Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 12
BÀI 22: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (4 tiết)
Tiết 1: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, ít hơn một số đơn vị).
2. Năng lực:
- Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn để, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 2.
- Nếu có điểu kiện, GV có thể phóng to bức tranh ở phần kĩ thuật tính trong SGK ở phần khám phá để HS dễ quan sát.
2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
Thứ ngày tháng năm BÀI 22: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (4 tiết) Tiết 1: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện được phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, ít hơn một số đơn vị). 2. Năng lực: - Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn để, năng lực tư duy và lập luận toán học. - Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng học Toán 2. - Nếu có điểu kiện, GV có thể phóng to bức tranh ở phần kĩ thuật tính trong SGK ở phần khám phá để HS dễ quan sát. 2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Tiết trước học bài gì? - Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Trò chơi những bông hoa điểm 10” + Câu 1: 78 + 15 = ? + Câu 2: 29 + 29 = ? + Câu 3: 63 + 9 = ? + Câu 4: 25 + 7 = ? + Câu 5: 56 + 16 = ? - Gv nhận xét, kết nối bài mới: Gv dẫn dắt ghi tên bài: Bài 22: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 1) Khám phá: - Gv treo tranh và dẫn dắt câu chuyện, chẳng hạn: “Nam và Hoa đang phụ gia đình thu hoạch trái cây. Trên xe rùa, có hai loại trái cây là bơ và dưa hấu.” - Yêu cầu hs đọc lời thoại của các nhân vật. - Gv yêu cầu hs nêu đề toán - Gv nhận xét, hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Vậy để tìm số quả bơ em làm phép tính gì? - Gv nhận xét, yêu cầu hs nêu lại phép tính. - Gv hướng dẫn kĩ thuật tính: + Em lấy ra 3 bó chục và 2 que rời. + Muốn bớt 7 que tính, trước tiên ta tháo 1 bó que tính thành 10 que tính rời. tổng cộng ta có 12 que tính rời. + Vậy 12 bớt đi 7 còn lại bao nhiêu que tính? + Vậy kết quả của phép trừ 32 – 7 là bao nhiêu? + 2 bó que tính và 5 que tính rời là bao nhiêu? + Vậy 32 – 7 = ? Gv ghi bảng 32 – 7 = 25 * Gv hướng dẫn hs đặt phép tính trừ 32 – 7 theo hàng dọc: - Có 3 bó que tính và 2 que tính rời ứng với chữ số hàng chục là số mấy và hàng đơn vị là số mấy? - Lấy ra 7 que tính vậy 7 que tính ứng với hàng nào? - Gv hướng dẫn hs đặt phép tính trừ 32 – 7 theo hàng dọc: Viết 32 rồi viết 7 dưới 32 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu -, kẻ vạch ngang rồi thực hiện phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số, rồi trừ từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - Gv hướng dẫn kỹ thuật tính: - Gọi hs nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện tính. 3.Luyện tập: Bài 1: Tính - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét, chốt kết quả - Gv yêu cầu hs nêu cách tính Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs nêu cách đặt tính. - Yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 3: Ngày thứ nhất, Mai An Tiêm thả 34 quả dưa hấu xuống biển. Ngày thứ hai, Mai An Tiêm thả ít hơn ngày thứ nhất 7 quả. Hỏi ngày thứ hai Mai An Tiêm thả bao nhiêu quả dưa hấu xuống biển? - Gọi hs đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán - Gv nhận xét, sửa bài 4 . Vận dụng - Hôm nay, chúng ta học bài gì? - Qua bài học, em biết thêm điều gì? - Yêu cầu hs nhắc lại thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Luyện tập chung (Tiết 2) - 5 hs hái hoa và trả lời kết quả phép tính trên bong hoa. Lớp nhận xét. - Lắng nghe, nhắc lại đề - Quan sát tranh, lắng nghe - 3 hs đọc: + Nam: Có 32 quả dưa hấu và bơ. + Hoa: Có 7 quả dưa hấu. + Rô – bốt: Vậy có bao nhiêu quả bơ? + Trên xe rùa có tất cả 32 quả dưa hấu và