Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4: Em làm được những gì? (2 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4: Em làm được những gì? (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố:

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.

- Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.

- Biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.

- Biết xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.

2. Kĩ năng

2.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học:Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học và đơn vị đo.

- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có liai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.

2.2 Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; một tờ lịch tháng và hình phóng to ở BT1, BT3, thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét.

2. Học sinh:

- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán.

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 6331
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4: Em làm được những gì? (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
TUẦN: 4	BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 34)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS củng cố:
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
- Biết xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
2. Kĩ năng
2.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học:Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học và đơn vị đo.
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có liai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
2.2 Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; một tờ lịch tháng và hình phóng to ở BT1, BT3, thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Truy tìm ẩn số”
- GV chia lớp thành hai đội A – B và nêu luật chơi
+ Nhóm A chọn 1 bạn đi tìm ẩn số, nhóm B cung cấp thông tin.
+ Người tìm chỉ được hỏi nhiều nhất 5 câu; người được hỏi chỉ được phép gật đầu hoặc lắc đầu.
VD: A: số đó có số chục là 2?-B- lắc đầu.
A: Số bé hơn 11?- B: lắc đầu.
A: Số đó lớn hơn 12 và bé hơn 14? B: lắc đầu
A: Số đó liền trước số 12? B: lắc đầu.
A: Số đó liền sau số 13? B: gật đầu
A: Số cần tìm là 14.
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu “Em làm được những gì? và ghi đầu bài lên bảng
- HS lắng nghe 
- HS chia 2 đội
- HS tham gia chơi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe 
2. Luyện tập (20 phút)
* Mục tiêu:
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
- Biết xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi.
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem thứ, ngày, tháng năm trên tờ lịch.
- Treo tờ lịch tháng 10 lên bảng và hỏi:
+ Trên tờ lịch ghi thứ mấy, ngày bao nhiêu? 
+ Tờ lịch này của tháng, năm nào?
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đính tranh 2 và hỏi:
+ Tranh này vẽ gì?
+ Hà vẽ xong bức tranh tặng mẹ lúc mấy giờ?
+ Vì sao em biết?
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.
- Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi
+ Trên tờ lịch ghi thứ tư, ngày 20.
+ Tờ lịch này tháng 10, năm 2021.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
+ Tranh vẽ cảnh bạn gái đang cầm bức tranh.
+ Hà vẽ xong bức tranh lúc 8 giờ.
+ Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS cho biết 1dm bằng bao nhiêu cm?
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thực hành đo độ dài cánh tay và bàn chân trong nhóm theo đơn vị xăng –ti –mét, sau đó xem khoảng bao nhiêu đề- xi –mét.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận.
Lưu ý giúp đỡ các nhóm.
- 1HS đọc.
- 1dm =10 cm
- HS chia nhóm
- HS thực hành đo độ dài cánh tay và bàn chân trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình và cho biết Nhà cả Sóc ở đâu?
+ Cửa ra vào hình chữ nhật.
+ Không có dạng khối lập phương
+ Đó là hình nào?
+ Nhà của Sóc là nhà thứ? ( từ trái sang phải).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi đua “ Ai nhanh hơn”
- GV nêu luật chơi.
- Tổ chức cho HS thi đua
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát tranh.
+ Hình thứ 2 từ trái sang phải.
- HS thảo luận nhóm và làm bài tập.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS thi đua.
- HS nhận xét.
4. Củng cố (10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Trò chơi: Ô cửa bí mật
 Cho HS trả lời câu hỏi trong các ô cửa
( Cho HS trả lời 4 câu hỏi trong các ô cửa).
 1. Tờ lịch này thứ mấy, ngày bao nhiêu?.
 2. Em tan học lúc mấy giờ?
.
3. Nhà của Thỏ là nhà thứ?
Ô may mắn
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài đã học trên lớp và chuẩn bị bài cho tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
TUẦN: 4	BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 2)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 34)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS củng cố:
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
- Biết xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
2. Kĩ năng
2.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học:Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học và đơn vị đo.
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có liai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
2.2 Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; tia số và hình phóng to ở BT6.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Nội dung của trò chơi về Tìm số
- GV ghi dãy số lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi đua tìm số cần điền.
- GV nêu luật chơi.
- GV cho HS thực hiện trò chơi.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp về đơn vị thời gian đó là: “Em làm được những gì (tiết 2)” và ghi đầu bài lên bảng
- HS lắng nghe phổ biến luật chơi.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe 
2. Luyện tập (22 phút)
* Mục tiêu:
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
- Biết xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số. - Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
Bài 4: Quan sát tia số
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tia số và cho biết:
+ Khoảng cách giữa các số trên tia số như thế nào?
+ Hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau mấy đơn vị?
+ Vậy muốn tìm số tiêp theo ta phải làm sao?
- Gọi HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng sửa bài, lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- Lưu ý giúp đỡ để đối tượng HS chậm hoàn thành BT
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát và trả lời:
+ Khoảng cách giữa các số trên tia số đều nhau.
+ Hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1 đơn vị.
+ Muốn tìm số tiêp theo ta lấy số trước thêm 1 đơn vị.
- HS làm bài.
- HS lên bảng sửa bài, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Bài 5. 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hỏi:
+ Các bài ở cột 1, cột 2 và cột 3 có điểm gì khác?
- GV lưu ý HS cách tính.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm BT.
- Gọi đại diện các nhóm chia sẻ, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Bài 6. 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả mấy thùng đựng sách quyên góp?
- Các thùng đó có số lượng là bao nhiêu quyển?
- Số sách của lớp 2A là số liền sau của 39. Vậy là số mấy?
- Số 40 là thùng nào?
- Tương tự hỏi các thùng còn lại.
- Vậy lớp 2D là thùng nào?
- GV cho làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra kết quả.
- Gọi HS nêu kết quả BT. 
- GV nhận xét. 
Bài 7. 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV nêu câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số gà mái bà ngoại nuôi ta phải làm sao?
+ Vậy bà ngoại nuôi bao nhiêu con gà mái?
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét.
- 1HS đọc
- Các bài ở cột 1, cột 2 có 1 dấu tính, cột 3 có 2 dấu tính.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm làm BT.
- Đại diện các nhóm chia sẻ, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
73 + 5 =78 45 -22 =23
36 + 23 = 59 89 -6 = 83
70 +20 - 40 = 50
96- 36 + 20 = 80
-1 HS đọc đề bài.
- Có 4 thùng đựng sách quyên góp.
- Thùng 1: 38 quyển; thùng 2: 39 quyển, thùng 3: 39 quyển, thùng 4: 51 quyển. 
- Số 40
- Thùng 3.
- Số 38, thùng 1.
- Số 51, thùng 3.
- Thùng còn lại: 39.
- HS thực hiện.
- HS nêu kết quả BT.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài.
- Bà ngoại nuôi 37 con gà, trong đó có 6 con gà trống, còn lại là gà mái.
- Bà ngoại nuôi bao nhiêu con gà mái?
- Ta lấy số gà bà ngoại nuôi trừ đi số gà trống.
Lấy 37 – 6 = 31 con
- Bà ngoại nuôi 31 con gà mái.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Trò chơi 
* Hình thức: Cá nhân.
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi Ai nhanh hơn?
- GV phổ biến luật chơi
- Cho HS thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS lắng nghe
Hoạt động ở nhà (1 phút)
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “Ai nhanh hơn” với người thân trong nhà.
- HS thực hiện ở nhà.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_em_lam_duo.docx