Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14: Em làm được những gì? (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14: Em làm được những gì? (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài;

- Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm: cộng trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục;

- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét, xem lịch, xem đồng hồ);

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng thước thẳng đo để biết quãng đường mỗi bạn sên đi dài bao nhiêu xăng - ti - mét?, đồng hồ và lịch để biết thời gian tàu lửa khởi hành và đến ga, bản đồ để tìm vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động;

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài;

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập;

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ;

- Yêu nước, nhân ái: giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

3. Tích hợp:

Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

Sách Toán lớp 2, thiết bị dạy toán, máy tính.

2. Học sinh:

Sách học sinh, vở toán; bộ thiết bị học toán.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14: Em làm được những gì? (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN: 14	BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 2)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 97- Tập 1 )
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài;
- Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm: cộng trừ nhẩm các số trong phạm vi 20 và các số tròn chục;
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết vấn đề liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét, xem lịch, xem đồng hồ);
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng thước thẳng đo để biết quãng đường mỗi bạn sên đi dài bao nhiêu xăng - ti - mét?, đồng hồ và lịch để biết thời gian tàu lửa khởi hành và đến ga, bản đồ để tìm vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động;
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài;
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập;
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ;
- Yêu nước, nhân ái: giáo dục tình yêu quê hương đất nước. 
3. Tích hợp: 
Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: 
Sách Toán lớp 2, thiết bị dạy toán, máy tính.
2. Học sinh: 
Sách học sinh, vở toán; bộ thiết bị học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Hát múa tập thể.
* Hình thức: cả lớp 
- GV yêu cầu học sinh hát bài: “ Cả nhà thương nhau”
- GV giới thiệu bài: Em làm được những gì? ( Tiết 2)
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Luyện tập (22 phút)
* Mục tiêu: Giải quyết vấn đề liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét, xem lịch, xem đồng hồ).
* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải , thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
* Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc 2 câu hỏi a, b trang 97
- GV hỏi: Phần vui học yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và cho biết: Quan sát hình vẽ các em thấy gì trong hình vẽ?
- GV lưu ý: đo, tính, so sánh, xác định được đo rồi tính đoạn đường đi của từng bạn sên) và giải bài toán ở câu b.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 4 phút để hoàn thành 2 câu a và câu b. 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV gọi đại diên nhóm khác nhận xét.
- GV sửa bài và chốt lại: cách đo độ dài, cộng trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng - ti - mét.
- HS đọc:
Dùng thước thẳng đo để biết quãng đường mỗi bạn sên đi dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi bao nhiêu xăng - ti - mét?
- HS xác định yêu cầu.
- HS trả lời: Sên Xanh đi quãng đường màu xanh, Sên Đỏ đi quãng đường màu đỏ.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả: 
Quãng đường Sên Xanh đi dài 10 cm.
Sên Đỏ đi được 14 cm ( vì Sên Đỏ đi được quãng đường dài 8 cm và 6m
14 - 10 = 4 
Trả lời: Quãng đường Sên Xanh đi ngắn hơn quãng đường Sên Đỏ đi là 4 cm.
- HS nhận xét.
- HS sửa bài và lắng nghe.
* Bài 5: Quan sát hình ảnh rồi cho biết những chỗ ghi dấu ? được viết gì.
- GV gọi HS đọc bài 5.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV chốt lại yêu cầu: Quan sát hình ảnh, xem lịch, xem đồng để trả lời hai câu a và b.
- GV yêu cầu HS đọc ngày, tháng; đọc giờ và nói kết quả cho cả lớp cùng nghe.
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt lại kết quả đúng, cách xem lịch, xem đồng hồ.
- GV giáo dục HS: An toàn khi đi phương tiện giao thông, trên tàu lửa (Tích hợp môn Tự nhiên và xã hội, cuộc sống), cùng thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid 19, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, chỗ đông người như ở các ga Sài Gòn, ga Quảng Ngãi ...và các nơi đông ngưởi.
- HS đọc: Quan sát hình ảnh rồi cho biết những chỗ ghi dấu ? được viết gì.
Tàu khởi hành tại ga Sài Gòn lúc .?. giờ tối thứ..?.., ngày.?.
Tàu lửa đến ga Quảng Ngãi lúc.?. giờ trưa thứ.?., ngày.?.
- HS xác định yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành:
a) Tàu lửa khởi hành tại ga Sài Gòn lúc 8 giờ tối thứ sáu ngày 31 tháng mười hai năm 2021
b) Tàu lửa đến ga Quảng Ngãi lúc 12 giờ trưa thứ bảy ngày 1 tháng một năm 2021
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Tìm vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi trên bản đồ (trang 130).
- GV gọi HS đọc yêu cầu ở phần “đất nước em”
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 130 và xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi trên bản đồ.
- Yêu cầu HS tìm và trình bày trước lớp.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- GV có thể cho HS xem tranh một số cảnh đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi, giáo dục HS về tình yêu quê hương, đất nước.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Hoạt động ở nhà (1 phút)
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- Giáo viên yêu học sinh về nhà tìm hiểu thêm:
+ Tập đo, tính, so sánh độ dài của cây bút bi và cây bút chì;
 + Thời gian tàu lửa khởi hành và đến nơi của ga Sài Gòn và ga Quảng Ngãi với người thân trong nhà;
+ Đọc ngày, tháng trên tờ lịch của ngày hôm nay.
- Học sinh thực hiện ở nhà.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14_em_lam_du.docx