Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

TIẾT 2,3 : MÔN TIẾNG VIỆT : TCT: 53,54

Bài 25: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI

I.Yêu cầu cần đạt :

1. Kiến thức, kĩ năng :

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm chị em thắm thiết của Nết và Na.Từ đó hiểu được hoa tỉ muội là loài hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em.

2. Phát triển năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

- Bồi dưỡng tình yêu thương anh, chị, em và người thân trong gia đình; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo án power point.

- Sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 Hoạt động1. Ôn lại bài cũ :

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

 - HS hát và vận động theo bài hát: Bé nặn đồ chơi.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

Nặn đồ chơi.

- 1-2 đọc thuộc lòng một khổ thơ bất kì và nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.

 

docx 40 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 16652
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 : TỪ 20/12 – 24/12/2021
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2021
TIẾT 1 : MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT 2,3 : MÔN TIẾNG VIỆT : TCT: 53,54
Bài 25: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
I.Yêu cầu cần đạt : 
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm chị em thắm thiết của Nết và Na.Từ đó hiểu được hoa tỉ muội là loài hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em.
2. Phát triển năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
- Bồi dưỡng tình yêu thương anh, chị, em và người thân trong gia đình; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
Giáo án power point.
Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Ôn lại bài cũ : 
- GV cho lớp hoạt động tập thể.
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- HS hát và vận động theo bài hát: Bé nặn đồ chơi.
- HS nhắc lại tên bài học trước: 
Nặn đồ chơi.
- 1-2 đọc thuộc lòng một khổ thơ bất kì và nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.
Hoạt động2. Khởi động : 
 GV yêu cầu HS làm việc nhóm Nói về những việc anh, chị thường làm cho em.
 - GV đưa thêm các câu hỏi gợi ý: 
+ Em định nói về anh chị em trong gia đình mình hay gia đình khác? 
+ Anh hoặc chị đã giúp đỡ em bằng những việc gì? 
+ Đã chăm sóc em ra sao?
+ Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình?
+ Từng HS trình bày ý kiến của mình, các bạn góp ý. 
- GV nhận xét kết nối bài mới: Có anh chị (em) cùng nhau học và chơi thật là hạnh phúc phải không các em. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy tình chị em thắm thiết của Nết và Na. Tình cảm đó đã là lí do xuất hiện loài hoa tỉ muội – một loại hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em.
- GV ghi đề bài: Sự tích hoa tỉ muội.
HS làm việc nhóm 2.
+ Anh chị cùng chơi đồ hàng với em, cùng em xem ti vi, đưa em đến lớp, che ô cho em khi trời mưa, xúc cháo cho em ăn khi em ốm,...
+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời. 
- Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp. 
- Các nhóm khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc văn bản: 
 GV đọc mẫu toàn bài, chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm, gạch chân từ khó.
- HS chia theo ý hiểu.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ôm nhau ngủ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Nết và Na.
+ Đoạn 3: Còn lại 
Hoạt động 4. Luyện đọc nhóm 
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS để giải thích.(dùng hình ảnh minh họa để giải thích nghĩa của từ lũ).
- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ ôm choàng.
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài.
- GV hướng dẫn cách đọc lời của chị Nết (giọng chậm rãi, thể hiện sự ân cần, yêu thương), giọng đọc chung của VB (chậm rãi, tình cảm). 
- GV gọi 3 HS đọc mẫu nối tiếp từng đoạn trước lớp.- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm. 