bơ. Trong đó, có 7 quả dưa hấu. Hỏi trên xe rùa có bao nhiêu quả bơ? + Trên xe rùa có tất cả 32 quả dưa hấu và bơ. Trong đó, có 7 quả dưa hấu. + Hỏi trên xe rùa có bao nhiêu quả bơ? + Phép trừ, lấy 32 - 7 - Lắng nghe, 1 hs nêu lại phép tính - Lắng nghe, theo dõi + Cầm tay và nói: có 32 que tính. + 5 que tính + Còn lại 2 bó que tính và 5 que tính rời. + Là 25 que tính + 32 – 7 = 25 - Ứng với chữ số hàng chục là số 3 và hàng đơn vị là số 2. - 7 que tính ứng với hàng đơn vị - Theo dõi - Theo dõi - 1 – 2 hs nhắc lại + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Tính - 4 hs làm bảng, lớp làm bảng con - Theo dõi - 2 hs nêu - Đặt tính rồi tính - 1 hs nêu 4 hs làm bảng, lớp làm vở - 1 hs đọc đề + Ngày thứ nhất, Mai An Tiêm thả 34 quả dưa hấu xuống biển. Ngày thứ hai, Mai An Tiêm thả ít hơn ngày thứ nhất 7 quả. + Hỏi ngày thứ hai Mai An Tiêm thả bao nhiêu quả dưa hấu xuống biển? + Bài toán giải về ít hơn một số đơn vị? - 1 ha làm bảng phụ, lớp làm vở 34 quả ? quả 7 quả Tóm tắt: Ngày thứ nhất: Ngày thứ hai: Bài giải: Ngày thứ hai Mai An Tiêm thả số quả dưa dấu xuống biển là: 34 - 7 = 27 ( quả) Đáp số: 27 quả dưa hấu - Hs trả lời - Hs trả lời - 1 – 2 hs nhắc lại + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Lắng nghe - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC . . . Thứ ngày tháng năm BÀI 22: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( 4 Tiết ) Tiết 2: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số; vận dụng giải các bài toán thực tế. - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, ít hơn một số đơn vị). 2. Năng lực: - Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn để, năng lực tư duy và lập luận toán học. - Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng học Toán 2. - Nếu có điều kiện, Gv có thể phóng to bức tranh sgk. 2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: - Tiết trước học bài gì? - Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Ong đi tìm nhụy”. Cô có 4 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Và nhiệm vụ của các học sinh là giúp các chú ong tìm đúng kết quả của phép tính. 41 – 7; 82 – 9; 56 – 8; 25 – 6 - Gv nhận xét kết nối bài mới: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng vào các phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. Gv ghi đề bài: Bài 22: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 2) 2.Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính - Bài yêu cầu gì? - Gv cho hs nhắc lại đặt tính - Yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét, chốt kết quả - Yêu cầu hs nêu cách tính phép tính: 42 – 5; 86 – 8 Bài 2: Cắm hoa vào lọ thích hợp - Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài - Gv treo tranh và nói: Em hãy giúp Nam tìm lọ hoa cho mỗi bông hoa. Biết số trên mỗi bông hoa là kết quả phép tính ghi trên lọ hoa tiiơng ứng. - Gv cho hs thảo luận nhóm đôi làm bài vào PBT - Yêu cầu các nhóm trình bày bài - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 3: Đường về nhà sóc đi qua ba phép tính có kết quả bằng nhau. Tìm nhà cho sóc. - Gọi hs đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu gì? - Yêu cầu hs quan sát tranh và dự đoán xem ngôi nhà nào sẽ là nhà của sóc? Gv đánh số thứ tự và cho hs biểu quyết. - Yêu cầu hs nêu các phép tính theo hướng đi đến ngôi nhà được dự đoán. - Yêu cầu hs thực hiện tính xem dự đoán của bản thân có chính xác không. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - Vậy đâu mới là nhà của sóc? - Gv chốt kết quả Bài 4: Trong vườn có 30 cây hoa hồng và hoa cúc. Mi đếm được có 9 cây hoa cúc. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây hoa hồng? - Gọi hs đọc yêu cầu bài + Đề bài cho gì? + Đề bài hỏi gì? + Để tìm trong vườn có bao nhiêu cây hoa hồng ta làm như thế nào? - Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán - Yêu cầu hs trình bày bài - Gv nhận xét, chốt kết quả 3.Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, chúng ta học bài gì? - Yêu cầu hs nhắc lại thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 1) - Hs tham gia chơi trò chơi - Lắng nghe, nhắc lại đề - Đặt tính rồi tính - 1 – 2 hs nhắc lại - 4 hs làm bảng, lớp làm bảng con - 2 hs nêu - 1 hs đọc - Lắng nghe - Hoạt động nhóm đôi, làm bài vào PBT - 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý. - 1 hs đọc đề + Đường về nhà sóc đi qua ba phép tính có kết quả bằng nhau. + Tìm nhà cho sóc. - Hs dự đoán - 4 hs nêu + Ngôi nhà số 1: 54 – 8; 22 + 24; 60 – 9 + Ngôi nhà số 2: 54 – 8; 22 + 24; 50 – 4 + Ngôi nhà số 3: 54 – 8; 30 + 6; 73 – 7 + Ngôi nhà số 4: 54 – 8; 30 + 6; 65 – 8 - Hs thực hiện theo nhóm 4, ghi kết quả vào tranh. - Đại diện 4 nhóm trình bày + Ngôi nhà số 1: 54 – 8 = 46; 22 + 24 = 46; 60 – 9 = 51 (Không phải nhà của sóc). + Ngôi nhà số 2: 54 – 8 = 46; 22 + 24 = 46; 50 – 4 = 46 (Đây là nhà của sóc). + Ngôi nhà số 3: 54 – 8 = 46; 30 + 6 = 36; 73 – 7 = 66 (Không phải nhà của sóc). + Ngôi nhà số 4: 54 – 8 = 46; 30 + 6 = 36; 65 – 8 = 57 (Không phải nhà của sóc). - Ngôi nhà số 2 - 1 hs đọc + Trong vườn có 30 cây hoa hồng và hoa cúc. Mi đếm được có 9 cây hoa cúc. + Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây hoa hồng? + 30 – 9 = 21 - 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vào vở. - Hs trình bày bài Tóm tắt: Có : 30 cây hoa Hoa cúc : 9 cây Hoa hồng: cây? Bài giải Số cây hoa hồng tronh vườn có là: 30 – 9 = 21 (cây) Đáp số: 21 cây hoa hồng - Lắng nghe - Hs trả lời - 2 hs nhắc lại + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Lắng nghe - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC . . . Thứ ngày tháng năm BÀI 22: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( 4 Tiết) Tiết 3:LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số; ôn tập về tính nhẩm các số tròn chục và tính toán với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam; vận dụng vào giải các bài toán thực tế. - Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học. - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, ít hơn một số đơn vị). 2. Năng lực: - Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn để, năng lực tư duy và lập luận toán học. - Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng học Toán 2. - Nếu có điều kiện, Gv có thể phóng to bức tranh sgk. 2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Tiết trước học bài gì? - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Thỏ con tìm đáp án”. Thỏ con tìm đáp án của các phép tính để điền vào chỗ chấm, có bốn đáp án cần điền. 45 +12 - 9 ? ? - Gv nhận xét kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng vào các phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. Gv ghi tên bài: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số (Tiết 3) 2.Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs nhắc lại cách đặt tính - Yêu cầu hs làm bài Bài 2: Số? - Yêu cầu hs nêu đề bài - Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 làm bài vào PBT - Yêu cầu các nhóm trình bày - Yêu cầu hs nêu cách thực hiện - Gv nhận xét, chốt kết quả Ø Khi thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Bài 3: Con mèo nấp sau cánh cửa ghi phép tính có kết quả lớn nhất. Hỏi con mèo nấp sau cánh cửa nào? - Gọi hs nêu đề bài + Bài cho biết gì? + Bài hỏi gì? - Yêu cầu hs thực hiện bài theo nhóm đôi. - Yêu cầu các nhóm trình bày bài - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 4: Ba ô tô che ba số là 10, 20 và 40. Hỏi mỗi ô tô đang che số nào? - Gọi hs đọc đề bài + Bài yêu cầu gì? + Bài cho biết gì? - Gv hướng dẫn: Các em có thể dựa vào số đã cho, thử chọn từng phép tính và nhẩm tính tìm ra mỗi số nấp sau chiếc ô tô. - Yêu cầu hs làm bài - Yêu cầu hs trình bày - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 4: Mai cân nặng 23kg. Mi nhẹ hơn Mai 5kg. Hỏi Mi cân nặng bao nhiêu ki – lô - gam? - Yêu cầu hs đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán vào vở - Gv nhận xét, chốt đáp án 3.Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, chúng ta học bài gì? - Yêu cầu hs nhắc lại thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 2) - Hs tham gia chơi - Lắng nghe, nhắc lại đề - Đặt tính rồi tính - 1 – 2 hs nhắc lại - 4 hs làm bảng, lớp làm bảng con - 1 hs nêu - Hoạt động nhóm 4 làm bài vào PBT - Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý - Em tính phép tính thứ nhất sau đó lấy kết quả vừa tính được thực hiện phép tính tiếp theo. - Theo dõi - Cá nhân, đồng thanh - 1 hs đọc + Con mèo nấp sau cánh cửa ghi phép tính có kết quả lớn nhất. + Hỏi con mèo nấp sau cánh cửa nào? - Hoạt động nhóm đôi làm bài vào nháp - Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, tuyên dương. - 1 hs đọc + Hỏi mỗi ô tô đang che số nào? + Ba ô tô che ba số là 10, 20 và 40. - Lắng nghe - Hs làm bài vào nháp - 2 hs trình bày, lớp nhận xét, góp ý - 1 hs đọc + Mai cân nặng 23kg. Mi nhẹ hơn Mai 5kg. + Hỏi Mi cân nặng bao nhiêu ki – lô - gam? + Giải bài toán về ít hơn một số đơn vị - 1 hs làm bảng, lớp làm vở 23kg 5kg ?kg Tóm tắt: Mai: Mi: Bài giải Mi cân nặng số ki – lô – gam là: 23 – 5 = 18 (kg) Đáp số: 18 kg - Theo dõi, sửa sai - Hs trả lời - Hs nhắc lại: + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Lắng nghe - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC . . . Thứ ngày tháng năm BÀI 22: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (4 tiết ) Tiết 4: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số; ôn tập về các thành phần của phép trừ; vận dụng vào giải các bài toán thực tế. - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, ít hơn một số đơn vị). 2. Năng lực: - Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn để, năng lực tư duy và lập luận toán học. - Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng học Toán 2. - Nếu có điều kiện, Gv có thể phóng to bức tranh sgk. 2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Tiết trước học bài gì? - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Đường đến vương quốc toán học” + Chia lớp làm hai đội + Thực hiện các phép tính của đội mình vào thẻ bìa. + Cử đại diện dán kết quả vào phép tính. Đội nào nhanh nhất và đúng nhiều nhất là đội thắng cuộc. - Gv nhận xét kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng vào các phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. Gv ghi tên bài: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 4) 2. Luyện tập: Bài 1: Số? - Bài yêu cầu gì? - Gv giới thiệu về bảng: gồm 3 hàng: hàng thứ nhất là số bị trừ, hàng thứ hai là số trừ, hàng thứ ba là hiệu. - Gv hướng dẫn mẫu: 57 – 8 + Số 57 được gọi là gì? + 8 được gọi là gì? + Số cần tìm là gì? + Vậy muốn tìm hiệu ta làm thế nào? + Yêu cầu hs nêu kết quả phép tính - Yêu cầu hs làm bài vào PBT - Yêu cầu hs trình bày kết quả - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 2: Mỗi chú lùn sẽ ngồi lên chiếc ghế ghi phép tính có kết quả là số trên áo của mình. Tìm ghế cho các chú lùn. - Gọi hs nêu yêu cầu bài - Yêu cầu hs thảo luận nhóm 3 làm bài vào PBT - Yêu cầu các nhóm trình bày bài làm và nêu cách làm. - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 3 a) - Gọi hs nêu yêu cầu bài - Gv hướng dẫn bài làm: Bài toán có mấy dấu phép tính? Đó là những dấu gì? + Trong bài toán có hai dấu phép tính cộng, trừ ta thực hiện như thế nào? - Yêu cầu hs làm bài - Yêu cầu hs nêu kết quả b) Thực hiện tương tự - Gv nhận xét, chốt kết quả - Trong bài toán có hai dấu phép tính cộng, trừ ta thực hiện như thế nào? Bài 4: Việt vẽ một bức tranh có 35 bông hoa. Mèo làm đổ mực vào bức tranh nên chỉ còn nhìn thấy 9 bông hoa. Hỏi có bao nhiêu bông hoa bị mực che khuất? - Gọi hs đọc đề bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết có bao nhiêu bông hoa bị mực che khuất, ta thực hiện phép tính gì? - Yêu cầu hs làm bài. Thu 10 hs làm bài nhanh nhất. - Gv nhận xét. Bài 5: Rô – bốt đi theo thứ tự các số là kết quả của các phép tính dưới đây. Rô – bốt sẽ đến được tàu hỏa, ô tô hay xe máy? - Gọi hs đọc đề bài + Đề bài cho gì? + Đề bài yêu cầu gì? + Để biết được Rô – bốt sẽ đến được tàu hỏa, ô tô hay xe máy ta làm như thế nào? - Yêu cầu hs thảo luận nhóm làm bài vào PBT - Yêu cầu các nhóm trình bày - Gv nhận xét, chốt kết quả 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, chúng ta học bài gì? - Yêu cầu hs nhắc lại thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 3) - Hs tham gia chơi - Lắng nghe, nhắc lại đề - Số? - Lắng nghe - Theo dõi + Số bị trừ + Số trừ + Hiệu + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. + 49 - Hs làm bài vào PBT. - Hs trình bày bài - Theo dõi - 1 hs đọc, lớp đọc thầm - Hoạt động nhóm 3 làm bài vào PBT - Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý + Ghế 1: Chú lùn áo xanh lá (23). + Ghế 2: Chú lùn áo cam (47). + Ghế 3: Chú lùn áo vàng (75). + Muốn tìm được ghế cho chú lùn, trươc tiên, em tính kết quả của các phép tính trên ghế. - Theo dõi - 1 hs nêu - Có 2 dấu phép tính: phép cộng vfa phép trừ + Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - Hs làm bài vào nháp - Hs nêu: câu b. 54 - Hs nêu: c. 52 - Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - 1 hs đọc đề bài + Việt vẽ một bức tranh có 35 bông hoa. Mèo làm đổ mực vào bức tranh nên chỉ còn nhìn thấy 9 bông hoa. + Hỏi có bao nhiêu bông hoa bị mực che khuất? + Phép trừ 35 - 9 - 1 hs làm bảng, lớp làm vở Tóm tắt: Việt vẽ : 35 bông hoa Nhìn thấy : 9 bông hoa Bị mực che khuất: bông hoa? Bài giải: Số bông hoa bị mực che khuất là: 35 – 9 = 26 (bông hoa) Đáp số: 26 bông hoa - 1 hs đọc + Rô – bốt đi theo thứ tự các số là kết quả của các phép tính dưới đây. + Rô – bốt sẽ đến được tàu hỏa, ô tô hay xe máy? + Thực hiện tính kết quả các phép tính - Hoạt động nhóm lớn, làm bài vào PBT - Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xé - Hs trả lời - 1 – 2 hs nhắc lại + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Lắng nghe - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC . . . Thứ ngày tháng năm BÀI 23: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( 5 tiết) Tiết 1: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện được phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số. - Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học. - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài toán về bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị). 2. Năng lực: - Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn để, năng lực tư duy và lập luận toán học. - Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng học Toán 2. - Phóng to bức tranh phần kĩ thuật tính. 2. Học sinh: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Tiết trước học bài gì? - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Ra khơi” cho chơi nhóm 6 em. Các nhóm tự đính tấm bìa ghi phép tính vào giấy khổ to rồi lựa chọn tấm bìa ghi kết quả tương ứng đính lên trên sao cho giống hình một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Trong 3 phút nhóm nào ghép đúng và nhiều thuyền nhất là thắng. Nhóm thắng sẽ được giáo viên thưởng 1 cái cờ đỏ. - Gv nhận xét kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng vào các phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số. Gv ghi tên bài: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số (Tiết 1) 2. Khám phá: - Gv treo tranh và dẫn dắt câu chuyện, chẳng hạn: “Hai anh em gùi ngô trên nương về nhà. Anh gùi được 42 bắp ngô, em gùi được 15 bắp ngô. Hỏi anh gùi nhiều hơn em bao nhiêu bắp ngô?” - Yêu cầu hs đọc lời thoại của các nhân vật. - Gv yêu cầu hs nêu đề toán - Gv nhận xét, hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Vậy để tìm số bắp ngô anh gùi nhiều hơn em, em làm phép tính gì? - Gv nhận xét, yêu cầu hs nêu lại phép tính. - Gv hướng dẫn kĩ thuật tính + Em lấy ra 4 bó que tính và 2 que rời. + Muốn bớt 5 que tính, trước tiên ta tháo 1 bó que tính thành 10 que tính rời. tổng cộng ta có 12 que tính rời. + Sau đó ta bớt đi 1 chục và 5 đơn vị. + Yêu cầu hs quan sát và cho biết: hiệu của 42 và 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + 2 chục và 7 đơn vị tạo thành số nào? + Vậy 42 – 15 = ? Giáo viên ghi bảng: 42 – 15 = 27. * Gv hướng dẫn hs đặt phép tính trừ 42 – 15 theo hàng dọc: - Gv hướng dẫn hs đặt phép tính trừ 42 – 15 theo hàng dọc: Viết 42 rồi viết 15 dưới 42 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu -, kẻ vạch ngang rồi thực hiện phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số, rồi trừ từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - Gv hướng dẫn kỹ thuật tính: - Gọi hs nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện tính. Luyện tập: Bài 1: Tính - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét, chốt kết quả - Gv yêu cầu hs nêu cách tính Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu hs nêu cách đặt tính. - Yêu cầu hs làm bài - Gv nhận xét, chốt kết quả - Yêu cầu hs trình bày cách đặt tính và tính Bài 3: Trên cây khế có 90 quả. Chim thần đã ăn mất 24 quả. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả khế? - Gọi hs đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết trên cây còn lại bao nhiêu quả khế, ta làm phép tính gì? - Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán - Gv nhận xét, sửa bài 4.Củng cố, dặn dò: - Hôm nay, chúng ta học bài gì? - Yêu cầu hs nhắc lại thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số. - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS. Dặn dò: - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. (Tiết 4) - Hs tham gia chơi - Lắng nghe, nhắc lại đề - Quan sát tranh, lắng nghe - 3 hs đọc: + Anh: Anh gùi 42 bắp ngô. + Em: Em gùi 15 bắp ngô. + Rô – bốt: Anh gùi nhiều hơn em bao nhiêu bắp ngô? + Anh gùi được 42 bắp ngô, em gùi được 15 bắp ngô. Hỏi anh gùi nhiều hơn em bao nhiêu bắp ngô? + Anh gùi được 42 bắp ngô, em gùi được 15 bắp ngô. + Hỏi anh gùi nhiều hơn em bao nhiêu bắp ngô? + Phép trừ, lấy 42 – 15 - Lắng nghe, 1 hs nêu lại phép tính - Lắng nghe, theo dõi + Cầm tay và nói: có 42 que tính. + Tháo ra 1 bó thành 10 que tính thêm 2 que tính rời là 12 que tính rời. + Quan sát và trả lời câu hỏi: 2 chục và 7 đơn vị. + 27 + Vậy 42 – 15 = 27. - Theo dõi - Theo dõi - 1 – 2 hs nhắc lại + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Tính - 4 hs làm bảng, lớp làm bảng con - Theo dõi - 2 hs nêu - Đặt tính rồi tính - 1 hs nêu - 4 hs làm bảng, lớp làm vở - 2 hs nêu - 1 hs đọc đề + Trên cây khế có 90 quả. Chim thần đã ăn mất 24 quả. + Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả khế? + Phép trừ, 90 – 24 - 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vở Tóm tắt: Trên cây khế : 90 quả Chim thần ăn : 24 quả Còn lại : quả? Bài giải: Số quả khế trên cây còn lại là: 90 - 24 = 66 ( quả) Đáp số: 66 quả khế - Hs trả lời - 1 – 2 hs nhắc lại + Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thì viết thẳng cột với nhau. + Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái. Hàng nào không trừ được thì ta mượn hàng bên trái một đơn vị và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo. - Lắng nghe - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC . . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc