Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23: Em làm được những gì ? (Tiết 3)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23: Em làm được những gì ? (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: Đọc giờ đúng.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Đọc giờ (kim phút chỉ số 12, 3, 6). Sử dụng từ ngữ diễn đạt thời điểm, khoảng thời gian.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; tranh BT 10.

2. Học sinh:

- Sách học sinh.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23: Em làm được những gì ? (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
TUẦN: 23	BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 3)
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 34)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: Đọc giờ đúng.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Đọc giờ (kim phút chỉ số 12, 3, 6). Sử dụng từ ngữ diễn đạt thời điểm, khoảng thời gian.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; tranh BT 10.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: cả lớp 
- Giáo viên nêu trò chơi “Đố bạn”: 1 bạn đố, 1 bạn trả lời, trả lời đúng được vỗ tay và đố bạn khác, trả lời sai không được vỗ tay và không được đố bạn khác. VD: Đố bạn 5 nhân 2 bằng mấy? (5 nhân 2 bằng 10,.....)
- HS chơi trò chơi.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (24 phút)
* Mục tiêu: Đọc giờ (kim phút chỉ số 12, 3, 6). Sử dụng từ ngữ diễn đạt thời điểm, khoảng thời gian.
* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
Bài 10. 
a) Quan sát các bức tranh sau. Nói theo mẫu:
 Các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ.
- Giáo viên gọi học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh đọc câu mẫu.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 tìm hiểu bài và thực hiện.
- Gọi từng nhóm trình bày.
- Giáo viên khuyến khích các em nói theo nhiều cách khác nhau.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
b) Trả lời các câu hỏi.
 Lúc 8 giờ rưỡi, các bạn đang ở đâu?
 Lúc 10 giờ, các bạn đang làm gì?
- Cho học sinh làm theo nhóm đôi, 1 bạn hỏi 1 bạn đáp.
- Gọi vài nhóm trình bày.
- Giáo viên khuyến khích các em nói theo nhiều cách khác nhau.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động thực tế:
Tập làm việc theo đúng thời gian dự định.
Lúc 8 giờ, em bắt đầu vẽ tranh, em định vẽ trong 1 giờ. Em tập trung vẽ để xong bức tranh vào lúc 9 giờ.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Giáo viên:
+ Nếu trong quá trình vẽ tranh em có làm thêm việc riêng khác không tập trung vẽ, thì có hoàn thành xong bức tranh lúc 9 giờ được không?
+ Để hoàn thành bức tranh đúng 9 giờ, thì em phải làm như thế nào?
=> Các em cần biết “canh giờ” để thu xếp công việc khoa học. Nên nhớ “Giờ nào việc nấy”.
- Học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh trình bày.
+ Các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ (hay Lúc 8 giờ, các bạn đến vườn thú).
+ Lúc 8 giờ 15 phút, các bạn đang xem hươu cao cổ.
+ Lúc 8 giờ 30 phút, các bạn ở khu chuồng chim.
+ Lúc 9 giờ, các bạn đang xem voi.
+ Lúc 9 giờ 30 phút, các bạn ở khu vườn khỉ.
+ Lúc 10 giờ, các bạn đang xem hổ.
+ Lúc 11 giờ, các bạn lên xe ra về.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh trình bày.
+ Lúc 8 giờ 30 phút, các bạn ở khu chuồng chim.
+ Lúc 10 giờ, các bạn đang xem các con hổ.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh:
+ Nếu em làm việc riêng thì có thể không hoàn thành xong bức tranh lúc 9 giờ.
+ Để hoàn thành bức tranh lúc 9 giờ, thì em phải tập trung vẽ, không làm những việc riêng khác.
- Học sinh lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách đọc giờ đúng.
* Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại 
* Hình thức Cá nhân, nhóm.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Đúng - Sai”
- Giáo viên cho học sinh xem các bức tranh về đồng hồ chỉ giờ và kế bên viết giờ ( có sai, có đúng), học sinh giơ bảng đúng sai cho mỗi tranh đồng hồ (tùy thời gian còn dư của tiết học mà xem nhiều hay ít tranh).
- Học sinh chơi trò chơi
Hoạt động ở nhà (1 phút)
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về tập xem đồng hồ nói giờ với người thân trong nhà.
- Học sinh thực hiện ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_23_em_lam_du.docx