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: sườn núi, ôm choàng, dâng cao, dân làng,... 
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.
+ hoa tỉ muội: một loại hoa hồng mọc thành từng chùm với rất nhiều nụ.
+ tỉ muội (từ Hán Việt): chị em
+ lũ: nước dâng cao ở vùng nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra
+ Bụt: Phật, theo cách gọi dân gian. Một nhân vật trong truyện cổ tích hay xuất hiện giúp người tốt bụng.
+ ôm choàng: dang rộng cánh tay ra để ôm vào.
+ thầm thì: nói nhỏ vào tai chỉ đủ một người nghe.
+ VD: Mẹ ôm choàng em vào lòng và âu yếm.
- VD: Ngày xưa,/ có hai chị em Nết và Na/ mồ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhà nhỏ/ bên sườn núi.
- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung như HD.
- HS cùng GV nhận xét góp ý.
- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)
- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp). 
- HS góp ý cho nhau.
- HS cùng GV nhận xét và đánh giá
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS tập đọc một đoạn mình thích, dựa theo cách đọc của GV.
- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
Tiết 2
Hoạt động 5. Trả lời câu hỏi . 
*Câu 1:
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- GV gọi HS đọc câu hỏi.
- GV cho HS xem lại đoạn đầu của bài đọc.
- Cho HS trao đổi nhóm để tìm câu trả lời.
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
- GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
*Câu 2:
- GV cho HS làm việc cá nhân, quan sát tranh minh họa, đọc lại đoạn 2 của bài để tìm câu trả lời.
+ Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
- GV và HS nhận xét. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
*Câu 3:
- GV nêu câu hỏi 3.
- GV hướng dẫn HS xem lại đoạn 2 của bài đọc, làm việc nhóm. 
- GV gợi ý: 
+ Nết bị làm sao khi cõng em chạy lũ? 
+ Bụt thương Nết, đã giúp Nết điều gì? 
+ Cảm động trước tình chị em của Nết và Na, Bụt đã hoá phép cho sự vật nào xuất hiện? 
- GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
*Câu 4:
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4.
- GV đưa ta câu hỏi gợi ý: 
+ Hoa tỉ muội có hình dáng thế nào?
+ Hình dáng đó có điểm gì giống chị em Nết, Na?
+ Hoa tỉ muội có đẹp không?
+ Hoa tỉ muội và tình chị em của Nết và Na có điểm gì giống nhau? 
- GV mời một số HS trả lời. 
- GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm. 
- GV khuyến khích HS lí giải theo nhiều cách khác nhau và ghi nhận những câu trả lời hợp lí.
- 1-2 HS đọc lại bài.
- HS đọc câu hỏi.
- 1HS đọc lại đoạn 1.
+ HS xem lại đoạn đầu của bài đọc (từ đầu đến ôm nhau ngủ) và quan sát tranh minh hoạ để tìm câu trả lời. 
+ Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
+ HS trao đổi nhóm để tìm câu trả lời.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
+ Chị Nết có gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; hai chị em ôm nhau ngủ,...
- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS quan sát tranh minh hoạ, xem lại câu đầu của đoạn 2. 
- HS trả lời trước lớp. 
+ Khi nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dân làng.
 - Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS đọc lại đoạn 2 trong nhóm, thảo luận tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
+ Nết bị rớm máu ở hai bàn chân.
+ Bụt thương, liên phẩy chiếc quạt thần kì làm cho chân Nết lành lại.
+ Cảm động trước tình chị em của Nết và Na, Bụt đã hoá phép cho những khóm hoa đỏ thắm mọc lên.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung. 
- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo.
= HS đọc thầm lại đoạn 2.
+ Hoa tỉ muội mọc thành từng chùm, bông lớn che chở cho bông bé.
+ Giống như chị che chở cho em.
+ Hoa tỉ muội rất đẹp.
+ Hoa có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em.
+ Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
+ HS trao đổi nhóm để tìm câu trả lời. 
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm.
Hoạt động 6. Luyện đọc lại. 
- GV hướng dẫn HS tự luyện đọc cả bài. 
+ GV đọc mẫu một lần trước lớp. Giọng đọc nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải. 
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ. 
+ Một HS đọc to trước lớp cả bài.
+ Các HS khác đọc thầm theo.
+ HS lắng nghe.
+ Từng HS tự luyện đọc toàn bài.
- HS tự đánh giá và đáng giá phần đọc bài của các bạn. 
Hoạt động 7. Luyện tập theo văn bản đọc.
*Câu 1:
- GV cho HS đọc câu hỏi 1.
- GV viết sẵn từ ngữ vào các thẻ rời (làm thành nhiều bộ, phát cho các nhóm HS) để HS làm việc theo nhóm, các nhóm HS cùng sắp xếp các thẻ từ này. 
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV và HS nhận xét 
- GV và HS thống nhất đáp án. 
*Câu 2:
- GV hướng dẫn HS xem lại toàn bài, thảo luận nhóm để tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, để thể hiện tình yêu thương em Na. 
- GV bao quát các nhóm thảo luận, giúp đỡ (nếu cần).
- GV và HS nhận xét. 
- GV khuyến khích HS đặt nhiều cầu khác nhau và ghi nhận những câu nói phù hợp. 
- 1 HS đọc câu hỏi.
- HS làm bài tập theo nhóm 4, trao đổi tìm từ ngữ chỉ hoạt động của chị Nết và em Na; từ nào chỉ màu sắc, hình dáng hoặc kích thước của sự vật.. 
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- Một số (2 – 3) nhóm HS trình bày kết quả.
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: cõng, chạy theo, đi qua, gật đầu; Từ ngữ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.)
- HS xem lại toàn bài, thảo luận nhóm 4.
- Từng HS suy nghĩ, đặt câu nói về một việc chị Nết đã làm cho em Na. 
- HS trong nhóm/ cặp góp ý cho nhau. 
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
VD: Chị Nết luôn nhường em.; Chị Nết ôm em để em được ấm hơn.; Chị Nết kể chuyện cho em nghe.; Chị Nết cõng em đi tránh lũ;...
- HS chia sẻ suy nghĩ của mình.
Hoạt động 8. Tổng kết 
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 4: MÔN: ĐẠO ĐỨC: TCT: 14
Bài 7: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN( Tiết 1)
I . Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân
2. Phát triển năng lực
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm. 
 II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (5 phút)
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
- Cách chơi: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội có 3 phút thảo luận và viết/vẽ ra giấy/ghi lên bảng những đồ dùng cá nhân. Trong thời gian 3 phút, đội nào liệt kê được nhiều đồ dùng cá nhân hơn là đội chiến thắng. 
- GV bao quát được việc tham gia của HS trong lớp và có sự hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện trò chơi, nhất là các HS nhút nhát. 
- GV yêu cầu đại diện hai đội chia sẻ về cách sử dụng, bảo quản một đồ dùng cá nhân mà các em đã liệt kê.
Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- HS nghe GV phổ biến cách chơi.
- HS tham gia chơi trò chơi. 
- Đại diện hai đội chia sẻ về cách sử dụng, bảo quản một đồ dùng cá nhân mà các em đã liệt kê.
Bài mới: (25 phút)
2.1. HĐ giới thiệu bài: (2 phút)
- GV dẫn dắt vào bài.
-HS lắng nghe
2. Khám phá
* Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Căn cứ vào những tranh trong SGK, mô tả, nhận
xét từng hành động, việc làm trong mỗi tranh. 
- Hướng dẫn HS chia sẻ, trao đổi cặp đôi về những việc làm trong mỗi tranh.
 - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS nhận xét về kết quả trình bày của từng nhóm và tổng kết về
biểu hiện đúng khi bảo quản đồ dùng cá nhân.
 - GV tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ về những việc làm của bản thân, bạn bè và người thân trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân theo hình thức: 
+ Tổ chức cho HS chia sẻ suy nghĩ về những việc đã làm khi sử dụng, bảo quản đồ dùng cá nhân và kết hợp chia sẻ của đại diện hai đội trong trò chơi “Ai nhanh hơn?” để nhận xét, tổng kết. 
- GV nhận xét, tổng hợp và kết luận. 
+ Cách bảo quản đồ chơi:
