Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23 - Trường TH Lê Hồng Phong

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23 - Trường TH Lê Hồng Phong

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

*Kiến thức, kĩ năng:

Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.

Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán

Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.

- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương

- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 2 tờ lịch

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 4501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23 - Trường TH Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 1)
Ngày: 03 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.
Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán
Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.
- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 2 tờ lịch
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Gió thổi.
-> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì ?
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh viết đúng phép nhân và chia tương ứng.
a) Phân tích mẫu:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nêu được bài toán và viết phép tính nhân, chia tương ứng.
- HS viết phép tính tương ứng ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu bài toán và phép tính tương ứng.
- Mời HS trình bày, nhận xét, tuyên dương
b) Thảo luận nhóm 2
- Y/C HS thảo luận nhóm 2 trong thời gian 2’ 
- Quan sát tranh nêu được bài toán và viết các phép tính tương ứng.
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và tuyên dương
Mở rộng: Bến Tre là nơi trồng rất nhiều dừa nên Bến Tre là nơi sản xuất rất nhiều sản phẩm từ cây dừa.
Hoạt động 3: Đọc các phép nhân và chia
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Truyền điện
Mỗi học sinh đọc 1 phép tính nhân 2, nhân 5, chia 2, chia 5 tương ứng cho đến khi hết các bảng cho trong bài.
- Nhận xét phần tham gia trò chơi của HS.
4. Hoạt động 4: Quan sát tranh
a) Giáo viên hướng dẫn HS phân tích mẫu
- Các miếng dưa được xếp như thế nào ?
- Có mấy hàng ? Mỗi hàng có mấy miếng dưa ?
- Cái gì lặp lại ? mấy lần ?
- Y/C HS viết phép tính tìm số miếng dưa có tất cả vào bảng con. Giải thích ?
- Tương tự cho HS phân tích theo cột.
- Cho HS so sánh kết quả và nhận biết 
 5 x 3 = 3 x 5
b) Thực hành
- Y/C HS làm nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương và chỉnh sửa
5. Hoạt động 5: Giải quyết vấn đề
- Mời HS đọc yêu cầu
- Y/C HS thảo luận nhóm 4 (nhóm chuyên gia )
Nhóm 1: hình chữ nhật xanh
Nhóm 2: Hình vuông đỏ
Nhóm 3: Hình chữ nhật vàng
Mời HS quay về nhóm ban đầu nói với nhau về các hình đã thảo luận với nhóm chuyên gia
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, tuyên dương, chỉnh sửa
- HS tham gia chơi.
- HS thực hiện
- Bài toán: Có 6 ống tre, mỗi ống tre đựng 4 dụng cụ làm từ gỗ. Hỏi có tất cả mấy dụng cụ làm từ gỗ ?
 4+4+4+4+4+4= 24
- Xếp đều 24 dụng cụ từ dừa vào 6 ống tre như nhau. Mỗi ống tre có mấy dụng cụ từ dừa ?
- HS thảo luận nhóm đôi
Tranh 2: Có 5 cái dĩa, mỗi dĩa đựng 3 cái đùi gà. Hỏi có tất cả mấy cái đùi gà ?
3 x 5 = 15
Xếp 15 cái đùi gà, mối dĩa đựng 3 cái đùi gà. Có mấy cái dĩa ?
15 : 3 = 5
Có 15 đùi gà xếp đều vào 5 cái dĩa, mỗi dĩa có mấy đùi gà.
15: 5 = 3
Tương tự tranh 3
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS quan sát mẫu
- HS tham gia trò chơi truyền điện
- Được xếp theo hành và cột
- 3 hàng, mỗi hàng 5 miếng dưa
- 5 miếng dưa, 3 lần
5 x 3 = 15 ( 5 được lấy 3 lần )
3 x 5 = 15 ( 3 được lấy 5 lần )
- HS thực hành nóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
Tiến hành giải quyết vấn đề
+ Tính theo hàng
+ Tính theo cột
+ Hình dung các ô vuông bị che và đếm.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày, mời các bạn nhận xét
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 2)
Ngày: 04 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.
Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán
Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.
- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên yêu cầu trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp cùng hát múa 1 bài hát đã học
- Khen HS
2. Hoạt động 2: Điền dấu >< = 
Bài 5: - Mời HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện
- Y/C HS làm cá nhân vào phiếu bài tập, 2 HS làm bảng nhóm. 
- Mời HS nhận xét và giải thích cách làm
- Chỉnh sửa, tuyên dương
2. Hoạt động 3: Quan sát tranh
Bài 6- Mời HS đọc yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Y/C HS thảo luận nhóm 6 trong thời gian 2’
+ Tìm mỗi bao đựng bao nhiêu trái (quả ) ?
+ Bao nào có cùng số lượng với nhau ?
- Mời đại diện nhóm trình bày. 
- Y/C nhóm Giải thích cách làm ?
- Nhận xét, tuyên dương, chỉnh sửa
GD: Các loại trái ( quả) có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể của các em. Chúng được người nông dân trồng trọt rất cực khổ ngoài đồng ruộng nên khi các em ăn thì các em hãy nhớ đến công ơn của những người nông dân đã trồng chúng.
2. Hoạt động 4: Tìm phép tính sau mỗi con vật 
Bài 7. 
- GV đọc yêu cầu và hướng dẫn HS làm bài
- Y/C HS làm việc nhóm 4 trong thời gian 4’ 
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, chỉnh sửa, tuyên dương
GD: Thế giới có rất nhiều loài vật rất xinh đẹp, chắc là các em ai cũng yêu thích chúng. Như vậy các em hãy bảo vệ chúng bằng cách bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
2. Hoạt động 5: Giải toán có lời văn
Bài 8:- Y/C HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài tóan hỏi gì ?
- Y/C HS làm cá nhân, 1 bảng làm bảng nhóm
- Mời HS nhận xét bảng nhóm và giải thích tại sao viết phép tính 2 x 10 = 20 ?
- Nhận xét, chỉnh sửa và tuyên dương
Bài 9: GV hướng dẫn tương tự bài 8
Lưu ý: Y/C HS giải thích tại sao chọn phép tính chia ( chia đều )
3. Hoạt động 6: Củng cố 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Y/C HS viết phép tính vào bảng con cho kết quả tương ứng với cô.
Viết phép tính nhân cho kết quả 10
Viết phép tính chia cho kết quả 2
- Mỗi tổ là 1 đội. Đội nào có nhiều kết quả đúng nhất sẽ chiến thắng.
- Tuyên dương đội thắng cuộc
Hoạt động ở nhà:
- Nhắc nhở HS xem và làm lại các bài tập cùng với người thân trong nhà.
- HS hát
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu
- Tím được các bao có cùng số lượng
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm giải thích cách làm
- HS lắng nghe
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết: có 10 hộp, mỗi hộp có 2 huy hiệu.
- Bài toán hỏi: có tất cả bao nhiêu huy hiệu.
- HS làm cá nhân vào vở.
- HS nhận xét và giải thích
2 x 10 =20 vì 2 được lặp lại 10 lần
- HS tham gia trò chơi
- 2 x 5 = 10 , 5 x 2 = 10
- 2 : 1= 2 , 10 : 5= 2
- Tuyên dương đội thắng cuộc
- Học sinh thực hiện ở nhà.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Tiết 3)
Ngày: 04 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.
Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán
Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.
- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 2 tờ lịch
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Giáo viên nêu trò chơi “Đố bạn”: 
2. Hoạt động 2: Luyện tập(24 phút)
Bài 10. 
a) Quan sát các bức tranh sau.Nói theo mẫu:
 Các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ.
- Giáo viên gọi học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh đọc câu mẫu.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 tìm hiểu bài và thực hiện.
- Gọi từng nhóm trình bày.
