Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14

BÀI 24: LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)

TIẾT 66 : LUYỆN TẬP

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế và tổ chức trò chơi.

2. Năng lực:

- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.

3. Phẩm chất:

- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; bảng nhóm. Các tấm thẻ để chơi trò chơi.

- HS:

 

docx 18 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 19066
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 24: LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
TIẾT 66 : LUYỆN TẬP 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế và tổ chức trò chơi.
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.
3. Phẩm chất: 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; bảng nhóm. Các tấm thẻ để chơi trò chơi.
- HS: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
-Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn”
GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính.
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm bài vào vở
- Mời 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
- YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 2.
- Ta cần tính tổng của những số nào?
- Ta cần thực hiện phép tính gì?
- YC HS làm bài vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- HDHS phân tích bài toán.
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi ta điều gì?
+ + Để biết hai cây tre có tất cả bao nhiêu đốt thì ta làm phép tính gì?
+ Ai có thể đặt lời giải bài toán này?
- YC HS giải bài toán vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Để tìm được số ở ô có dấu “?”, cần làm như thế nào?
- YC HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
3. Vận dụng
- Ta vừa học xong bài gì?
Trò chơi “Cặp tấm thẻ anh em”:
- Nêu tên trò chơi.
- HD cách chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người.
- Quan sát, cổ vũ, động viên học sinh.
dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Tham gia trò chơi.
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm bài.
25 + 65 – 30 = 90 – 30 
 = 60
90 – 40 – 26 = 50 – 26
 = 24
- 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách cách tính. Lớp NX, góp ý.
- Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá.
- 2 -3 HS đọc.
- Ta cần tính tổng của các số: 5,61,8
- Ta cần thực hiện phép tính cộng
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
+ Bài toán cho ta biết anh Khoai đốn được 2 cây tre, cây thứ nhất có 43 đốt, cây thứ hai có 50 đốt.
+ Bài toán hỏi hai cây tre có tất cả bao nhiêu đốt?
+ Để biết hai cây tre có tất cả bao nhiêu đốt thì ta làm phép tính cộng.
+ Hai cây tre có số đốt là:
- Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. 
- Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Để tìm được số ở ô có dấu “?”, ta cần tính kết quả của phép tính ở vế trái.
- HS thảo luận, tìm câu trả lời.
- Lớp NX, góp ý.
- Nghe HD cách chơi.
- Các nhóm chơi trò chơi.
-HS nêu 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 25: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG (2 tiết)
TIẾT 1: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng thông qua hình ảnh trực quan.
- Đọc tên điểm, đoạn thẳng cho trước.
- Nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế.
- Đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Sử dụng phương tiện và công cụ học toán, Giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất: 
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
	+ Sợi dây, thước thẳng.
- HS: Thước thẳng có chia vạch cm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Đưa ra sợi dây, mời 2 HS lên cầm 2 đầu sợi dây và kéo căng.
- Đưa ra thước thằng 
- Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 
2. Khám phá:
- GV cho HS mở sgk/tr.98:
- YC HS quan sát tranh, dựa vào nội dung bóng nói của Mai, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hói sau:
+ Trên bảng có những gì?
+ Đầu mỗi chiếc đinh là gì? Dây treo cờ là gì?
- Mời một số HS nêu câu trả lời của mình.
- Chỉ vào hình và chốt: Đầu mỗi chiếc đinh là 1 điểm, dây treo cờ là một đoạn thẳng.
- Vẽ các điểm A, B, C lên bảng, HD HS cách ghi tên điểm, các đọc tên điểm.
- Nối điểm B với điểm C.
- YC HS dựa vào lời của Rô-bốt và cho biết ta được gì?
- Chốt kiến thức: Nối điểm B với điểm C ta được đoạn thẳng BC.
- Chỉ vào hình, YC HS đọc tên đoạn thẳng.
- YC 2 HS lên kéo căng sợi dây:
+ Mỗi đầu sợi dây là gì?
+ Sợi dây là gì?
- YC HS hoạt động nhóm 4 tìm các ví dụ về điểm, đoạn thẳng.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- NX, tuyên dương HS.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Kể tên các đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ sau:
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS quan sát và nêu tên các đoạn thẳng.
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS quan sát mẫu và HD:
+ Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt thước như thế nào?
+ Điểm A trùng vạch số nào? Điểm B trùng vạch số nào?
+ Đoạn thẳng AB dài mấy cm?
+ YC HS đo và ghi độ dài các đoạn thẳng trong VBT Toán.
- YC HS đổi vở, kiểm tra chéo bài làm của nhau.
- Mời HS nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4.Vận dụng 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về điểm, đoạn thẳng trong lớp, ở nhà, ...
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Quan sát 
- HS thảo luận nhóm theo bàn, trả lời câu hỏi.
- 2 HS trả lời.
- Lớp NX
- HS đọc tên các điểm.
- 2 -3 HS trả lời
- 1-2 HS trả lời.
- HS đọc tên hình.
- HS trả lời
- Làm việc theo nhóm, tìm ngay trong lớp học các ví dụ về điểm, đoạn thẳng.
- 2 -3 nhóm trình bày, lớp NX.
- 2 HS đọc
- Các nhóm làm việc
- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Quan sát, trả lời . Nhận xét.
+ Hình a có các đoạn thẳng NM, MP, PN
+ Hình b có các đoạn thẳng: AB, BC, CD
- Thực hành đo độ dài các đoạn thẳng.
- Kiểm tra và góp ý cho nhau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 25: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG (2 tiết)
TIẾT 2: ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- Gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước.
- Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hang trong thực tế.
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển các năng lực : Giao tiếp toán học, Giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất: 
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
	+ Một số vật dụng có dạng đường cong: vành nón, cạp rổ, rá bị bật,...
- HS: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. 
- Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 
2. Khám phá:
- GV cho HS mở sgk/tr.100:
- YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Việt, trả lời CH:
+ Tranh vẽ những gì?
+ Vạch kẻ đường có dạng gì? Cầu vồng có dạng gì?
+ Hãy đọc tên các điểm có trong hình vẽ.
+ Nối điểm A với điểm B ta được gì?
- GV giới thiệu: Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB.
- Cho HS đọc tên đường thẳng AB.
+ Ba điểm M, N, P cùng nằm trên đường thẳng nào?
- Chỉ vào hình và chốt: Ba điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng. Ta nói ba điểm M, N, P là ba điểm thẳng hang.
- Trên bảng vẽ đường cong nào?
- Đưa ra các đồ vật có dạng đường cong cho HS nhận biết.
- Vẽ thêm một số đường thẳng, yêu cầu HS đọc tên các đường thẳng đó.
- YC HS thảo luận nhóm bàn, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng. 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- NX, tuyên dương HS.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Đ, S ?
- Gọi HS nêu YC bài.
- YC HS làm bài vào VBT
- Mời một số HS chia sẻ bài làm trước lớp, giải thích rõ vì sao lại điền Đ hoặc S.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Kể tên ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ.
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm việc theo nhóm bàn. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung.
- Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn:
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm việc theo nhóm 4. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung.
- Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4.Vận dụng 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Quan sát, nhận dạng các đường thẳng, đường cong có trong thực tiễn cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS nêu tên điểm, đoạn thẳng
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ con đường và cầu vồng.
+Vạch kẻ đường có dạng đường thẳng
+ Cầu vồng có dạng đường cong.
+ HS đọc tên các điểm A,B,C
+ Nối điểm A với điểm B ta được đoạn thẳng AB.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS đọc tên hình.
- HS trả lời
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát, nhận biết đường cong.
- HS đọc tên các đường thẳng vừa vẽ.
- Các nhóm làm việc
- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- 2 HS nêu.
- HS làm bài.
- 2 HS chia sẻ trước lớp
- 2 HS đọc.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 26: ĐƯỜNG GẤP KHÚC. HÌNH TỨ GIÁC (2 TIẾT)
TIẾT 1: ĐƯỜNG GẤP KHÚC, HÌNH TỨ GIÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được đường gấp khúc thong qua hình ảnh trực quan; tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng của nó.
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản lien quan đến các hình đã học.
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất: 
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
	+ Một số vật dụng có dạng hình chữ nhật, hình vuông.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV cho hs vẽ một số đoạn thẳng AB, BC, CD lên bảng, YC HS đọc tên các đoạn thẳng đó. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV ghép các đoạn thẳng trên thành các đường gấp khúc, Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 
2. Khám phá:
+ Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc:
- GV cho HS mở sgk/tr.102:
- YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Rô-bốt, thảo luận nhóm theo bàn trả lời CH:
+ Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) Có dạng hình gì?
+ Trên bảng có đường gấp khúc nào? 
+ Đường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng?
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là bao nhiêu cm?
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là gì?
- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- GV chốt kiến thức.
+ Hình tứ giác:
- YC HS quan sát hình trong SGK, đọc lời của các nhân vật
- Đưa ra một số hình tứ giác khác nhau:
+ Đây là hình gì?
- YC HS hoạt động nhóm 4, lấy hình tứ giác có trong bộ đồ dùng học toán.
- Theo dõi, hỗ trợ những HS chậm.
- YC HS tìm những đồ vật có dạng hình tứ giác có ở lớp.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS hoạt động nhóm đôi: Thảo luận, nêu tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:Làm tương tự bài 1.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Khi HS nêu kết quả, GV YC HS chỉ vào từng hình tứ giác.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm bài vào VBT
- Mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4.Vận dụng 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Quan sát, nhận dạng các đường gấp khúc, các hình tứ giác có trong thực tiễn cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Quan sát, đọc tên đoạn thẳng. Lớp NX.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- 2 HS trả lời - Lớp NX.
+ Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) có hình đường gấp khúc.
+ Trên bảng có đường gấp khúc MNPQ
+ Đường gấp khúc MNPQ có ba đoạn thẳng
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là 10 cm
+ Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là đường gấp khúc MNPQ
- Đại diện 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các nhóm khác NX, bổ sung.
- HS làm việc CN.
- HS nêu tên các hình.
- Các nhóm hoạt động, mỗi HS đều lấy hình tứ giác trong bộ đồ dùng để lên bàn.
- Quan sát, thực hiện yêu cầu.
- 2 HS đọc.
- 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- HS đọc.
- HS nêu kết quả. Nhận xét.
- 2 HS đọc
- HS làm bài.
- 2 HS chia sẻ trước lớp
- Hôm nay em học bài " Đường gấp khúc, hình tứ giác"
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 26: ĐƯỜNG GẤP KHÚC. HÌNH TỨ GIÁC (2 TIẾT)
Tiết 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
- Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ba điểm thẳng hàng, tính độ dài đường gấp khúc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hóa toán học.
- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS thảo luận nhóm đôi 2’
- GV chiếu máy tính bài 1
a) Tìm hai đồ vật có dạng đường gấp khúc
b) Tìm hai đồ vật có dạng hình tứ giác
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Em hãy kể tên những đồ vật có dạng đường gấp khúc và hình tứ giác ở lớp hay ở nhà? 
-GV cho nhận xét
- GV nhận xét
-GV chốt: trong thực tế có nhiều đồ vật có dạng đường gấp khúc và hình tứ giác như song cửa sổ, chân bàn, ghế .
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 2.
- Cho cô biết hình vẽ sau gồm mấy hình tứ giác, đó là các hình nào?
- GV chiếu câu trả lời trên màn hình 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 3.
- YC HS thảo luận nhóm 4 trong 4’, sau đó thống nhất chung câu trả lời theo yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
GV: Với những đường chạy như vậy thì bạn nào chạy qua bãi cỏ mà hết ít thời gian nhất?
Bài 4:
Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu hình ảnh lên màn hình.
- GV cho HS đặt đề toán
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- YC 1 HS lên bảng làm bài, 
- GV quan sát, giúp đỡ hs còn gặp khó khăn, chấm bài tại chỗ hs làm bài xong trước.
-YC HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, lưu ý HS các cách viết câu lời giải; tuyên dương HS.
Bạn nào có cách giải khác bài 2b?
-Gv chiếu cách giải khác, Hs chia sẻ bài làm của mình
Bài 5:
Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu hình ảnh lên màn hình
- Có những cách nào để biết được đường gấp khúc nào dài hơn?
(GV HD nhận ra độ dài dường gấp khúc được tính theo đơn vị cạnh ô vuông.)
- YC HS thảo luận nhóm đôi 2’ theo yêu cầu bài tập.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- GV nhận xét và chốt kết quả
- GV nếu có hai bạn Kiến cùng thi bò theo hai đường gấp khúc đã cho thì bạn Kiến nào về đích sơm hơn?
3.Củng cố,dặn dò
- Qua bài học em nắm được những kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài mới
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thảo luận
- Đại diện HS trình bày. Lớp NX, góp ý.
-HS lắng nghe
-HS: Giá sách thư viên, cửa sổ . 
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát hình ảnh
- 3 HS lên chỉ hình, đếm và ghép hình tứ giác, hình a,b,c
 - HS nhận xét, góp ý.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 trong 4’, sau đó thống nhất chung câu trả lời theo yêu cầu bài tập.
- 1HS đại diện lên trình bày. 
a, Đọc tên đường chạy của mỗi bạn : Rô-bốt: AB, Việt: CDEG, Mai: HIK 
b, Bạn Việt và Mai chạy theo đường gấp khúc
c, Đường chạy của bạn Mai gồm 2 đoạn thẳng.
 Đường chạy của bạn Việt gồm 3 đoạn thẳng.
- Lớp NX, góp ý.
- HS trả lời, nhận xét
HSTL: Với những đường chạy như vậy thì bạn Ro- bốt chạy qua bãi cỏ mà tốn ít thời gian nhất.
- 2 HS đọc.
- HS đặt đề toán và nhận xét.	
- HS: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các cạnh cùng đơn vị đo
-HS dưới lớp làm bài vào VBT,
- HS làm bài trên bảng chia sẻ bài làm của mình.
Bài giải
a, Độ dài đường gấp khúc ABC là:
6 + 3 = 9(cm)
 Đáp số: 9cm
b, Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
4 + 4 + 4 = 12(cm)
 Đáp số: 12cm 
b) Cách 2:
HS nêu cách giải khác ( Vì 4 là 3 số hạng bằng nhau nên 4 được lấy làm 3 lần) vậy 3 x 4 - 12
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
 4 x 3 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
-HS lắng nghe
- Hs chia sẻ bài làm của mình
 YC bài tập, chiếu hình ảnh lên màn hình
HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi 2’ theo yêu cầu bài tập.
-Đại diện HS trình bày. Lớp NX, góp ý.
-HS suy nghĩ cá nhân và trả lời. (đường gấp khúc màu xanh dài hơn)
- HS lắng nghe
-HS: nếu có hai bạn Kiến cùng thi bò theo hai đường gấp khúc đã cho thì bạn Kiến đỏ về đích sơm hơn?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx