Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 05 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 05 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND : Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các CH 2,3,4,5) ; HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.

 - Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn. Khuyến khích HS học tập đức tính của bạn Mai.

- HSY đọc câu, đoạn.

* TCTV: - Mẫu câu.

 - Bút mực.

* Kĩ năng sống : - Thể hiện sự thông cảm .

 - Hợp tác

 - Ra quyết định giải quyết vấn đề

II. Đồ dùng dạy học

- GV:SGK, tranh, băng giấy ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- HS:SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 29 trang haihaq2 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 05 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ 2 ngày 01 tháng 10 năm 2018
Chào cờ
( Tập trung toàn trường )
--------------------------------*******************------------------------------
Toán
38 + 25
I/ Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 38 + 25
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng với các số đo có đơn vị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh.
II/ Đồ dùng dạy học
- Giáo viên : Bảng cài, que tính. Viết sẵn bài 2
- Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ : 
2. Dạy bài mới : 
 a/ Giới thiệu bài : 
 b/ Nội dung bài học
- Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
* Tìm kết quả
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính.
+ Có tất cả bao nhiêu que tính ?
Vậy 38 + 25 = ?
- HS tìm không được hướng dẫn sử dụng bảng cài và que tính để hướng dẫn.
* Đặt tính và tính:
+ Em đặt tính như thế nào ?
- Nêu cách thực hiện phép tính ?
 c/ Luyện tập
Bài 1 (cột 1,2,3): 
- Yêu cầu hs làm nháp và nêu kết quả
Gv nhận xét, sửa sai
Bài 3: 
- Vẽ hình trên bảng, hỏi : Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào ?
 GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp 
GV nhận xét 
Bài 4: Hs nêu yêu cầu
HDHS làm vao vở nháp. 
Gọi HS lên điền kết quả
GV nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò
 - Nêu cách đặt tính và thực hiện 38 + 25?
 - Học thuộc cách đặt tính và tính.\
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng: 
 38 + 25.
- Thao tác trên que tính.
- 63 que tính.
- Bằng 63.
- 1em lên bảng đặt tính. Lớp làm vào nháp
- Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.
- Tính từ phải sang trái : 8 + 5 = 13, viết 3 nhớ 1. 3 + 2 = 5 thêm 1 bằng 6 viết 6. 
Vậy 38 + 25 = 63
- HS nhắc lại.
- 1 em nêu yêu cầu bài.
- Hs nêu kết quả
- Học sinh làm việc theo cặp 
- HS làm xong đại diện nhóm trình bày
- 28 dm + 34 dm
- HS lên bảng điền kq.
- Nhận xét bài bạn.
- 1 em nêu
--------------------------------*******************------------------------------
Thủ công
( GV2 )
--------------------------------*******************------------------------------
TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
	- Hiểu ND : Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các CH 2,3,4,5) ; HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
	- Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn. Khuyến khích HS học tập đức tính của bạn Mai.
- HSY đọc câu, đoạn.
* TCTV: - Mẫu câu.
 - Bút mực.
* Kĩ năng sống : - Thể hiện sự thông cảm .
 - Hợp tác 
 - Ra quyết định giải quyết vấn đề 
II. Đồ dùng dạy học
- GV:SGK, tranh, băng giấy ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
- HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT DỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Trên chiếc bè
