Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12: Phép cộng có tổng là số tròn chục

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12: Phép cộng có tổng là số tròn chục

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được phép cộng có tổng là số tròn chục.

- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan tới độ dài và đơn vị xăng-ti-mét.

2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

 Phẩm chất: yêu nước.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương, hình vẽ cho bài luyện tập 1 và Vui học (nếu cần).

- HS: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 15742
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12: Phép cộng có tổng là số tròn chục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN:12 BÀI: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG LÀ SỐ TRÒN CHỤC (Tiết 1)
 ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 83 )
I. MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng có tổng là số tròn chục.
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan tới độ dài và đơn vị xăng-ti-mét.
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
 Phẩm chất: yêu nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương, hình vẽ cho bài luyện tập 1 và Vui học (nếu cần).
HS: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, cá nhân
* Cách tiến hành:
Trò chơi: “ Tìm bạn”
GV cho HS viết số vào bảng con (mỗi em tự chọn một số bất kì từ 1 đến 9).
GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 10.
Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc.
- HS viết số vào bảng con một số bất kì từ 1 đến 9.
- Tìm bạn để có kết quả số của hai bạn cộng lại là 10.
2.Hoạt động 2: Bài học và thực hành (22-25 p):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách cộng có nhớ trong phạm vi 100 và thực hành tốt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Xây dựng biện pháp cộng có nhớ trong phạm vi 100
a.
Có thể tiến hành theo hình thức Dạy học thông qua giải quyết vấn đề
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề.
Cho HS quan sát phép tính và thảo luận yêu cầu bài.
Bước 2: Lập kế hoạch
GV gợi ý:
Dùng các thẻ chục và các khối lập phương thể hiện phép tính 26 + 4.
HS nhận biết muốn tính 26 + 4 phải gộp 2 thanh chục và 6 khối lập phương với 4 khối lập phương để tìm số khối lập phương có tất cả.
Các nhóm thảo luận, nêu cách thức giải quyết, nêu tên cách làm: Đếm hay Tính.
Các khả năng có thể xảy ra.
Bước 3. Tiến hành kế hoạch
Khuyến khích một vài nhóm trình bày cách thức giải quyết: Làm bằng cách nào? (đếm hay tính) Đếm thế nào? Tính thế nào?
GV tổng kết ngắn gọn cách làm của các nhóm.
GV giới thiệu biện phép tính
Để thực hiện phép cộng 24 + 6 ta có thể làm như sau:
Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho số đơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang.
6 cộng 4 bằng 10, viết 0, nhớ 1 
2 thêm 1 bằng 3, viết 3
Vậy 26 + 4 = 30
Tính từ phải sang trái: 
(Các thao tác trên,	 GV vừa nói vừa viết.)
Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện.
Bước 4: Kiểm tra
Với phép tính 26 + 24 có thể thực hiện theo trình tự:
HS đặt tính rồi tính.
Dùng ĐDHT kiểm chứng kết quả.
Lưu ý: GV khuyến khích HS giải thích tại sao lại “nhớ 1” trong quá trình tính.
Các nhóm quan sát phép tính: 26 + 4 = ?
- Thảo luận, trình bày nhận biết: Ta phải tính: 26 + 4
- HS thao tác.
Đếm:
- Đếm trên các khối lập phương (đếm các thẻ chục rồi đếm thêm các khối lập phương rời).
- Đếm trên các ngón tay.
Tính:
6+4= 10; 20 + 10 = 30 nên 26 + 4 = 30.
- Các nhóm thực hiện kế hoạch.	
- Trình bày cách thức giải quyết bài.
 Viết phép tính đã thực hiện ra bảng con: 26 + 4 = 30.
- HS nêu lại cách thực hiện phép cộng như trên. 
- Cả lớp cùng đếm theo chục trên các khối lập phương và đếm tiếp các khối lập phương rời để khẳng định kết quả đứng.
b. Thực hành
b. 
GV nêu lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con.
Nhận xét bài làm của HS.
- HS thực hiện bảng con các phép tính.
61 + 9 53 + 17 42 + 18
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập; cá nhân.
* Cách tiến hành:
GV đọc phép tính, HS thực hiện trên bảng con.
Ví dụ: 23 + 7; 41 + 19;....
GV yêu cầu HS trình bày và nhận xét. 
- HS thực hiện vào bảng con và trình bày.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN:12 BÀI: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG LÀ SỐ TRÒN CHỤC (Tiết 2)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 84,85 )
I. MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng có tổng là số tròn chục.
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan tới độ dài và đơn vị xăng-ti-mét.
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
 Phẩm chất: yêu nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
HS: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương.
GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương, hình vẽ cho bài luyện tập 1 và Vui học (nếu cần).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới kết hợp kiểm tra bài cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, cá nhân
* Cách tiến hành:
Trò chơi: “ Ngôi sao may mắn”
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn ngôi sao và trả lời câu hỏi bài toán có tổng là các số trong chục.
GV nhận xét
- HS thực hiện
2.Hoạt động 2: Luyện tập (22-25 p):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành tốt các bài tập trong SGK.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp; cá nhân, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
Tìm hiểu mẫu, nhận biết:
Mỗi bông hoa có ba cánh hoa, trên mỗi cánh hoa đều có số.
Số ở nhị hoa có liên quan gì tới các số ở cánh hoa? (12 + 38 + 20 = 70).
HS nhận xét tổng là số tròn chục.
Sau khi sửa bài, GV yêu cầu HS nhìn vào tổng để nhận xét: tổng là số tròn chục.
- HS quan sát mẫu và tìm hiểu.
HS làm toán cộng ra bảng con.
Nhận xét Tổng là số tròn chục.
Bài 2: HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán.
Sửa bài: GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm: chọn phép cộng vì hỏi tất cả thì phải “gộp”)
- HS đọc yêu cầu và xác định bài toán. 
Tổ Một : 35 vỏ hộp sữa
Tổ Hai : 55 vỏ hộp sữa
 Cả hai tổ: ?... vỏ hộp sữa
HS làm bài cá nhân và trình bày cách làm trong nhóm mình, đại diện nhóm trình bày.
Bàl 3: HS thảo luận để chọn vé xe.
Khi sửa bài, GV có thể mô phỏng theo SGK, bằng cách viết các phép tính ra bảng con, cho HS thực hiện phép tính để tìm đúng bảng có kết quả bằng 50.
HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết:
Thực hiện phép tính cộng để tìm vé có tổng là 50 để lên xe.
Vui học
GV có thể treo tranh lên bảng lớp hướng dẫn mẫu.
Lưu ý: Các nhóm có thể đi theo các cách khác nhau,	 sánh độ dài	các	quãng đường ở
mỗi cách đi.
GV có thể lưu ý các em cách đi trong thực tế cuộc sống: chọn đường đi theo các tiêu chí:
+ An toàn.
+ Khoảng cách ngắn.
- HS quan sát tranh và quan sát GV hướng dẫn.
- HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi: các câu a, b, c.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập; cá nhân.
* Cách tiến hành:
GV đọc phép tính, HS thực hiện trên bảng con.
Ví dụ: 22 + 8; 33 + 27;....
GV yêu cầu HS trình bày và nhận xét. 
- HS thực hiện vào bảng con và trình bày.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép cộng có tổng là các số tròn chục.
Học sinh về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_12_phep_cong.docx