được.
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 3
* HS thực hiện theo nhóm.
- GV tổ chức thành trò chơi "Lập tổng". HS thực hiện theo nhóm.
Cách chơi:
- HS rút ra hai thẻ số bất kì trong bộ đồ dùng học Toán (hoặc thẻ số do GV chuẩn bị phát cho HS). Từ hai thẻ số đó lập tổng, ghi lại kết quả và chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Trong thời gian 3 phút, nhóm nào lập được nhiều tổng nhất nhóm đó thắng cuộc.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì
- Từ ngữ toán học nào con thấy mới
- Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.
- HS thực hiện theo GV hướng dẫn 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS lần lượt thực hiện các thao tác
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS chú y GV hướng dẫn cách chơi
- HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV
- HS chú y nghe GV dặn dò
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 6: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU (1 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
- Phát triển các NL toán học
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức vềsố bị trừ, số trừ và hiệu, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến số bị trừ, số trừ và hiệu, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
Phát triển tư duy toán cho học sinh
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
2. Giáo viên: Các thẻ số; thể dấu và thẻ ghi tên các chữ chỉ thành phần kết quả phép trừ. Số bị trừ, Số trừ, Hiệu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV kiểm tra bài cũ
- HS lấy ra các thẻ số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép trừ và tính kết quả.
- HS thực hiện theo cặp đôi
- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành
2.hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Mục tiêu:Nắm được các khái niệm số bị trừ, số trừ, hiệu
b. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, ví dụ 6 – 2 = 4, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một tên gọi cho từng số rồi nói cho bạn nghe. Ví dụ: HS có thể tự mình xây dựng nên" cách gọi tên đối tượng mới của riêng mình.
- GV cung cấp thuật ngữ: 6 – số bị trừ, 2 – số trừ, 4 – hiệu và yêu cầu HS nhận biết các thuật ngữ đó.
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
a. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức vừa được học.
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 1
GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau: 
- Nhận biết phép tính và kết quả đã cho (quan sát tổng hợp).
- Nhận biết hiệu đã cho. Phân tích thành phần và kết quả trong hiệu đã cho. 
- Chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu trong mỗi phép tính đã cho
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau nhận biết các thành phần của phép tính, thành lập hiệu, thực hiện phép trừ, nêu hiệu tìm được.
D. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập
b. Cách thức tiến hành: 
Bài tập 3
GV tổ chức thành trò chơi “Tìm bạn”. Thực hiện theo nhóm.
- Mỗi nhóm được phát hai bộ thể như SGK (có thể thay bằng các phép tính khác nhưng đơn giản dễ nhầm).
- HS di chuyển tìm bạn của mình sao cho 3 bạn tìm được nhau có thể tạo nên một phép tính đúng với tên gọi thành phần và kết quả phù hợp.
- Nhóm nào tìm nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. 
- GV gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm giải thích trong trò chơi trên, lí do để các bạn tìm được nhau là gì, trò chơi rèn cho chúng ta kĩ năng gì.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em thấy mới
- Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.
- GV yêu cầu HS quan sát và lắng nghe GV giới thiệu cách chơi
- HS đọc kĩ từng phép tính 
- HS làm theo GV hướng dẫn
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS chú y quan sát GV hướng dẫn
- Đại diện HS giải thích
- HS chú y lắng nghe
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 7: LUYỆN TẬP CHUNG (1 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100
- Số liền trước, số liền sau của một số cho trước. Sử dụng tia số.
- Thực hiện cộng, trừ các số có hai chữ số (không nhớ) trong phạm vi 100. Xác định tên gọi của thành phần và kết quả của phép tính cộng, trừ. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển nă

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_n.docx