• Nên: Xếp đồ chơi ngay ngắn và phân chia theo từng loại, giữ gìn đồ chơi sạch, đẹp. • Không nên: Để đồ chơi bừa bãi, không vệ sinh đồ chơi,... 
+ Cách bảo quản quần áo: 
Nên: Giữ gìn quần áo sạch đẹp, phẳng phiu, thơm tho, sắp xếp quần áo theo đúng vị trí quy định;... 
 Không nên: Để quần áo nhàu nát, bẩn, không xếp đúng vị trí,... 
 * Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc tình huống, nhận xét cách bảo quản đồ dùng học tập của bạn Linh và bạn Mai. Nêu kết quả việc làm của mỗi bạn. 
- GV yêu cầu HS trao đổi, chia sẻ nội dung câu trả lời với bạn (theo cặp đôi) để thống nhất nội dung trả lời cho từng câu hỏi. 
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả trao đổi, thảo luận theo nhóm (gọi khoảng
3 – 4 cặp đôi trả lời). 
- GV nhận xét, nêu ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân. 
Tìm hiểu biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân
- HS làm việc cá nhân: Căn cứ vào những tranh trong SGK, mô tả, nhận xét từng hành động, việc làm trong mỗi tranh. 
 - HS chia sẻ, trao đổi cặp đôi về những việc làm trong mỗi tranh. 
- HS báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm. 
+ Cách bảo quản đồ dùng học tập (cặp sách, sách vở,..). 
+ Cách bảo quản mũ, nón, giày dép, túi xách. 
+ Cách bảo quản đồ chơi.
+ Cách bảo quản các đồ dùng cá nhân khác.
- HS chia sẻ suy nghĩ về những việc đã làm khi sử dụng, bảo quản đồ dùng cá nhân và kết hợp chia sẻ của đại diện hai đội trong trò chơi “Ai nhanh hơn?” 
Kết luận: 
+ Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập: 
• Nên: Sắp xếp theo từng loại/từng ngăn theo từng vị trí và để đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng; dán tên lên cặp sách để tránh nhầm lẫn; giữ gìn các đồ dùng học tập. 
• Không nên: Để sách vở không đúng nơi quy định, tẩy xoá nhiều trong vở, xé vở tuỳ tiện,...
+ Cách bảo quản mũ, nón, giày, dép, túi xách: 
• Nên: Treo mũ, nón, túi xách ngay ngắn, đúng nơi quy định; xếp giày, dép ngay
ngắn, thẳng hàng theo từng đội, từng loại, giữ giày, dép, mũ, nón, túi xách sạch đẹp, vệ sinh thường xuyên. 
• Không nên: Để mũ, nón, túi xách, giày dép không đúng vị trí quy định, bụi bẩn, không vệ sinh thường xuyên. 
Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- HS làm việc cá nhân: Đọc tình huống, nhận xét cách bảo quản đồ dùng học tập của bạn Linh và bạn Mai. Nêu kết quả việc làm của mỗi bạn. 
- HS trao đổi, chia sẻ nội dung câu trả lời với bạn (theo cặp đôi) để thống nhất nội dung trả lời cho từng câu hỏi. 
- HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. 
Các nhóm trình bày kết quả trao đổi, thảo luận theo nhóm (khoảng3 – 4 cặp đôi trả lời). 
Ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân: Giúp đồ dùng cá nhân luôn sạch sẽ, bền đẹp, sử dụng bền lâu; Tiết kiệm tiền, công sức cho bố mẹ, người thân; Rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng đồ dùng cá nhân.
Củng cố , dặn dò: (3 phút)
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- CB cho tiết học sau 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 5: MÔN TOÁN : TCT: 66
LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
Tiết 2 – Luyện tập
I Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
1.Kiến thức, kĩ năng
Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một (hoặc hai) chữ số; đồng thời, ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế 
2. Phát triển năng lực
- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
– Nếu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết các bài toán có lời văn nhằm phát triển năng lực giao tiếp,
- Lựa chọn được phép tính để giải được các bài tập có một bước tinh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
- HS được tham gia vào hoạt động thực hành, trải nghiệm thông qua trò chơi toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học 
– Bộ đồ dùng học Toán 2.
- GV nên chuẩn bị sẵn các thẻ để tổ chức trò chơi ở tiết 2. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (3 phút)
