Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 38: Ki-lô-gam (Tiết 1) - Đỗ Thị Hồng Thắm

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 38: Ki-lô-gam (Tiết 1) - Đỗ Thị Hồng Thắm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng.

- Biết cái cân đĩa và một số loại cân khác là dụng cụ để đo đại lượng khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.

- Thực hành cân một số đồ vật trong thực tế và tính toán theo đơn vị ki-lô-gam

2. Năng lực, phẩm chất

*Năng lực

- Phát triển các năng lực toán học.

- Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả của các đồ vật. HS phát triển về NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học

- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình huống, HS phát triển về NL ngôn ngữ, phương tiện toán học, NL giải quyết vấn đề, NL mô hình hóa toán học.

* Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: 2 cái cân với các quả cân theo đơn vị kg, 1 cân đĩa (cân đồng hồ)

HS: SHS, bảng con, Vở

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 7370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 38: Ki-lô-gam (Tiết 1) - Đỗ Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
BÀI 38 : KI-LÔ-GAM (Tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng.
- Biết cái cân đĩa và một số loại cân khác là dụng cụ để đo đại lượng khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.
- Thực hành cân một số đồ vật trong thực tế và tính toán theo đơn vị ki-lô-gam
2. Năng lực, phẩm chất
*Năng lực
- Phát triển các năng lực toán học.
- Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả của các đồ vật. HS phát triển về NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học
- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình huống, HS phát triển về NL ngôn ngữ, phương tiện toán học, NL giải quyết vấn đề, NL mô hình hóa toán học.
* Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 2 cái cân với các quả cân theo đơn vị kg, 1 cân đĩa (cân đồng hồ) 
HS: SHS, bảng con, Vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động 
- Tổ chức trò chơi Đeo khẩu trang chống covid gồm 3 câu hỏi là các phép tính có đơn vị đo độ dài cm và dm. Có các đáp án để học sinh lựa chọn trả lời qua phần chat, 1HS nói đáp án, hs nhận xét, gv nhận xét, chốt đáp án đúng- tuyên dương.
- Gv kết hợp giới thiệu bài: 
+ Trong các phép tính ở trò chơi các con thấy có xuất hiện đơn vị đo có tên gọi là gì?
+ cm và dm dùng để làm gì?
+ Bài hôm nay chúng ta sẽ học một đơn vị đo mới, đơn vị đo khối lượng có tên gọi là Ki- lô -gam. Lớp mở vở ghi bài cho cô nào, bạn nào ghi xong bấm số 1 vào phần chat cho cô nhé!
+ Cô giáo mời 2 bạn đọc tên bài cho cô giáo, lớp đọc thầm theo bạn.
Bây giờ cô cùng các con khám phá xem đơn vị đo khối lượng ki lô gam là gì nhé!
B. Hoạt động khám phá
Giới thiệu ki-lô-gam + cái cân 2 đĩa
- Bây giờ tay phải các con cầm 1 quyển sách giáo khoa Toán, tay trái các con cầm 1 quyển vở ôly. 
- Các con hãy cho cô biết quyển sách giáo khoa và quyển vở ôly, vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn?
- Cho HS quan sát chiếc cân đĩa:
Cân đĩa có cấu tạo ntn?
- GV nhận xét, giới thiệu:
 + Cân đĩa có 2 đĩa: đĩa cân 1 và đĩa cân 2
 + Vạch thăng bằng.
 + Kim của cân.
- GV nhắc lại lần nữa . Với cân đĩa cta xem vật nào nặng hơn và nhẹ hơn như sau: khi chúng ta không đặt vật nào lên 2 đĩa cân thì cân ở trạng thái thăng bằng, tức là kim cân chỉ ở vạch chính giữa không lệch về bên nào. 
 Bây giờ Cô đặt quả đu đủ lên đĩa cân 1; đặt quả na bên đĩa cân 2, các con quan sát xem có sự thay đổi như thế nào?
- GV nhận xét, chốt: quả đu đủ nặng hơn quả na; hay quả na nhẹ hơn quả đu đủ.
-HS nhắc lại.
 - GV chiếu các loại quả cân: cho hs đọc
Ki – lô –gam viết tắt là kg . Đọc là kg.
Khi cân các vật để xem biết mức độ nặng, nhẹ thế nào thì ta dùng đơn vị là ki-lô-gam. Ki lô gam là đơn vị đo khối lượng của 1 vật. Ki lô gam viết tắt là kg. 
- GV hd viết trên bảng kg: 2 chữ k, g viết thường, cỡ nhỏ, cao 2 ôli rưỡi, liền nhau.
- Cho học sinh đọc và viết bảng con chữ kg.
Để biết chính xác cân nặng hay khối lượng các đồ vật là bao nhiêu kg, cô tiếp tục hướng dẫn với quả cân và cân đĩa 
- Các con quan sát 1 gói đường và 1 quả cân 1kg trên 2 đĩa cân ; quan sát thấy trạng thái cân ntn?
Vì sao con biết?
- Khi đó cân nặng của gói đường bằng cân nặng của quả cân 1kg. Ta nói: gói đường cân nặng là 1kg. 
- Y/c HS nói lại. 
Để so sánh sự nặng nhẹ các đồ vật, hay để biết được chính xác khối lượng các đồ vật ngoài loại cân đĩa trong đời sống có rất nhiều loại cân khác, hiện tại chúng ta biết nhiều về chiếc cân đồng hồ ( cân bàn) để cân.
- GV đưa cho HS quan sát các loại cân: giới thiệu qua
- GV chỉ vào hình cho HS đọc tên gọi các loại cân.Cân đồng hồ, Cân điện tử......
C. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1/76 Số?
! Nêu yêu cầu bài 1
? Bài 1 yêu cầu gì
 Quan sát hình 1: cân đĩa
 Quan sát hình 2: cân đồng hồ
- Thảo luận nhóm 2p và nộp bài trên padlet 2p: 6 nhóm 
+ Nhóm 1+2+3: thực hiện yêu cầu hình 1
+ Nhóm 4+5+6: thực hiện yêu cầu hình 2
- Chia sẻ, HS nhận xét.
- Nhận xét - đánh giá- chốt: biết chính xác khối lượng của đồ vật là bnh kg-> dùng các loại cân để cân
Liên hệ: cân đồng hồ và cân điện tử được sử dụng nhiều khi mua bán : cân hoa quả, cá, gà...ở chợ, siêu thị...
Bài 2/77- Tính theo mẫu:
! Nêu yêu cầu bài
? Bài yêu cầu em làm gì
! Quan sát - nhận xét mẫu: Phép tính này có gì đặc biệt?
? Mẫu làm như thế nào?
! Tương tự Làm bài cá nhân vào vở BT- chia sẻ nhóm 2
- Nhận xét - giải thích cách làm
? Bài 2 củng cố kiến thức gì: Cộng trừ có kèm theo kg, các con chú ý khi thực hiện phép tính có đơn vị đo ta thực hiện như bình thường sau đó ta viết thêm tên đơn vị sau kết quả tính được.
D.Hoạt động vận dụng
Trò chơi quizzi 3 câu hỏi:
+ 2 câu hỏi nhìn kim cân để tìm đáp án đúng số cân.
+ 1 câu hỏi liên quan đến phép tính có đơn vị kg.
- Bài học hôm nay, con đã học thêm được điều gì? 
- Nhận xét, mở rộng: sau này các con sẽ đc học các đơn vị đo khối lượng khác ở các lớp lớn hơn.
- Dặn dò: các bạn thực hành cân các đồ vật ở nhà, đọc khối lượng các đồ vật đó cho mọi người nghe. Chuẩn bị bài ngày mai
- HS tham gia chơi.
- HS trả lời: cm và dm
- dùng để đo độ dài các đồ vật
- HS lắng nghe
-2 HS đọc
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Quyển sách giáo khoa nặng hơn và quyển vở ôly nhẹ hơn.
- HS nghe - quan sát
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS Trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: quả cân 1 ki- lô – gam,....
- Đĩa cân 1 có quả đu đủ thấp hơn đĩa cân 2 có quả na, kim cân lệch về phía quả đu đủ.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HSTL
- Trạng thái thăng bằng.
- Vì kim của cân ở chính giữa không lệch về phía bên nào.
- HS đọc lại.
- Số?
- điền số vào ô có dấu chấm hỏi.
+Hình 1: đĩa cân 2 có klg 2kg vì có 2 quả cân 1kg. Cân thăng bằng vì kim của cân chỉ ở vạch chính giữa, con cá có cân nặng bằng khối lg 2 quả cân và bằng 2kg.
+ Hình 2: Kim của cân chỉ vào vạch số 3 nên quả dưa hấu nặng 3kg.
Tính theo mẫu
Phép tính có kèm theo đơn vị kg
Thực hiện phép tính trừ bình thường sau đó có ghi đơn vị đo kg ở đằng sau kết quả
- HS tham gia chơi.
- Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam, viết tắt là kg. Các loại cân và cân các đồ vật. Phép tính liên quan đến đơn vị kg
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
 ..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.doc