- Gọi 2 hs lên đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài học.
- Gv nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: Chiếc bút mực
a/ GTB: GV giới thiệu, ghi tựa
Tiết 1
b/ Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hd phân biệt lời kể với lời các nhân vật
Dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
Giọng Lan: buồn.
Giọng Mai: dứt khoát, nhưng có chút nuối tiếc.
Giọng cô giáo: dịu dàng, thân mật.
* Đọc từng câu
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó: hồi hộp, buồn, bút chì, bút mực.
- GV yêu cầu một số HS đọc lại.
- Gv theo dõi, sửa sai
* Đọc đoạn trước lớp
- HD HS cách ngắt, nghỉ hơi và giọng đọc
- Hướng dẫn HS cách đọc câu dài.
“Ở lớp 1A,|| HS | bắt đầu được viết bút mực,| chỉ còn Mai và Lan | vẫn phải viết bút chì.
Thế là trong lớp | chỉ còn mình em | viết bút chì.” ||
- GV hướng dẫn HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn
- GV kết hợp giải nghĩa các từ trong bài
* Đọc đoạn :
- Gv cho Hs luyện đọc
* Thi đọc.
- Cho HS thi đọc.
- Gv nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt
- Hs đọc toàn bài
Tiết 2
c/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
+ Trong lớp bạn nào phải viết bút chì?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và hỏi:
+ Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? (HS K, G)
+ Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
+ Chuyện gì xảy ra với Lan ?
+ Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút ?
+ Cuối cùng Mai đã làm gì?
+ Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
+ Vì sao cô giáo khen Mai?
d/ Luyện đọc lại
Cho HS luyện đọc bài.
Gv nhận xét
4/ Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? 
- Gv tổng kết bài, giáo dục hs: Phải biết thể hiện sự thông cảm với mọi người ( KNS )
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs lên đọc và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Quan sát tranh và trả lời: trong lớp học, các bạn đang ngồi viết, trước mỗi bạn có 1 lọ mực.
- Hs theo dõi
- Hs cả lớp nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. 
- Chú ý luyện đọc từ khó
- Hs đọc lại từ khó
- HS luyện đọc câu dài.
- Hs đọc nối tiếp đoạn 
- HS đọc chú giải SGK.
- Hs luyện đọc 
- Hs nhận xét, sửa sai cho bạn
- HS thi đọc
- Hs nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt
- Hs đọc bài
- Đọc bài.
- Bạn Mai
- Một mình Mai
- Thấy Lan được cô gọi lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, buồn lắm. 
- Lan quên bút ở nhà gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
- Vì nửa muốn cho bạn mượn nửa lại không muốn
- Đưa bút cho Lan mượn
- Mai thấy hơi tiếc, nhưng rồi Mai nói: “Cứ để bạn Lan viết trước”
+ Vì Mai biết giúp đỡ bạn
- HS đọc lại bài
- Hs nhận xét bình chọn
--------------------------------*******************------------------------------
Thứ 3 ngày 02 tháng 10 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
- Thuộc bảng 8 cộng với một số.
	- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 +5 ; 38 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 38 + 25
- 2hs lên bảng đặt tính và tính: 48 + 13; 38 + 27
Ò Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới: Luyện tập. 
a/ GTB: GVGT, ghi tựa bài.
b/ Thực hành: 
* Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài 1 
8
+
2
=
8
+
3
=
8
+
6
=
8
+
7
=
8
+
7
=
8
+
8
=
18
+
6
=
18
+
7
=
Ò Sửa bài – nhận xét. 
* Bài 2
-Yêu cầu của bài 2.
- Yêu cầu HSlàm bảng con
- Gv nhận xét, sửa bài
* Bài 3: ( HSK, G )
- Yêu cầu 1 HS nêu đề bài 
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì? 
- GV ghi tóm tắt lên bảng
Ò GV sửa bài, nhận xét. 
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Về nhà làm BT4 và BT5
- Hs lên bảng làm bài
- Tính nhẩm. 
- HS làm miệng
- Hs nhận xét, sửa 
- Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài 
38 + 15 = 53 48 + 24 =72
68 + 13 = 81 78 + 9 = 87
58 + 26 = 84
- HS đọc đề bài
+ Kẹo chanh:28 cái, kẹo dừa: 26 cái
+ Cả hai gói kẹo có bao nhiêu cái?
- Giải bài toán theo tóm tắt
Gói kẹo chanh : 28 cái
Gói kẹo dừa : 26 cái
Cả 2 gói kẹo : . cái?
Giải
Cả hai gói kẹo có là:
28 + 26 = 54 (cái kẹo)
Đáp số : 54 cái
--------------------------------*******************------------------------------
CHÍNH TẢ( Nghe – viết)
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác , trình bày đúng bài CT (SGK).
- Làm được BT2 ; BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết nội dung đoạn viết, giấy khổ to viết nội dung bài tập 3b.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: Trên chiếc bè 
- 2 HS viết bảng lớn + bảng con: Dế Trũi, ngao du, dỗ em, ăn giỗ 
- Gv nhận xét, sửa sai 
3. Bài mới: Chiếâc bút mực 
a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tựa
b/ Hướng dẫn bài viết
* GV đọc bài
+ Tại sao Lan khóc?
+ Bài viết có mấy câu?
* Phát hiện những từ viết sai và viết từ khó.
- GV gạch chân những từ cần lưu ý..
- HS nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai. 
- Đọc những câu có dấu phẩy
- Y/c hs viết bảng con
Ò Nhận xét.
* Y/c hs viết bài vào vở
- GV đọc cho HS chép bài.
- GV giúp HS yếu chép cho kịp lớp.
- GV đọc toàn bộ bài.
- Chấm và nhận xét.
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2: Hs làm bảng con 
- Nhận xét, sửa: Tia nắng, đêm khuya, cây mía
* Bài 3b(miệng)
- Gv nêu y/c hs trả lời
Ò Nhận xét, chốt lại: Xẻng, đèn, khen
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv tổng kết bài
- Nhận xét tiết học,
- Hs viết bảng con
- Hs nhận xét
- Hs nhắc lại
- 1 HS đọc
- Vì Lan được cô cho phép viết bút mực nhưng Lan lại quên không đem.
- Đề bài và 5 câu.
- Bút mực, lớp, quên, lấy, mượn, viết, oà khóc, Mai, Lan
- HS đọc 4 câu 
- HS viết bảng con: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn, Mai, Lan
- HS viết bài.
- HS soát lại.
- Hs làm bài: Tia nắng, đêm khuya, cây mía
- 1 HS đọc y/c.
- HS nêu: Cái leng; bĩng đèn, khen, thẹn thùng
- Hs trả lời - nxét, sửa sai
- Hs theo dõi
-------------------------------*********************-----------------------------
TẬP VIẾT
CHỮ HOA: D
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần).
- Rèn tính cẩn thận. Yêu thích chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu chữ D (cỡ vừa). Bảng phụ hoặc giấy khổ to.Dân (cỡ vừa) và câu Dân giàu nước mạnh (cỡ nhỏ).
- HS: Vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Chữ hoa C 
- Yêu cầu HS viết chữ C, Chia.
- Câu Chia ngọt sẻ bùi nói gì?
3. Bài mới: Chữ hoa D
 a/ GTB: GV giới thiệu. ghi tựa bài.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nhận xét 
- GV treo mẫu chữ D. (Đặt trong khung)
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+ Bước 1: Quan sát nhận xét.
- Chữ D hoa cao mấy li? Gồm có mấy nét?
+ Bước 2: Hướng dẫn cách viết.
- Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5.
+Bước 3: GV viết mẫu trên bảng lớp.
- GV viết mẫu chữ D (cỡ vừa, cỡ nhỏ) ở bảng lớp.
- Nhắc lại cách viết.
+ Bước 4: Hướng dẫn HS viết trên bảng con và theo dõi HS viết.
- Gv nhận xét, sửa sai
c/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
*Bước 1: Tìm hiểu ý nghĩa câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.
- Giảng nghĩa câu Dân giàu nước mạnh đây là ước mơ, nhân dân giàu có thì đất nước hùng mạnh.
*Bước 2: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV đặt câu hỏi:
+ Độ cao của các chữ D, h là mấy li?
+ Chữ g cao mấy li?
- Các chữ â, n, I, a, u, n, ư, ơ, c cao mấy li?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
GV lưu ý : Chữ D và â không nối liền nét, nhưng khoảng cách giữa â và D gần hơn và nhỏ hơn khoảng cách bình thường.
*Bước 3: Gv viết mẫu chữ Dân( cỡ vừa và nhỏ)
*Bước 4: Luyện viết ở bảng con chữ Dân.
- GV theo dõi, nhắc cách viết.
d/ Luyện viết vở tập viết.
* Bước 1: 
- Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV lưu ý HS quan sát kỹ các dòng kẻ trên vở để đặt bút và viết cho đúng.
* Bước 2:
- Hướng dẫn viết vào vở.
 + 1dòng D cỡ vừa, 1 dòng D cỡ nhỏ
 + 1 dòng Dân cơ õvừa1 dòng Dân cỡ nhỏ 
 + 3 dòng Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ 
 - GV yêu cầu HS viết, theo dõi HS yếu kém.
4. Củng cố – dặn dò: 
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học
- Viết bảng con.
- 2 HS nhắc lại. 
- HS quan sát, nhận xét.
- Cao 5 li và 6 đường kẻ ngang, có 1 nét lượn 2 đầu dọc, nét cong phải nối liền nhau.
- HS theo dõi.
- 3hs nhắc lại
- HS viết bảng con chữ D (cỡ vừa và cỡ nhỏ).
- Hs quan sát
- 2 Em đọc lại.
- Vài em nhắc lại
- Cao 2 li rưỡi.
- Cao 2 li rưỡi nhưng 1 li rưỡi nằm dòng kẻ dưới, và 1 li nằm trên dòng kẻ
- Cao 1 li.
- Khoảng cách viết 1 chữ cái O.
- Hs theo dõi
- HS viết bảng con chữ Dân (2, 3 lần)
- HS tự nêu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-------------------------------********************------------------------------
GDKNS
BÀI 1: EM CHĂM SÓC BẢN THÂN
Mục tiêu của giáo viên
Kết quả của học sinh
- Tổ chức khởi động tiết học qua trò chơi “Tôi yêu”. 
- Hướng dẫn học sinh cách làm bản đồ tâm trí “Em chăm sóc bản thân”. 
- Dẫn dắt để học sinh tham gia trải nghiệm yêu thương. 
- Khuyến khích học sinh thể hiện và rèn luyện kĩ năng: lắng nghe, thuyết trình, hợp tác, chia sẻ và tự nhận thức
- Hợp tác với cô và các bạn thực hiện trò chơi “ Tôi yêu”.
- Cảm nhận và thể hiện được một số ý về việc tự chăm sóc bản thân. 
- Tham gia làm bản đồ tâm trí với Hiểu và t chủ đề “ Em chăm sóc bản thân”.
- Trình bày về bản đồ tâm trí của mình và lắng nghe ý kiến chia sẻ của bạn. 
- Tham gia trải nghiệm yêu thương. Tập trung và hoàn thành bức tranh của mình
- Tích cực hoàn thành hoạt động trải nghiệm cùng gia đình
Trò chơi “Tôi yêu” 
Bước 1: Phổ biến luật chơi: 
+ Học sinh có thể đứng thành vòng tròn hoặc đứng tại chỗ của mình. 
+ Giáo viên hô: “Tôi yêu, tôi yêu”. 
+ Học sinh đáp: “Yêu gì? Yêu gì?” 
+ Giáo viên sẽ nêu một bộ phận của cơ thể như “bàn tay - bàn tay”, “đôi vai - đôi vai”,... chạm vào “bàn tay”, hoặc “đôi vai”, “cái mũi”. 
Lưu ý: Vừa gọi tên vừa chỉ vào bộ phận đó trên cơ thể, có thể giả vờ chạm sang bộ phận khác xem có em nào bắt chước làm theo không (nếu có hãy nói điều gì đó gây cười, tạo không khí vui nhộn cho cả lớp...). 
Bước 2: Hỏi và hướng dẫn học sinh cùng chia sẻ theo một số gợi ý dưới đây: + Các em thấy trò chơi này thế nào? 
+ Các em đã chăm sóc đôi bàn tay, đôi vai, cái mũi... của mình như thế nào? 
+ Có phải yêu thương bản thân là em biết chăm sóc cơ thể của mình? 
Bước 3: 
- Khen ngợi học sinh. 
- Tổng kết hoạt động, kết nối với giá trị yêu thương. 
2. Bản đồ tâm trí “Em chăm sóc bản thân”
Bước 1: Hướng dẫn học sinh là bản đồ tâm trí theo 
- H m hướng dẫn ở trang 9, 10 (SGV) và (SHS tập 1). những gợi ý ở trang
- Vẽ sẵn lên bảng hình ở trang 5 để dễ hướng dẫn cả lớp )
 - Giải thích hoặc gợi ý (ở công viên ở sân chơi... , nhưng không nghĩ hộ hoặc làm thay học sinh. 
- Mở nhạc không lời nhẹ nhàng. 
- