Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: 9 cộng với một số - Trường TH Tân Hưng Tây A

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: 9 cộng với một số - Trường TH Tân Hưng Tây A

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác (năng lực giao tiếp toán học): Học sinh nghe, hiểu được thông tin toán học từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết.

2. Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thông qua các hoạt động giúp học sinh:

2.1. Thực hiện được phép tính 9+5.

2.2. Khái quát hóa được cách tính 9 cộng với một số.

2.3. Vận dụng được:

+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 9 cộng với một số.

+ Thực hiện được tính nhẩm 9 cộng với một số (qua 10 trong phạm vi 20).

3. Phát triển phẩm chất chăm chỉ (ham học): Học sinh luôn hoàn thành các bài tập được giáo viên giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, màn hình, tranh đầu bài.

- Khối lập phương, ống hút, cốc nhựa (mỗi loại 20 cái).

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 6140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: 9 cộng với một số - Trường TH Tân Hưng Tây A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TOÁN. LỚP 2
TÊN BÀI HỌC: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ (trang 40). TIẾT 22
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác (năng lực giao tiếp toán học): Học sinh nghe, hiểu được thông tin toán học từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết.
2. Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thông qua các hoạt động giúp học sinh:
2.1. Thực hiện được phép tính 9+5.
2.2. Khái quát hóa được cách tính 9 cộng với một số.
2.3. Vận dụng được:
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 9 cộng với một số.
+ Thực hiện được tính nhẩm 9 cộng với một số (qua 10 trong phạm vi 20).
3. Phát triển phẩm chất chăm chỉ (ham học): Học sinh luôn hoàn thành các bài tập được giáo viên giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, màn hình, tranh đầu bài.
- Khối lập phương, ống hút, cốc nhựa (mỗi loại 20 cái).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
MONG MUỐN Ở HỌC SINH
I. Mở đầu: Khởi động
- Trò chơi: Hỏi nhanh - đáp gọn. GV hỏi:
+ 9 thêm mấy được 10?
+ 8 thêm mấy được 10?
+ 10 gồm 1 và mấy?
+ 10 gồm 2 và mấy?
+ .
- 1
- 2
- 9
- 8
II. Hình thành kiến thức mới 
a. Tính 9+5
- HS vào nhóm 4, tổ chức dạy học thông qua GQVĐ.
- Bước 1: Tìm hiểu vấn đề
GV cho HS quan sát tranh rồi hỏi: vấn đề các em nghiên cứu là gì?
- Bước 2: Lập kế hoạch
Các em làm cách nào để tìm ra kết quả?
- Em dùng đồ dùng gì?
- Em phân công nhiệm vụ trong nhóm như thế nào?
- Bước 3: Tiến hành kế hoạch
- Bước 4: Kiểm tra lại
+ Gọi một số nhóm báo cáo. 
+ kết quả bằng bao nhiêu? Em làm bằng cách nào? 
+ Nhận xét.
b. 9 cộng với một số
- GV chiếu tranh, nói: Số khối lập phương nhiều hơn 10 nên ta có số lớn hơn 10. Số lớn hơn 10 các em nghĩ ngay đến chục và đơn vị.
- Bên trái có 9 khối lập phương, lấy mấy khối lập phương bên phải đưa vào để được 1 chục.
- Bên phải còn lại bao nhiêu khối.
- Gộp hai bên 1 chục và 4 em được bao nhiêu?
- Muốn cộng 9 cho 5, em làm như thế nào?
- GV chiếu tranh bên trái có 9 bông hoa, bên phải có 6 bông hoa, gọi HS mô tả lại phép tính 9+6,
- Cho HS rút ra kết luận 9 cộng với một số.
- HS học thuộc ghi nhớ.
- HS vào nhóm.
- HS trả lời: thực hiện 9+5.
- HS có nhiều cách:
+ Dùng cách gộp.
+ Đếm thêm từ 1.
+ Đếm thêm từ 9.
+ .
 - Khối lập phương, que tính 
- Bạn tách, gộp, bạn ghi, thảo luận.
- Các nhóm thực hiện: tách, gộp, đếm, ghi kết quả.
- Đại diện nhóm báo cáo: 
+ Em gộp 9 đò vật với 5 đồ vật rồi đếm được 14 nên 9+5=14.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Lấy 1 khối.
- 4 khối.
- 14.
- Lấy 1 khối của nhóm 5 để sang nhóm 9, em được 10, 10 gộp với 4 được 14 nên 9+5=14.
- Lấy 1 bông hoa của nhóm 6 để sang nhóm 9, em được 10, 10 gộp với 5 được 15 nên 9+6=15.
- Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
- HS học thuộc ghi nhớ.
III. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV chỉ BT2 trên bảng, cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- GV hỏi: Em đã làm cách nào?
- Nhận xét, kết luận: Gộp cho đủ chục sẽ dễ tính nhẩm hơn.
- Tính.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên ghi kết quả.
- Em lấy 9+1 bằng 10, lấy 10 cộng với số còn lại.
- HS nhân xét.
Bài 2
- GV chỉ BT2 trên bảng, cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài bằng trò chơi Truyền điện
- GV hỏi: Em đã làm cách nào?
- Nhận xét, kết luận: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
- Tính.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS báo cáo.
- Em lấy 9+1 bằng 10, lấy 10 cộng với số còn lại.
- HS nhân xét.
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- GV hỏi: Thầy vừa kiểm tra vở bài tập của các em kết qua như sau: Bên tay phải của thầy cầm 9 quyển vở các bạn hoàn thành tốt, tay trái thầy cầm 5 quyển vở các bạn hoàn thành. Vậy thầy đã kiểm tra vở của bao nhiêu bạn?
- HS trả lời.
- GV hỏi: Em đã tính bằng cách nào?
- Cho HS thi đọc ghi nhớ.
- 14 bạn.
- VD:
+ Em đọc thuộc bảng 9 cộng với một số.
+ Em lấy 1 quyển bên tay trái của thầy bỏ qua bên tay phải của thầy, lúc này em có 10 cộng 4 bằng 14.
+ 
- Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tiet_22_9_cong_vo.docx