Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14: Em làm được những gì? (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14: Em làm được những gì? (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài;

- Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm: cộng trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục. Thực hiện các phép tính cộng, trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 100. Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -);

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Vận dụng sơ đồ tách gộp để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ thông qua các tranh hình quả dâu, quả bơ, quả táo. Xác định số trên mỗi cái túi ( dựa vào tia số).

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động;

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài;

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập;

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; thiết bị dạy toán, máy tính, phiếu ghi 4 phép tính ở bài tập 4, bảng phụ vẽ tia số và 4 túi như trong hình.

2. Học sinh:

- Sách học sinh, vở toán; bộ thiết bị học toán.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 11390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14: Em làm được những gì? (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN: 14	BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 96- Tập 1 )
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài;
- Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm: cộng trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục. Thực hiện các phép tính cộng, trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 100. Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -);
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Vận dụng sơ đồ tách gộp để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ thông qua các tranh hình quả dâu, quả bơ, quả táo. Xác định số trên mỗi cái túi ( dựa vào tia số).
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động;
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài;
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập;
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; thiết bị dạy toán, máy tính, phiếu ghi 4 phép tính ở bài tập 4, bảng phụ vẽ tia số và 4 túi như trong hình.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở toán; bộ thiết bị học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động ( 1 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp:Hát múa tập thể
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Nhà mình rất vui”. 
-> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì?
- HS vừa hát vừa vận động.
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Tính nhẩm (7 phút)
* Mục tiêu: Tính nhẩm được: cộng trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục. 
* Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc bài toán và thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3 phút, đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe, 2 bạn ngồi bên cạnh là 1 nhóm, bạn đọc và nói kết quả cho bạn kia nghe, nếu bạn nói đúng, bạn kia sẽ đọc và nói kết quả của phép tính tiếp theo, cứ như vậy cho đến hết các phép tính.
- GV sửa bài, chốt lại kết quả đúng. Gọi HS nhìn vào phép tính nêu cách cộng/ trừ nhẩm ( qua 10 trong phạm vi 20)
- GV lưu ý: Hệ thống lại cách cộng, trừ qua 10 trong phạm vi 20. Cách cộng, trừ nhẩm các số tròn chục ( coi chục là đơn vị đếm). Khi xác định phép tính có nhớ, dựa vào dấu hiệu (cộng, trừ qua 10 và vẫn còn phải cộng, trừ tiếp).
- HS thảo luận: Cùng nhẩm tìm ra quả:
9 + 7 = 16 12 - 6 = 6 50 + 40 = 90
6 + 5 = 11 11 - 7 = 4 80 - 60 = 20
4 + 8 = 12 10 - 8 = 2 70 + 30 = 100
- HS nêu: 
Ví dụ: 
Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
9 + 7 = 9 + 1 + 6 
6 + 5 = 6 + 4 + 1
4 + 8 = 4 + 6 + 2
Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.
12 - 6 = 12 - 2- 4
11 - 7 = 11 - 1 - 6
- HS lắng nghe.
Bài 2: Quan sát các phép tính sau: (8 phút)
* Mục tiêu: Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 100.
* Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Thảo luận nhóm đôi, cá nhân
* Cách tiến hành:
Xác định các phép tính có nhớ.
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và thảo luận nhóm đôi tìm hiểu và nhận biết phép tính có nhớ, trong thời gian 1 phút.
GV lưu ý: HS chưa thực hiện phép tính, xác định các phép tính có nhớ, vận dụng nội dung mở rộng vừa tìm hiểu trong bài 1.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV gọi nhóm khác nhận xét.
Đặt tính rồi tính bốn phép tính trên.
- GV yêu cầu HS thực hiện vào vở toán. GV quan sát, kiểm tra vở.
- GV sửa bài, chốt đáp án đúng và gọi HS nêu lại cách làm của 2 phép tính 44 + 48; 80 - 25.
- GV hệ thống hóa cách cộng, trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày: Các phép tính có nhớ là: 44 + 48; 80 - 25
- HS nhận xét.
- HS thực hiện vào vở toán. Kết quả của các phép tính: 93; 51; 55; 40
- HS lắng nghe và nêu cách làm.
- HS lắng nghe.
Bài 3: Số? (5 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng sơ đồ tách gộp để tìm được kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
* Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, thực hành 
*Hình thức: Cá nhân
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn mẫu: Yêu cầu HS quan sát hình, dựa vào hình quả dâu ứng với số 9, 5 và 14, dựa vào sơ đồ gộp số để tìm thành phần trong phép tính cộng.
- GV yêu cầu HS làm 2 hình còn lại.
- GV sửa bài, chốt lại đáp án đúng và yêu cầu HS nêu cách làm. 
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS thực hiện:
- HS lắng nghe và nêu cách làm, dựa vào sơ đồ tách - gộp số.
Bài 4: Em tính rồi tìm túi giúp các bạn.
* Mục tiêu: Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -).
* Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, trò chơi
*Hình thức:Cá nhân
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát bài tập 4, cùng nhau quan sát tia số, 4 phép tính. Xác định số trên mỗi cái túi (dựa vào tia số), mỗi bạn nhỏ cầm một bài toán, kết quả của bài toán chính là số trên túi. Lưu ý ở bài này các em sẽ thực hiện phép tính trước, khi có kết quả sẽ tìm túi giúp bạn.
- GV yêu cầu HS thực hiện tính.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV nêu luật chơi như sau: Mỗi bạn sẽ lên nhận 1 phiếu ứng với 1 phép tính (phép tính bất kì, không cho HS thấy phép tính trước). Sau khi tính xong ra kết quả, các em sẽ gắn phép tính lên chiếc túi tương ứng. Trong thời gian 1 phút, bạn nào tính và tìm túi giúp bạn đúng và nhanh sẽ là bạn chiến thắng. 
- GV sửa bài, yêu cầu HS nêu cách làm, tuyên dương HS tìm đúng và nhanh
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS thực hiện phép tính.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS lắng nghe và nêu.
Ví dụ: 50 - 2- 30 = 18. 18 ở vị trí bên trái của 20 nên là túi màu vàng.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14_em_lam_du.docx