Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Ôn tập các số đến 100 (Tiết 1+2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Ôn tập các số đến 100 (Tiết 1+2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

+ Ôn tập các số đến 100:

- Đọc số, viết số.

- So sánh. các số, thứ tự số.

- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.

- Cấu tạo thập phân của số.

- Vị trí, số thứ tự.

*Bổ sung: Làm quen thuật ngữ chữ số.

2. Năng lực:

- Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến số.

- Tư duy và lập luận toán học: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: bộ thiết bị dạy toán: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học. Giúp HS nhớ lại thanh chục, khối lập phương đã học.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

 

docx 11 trang Hà Duy Kiên 3970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Ôn tập các số đến 100 (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Lớp 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Tuần : 1- Tiết 1 BÀI : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾT 1 )
	Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
+ Ôn tập các số đến 100:
- Đọc số, viết số.
- So sánh. các số, thứ tự số.
- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
- Cấu tạo thập phân của số.
- Vị trí, số thứ tự.	
*Bổ sung: Làm quen thuật ngữ chữ số.
2. Năng lực:
- Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến số.
- Tư duy và lập luận toán học: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: bộ thiết bị dạy toán: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học. Giúp HS nhớ lại thanh chục, khối lập phương đã học.
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; hình vẽ bài Vui học; 
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Hoạt động 1: Khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 1 về các số đến 100.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức tổ chức : Cả lớp
- HS lắng nghe 
- Lớp trưởng điều hành 
- HS tham gia chơi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Điền số.
- GV đưa ra bảng các số từ 1 đến 100 và nêu luật chơi
- Yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi:
+Lớp Trưởng sẽ chỉ vào các ô trống trong bảng và tổ chức cho học sinh trả lời điền số vào.
+ Lớp trưởng yêu cầu các bạn đọc lại các số trong bảng các số từ 1 đến 100.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập lại các số đã học ở lớp 1 qua bài: “Ôn tập các số đến 100” và ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Giới thiệu lại bảng các số từ 1 đến 100, 
* Mục tiêu: Ôn tập các số đến 100: Đọc số, viết số.	
 *Bổ sung: Làm quen thuật ngữ chữ số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức tổ chức : Cá nhân, nhóm.
- Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi
- HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Hoạt động 1: Đọc số
* Mục tiêu: Thực hành đọc các số từ 1 đến 100.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức tổ chức : Cá nhân, nhóm.
- Thảo luận nhóm nhỏ, đọc số trong nhóm.
- HS thực hiện đọc.
- HS đọc các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.
-HS đọc các số cách 5 đơn vị: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90,95,100.
- Học sinh lắng nghe
+ HS thảo luận nhóm đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.
a) Đọc nối tiếp, mỗi em đọc một hàng số (10 số).
-Đọc các số từ 1 đến 100.
-Đọc các số từ 100 đến 1.
b) GV cho HS đọc nối tiếp các số tròn chục: 10, 20,..., 100.
 *GV chốt: đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong điếm nhanh).
c) HS đọc các số cách 5 đơn vị: 5,10, 15,...,100.
*GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh).
- GV nhận xét,tuyên dương.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng học sinh còn chậm
* Hoạt động 2:Thứ tự các số trong bảng
* Mục tiêu: So sánh các số, thứ tự số.Đếm thêm 1, 2, 5, 10.Cấu tạo bảng các số từ 1 đến 100 theo hàng, cột .
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức tổ chức : Cá nhân, nhóm.
- HS nhắc lại bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
- HS theo nhóm đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.
- Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).
- Các số trong cùng một hàng (không kể số cuổi cùng) có số chục giống nhau.
- Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau.
- Số bên phải lớn hơn số bên trái (so sánh số đơn vị).
- Số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên (so sánh số chục).
- GV cho HS nhắc lại bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
- GV yêu cầu HS theo nhóm đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.
GV lưu ý HS lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự nào?
 * GV có thể chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số đễ minh hoạ.
b) Các số trong cùng một hàng (không kể số cuổi cùng) có gì giống nhau?
c) Các số trong cùng một cột có gì giống nhau? 
 * GV có thể chỉ vào hai số liền nhau trong cùng một cột để giới thiệu thêm cách đếm thêm chục.
d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, cùng một cột em có thể nói ngay số nào bé hơn và số nào lớp hơn không? 
* GV có thể chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Hoạt dộng 3: So sánh các số.
* Mục tiêu: 	So sánh các số, thứ tự số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức tổ chức : Cá nhân, nhóm đôi.
- HS thực hiện so sánh vào bảng con.
 +37< 60 : 3chục bé hơn 6 chục nên 37<60 
 + 60 > 37: 6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37
- HS thực hiện nhóm đôi so sánh các số.
- Học sinh chia sẻ kết quả so sánh: 79 > 74; 52 > 25 hay 74 < 79; 25 < 52.
- Lớp nhận xét.
- HS trình bày kết quả: 
+38, 43, 70. + 9,29,82,87.
- Cả lớp nhận xét.
a.So sánh hai số: Phân tích mẫu
- Em so sánh 37 và 60 vào bảng con.
- GV chọn hai em có hai cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp.
 60 >37
37	<60
+HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh).
+ Thực hiện so sánh 79 và 74, 25 và 52.
- GV cho HS sửa bài: hai nhóm làm nhanh nhất trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)
- GV chốt: ôn lại các cách so sánh.
 •Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số.
 •So sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn là số lớn hơn.
 •Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn.
 •Có thể dựa vào bảng số.
 b)Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 * Tương tự câu a: phân tích mẫu, cho hs làm bảng con, trình bày cách làm,...
-Sắp xếp các số từ bé đến lớn: 
 + 43, 70;	38.
 + 82,87,29,9.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4:Làm theo mẫu
* Mục tiêu: 	Cấu tạo thập phân của số.Vị trí, số thứ tư.	
*Bổ sung: Làm quen thuật ngữ chữ số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức tổ chức : Cá nhân, nhóm.
- HS trình bày những việc phải làm: 
•Viết số.
•Viết số chục - số đơn VỊ.
•Dùng thanh chục và khối lập phương để thể hiện số.
•Viết số vào sơ đồ tách - gộp số.
•Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- HS thực hiện.
- Lớp trưởng điều hành.HS thực hiện chơi. Cả lớp nhận xét.
- Phân tích mẫu:
GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:
•Có mấy việc phải làm?
 •Đó là những việc gì?
- GV chốt: có 5 việc, trong sách có 1 việc, các em sẽ làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện.
- GV cho HS thực hiện vào bảng nhóm theo sơ đồ:
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức hoàn thành sơ đồ trên bàng theo sự điều hành của lớp trưởng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức tổ chức : trò chơi.
- Lớp trưởng điều hành, học sinh chơi, cả lớp nhận xét.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Trò chơi: Chim tha mồi về tổ.
- GV hướng dẫn cách chơi.
 + Ở mỗi chú chim sẽ có các dấu ;=; 20,30; 25,30;
 +Ở mỗi tổ là 12...35; 16...16; 10,...,40; 52...24; 20,...,35.
 + Yêu cầu HS giúp chim tha mồi về đúng tổ của mình.
- GV cho lớp trưởng điều hành trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài đã học trên lớp và chuẩn bị bài cho tiết sau.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Lớp 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Tuần : 1- Tiết 2	 BÀI : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TIẾT 2)
	Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng : 
+ Ôn tập các số đến 100:
- Đọc số, viết số.
- So sánh. các số, thứ tự số.
- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
- Cấu tạo thập phân của số.
- Vị trí, số thứ tự.	
*Bổ sung: Làm quen thuật ngữ chữ số.
2. Năng lực:
- Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến số.
- Tư duy và lập luận toán học: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: bộ thiết bị dạy toán: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học. Giúp HS nhớ lại thanh chục, khối lập phương đã học.
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; hình vẽ bài Vui học; 
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Hoạt động 1: Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Học sinh lắng nghe phổ biến luật chơi.
- Lớp trưởng điều hành các bạn chơi
+ 52 >46
+ 66< 68
+ 16;35;52
+ 5,10,15,20,25,30,35.
- Học sinh lắng nghe 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Nội dung của trò chơi về các số từ 1 đến 100.
- Yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi:
+ Lớp trưởng chỉ vào các câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời nhanh các câu hỏi:
 a. So sánh 52...46
 b.So sánh 66....68
 c. Sắp xếp theo thứ tự: 52,16,35
 d.Điền vào chỗ trống: 5,10,15,....35.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tiếp tục ôn lại các số đến 100 qua bài: “Ôn tập các số đến 100” (tiết 2)và ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: 
