Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 54: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 54: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 – 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

HS phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập, thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, đoàn kết và yêu thương bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: BGĐT, kế hoạch bài dạy

2. Học sinh: SGK, vở ô li, VBT, nháp, đồ dùng học tập

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 3531
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 54: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 18tháng 11 năm 2021
TIẾT 54: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 – 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
HS phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập, thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, đoàn kết và yêu thương bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: BGĐT, kế hoạch bài dạy
2. Học sinh: SGK, vở ô li, VBT, nháp, đồ dùng học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”, trò chơi đố bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.
- GV cho HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm bàn dựa vào tranh nêu phép tính trừ
+ Làm thế nào để tìm được kết quả của phép trừ 52 – 24 = ? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết hợp giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức (10’)
- GV hướng dẫn HS cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng các khối lập phương:
- GV yêu cầu HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV
Nêu: Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục, để có 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị đồng thời gắn lên bảng.
- GV hướng dẫn HS lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cộtđơn vị thì được 12 khói lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị, lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục, còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.
- Vậy 52 - 24 = ?
- Muốn tính 52 - 24 ta đã thực hiện gài các thanh hình lập phương như thế nào?
- GV chốt ý
- GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ 52 - 24 bằng cách đặt tính rồi tính ( Lưu ý: kĩ thuật mượn trả)
+ 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1.
+ 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
Vậy: 52 – 24 = 28.
- Yêu cầu HS thực hiện một số phép tính khác vào bảng con: 
65 – 17 = ?
74 – 16 = ? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Thực hành, luyện tập (15’)
Bài 1: Tính
- GV yêu cầu HS nêu đề bài
- GV hướng dẫn HS: Ta thực hiện tính như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng lớp
- Chiếu bài và chữa bài của HS dưới lớp. 
- Gọi HS nêu miệng cách tính từng phép tính 
*GV chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.
Bài 2: Đặt tính rồi tính (Trang 67)
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài có mấy yêu cầu?
- GV hướng dẫn HS: Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
* Chú ý: Thực hiện tính cần lưu ý kĩ thuật mượn, trả. VD: 71 – 48 = ? 1 không trừ được 8, mượn 1 chục, được 11 trừ 8 bằng 3, viết 3, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 7 trừ 5 bằng 2, viết 2. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên làm bảng. 
- Chữa bài: HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 52 - 36; 43 - 17; 64 - 29
- GV chữa bài, nhận xét.
Củng cố: Kĩ năng đặt tính và tính trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.
4. Vận dụng (10’)
Bài 3: Tính (theo mẫu)
- Gọi HS nêu đề bài
- GV hướng dẫn mẫu: 
41 - 15 - 9 = 26 - 9
 = 17
- Ta thực hiện tính ntn?
*GV chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
5. Củng cố - dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về việc thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.
- Thực hiện các biện pháp 5k phòng chống dịch covid 19. Tuyên truyền tới người thân trong gia đình về cách phòng chống dịch.
- HS chơi trò chơi “ truyền điện” VD: 42 - 23 = 19
 33 - 15 = 18
 51 - 34 = 17
- HS quan sát, thảo luận và tìm ra được phép trừ 52 – 24 = ?
- HS tự nêu theo suy nghĩ của mình
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV
- HS lấy 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị gài vào bảng cá nhân.
HS thao tác trên các khối lập phương của mình, tay gài, miệng nói theo GV hướng dẫn
- HS trả lời: 52 - 24 = 28
- 2, 3 HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.
- HS làm một số VD: 
65 – 17 = 48
74 – 16 = 58
- HS đọc đề
- HS trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn
- HS nói cách thực hiện phép tính của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- 2 HS đọc to 
- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính, tính
- Khi đặt tính cần chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. 
- HS lắng nghe
- 3HS làm bảng lớp. Lớp làm vở.
- HS trình bày cách thực hiện của mình.
- Lớp đổi chéo vở nhận xét và chữa bài.
- HS đọc đề
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
32 - 18 - 5 = 14 - 5 = 9
52 - 23 - 8 = 29 - 8 = 21
64 - 36 - 9 = 28 - 9 = 19
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn
- HS nói cách thực hiện phép tính của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet.docx