Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11: Thực hành và trải nghiệm Chơi cắm cờ (1 tiết )

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11: Thực hành và trải nghiệm Chơi cắm cờ (1 tiết )

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến phép cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: 10 khối lập phương hoặc các vật thay thế như nắp chai, tấm bìa màu, chiếc lá, .

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; khối lập phương

2. Học sinh:

- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con, nắp chai, chiếc lá

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 9531
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11: Thực hành và trải nghiệm Chơi cắm cờ (1 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20
BÀI : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: CHƠI CẮM CỜ 
(1 TIẾT )
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 81 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến phép cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: 10 khối lập phương hoặc các vật thay thế như nắp chai, tấm bìa màu, chiếc lá, .
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; khối lập phương 
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con, nắp chai, chiếc lá 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
- GV chia lớp thành hai đội A – B
- Hai đội thi nhau nhấn chuông bốc thăm câu hỏi và trả lời:
 +Lít viết tắt là gì?
 +Bình A chứa 5l nước, bình B chứa 10l nước. Vậy bình A chứa nước bình B.
 +Hà có 10 viên bi, Mi có 4 viên bi. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học mới: Thực hành và trải nghiệm: Chơi cắm cờ
- HS chia nhóm tham gia trò chơi, nhận xét và tuyên dương
-Lít viết tắt là l
-Bình A chứa nước ít hơn bình B
-Cả hai bạn có tất cả 14 viên bi.
2. Hoạt động 2: Thực hành (25 phút)
* Mục tiêu: Thực hành tính toán liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép cộng, phép trừ
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Giáo viên hướng dẫn thực hành
Ví dụ 1:
Học sinh chia thành nhóm đôi, quan sát hình ảnh thực hiện phép tính tương ứng, bạn nào tính nhanh và có kết quả đúng nhất sẽ được cắm cờ lên thành (cờ hoặc vật tương ứng khối lập phương, nắp chai, chiếc là, tấm bìa màu ). Khi mỗi nhóm cắm đủ 5 lá cờ sẽ biết được bạn nào giành chiến thắng.
Ví dụ 2: 
Tương tự ví dụ 1, hai bạn sẽ viết phép tính phù hợp dựa vào các tình huống được đặt ra.
Học sinh thực hành
Một số nhóm lần lượt đưa ra các tình huống thực tiễn đã chuẩn bị từ trước, cả lớp chia nhóm giải quyết các tình huống đó bằng cách thực hiện các phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20.
- Giáo viên thông báo phép tính đúng qua mỗi lượt chơi 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia hoạt động của học sinh.
-Học sinh lắng nghe hướng dẫn
-Học sinh đưa ra các tình huống thực tế các phép cộng trừ thể hiện qua bài toán với các từ ngữ: thêm, bớt, trong đó, nhiều hơn, ít hơn, .
-Học sinh giải quyết tình huống
-
4. Hoạt động: Củng cố (5phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: Trò chơi.
Thực hiện nhanh các phép cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20.
7 + 5
18 - 8
9 + 9
19 - 10
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương
-Dặn học sinh chuẩn bị bài mới
-Học sinh tham gia cá nhân
-Học sinh lắng nghe
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_11_thuc_hanh.docx