Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31

TIẾT 150: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.

- Ôn tập về so sánh số và đơn vị đo độ dài mét

2. Năng lực chung:

-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.

– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.

 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.

 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.

 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

 

doc 16 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 10323
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
BÀI 62. PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (tiết 4)
TIẾT 150: LUYỆN TẬP 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về so sánh số và đơn vị đo độ dài mét
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Luyện tập – vận dụng : 
a.Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về so sánh số và đơn vị đo độ dài mét
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn: Nhiệm vụ của các em là giúp Mai tìm lại kết quả của các phép tính. 
- GV mời 1 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đáp án:
346-128=218
673-280=393
484-75=409
161-90=71
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, tìm chữ số thích hợp để hoàn thiện phép tính.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Mời các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Đáp án:
552-208=344
729-161=568
626-319=307
754-563=191
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS cần tính kết quả của các phép tính rồi đối chiếu chữ cái tương ứng ở bảng thứ nhất, sau đó điền chữ cái vào bảng thứ hai rồi thêm dấu thanh để tìm ra ô chữ.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- GV nhận xét, khen ngợi đội chơi thắng cuộc.
Đáp án
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS: Hãy kể tên những ngọn núi mà em biết?
- GV hướng dẫn HS xem số liệu về độ cao của 4 ngọn núi đã cho, sau đó trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- GV yêu cầu HS trả lời câu a.
- Câu b và câu c, GV tổ chức cho HS trình bày bài giải theo các bước của bài toán có lời văn. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS trình bày cách tính. HS khác nhận xét.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm, tìm chữ số thích hợp để hoàn thiện phép tính trên phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày đáp án ô chữ: TRUNG THỰC.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Tìm cây nấm cho mỗi bạn nhím.
- HS tham gia trò chơi. Nối cây nấm với bạn nhím để có phép tính phù hợp.
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày kết quả câu a) Núi Bà Đen cao nhất, núi Ngự Bình thấp nhất.
- 2 HS lên bảng thực hiện câu b và c. Cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày bài giải:
b) Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm số mét là: 986 – 705 = 281 (m)
 Đáp số: 281 m
c) Núi Ngự Bình thấp hơn núi Sơn Trà số mét là: 696 – 107 = 589 (m)
 Đáp số: 589 m
- HS đổi vở, soát lỗi
3. Tổng kết : (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Toán
BÀI 63. LUYỆN TẬP CHUNG
TIẾT 151: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Xác định được các hình khối, hình phẳng.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Luyện tập
a.Mục tiêu: 
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Xác định được các hình khối, hình phẳng.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính. Lưu ý HS cần đặt đúng phép tính trước khi thực hiện tính
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Đáp án:
267 + 731= 998
328 + 56 = 384
698 – 47 = 651
721 – 350 = 371
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, xác định các hình khối theo các màu sắc, từ đó xác định số trên mỗi hình khối, sau đó thực hiện yêu cầu của đề bài trên bảng con.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Một cửa hàng, buổi sang bán được 250 kg gạo, buổi chiều bán được 175 kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết được cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo thì ta phải thực hiện phép tính gì?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS trình bày bảng.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Đáp án:
Số kg gạo cả hai buổi cửa hàng bán được là:
250 +175= 425 (kg)
Đáp số: 425 kg
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xác định hình dạng các miếng bìa. Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trên mỗi miếng bìa, sau đó so sánh kết quả để tìm ra đáp án cho các câu hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi HS.