- Giáo viên khuyến khích các em nói theo nhiều cách khác nhau.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
b) Trả lời các câu hỏi.
Lúc 8 giờ rưỡi, các bạn đang ở đâu?
Lúc 10 giờ, các bạn đang làm gì?
- Cho học sinh làm theo nhóm đôi, 1 bạn hỏi 1 bạn đáp.
- Gọi vài nhóm trình bày.
- Giáo viên khuyến khích các em nói theo nhiều cách khác nhau.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động thực tế:
Tập làm việc theo đúng thời gian dự định.
Lúc 8 giờ, em bắt đầu vẽ tranh, em định vẽ trong 1 giờ. Em tập trung vẽ để xong bức tranh vào lúc 9 giờ.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Giáo viên:
+ Nếu trong quá trình vẽ tranh em có làm thêm việc riêng khác không tập trung vẽ, thì có hoàn thành xong bức tranh lúc 9 giờ được không?
+ Để hoàn thành bức tranh đúng 9 giờ, thì em phải làm như thế nào?
=> Các em cần biết “canh giờ” để thu xếp công việc khoa học. Nên nhớ “Giờ nào việc nấy”.
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Đúng - Sai”
- Giáo viên cho học sinh xem các bức tranh về đồng hồ chỉ giờ và kế bên viết giờ ( có sai, có đúng), học sinh giơ bảng đúng sai cho mỗi tranh đồng hồ (tùy thời gian còn dư của tiết học mà xem nhiều hay ít tranh).
Hoạt động ở nhà(1 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh về tập xem đồng hồ nói giờ với người thân trong nhà.
- HS chơi trò chơi.
- Học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh trình bày.
+ Lúc 8 giờ 30 phút, các bạn ở khu chuồng chim.
+ Lúc 10 giờ, các bạn đang xem các con hổ.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh:
+ Nếu em làm việc riêng thì có thể không hoàn thành xong bức tranh lúc 9 giờ.
+ Để hoàn thành bức tranh lúc 9 giờ, thì em phải tập trung vẽ, không làm những việc riêng khác.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chơi trò chơi
- Học sinh thực hiện ở nhà.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 23
 MÔN: TOÁN
BÀI : THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
Ngày: 05 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
Thực hành đọc giờ có gắn với buổi trong ngày, theo cách thể hiện của đồng hồ điện tử.
Thực hành đặt giờ trên mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).
Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); mô hình đồng hồ 2 kim
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; mô hình đồng hồ 2 kim
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động(5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV gọi lần lượt gọi 2 HS lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ và yêu cầu “Đặt đúng đồng hồ chỉ”
VD: cô giáo nói đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút, HS nào xoay kim đồng đúng và nhanh giờ đồng hồ cô nói sẽ chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học mới: Thực hành và trải nghiệm/ 35
2. Hoạt động 2: Chuẩn bị trò chơi “Bạn đến nơi nào?”
- GV cho HS quan sát, xác định cấu tạo bảng( số cột, số dòng) và nêu nội dung của mỗi cột mỗi dòng.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi nói theo bảng.
Ví dụ: Dòng thứ ba:
Nơi đi: Thành phố Hồ Chí Minh, khởi hành lúc 7 giờ sáng.
Nơi đến: Thành phố Huế, đến nơi lúc 8 giờ rưỡi sáng.
GV triển khai luật chơi:
Chia lớp thành các nhóm chơi từ 5 đến 10 bạn.
Mỗi nhóm chơi thảo luận chọn nơi đến, xoay hai kimđồng hồ phù hợp giờ khởi hànhvà giờ đến. Hai đồng hồ này do haibạn đầu và cuối hàng giữ, khi nào cả lớp hỏi về giờ khởi hành và giờ đến thì lần lượt đưa ra.
Hoạt động 3: Tiến hành chơi trò chơi “Bạn đến nơi nào?”
- GV cho HS tiến hành chơi.
4. Hoạt động 4 Củng cố 
GV yêu cầu HS xác định các địa danh ở cột Nơi đến trên bản đồ cuối sách.
GV chia sẻ: Đất nước Việt Nam của chúng ta, nơi nào cũng tươi đẹp.
Các em nên thường xuyên tìm hiểu những điều thú vị ở các vùng miền của đất nước (hỏi người lớn, xem sách báo, xem truyền lùnli, ...) và trao đổi với các bạn
