Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

Tiết 1:

TOÁN (81)

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (2 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Luyện tập tổng hợp về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.

- Tìm được các phép tính có kết quả bằng nhau.

- So sánh phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

- Làm BT1, 2, 3 (Tr96)

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Các thẻ số và phép tính như trong bài 2.

2. HS: Bộ đồ dùng học Toán

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết

 

docx 18 trang Huy Toàn 23/06/2023 2771
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Sáng - Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: 
TOÁN (81)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
- Tìm được các phép tính có kết quả bằng nhau.
- So sánh phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Làm BT1, 2, 3 (Tr96)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Các thẻ số và phép tính như trong bài 2. 
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức học sinh hát bài hát: Em học toán - NX hoạt động
- GT ghi đầu bài lên bảng
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Vận dụng bảng cộng, trừ nêu trên để thực hành phép cộng trong phạm vi 100, chú ý cách đặt tính sao cho số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị, chú ý cách đặt tính và số phải nhớ ta thêm vào hàng cao hơn liền trước của số trừ để thực hiện trừ .Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục.
- Thực hiện từ phải sang trái.
- 3 em lên bảng làm mỗi em 2 phép tính chia sẻ:
- Yêu cầu làm bài tập.
- Lưu ý: Khi biết 100 - 4 = 96 ta có cần nhẩm để tìm kết quả của 100 - 4 hay không? Vì sao?
- Yêu cầu lớp làm vào vở các phép tính còn lại.
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Chốt lại cách thực hiện phép cộng, trừ.
Bài 2: Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau
- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp
- Để làm được bài này các em cần chú ý:
Đặt các phép tính như BT1 ghi kết quả lại và so sánh chúng với nhau bằng mũi tên, nếu kết quả của chúng bằng nhau. Học sinh chơi trò chơi kết bạn để hoàn thành bài tập này.
- Nhận xét bài làm của hs 
- Khen đội thắng cuộc.
Bài 3: =?
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HD thực hiện
- Yêu cầu thực hiện vở.
- Nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
- Nhấn mạnh lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- Hát và vận động theo bài hát Em học toán
 - Ghi tên bài vào vở.
- Đặt tính rồi tính.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Làm vào vở
- Nối tiếp chia sẻ bài (mỗi em đọc kết quả 1 phép tính).
- Theo dõi nhận xét bài bạn.
- Tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
92 - 52
48 + 7
8 + 32
72 - 7
70 - 6
56 + 8
75 - 10
47 + 8
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Đọc
- Nêu
- Quan sát
- Thực hiện, trình bày.
<
<
67 + 10 76 + 10 45 – 6 46 - 5
>
=
33 + 8 38 + 3 86 – 40 80 – 46
- Nhận xét
- Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
Chiều - Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: 
TOÁN (82)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
- Thực hiện được phép công, trừ có 2 dấu phép tính.
- Vận dụng được vào giải toán có 1 phép tính.
- Làm BT4, 5 (Tr 96, 97)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Hình minh họa trong bài tập 5.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bảng con 
 41 + 9 76 + 28
- Nhận xét bài làm.
- GT ghi đầu bài lên bảng
2. Luyện tập, thực hành
Bài 4: Tính
- Đọc yêu cầu của bài.
- HD cách thực hiện.
- Thực hiện nhóm đôi, thực hành tính
- Chia sẻ cách thực hiện với nhóm mình
- Nhận xét.
 Bài 5: Bài toán có lời văn a.
- Yêu cầu HS tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái 36 quả. Vậy mẹ cần phải hái bao nhiêu quả?”. Vậy ta thực hiện phép tính nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét
- Bài toán có lời văn b.
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- HD tóm tắt và giải BT.
- Nhận xét
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- Ghi tên bài vào vở.
- Đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện
- Kiểm tra chéo trong cặp.