- Ôn tập các số đến 100:Đọc số, viết số.So sánh các số, thứ tự số. 
- Đếm thêm 1, 2, 5, 10. Điếm nhanh.	
- So sánh các số, thứ tự số.Cấu tạo thập phân của số.Vị trí, số thứ tư.	
 *Bổ sung: Làm quen thuật ngữ chữ số.
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
- HS quan sát, đọc yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS đọc lại mỗi dãy, nêu lại cách làm.
- Lắng nghe.
Bài 1: SỐ?
-GV cho HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10. Và điền vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày trước lớp. 
- GV quan sát, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, gọi HS đọc đọc lại 1 dãy số, GV khuyến khích HS nói lại cách làm.
-	GV chốt:
•Thêm 1:21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
•Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48.
•Thêm 5: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.
•Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90,100.
* Mở rộng thêm: Để đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.
•Thêm 1 : số lượng ít.
•Thêm 2: số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.
Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, .. .)
•Thêm 5: Khi có các nhóm 5.
Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh,...
•Thêm 10: Những thứ dễ thành từng chục.
Ví dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, ...
+ Lưu ý giúp đỡ để đối tượng HS chậm hoàn thành BT
- HS quan sát
- HS trả lời.
- HS tự làm bài cá nhân tìm cách đếm nhanh: đếm thêm 2 vì HS chơi theo cặp, 2 bạn HS/nhóm.
xét nhóm bạn.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp có 18 bạn tham gia trò chơi. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
Bài 2. số ?
Có .?. bạn tham gia trò chơi.
- GV đưa ra các câu hỏi giúp HS nhận biết yêu cầu của bài:
 + Nhìn tranh em thấy gì?
 + Dòng chữ gì dưới bức tranh?
 + Ta thay dấu ? bằng gì?
 + Bạn Ong Vàng nói gì?
- HS tìm cách làm “Đếm nhanh”
- HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời.
(GV lưu ý: làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp).
- GV gọi vài HS nói kết quả trước lớp trước lớp ,cả lớp nhận xét.
- GV chốt đáp án: Có 18 bạn tham gia trò chơi.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời câu hỏi nhận biết yêu cầu bài.
- HS tự làm bài cá nhân tìm cách đếm nhanh: đếm thêm 5.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp có 35 cái chai, bình. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
Bài 3: Số ?
Có tất cả ....cái
 - Tương tự bài 2, GV sẽ vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu của bài,HS tìm cách làm “Đếm nhanh”.
- HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời.
- GV gọi vài HS nói kết quả trước lớp trước lớp ,cả lớp nhận xét.
- GV chốt đáp án: Có 35 cái chai, bình trên hình.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
* Mục tiêu: Giúp HS mở rộng, nâng cao thêm các kiến thức về số, cấu tạo của số, các cách đếm nhanh.
* Phương pháp: Trực quan, trò chơi, thực hành.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- HS thực hiện.
- HS trả lời – Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài cá nhân.
- HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm đưa ra kết quả 27 cái bánh và các cách đếm khác nhau:
+HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thứ tự: 2, 7,12,17, 22 (đếm thêm 5).
+ HS tự đếm số bánh trong các khay liên tiếp.
- Vài HS đọc, trình bày. Lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu: Tìm phòng học cho các bạn.
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ, nói cho nhau nghe.
- Vài HS lên trình bày. Lớp nhận xét
a . Thử thách:
- HS Tìm hiểu đề bài: nhận biết yêu cần, xác định nhiệm vụ.
- Khay cuối cùng có bao nhiêu cái bánh?
- Làm bài: HS làm bài cá nhân.
- Sau đó cho HS thảo luận nhóm bốn, chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả.
+ HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thứ 
- GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm, cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV kết luận: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận đúng để tìm được kết quả đúng thì chấp nhận. Khay cuối cùng có 27 cái bánh.
b. Vui học .
- GV giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học nấm đỏ, nấm xanh, nấm vàng, đọc thẻ số của các bạn
- GV cho HS đọc yêu cầu:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV gọi vài HS lên vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trên bảng lớp.Cả lớp nhận xét.
-Mở rộng: GV có thể cho HS liên hệ thực tế: vào đúng phòng, ngồi đúng chỗ,...
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- HS lắng nghe
- Học sinh thực hiện ở nhà.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy
- Giáo viên yêu cầu học sinh cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5: 5,1,10,15,20,...100.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_1_bai_1_on_tap_cac_so.docx