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi bắn tên: 1 HS nêu phép tính, 1 HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.
- Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán.
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
Bài mới: (27 phút)
2.1. HĐ giới thiệu
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một (hoặc hai) chữ số; đồng thời, ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế.- GV ghi tên bài: Luyện tập
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2.2. Hoạt động
*Bài 1:
- GV cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 1. 
- GV lưu ý HS thực hiện việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
 - GV khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm. 
*Chốt: Giúp HS thực hiện việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
Bài 2:
- GV HD HS ôn tập về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng trong phạm vi các số và phép tính đã học. 
- Kết quả: 5 + 61 + 8 = 74. 
- Chốt: GV mở rộng bài tập bằng cách đặt thêm câu hỏi: Tính tổng (hoặc hiệu của số trên bông hoa đầu tiên với số trên bông hoa cuối cùng mà chú ong bay qua.) 
Bài 3:
- GV giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề gắn với việc giải bài toán lời văn có một bước tính. 
- GV dẫn dắt bài toán bằng truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, tình huống được đặt ra trong bài tập là anh Khoại vào rừng tìm cây tre có 100 đốt. Anh đã tìm được hại cây tre cao nhất rừng nhưng một cây chỉ được 43 đốt và một cây được 50 đốt. 
- GV cho HS tìm hiểu, phân tích để bài (cho biết gì, hỏi gì?), tìm phép tính thích hợp rồi trình bày giải. 
- GV mở rộng bài toán bằng cách đặt thêm câu hỏi: “Anh Khoai cần thêm bao nhiêu đốt tre để có đủ 100 đốt?”.
Bài 4
- GV giúp HS ôn tập về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, cũng như ôn tập lại kiến thức về so sánh hai số trong phạm vi 100.
- GVHDHS: để tìm được chữ số ở ô có dấu “?” bên vế phải, cần tính kết quả của phép tính ở vế trái. 
- GV mở rộng bài tập bằng cách thay dấu > bởi dấu < hoặc thay đổi số liệu.
Chốt: nhằm giúp HS ôn tập về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, cũng như ôn tập lại kiến thức về so sánh hai số trong phạm vi 100.
*Trò chơi
- GV nêu tên trò chơi.
- HD cách chơi.
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm: 10 tấm thẻ, trong đó có 5 tấm thẻ ghi phép tính và 5 tấm thẻ ghi số (như SGK).
 - GV tổ chức cho HS chơi.
- GV bao quát các cặp đôi chơi.
- Tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể cho HS lấy hết cả 5 cặp tấm thẻ anh em mới kết thúc trò chơi. 
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân trong vở.
- HS có thể thực hiện bằng cách đặt tính theo cột dọc hoặc tính nhẩm.
 - 3 HS nối tiếp đọc kết quả.
- HS nhận xét và nhắc lại cách thực hiện phép tính có từ hai dấu phép tính.
-HS lắng nghe
- HS xác định yêu cầu, làm trong vở.
- HS xác định số trên các bông hoa, sau đó tính tổng các số đó. 
- HS nối tiếp đọc kết quả.
- HS cùng GV nhận xét.
- Học sinh đọc đề và quan sát tranh.
- HS nghe GV kể chuyện.
- Xác định yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
Bài giải
Số đốt tre của cả hai cây tre có là:
43 + 50 = 93 (đốt tre)
Đáp số: 93 đốt tre.
- 2 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài của bạn.
-HS trả lời
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS lắng nghe HD.
- HS làm bài vào vở.
- Câu a, kết quả của phép tính ở vế trái: 60 – 9 = 51. Khi đó, thu được biểu thức 51 >5? nên chữ số cần tìm chỉ có thể là 0. 
Tương tự cho câu b. 
- Kết quả: a) 60 – 9 > 50 | b) 42 – 44 34 
- HS quan sát và lắng nghe.
Cách chơi:
+ Úp các tấm thẻ có các phép trừ thành một nhóm và úp các tấm thẻ có ghi số thành một nhóm (nên để mỗi nhóm thành một hàng ngang). Khi đến lượt người chơi lấy ra ở mỗi nhóm 1 tấm thẻ (1 tấm thẻ ghi phép trừ và 1 tấm thẻ ghi số). Nếu tấm thẻ ghi số đúng là kết quả của tấm thẻ ghi phép tính thì hai tấm thẻ đó được gọi là “cặp tấm thẻ anh em”. Khi lấy được cặp tấm thẻ anh em thì người chơi được giữ lấy, nếu không phải cặp tấm thẻ anh em thì người chơi xếp trả lại. 