50 + 10 + 40 = 100
100 – 80 + 70 = 90
34 + 8 – 12 = 30
51 – 6 + 35 = 80
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Chia sẻ
- Thực hiện
Bài giải
Mẹ còn phải hái số quả xoài là:
95 – 36 = 59 (quả)
 Đáp số: 59 quả xoài.
- Đọc
- Thực hiện
Bài giải
Vườn nhà Thanh có số cây vải là:
27 + 18 = 45 (cây)
 Đáp số: 45 cây vải.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
Sáng - Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2022
Tiết 3: 
TOÁN (83)
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về hình học và đo lường.
- Chỉ ra được đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong và nêu được tên 3 điểm thẳng hàng.
- Đo và tính được dộ dài đường gấp khúc.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Làm BT1, 2, 3 (Tr98)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Thước thẳng
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Cho HS hát bài Hình khối.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới
- Hát
- Lắng nghe 
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
a. Chỉ ra đường thẳng...hình sau.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- YC HS quan sát hình trong SGK. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p.
Phần a: 
- Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?
Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, phát thẻ, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng. 
- Tổ chức cho HS chơi, chữa bài phân thắng thua.
- Nhận xét. YC HS chữa bài vào vở.
Phần b:
- Gọi 1 nhóm lên chữa bài bảng. Lớp theo dõi NX, bổ sung.
- NX, chữa bài đúng.
- Bài toán củng cố kĩ năng nhận dạng đường thẳng, đường gấp khúc, đường c
- Đọc đề bài 
- Quan sát
- Theo dõi lắng nghe. Chia đội chơi.
a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình
- Lắng nghe.
b) Nêu tên 3 điểm thẳng hàng trong hình 
3 điểm: C, M, A thẳng hàng
3 điểm: C, P, B thẳng hàng
3 điểm: B, N, A thẳng hàng
- Chữa bài vào vở.
-HS lắng nghe
Bài 2 (trang 98)
- Yêu cầu HS đọc đề bài a)
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2p, trả lời câu hỏi:
- Có bao nhiêu đường gấp khúc từ A đến B?
- Các đường gấp khúc đó được tạo bởi mấy đoạn thẳng?
- Yêu cầu HS chọn 1 đường gấp khúc từ A đến B để đo và tính độ dài vào vở. 
- Nhận xét – chữa bài. 
? Đê tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Yêu cầu đọc đề bài phần b)
- Phần b) yêu câu làm gì?
- Để vẽ được đoạn thẳng 1dm con cần chú ý điều gì?
- Nhận xét, yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 1dm vào vở. 
- Chữa bài
- Nêu cách vẽ đoạn thẳng này. 
- Nhận xét
- Đọc
- Đo và tính độ dài các đường gấp khúc từ A đến B
- Thảo luận nhóm 4
- Có 3 đường gấp khúc từ A đến B (đường màu tím, đường màu vàng, đường màu xanh)
- Đường gấp khúc màu tím và màu vàng được tạo bởi 3 đoạn thẳng.
- Đường gấp khúc màu xanh được tạo bởi 2 đoạn thăng. 
- Chọn 1 đường gấp khúc đo và tính độ dài
- Làm vở
- Nhận xét, lắng nghe
- Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó. 
- Đọc
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm
- Đổi 1dm = 10cm. 
Vẽ đoạn thẳng 1dm là vẽ đoạn thẳng 10cm
- Vẽ 
- Chữa, nhận xét
- Xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 10, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải. 
-Lắng nghe
Bài 3 (trang 99)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài cho ta biết gì?
- Đề bài hỏi gì? 
- Yêu cầu HS làm vở
- Chữa bài
- Vì sao để tìm số lít sữa ở bình nhỏ ta làm phép tính 23 – 8?
- Nhận xét
- Để làm tốt bài toán có lời văn, các con cần lưu ý điều gì ?
- Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.
- 1 HS đọc
- Đề bài cho biết bình sữa to có 23l, bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to 8l.
- Đề bài hỏi bình sữa nhỏ có bao nhiêu lít sữa.
- Làm vở
- Chữa
- Vì bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to nên ta sẽ làm phép trừ. 
- Nhận xét
- Đọc kĩ đề để lựa chọn phép tính đúng.
Bài giải
Bình sữa có số lít sữa là:
23 – 8 = 15 (lít)
 Đáp số: 15 lít sữa.
Củng cố, dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Dặn HS về ôn tập lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau
- TL
- Ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_________________________________________________
Sáng - Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2022
Tiết 4: 
TOÁN (84)
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
Thực hiện giải được bài toán có đơn vị đo dung tích lít.
Củng cố về hình tứ giác, hình vuông.
Vận dụng đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam để phân biệt được độ nặng nhẹ của các đồ vật.
Làm BT 4, 5 (Tr99)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Hình ảnh các sản phẩm kèm cân nặng trong bài 5
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Cho HS nêu tên một số điểm và đoạn thẳng.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới
- Thực hiện
- Lắng nghe 
2. Luyện tập, thực hành
Bài 4
- Gọi Hs đọc yêu cầu BT4
- BT có mấy yêu cầu
- Cho HS quan sát dung bài phần a, hỏi mỗi mảnh bìa sau có dạng hình gì?
- Cho HS quan sát nội dung phần b, hình vuông được tạo thành từ 12 mảnh ghép với các hình dạng khác nhau
- Yêu cầu HS TL nhóm đôi suy nghĩ xem hai mảnh bìa ở phần a ghép được vào vị trí nào trong hình vuông?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Suy nghĩ thế nào mà con chọn mảnh bìa màu vàng ghép được vào vị trí hình 5?
- Dựa vào đâu con chọn mảnh bìa màu đỏ ghép vào vị trí hình 6?
- Gọi HSNX
- Dựa vào đâu để biết một hình có thể đặt vào vị trí trống của hình khác?
- Gọi HS kéo thả hình để kiểm tra (hoặc gắn mảnh bìa màu vàng và đỏ vào miếng bìa hình vuông).
- 1HS đọc yc
- TL
- TL
- Quan sát
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày
- TL
- TL
- NX
- Quan sát hình đã cho, dựa vào đặc điểm hình đó, quan sát chỗ trống nào có điểm giống nhau thì chọn
- Thực hành
Củng cố, dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Dặn HS về ôn tập lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau
- TL
- Ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________________
Sáng - Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: 
TOÁN (85)
ÔN TẬP (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ.
- Điền được các số tương ứng trên tia số đã cho. Tìm được số liền trước, liền sau của 1 số cho trước.
- Thực hiện được tính nhẩm các phép tính cộng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
- Thực hiện được đặt tính, tính các phép cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Vận dụng vào giải bài toán về nhiều hơn.
- Làm BT1, 2, 3 (Tr100)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ cho bài tập 1
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện đếm cách số 5.
- Một HS nêu số 3, truyền cho HS tiếp theo phải nêu được số hơn số của HS ban đầu là 5 đơn vị (là số 8), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi được kết quả gần bằng số 100.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài, ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1
- Cho HS đọc YC bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.
- Cho đại diện các nhóm nêu.
- Nhận xét, chữa bài.
- Bài tập 1a củng cố kiến thức gì?
- Chiếu bài 1b, cho HS đọc và xác định YC bài.
- Cho HS làm cá nhân vào vở.
- Đánh giá HS làm bài
- Bài tập 1b củng cố kiến thức gì?
- Muốn tìm số liền trước của một số, ta làm như thế nào?
- Muốn tìm số liền sau của một số, ta làm như thế nào?
- Củng cố cách đọc các số trên tia số, xác định được mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số đã cho, tìm số liền trước, liền sau của một số.
Bài 2: Tính nhẩm.
- Gọi HS đọc bài 2a.
- Tính nhẩm là tính thế nào? Nhận xét các số trong phép tính.
- Làm mẫu, nêu cách nhẩm
- Cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.
- Gọi đại điện các nhóm nêu cách nhẩm và kết quả.
- Đánh giá HS làm bài.
- Cho HS nêu lại cách tính nhẩm
- Đánh giá, nhấn mạnh cách tính nhẩm
- Cho HS đọc và xác định YC bài 2b.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.
- Đánh giá HS làm bài.
- Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?
- - Chú ý cho HS nhắc lại cách đặt tính, rồi tính.
- Cho HS đọc và xác định YC bài 2c.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào bảng con lần lượt từng dãy tính.
- Nêu cách thực hiện tính?
- Đánh giá HS làm bài ở bảng con.
- Đánh giá HS làm bài
- Bài tập 2c củng cố kiến thức gì?
- Chú ý cho HS nhắc lại cách thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài 3
- Bài toán cho biết gì?
- Đề bài hỏi gì? 
- Muốn biết khối lớp Ba làm được bao nhiêu sản phẩm thì phải làm thể nào?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn
- Đánh giá HS làm bài.
- Nhận xét
Củng cố, dặn dò
Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Tham gia chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đọc YC bài.
- Làm bài nhóm đôi.
- Nêu lần lượt các số ứng với mỗi chữ cái trên tia số.
A: 19; B: 31; C: 47; D: 62; E: 88
- Đọc các số trên tia số, xác định được mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số đã cho.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm
- Làm cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
39
40
41
58
59
60
80
81
82
- Chữa bài, nhận xét.
- Xác định số liền trước, liền sau của một số.
- Lấy số đã cho trừ đi 1 đơn vị.
- Lấy số đã cho cộng thêm 1 đơn vị.
- Lắng nghe.
- Tính nhấm.
- Là tính không cần dùng nháp 
- Theo dõi.
- Các nhóm làm bài, đại diện 2 nhóm làm bài trên bảng phụ, nêu cách nhẩm:
8 + 4 = 12 15 - 6 = 9
4 + 8 = 12 15 - 9 = 6
9 + 2 = 11 6 + 8 = 14
2 + 9 = 11 14 - 8 = 6
- Nhận xét, chữa bài.
- 2 HS nêu lại cách nhẩm.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau
 - 4 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ và nêu cách tính.
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Cách đặt tính rồi tính.
- Lắng nghe.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
42 + 18 - 10 = 50 60 - 13 + 23 = 70
- 2 HS nêu cách thực hiện. 
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Lắng nghe.
- Thực hành tính đối với phép tính có hai dấu phép tính.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Nêu để phân tích đề.
- Thực hiện phép tính cộng.
- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.
- Làm cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
Bài giải
Khối lớp Ba làm được số sản phẩm là:
24 ₊ 16 = 40 (sản phẩm)
 Đáp số: 40 sản phẩm
- Kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.
- Lắng nghe
__________________________________________________
Củng cố, dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Dặn HS về ôn tập lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau
- TL
- Ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_________________________________________________________________________
TUẦN 18
Sáng - Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2023
Tiết 4: 
TOÁN (86)
ÔN TẬP (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập tổng hợp về hình học và đo lường.
- Củng cố về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, đoạn thẳng, hình tứ giác.
- Vận dụng đơn vị đo khối lượng để thực hành.
- Thực hiện được các số có đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam từ nhẹ đến nặng.
- Tính được tổng và hiệu cân nặng của các con vật đã cho.
- Ước lượng được số đồ vật có trong hình.
- Làm BT4, 5, 6, 7 (Tr 101, 102)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Hình các con vật kèm cân nặng trong bài 6
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS nhận diện và nêu tên một số đường (đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc).
- Tổng kết, nhận xét
- Dẫn dắt vào bài, ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 4:
- Cho HS đọc YC bài 4a.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.
- Cho đại diện các nhóm nêu.
- Nhận xét, chữa bài.
- Bài tập 4a củng cố kiến thức gì?
->Củng cố cách nhận dạng đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong.
- Cho HS đọc và xác định YC bài 4b.
- Cho cá nhân HS tự đếm.
- Nhận xét, đánh giá HS làm bài.
- Bài tập 4b củng cố kiến thức gì?
- -> Củng cố cách đếm các đoạn thẳng trong các đường gấp khúc.
- Yêu cầu HS đọc bài 4c.
- Bài 4c yêu cầu gì? 
- Hình tứ giác có đặc điểm gì? 
- Cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.
- Gọi đại điện các nhóm nêu.
- Đánh giá làm bài của HS, tuyên dương HS.
Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS quan sát, đọc số lít mật ong mà mỗi can có thể chứa được.
- Cho HS làm việc theo cặp (3p) để làm bài.
- Qua BT 5, em được củng cố kiến thức gì?
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương HS.
Bài 6:
- Cho HS đọc và xác định YC bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Làm thế nào để viết được tên các con vật theo yêu cầu?
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương HS.
- Bài tập 6a củng cố kiến thức gì?
- ->So sánh số đo khối lượng với đơn vị là ki-lô-gam.
- Cho HS đọc và xác định YC bài 6b.
- Muốn làm được phần b,em cần biết gì?
- Cho HS làm cá nhân vào bảng con.
- Đánh giá HS làm bài ở bảng con.
- Bài tập 6b củng cố kiến thức gì?
- Nhấn mạnh kiến thức bài 6b.
->Thực hành xác định cân nặng của hai con vật, cách tính tổng số cân nặng của haicon vật theo đơn vị là ki-lô-gam.
- Cho HS đọc và xác định YC bài 6C.
- Con vật nặng nhất là con vật nào? Nó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Con vật nhẹ nhất là con vật nào? Nó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Tính hiệu là làm phép tính gì?
- Cho HS làm cá nhân vào bảng con.
- Đánh giá HS làm bài ở bảng con.
- Bài tập 6c củng cố kiến thức gì?
->Thực hành xác định cân nặng của hai con vật, cách tính hiệu số cân nặng của hai con, vật theo đơn vị là ki-lô-gam.
3. Vận dụng:
Bài 7:
- Yêu cầu HS đọc và xác định YC bài 7a.
- Cho cá nhân HS tự ước lượng.
- Đánh giá HS làm bài.
- Qua bài tập 7a củng cố kiến thức gì?
- - Nhấn mạnh: Các em biết cách ước lượng số chìa khóa theo từng nhóm. Sau đó ước lượng số chìa khóa có tất cả. 
- Cho HS đọc và xác định YC bài.
- Cho cá nhân HS tự đếm số chìa khóa có trong hình.
- Đánh giá HS làm bài.
- Nhấn mạnh: Như vậy có tất cả 39 chiếc chìa khóa. 
Củng cố, dặn dò:
- Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Nêu
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc YC bài.
- Làm bài nhóm đôi.
- Đại diện 2 nhóm báo cáo.
- Đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong.
- Đối chiếu, nhận xét
- Nêu ý kiến cá nhân
- Lắng nghe
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Làm cá nhân.
- Cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau.
H1: 7 đoạn thẳng; H2: 8 đoạn thẳng
- Lắng nghe.
- Đếm các đoạn thẳng trong các đường gấp khúc đã cho.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2, 3 HS nêu.
- Trả lời.
- Làm bài nhóm đôi, đại diện 2 nhóm nêu câu trả lời.
- Có 14 mảnh ghép hình tứ giác.
- Lắng nghe, chữa bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Quan sát.
- Các cặp thảo luận, đại diện 3 cặp báo cáo KQ thảo luận.
- Có cá cách chọn sau
Lấy 1 can 6l và 1 can 2l
Lấy 1 can 5l và 1 can 3l
Lấy 1 can 41, 1 can 3l, 1 can 1l
- Quan sát và nhận ra được số can chứa lít kèm theo.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc YC bài.
- Làm bài theo nhóm 4 (3p). 
Dê, hươu, cá heo, gấu
- So sánh cân nặng của các con vật.
- Đối chiếu, nhận xét.
+ 2, 3 HS nêu ý kiến cá nhân.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Cân nặng của con dê và con hươu.
- Làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.
- Kết quả:
46 + 54 = 100 (kg)
- Cả lớp giơ bảng con.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Con gấu. Nó nặng 84 kg.
- Con dê. Nó nặng 46kg.
- Làm phép tính trừ.
- Làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.
- KQ: 85 ₋ 46 = 39 (kg)
- Cả lớp giơ bảng con.
- Nêu ý kiến cá nhân
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Làm cá nhân.
- Cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau
- Ước lượng: có khoảng 10 chiếc chìa khóa.
- Lắng nghe.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Làm cá nhân.
- Cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau.
- Đếm: Trong hình trên có 39 chiếc chìa khóa.
- Lắng nghe.
- Nêu.
- Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Chiều - Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2023
Tiết 1: 
TOÁN (87)
EM VUI HỌC TOÁN (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đo cân nặng của các bạn trong nhóm thông qua đó củng cố kĩ năng sử dụng cân đồng hồ.
- Xếp riêng được các đồ vật vào từng nhóm khối lượng.
- Thực hành, ước lượng được số lượng nước trong bình.
- Làm BT1, 2 (Tr103)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Cân điện tử, chai 1 lít, một số vật chứa nước.
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. Ai trả lời đúng được thưởng 1 sticker.
- Cái gì hay dùng để đo cân nặng?
- Đơn vị để đo lượng nước là gì?
- Ki - lô - gam là đơn vị để đo độ dài đúng hay sai?
- Hình tứ giác là hình như thế nào?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài. Ghi tên bài lên bảng.
2. Thực hành, luyện tập:
Bài 1:
- Chuẩn bị và mượn cân (2 -3cái). 
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi tổ là 1 nhóm. 
- Yêu cầu 1 bạn ghi số đo và điền vào bảng sau:
STT
Tên học sinh
Số đo
Kết luận
1
Nguyễn Văn A
20kg
Hơi gầy
...
...
...
...
- Bạn nào có số cân nặng nhất, nhẹ nhất?
- Kể tên những bạn có số cân bằng nhau.
- Đối với những bạn nhẹ cân/nặng cân cần phải làm gì?
- Nhận xét số cân của bạn nam và nữ.
- Theo dõi HS các nhóm thực hành cân.
Bài 2:
- Chuẩn bị mỗi nhóm: 1 phiếu, 3 cái bàn phân loại: ít hơn 1 lít, 1 lít, nhiều hơn 1 lít.
- Yêu cầu HS mang những chai lọ đã chuẩn bị lên đặt vào bàn phân loại.
- Đặt 1 chiếc xô hoặc can 5l lên bàn - yêu cầu HS dự đoán xem sẽ phải đỏ bao nhiêu chai 1 lít để đầy xô hoặc can
- Cho HS thực hành dùng chai 1 lít đổ nước vào bình và dự đoán xem mấy lần đổ thì đầy chai.
- Quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở HS đổ nước để tránh bị bắn ra ngoài.
- Chọn 1 số vật dụng lên và hỏi HS
- Chai có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít? 
Củng cố dặn dò: 
- Qua bài học hôm nay, con nhớ lại được điều gì?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS. Dặn dò HS về thực hành.
- Lắng nghe.
- Tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.
- Làm việc nhóm.
- Lần lượt lên cân và đọc số đo của mình cho bạn ghi chép.
- Sau khi HS cân xong, tổng hợp lại bảng số đo và TLCH.
- Dựa vào số liệu đã ghi chép để nêu.
- Nhận xét.
- Nêu dự đoán.
- Thực hành dùng chai 1 lít đổ nước vào bình và dự đoán xem mấy lần đổ thì đầy chai.
- Trả lời.
- Về nhà thực hành, chia sẻ với người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Sáng - Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2023
Tiết 3: 
TOÁN (88)
EM VUI HỌC TOÁN (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác với các hoạt động tạo hình.
- Vận dụng hình tứ giác để tham gia trò chơi.
- Làm BT3, 4, 5 (Tr104, 105)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Dây để tạo hình bài 4.
2. HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
- Luật chơi: GV đưa ra 1 số câu hỏi, HS trả lời đúng là thắng.
- Đố em kể tên các “đường” trong môn Toán em đã học?
- Đố em kể tên các hình em đã học?
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- Đánh giá HS chơi.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài mới.
2. Thực hành, luyện tập 
Bài 3.
- Cho HS đọc và xác định YC bài.
- Cho HS thực hành theo nhóm 4. HS tạo hình vào giấy theo yêu cầu bài tập 3.
- Nhận xét phần thực hành của các nhóm.
Bài 4.
- Cho HS đọc và xác định YC bài.
- Cho HS thực hành theo nhóm 4. 
- Nhận xét phần thực hành của các nhóm.
3. Vận dụng.
Bài 5 
- Cho HS chơi trò chơi Tung vòng và chạy theo đường tạo thành hình tứ giác.
- Hướng dẫn lại cách thực hiện trò chơi: HS chơi theo kiểu tiếp sức, mỗi HS sẽ tung vòng ra 4 vị trí khác nhau tạo thành một hình tứ giác, bạn đó sẽ chạy theo đường tạo thành hình tứ giác vừa tạo.
- Tổ chức cho HS chơi theo tổ: chia lớp thành 4 tổ theo khu vực GV đã phân công.
- Nhận xét và tổng kết sau trò chơi của, tuyên dương HS.
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS chia sẻ:
- HS nói cảm xúc sau giờ học.
- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.
- HS nói về hoạt động còn lúng túng. Nếu làm lại sẽ làm gì?
- Nhấn mạnh kiến thức tiết học
- Đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Về ôn bài để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc YC bài.
- Thực hành yêu cầu bài 3 theo nhóm 4.
- Sau khi tạo hình xong, đại diện các tổ chia sẻ bài vẽ của nhóm mình.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm.
- Cá nhân mỗi HS trong nhóm tưởng tượng và dùng dây tạo ra các hình khác nhau, chia sẻ ý tưởng và cách làm với bạn.
- Cùng nhau thảo luận chọn một ý tưởng tạo hình rồi cùng nhau hợp tác dùng dây tạo hình.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.

- Các tổ thực hành chơi trò chơi theo khu vực GV đã phân công. 
- Lắng nghe.
- Chia sẻ.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________________
Sáng - Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2023
Tiết 4: 
TOÁN (89)
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Câu 1. Phép tính 8 + 5 có kết quả là:
 4	B. 14 	C. 13 
Câu 2. Trong phép tính 67 – 23 = 44 số 23 được gọi là: 
Hiệu	B. Số bị trừ C. Số trừ 
Câu 3. 1 dm = ... cm.
 A. 10cm	B. 20cm	C. 15cm 	
Câu 4. Hình bên có:
A. 7 hình tứ giác	
B. 8 hình tứ giác
C. 9 hình tứ giác	
Câu 5. Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm 36 + 27 63 là: 
 A. 	 C. =
Câu 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
45 + 14 = 59 	78 – 9 = 68 
Câu 7. Đặt tính rồi tính:
34 + 52	 58 – 15	 	58 + 34	 100 - 6
Câu 8. Tính:
68 kg – 12 kg + 8 kg =.........................	26l + 18 l - 13l =........................
Câu 9. Lớp 2A có 30 học sinh, lớp 2B có nhiều hơn lớp 2A là 2 học sinh . Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh?
Câu 10. Số quả trứng mẹ mua là số tròn chục lớn nhất có hai chữ số. Mẹ cho bà 50 quả trứng. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng? 
___________________________________________________________
Sáng - Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2023
Tiết 1: 
TOÁN (90)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
(Kiểm tra theo đề của nhà trường)
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_2_tuan_17_nam_hoc_2022_2023_hoang_thi_x.docx