- HS tham gia chơi.
HS thực hiện
HS nói theo bảng
HS lắng nghe
HS chơi
- HS thực hiện
HS lắng nghe
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 23 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN (Tiết 1)
Ngày: 06 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết tên gọi nghìn, quan hệ giữa nghìn và trăm, chục, đơn vị.
Đếm, lập số, đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số tròn chục (từ 110 đến 200) và các số tròn trăm trong phạm vi 1000.
So sánh, xếp thứ tự các số tròn chục (từ 110 đến 200) và các số tròn trăm trong phạm VI 1000.
- Giúp HS ôn tập và củng cố về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
- HS năm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
_Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hìiih hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, các tờ phiếu ghi sẵn các số 100, 200, 300, 1000.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
- HS nhận xét , GVNhận xét, tuyên dương.
2.Hoạt động 1: Khám phá: 20 phút
a) Ôn tập về đơn vị, chục, trăm
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.37:
+ Nêu bài toán: Hai bạn Việt và Lan đang cùng nhau làm những thanh sô-cô-la để làm quà tặng sinh nhật Mai. Ban đầu, hai bạn làm từng thanh sô-cô-la dài
Đếm theo đơn vị
 mỗi thanh có 10 miếng (1 miếng chính là 1 ô vuông đơn vị). 
Đếm theo chục
Sau đó, Lan gắn 10 thanh sô-cô-la đó thành một tấm sô-cô-la hình vuông.
Đếm theo trăm
+ Việt xếp Tấm sô-cô-la hình vuông đó thành 10 tấm sô-cô-la 
b) Giới thiệu về một nghìn
_HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV.
-Đếm theo đơn vị: đếm 10 khối lập phương
- gắn vào tạo thành thanh chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục.
GV viết bảng lớp: 10 đơn vị = 1 chục
Đếm theo chục: đếm 10 thanh chục- gắn vào tạo thành thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm
GV viết bảng lớp: 10 chục = 1 trăm
- Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm - gắn vào tạo thành khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn.
_GV viết bảng lớp: 10 trăm = 1 nghìn.
+ Yêu cầu HS quan sát rồi viết số trăm.
+ 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn, viết là 1000 (một chữ số 1 và ba chữ số 0 liền sau), đọc là “Một nghìn”. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 10 chục bằng 1 trăm, 10 trăm bằng 1 nghìn.
Hoạt động 2: Thực hành đọc , viết số qua các thẻ trăm(10 phút)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.39.
- Yêu cầu HS đếm rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm
-Hs nhận xét, GV nhận xét
 Hoạt động 3: Củng cố (5phút):
- Hôm nay em học bài gì? 
- Cho HS nhận xét thẻ đúng _ sai với đáp án trên bảng của GV
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát, tham gia
- 2-3 HS trả lời: Tấm sô-cô-la củaLan gồm 10 chục hay 100 đơn vị, tức là 100 miếng sô-cô-la.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 2-3 HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 2-3 HS nhắc lại: 10 chục bằng 1 trăm.
- HS quan sát. HS viết số theo yêu cầu
+ HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh: 10 trăm bằng 1 nghìn.
_ Thảo luận nhóm 4
Đại diện các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV và nhắc lại
HS nhắc lại
_ Thảo luận nhóm 4
Đại diện các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV và nhắc lại
HS nhắc lại
Thảo luận nhóm 4
Đại diện các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV và nhắc lại
HS nhắc lại
_ HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 10 chục bằng 1 trăm, 10 trăm bằng 1 nghìn.
_ HS đọc yêu cầu đề bài
_ HS phân tích đề bài
_ 5,6 HS trả lời yêu cầu đề bài
_ HS trả lời
_HS đưa thẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_23_truong_th.doc