+ Trò chơi kết thúc khi có người lấy được 2 cặp tấm thẻ anh em.
3.Củng cố , dặn dò: (3 phút)
 - Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2021
TIẾT 1: MÔN TOÁN: TCT: 67
LUYỆN TẬP CHUNG (TT)
I Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
1.Kiến thức, kĩ năng
Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một (hoặc hai) chữ số; đồng thời, ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế 
2. Phát triển năng lực
- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
– Nếu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết các bài toán có lời văn nhằm phát triển năng lực giao tiếp,
- Lựa chọn được phép tính để giải được các bài tập có một bước tinh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
- HS được tham gia vào hoạt động thực hành, trải nghiệm thông qua trò chơi toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học 
– Bộ đồ dùng học Toán 2.
- GV nên chuẩn bị sẵn các thẻ để tổ chức trò chơi ở tiết 2. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (3 phút)
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi bắn tên: 1 HS nêu phép tính, 1 HS nêu kết quả
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.
- Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán.
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
Bài mới: (27 phút)
2.1. HĐ giới thiệu
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một (hoặc hai) chữ số; đồng thời, ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế.- GV ghi tên bài: Luyện tập
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2.2. Hoạt động
*Bài 1:
- GV cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 1. 
- GV lưu ý HS thực hiện việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
 - GV khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm. 
*Chốt: Giúp HS thực hiện việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
Bài 2:
- GV HD HS ôn tập về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng trong phạm vi các số và phép tính đã học. 
- Kết quả: 5 + 61 + 8 = 74. 
- Chốt: GV mở rộng bài tập bằng cách đặt thêm câu hỏi: Tính tổng (hoặc hiệu của số trên bông hoa đầu tiên với số trên bông hoa cuối cùng mà chú ong bay qua.) 
Bài 3:
- GV giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề gắn với việc giải bài toán lời văn có một bước tính. 
- GV dẫn dắt bài toán bằng truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, tình huống được đặt ra trong bài tập là anh Khoại vào rừng tìm cây tre có 100 đốt. Anh đã tìm được hại cây tre cao nhất rừng nhưng một cây chỉ được 43 đốt và một cây được 50 đốt. 
- GV cho HS tìm hiểu, phân tích để bài (cho biết gì, hỏi gì?), tìm phép tính thích hợp rồi trình bày giải. 
- GV mở rộng bài toán bằng cách đặt thêm câu hỏi: “Anh Khoai cần thêm bao nhiêu đốt tre để có đủ 100 đốt?”.
Bài 4
- GV giúp HS ôn tập về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, cũng như ôn tập lại kiến thức về so sánh hai số trong phạm vi 100.
- GVHDHS: để tìm được chữ số ở ô có dấu “?” bên vế phải, cần tính kết quả của phép tính ở vế trái. 
- GV mở rộng bài tập bằng cách thay dấu > bởi dấu < hoặc thay đổi số liệu.
Chốt: nhằm giúp HS ôn tập về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, cũng như ôn tập lại kiến thức về so sánh hai số trong phạm vi 100.
*Trò chơi
- GV nêu tên trò chơi.
- HD cách chơi.
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm: 10 tấm thẻ, trong đó có 5 tấm thẻ ghi phép tính và 5 tấm thẻ ghi số (như SGK).
 - GV tổ chức cho HS chơi.
- GV bao quát các cặp đôi chơi.
Tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể cho HS lấy hết cả 5 cặp tấm thẻ anh em mới kết thúc trò chơi. 
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân trong vở.
- HS có thể thực hiện bằng cách đặt tính theo cột dọc hoặc tính nhẩm.
 - 3 HS nối tiếp đọc kết quả.
- HS nhận xét và nhắc lại cách thực hiện phép tính có từ hai dấu phép tính.
-HS lắng nghe
- HS xác định yêu cầu, làm trong vở.
- HS xác định số trên các bông hoa, sau đó tính tổng các số đó. 
- HS nối tiếp đọc kết quả.
- HS cùng GV nhận xét.
- Học sinh đọc đề và quan sát tranh.
- HS nghe GV kể chuyện.
- Xác định yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
Bài giải
Số đốt tre của cả hai cây tre có là:
43 + 50 = 93 (đốt tre)
Đáp số: 93 đốt tre.
- 2 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài của bạn.
-HS trả lời
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS lắng nghe HD.
- HS làm bài vào vở.
- Câu a, kết quả của phép tính ở vế trái: 60 – 9 = 51. Khi đó, thu được biểu thức 51 >5? nên chữ số cần tìm chỉ có thể là 0. 
Tương tự cho câu b. 
- Kết quả: a) 60 – 9 > 50 | b) 42 – 44 34 
- HS quan sát và lắng nghe.
Cách chơi:
+ Úp các tấm thẻ có các phép trừ thành một nhóm và úp các tấm thẻ có ghi số thành một nhóm (nên để mỗi nhóm thành một hàng ngang). Khi đến lượt người chơi lấy ra ở mỗi nhóm 1 tấm thẻ (1 tấm thẻ ghi phép trừ và 1 tấm thẻ ghi số). Nếu tấm thẻ ghi số đúng là kết quả của tấm thẻ ghi phép tính thì hai tấm thẻ đó được gọi là “cặp tấm thẻ anh em”. Khi lấy được cặp tấm thẻ anh em thì người chơi được giữ lấy, nếu không phải cặp tấm thẻ anh em thì người chơi xếp trả lại. 
+ Trò chơi kết thúc khi có người lấy được 2 cặp tấm thẻ anh em.
3.Củng cố , dặn dò: (3 phút)
 - Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 2: MÔN TIẾNG VIỆT: TCT: 14
Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội
TẬP VIẾT : CHỮ HOA N
I.Yêu cầu cần đạt : 
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Biết viết chữ viết hoa N cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Nói lời hay, làm việc tốt.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Hoàn thành các bài tập của phần ôn tập.
2. Phát triển năng lực: 
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Giáo án power point. 
Sách tập viết 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Ôn tập bài cũ : 
- GV cho HS viết bảng con từ của bài trước
-GV nhận xét
-HS viết, nhận xét
-HS lắng nghe
Hoạt động3. Khởi động : 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài:Các em đã họcvà viết được chữ viết hoa M tiết học hôm nay cô giới thiệu và HD các em viết chữ hoa N
-HS hát kết hợp vận động
-HS lắng nghe
Hoạt động4. Viết chữ hoa 
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa N và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa N và hướng dẫn HS: 
 Quan sát mẫu chữ N: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa N. 
+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
+ GV viết mẫu.Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ N hoa (nếu có).
- GV cho HS tập viết chữ hoa N trên bảng con (hoặc nháp).
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
- HS lấy vở TV2/T1.
- HS quan sát chữ viết mẫu:
+ Quan sát chữ viết hoa N: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa N. 
• Chữ N hoa có độ cao 2,5 li, độ rộng 3 li, các nét cơ bản (gồm 3 nét: móc ngược, thẳng xiên và móc xuôi (hơi nghiêng). 
- HS quan sát và lắng nghe cách viết chữ hoa N:
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.
- HS tập viết trên bảng con (hoặc nháp).
- HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- HS viết chữ viết hoa N (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. 
- HS góp ý cho nhau theo cặp. 
Hoạt động 4. Viết câu ứng dụng 
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Nói lời hay, làm việc tốt.
- GV giới thiệu ý nghĩa câu viết ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên nói năng lịch sự, nói có mục đích tốt đẹp, nói những điều khiến người khác vui, hài lòng,...; và nên làm những việc có ích cho mọi người, cho cuộc sống,...
- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? 
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. 
+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? 
- GV hướng dẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_14_na.docx