- 1 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS trình bày bảng, nhận xét.
- Cả lớp đổi vở, soát lỗi bài
- HS đọc yêu cầu bài
- 1-2 HS trả lời
- HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu.
- HS nêu tên các hình khối: khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối cầu, khối trụ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả:
a) 523 + 365 = 888
b) 572 – 416 = 156
- 2 -3 HS đọc.
+ Bài toán cho biết: Một cửa hàng buổi sáng bán được 250 kg gạo, buổi chiều bán được 175 kg gạo. 
+ Bài toán hỏi: Cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
+ Phép tính cộng.
- HS thực hiện 
- HS trình bày bài giải. HS khác nhận xét.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện 
- HS chia sẻ đáp án:
a) Bạn Mai cầm tấm bìa ghi phép tính có kết quả bé nhất.
b) Miếng bìa ghi phép tính có kết quả lớn nhất có dạng hình tứ giác.
3. Tổng kết: (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
BÀI 63. LUYỆN TẬP CHUNG
TIẾT 152: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ trong phạm vi các số và phép tính đã học.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
- Ôn tập về đường gấp khúc và đơn vị đo độ dài mét.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, xúc xắc
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Khám phá:
a.Mục tiêu: 
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000.
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ trong phạm vi các số và phép tính đã học.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS kiểm tra tất cả các phép tính để tìm ra có 2 phép tính sai và sửa lại cho đúng.
Đáp án: 
(Phép tính B, D sai)
B. 759+231=990;
D. 421-70=351
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân trên bảng con. GV nhắc HS thứ tự thực hiện các phép tính (tính từ trái sang phải), HS có thể thực hiện đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết được đội Hai sửa được bao nhiêu mét đường thì ta phải thực hiện phép tính gì?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS trình bày bảng.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Đáp án:
Số mét đường đội Hai sửa được là:
850-70= 750 (m)
Đáp số: 750 m
- 1 HS đọc.
- 1-2 thảo luận nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu, viết lại phép tính sai ra bảng con
- HS trình bày 
- HS đọc yêu cầu bài
- 1-2 HS trả lời
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS trình bày kết quả:
800 – 200 + 135 = 735
1000 – 500 + 126 = 626
- 2-3 HS đọc.
- HS trả lời
+ Phép tính trừ.
- HS thực hiện 
- HS trình bày bài giải. HS khác nhận xét.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
2.2. Trò chơi: Cờ ca-rô 
a.Mục tiêu: 
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
- Ôn tập về đường gấp khúc và đơn vị đo độ dài mét.
b. Cách tiến hành:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát cho các nhóm 1 con xúc xắc; 
 tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương đội chơi thắng cuộc
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi.
- HS kiểm tra lại đáp án trên bàn cờ ca-rô, nhận xét, chữa bài.
3.Tổng kết: (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Toán
CHỦ ĐỀ 13: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT
BÀI 64. THU THẬP, PHÂN LOẠI, KIỂM ĐẾM SỐ LIỆU (TIẾT 153)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản)
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Khám phá:
a.Mục tiêu: 
- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản)
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS quan sát xung quanh lớp học và đếm một số loại đồ vật trong phòng học của mình.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần khám phá, đếm số lượng mỗi loại đồ vật được yêu cầu và đối chiếu với kết quả mà Rô-bốt đã đếm và ghi lại.
- Cho HS nhận xét về số lượng giá vẽ so với số lượng ghế
+ Nếu mỗi bạn HS cần một ghế và một giá vẽ để học vẽ thì có thể nhiều nhất bao nhiêu bạn HS cùng học trong phòng học này?
- GV dẫn dắt HS vào nội dung: Hôm nay, cả lớp cùng học cách thu thập, phân loại và đếm các loại đồ vật, con vật, trong tranh và ở thế giới xung quanh chúng ta.
- HS thực hiện, chia sẻ 
- HS thực hiện theo các yêu cầu
- HS nhận xét: số lượng giá vẽ bằng với số lượng ghế
+ Nhiều nhất 8 bạn HS
- HS lắng nghe
2.2. Hoạt động:
a.Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức vào giải toán
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, phân loại các viên sỏi theo dạng hình khối và ghi lại kết quả kiểm đếm.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Đáp án:
Xung quanh quạ đen có 19 viên sỏi, bao gồm:
6 viên sỏi dạng khối lập phương
5 viên sỏi dạng khối trụ
8 viên sỏi dạng khối cầu
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, phân loại các con gà theo loại gà trống, gà mái và gà con.
- GV tổ chức cho HS trả lời câu b và câu c 
- GV yêu cầu HS nêu đặc điểm để nhận diện, phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Nhận xét, tuyên dương.
Đáp án: 
a) 
Gà trống
Gà mái
Gà con
2
7
9
b) C; A
c) 18
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, phân loại hạc giấy theo màu sắc và ghi lại kết quả kiểm đếm, sau đó trả lời các câu hỏi của bài toán. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát, đếm số lượng của các viên sỏi theo dạng khối lập phương, khối trụ, khối cầu.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài
- 1-2 HS trả lời
- HS thực hiện yêu cầu, phân loại và ghi lại kết quả kiểm đếm (2a)
- HS thực hiện bằng cách ghi phương án lựa chọn ra bảng con.
- HS nêu. 
- HS đọc 
- HS thực hiện các yêu cầu
- HS trình bày kết quả.
a. Mai gấp được 7 hạc giấy màu đỏ, 8 hạc giấy màu vàng, 5 hạc giấy màu xanh.
b. Hạc giấy màu vàng nhiều nhất, hạc giấy màu xanh ít nhất
3. Tổng kết : (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Toán
BÀI 65. BIỂU ĐỒ TRANH (TIẾT 154)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được biểu đồ tranh (biểu thị số liệu kiểm đếm bằng hình ảnh hoặc tranh vẽ theo cột hoặc hàng theo yêu cầu của việc kiểm đếm)
- Đọc và mô tả được các số liệu trên biểu đồ tranh.
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết yêu quý, lễ phép với thầy cô. Sẵn lòng chia sẻ với bạn bè.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, tự bảo quản đồ dùng.
 - Trung thực : Tự làm lấy việc của mình.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung tranh và biểu đồ tranh
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: (3 phút)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
* Ôn tập và khởi động
- GV cho HS ôn lại bài cũ thông qua trò chơi 
- GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài.	
- Lớp chơi
-HS lắng nghe
2. Bài mới: (27 phút)
2.1. Khám phá:
a.Mục tiêu: 
- Nhận biết được biểu đồ tranh (biểu thị số liệu kiểm đếm bằng hình ảnh hoặc tranh vẽ theo cột hoặc hàng theo yêu cầu của việc kiểm đếm)
- Đọc và mô tả được các số liệu trên biểu đồ tranh.
b. Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống bài toán: Các ô tô có nhiều màu khác nhau, đặt ở vị trí (xuôi, ngược) khác nhau. Em hãy tìm cách đếm xem ô tô màu nào có nhiều nhất?
- GV hướng dẫn: Có thể có các cách khác nhau, Mai đã sắp xếp các ô tô theo mỗi màu riêng biệt vào một cột, rồi đếm được ô tô có màu nhiều nhất.
- GV giới thiệu: Hình vẽ như ở SGK được gọi là biểu đồ tranh.
- GV cho HS mô tả biểu đồ tranh.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện đếm rồi so sánh số ô tô hoặc mô tả trên hình vẽ 
- HS lắng nghe 
- HS mô tả biểu đồ tranh. HS đọc biểu đồ và nêu kết quả:
a) Ô tô màu đỏ có nhiều nhất.
b) Số ô tô màu vàng bằng số ô tô màu xanh.
2.2. Luyện tập – Vận dụng: 
a.Mục tiêu: 
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ tranh, thảo luận nhóm đôi để mô tả biểu đồ tranh. 
- Gọi đại diện nhóm mô tả biểu đồ tranh.
- Gọi HS trả lời các câu hỏi:
a) Mỗi loại có bao nhiêu hình?
b) Hình nào có nhiều nhất? Hình nào có ít nhất? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Hình trong SGK gọi là gì?
- GV yêu cầu HS quan sát, mô tả biểu đồ tranh và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu để HS nhận biết sự khác nhau của dạng biểu đồ tranh ở bài 1 và bài 2 (bài 1 biểu thị số hình theo cột dọc, bài 2 biểu thị số bông hoa theo cột ngang)
đáp án :
Hoa hồng : 6 bông
Hoa cúc : 4 bông
Hoa đồng tiền : 10 bông
Có tất cả 20 bông hoa
Hoa hồng nhiều hơn hoa cúc 2 bông
- 1 HS đọc.
- HS quan sát, thảo luận.
- Đại diện nhóm mô tả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chia sẻ kết quả:
a) Có 6 hình vuông, 8 hình tròn, 4 hình tam giác, 5 hình chữ nhật.
b) Hình tròn có nhiều nhất. Hình tam giác có ít nhất.
- HS đọc yêu cầu bài
- 1-2 HS trả lời: Biểu đồ tranh
- HS quan sát, mô tả biểu đồ tranh và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- HS lắng nghe
3. Tông kết: (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc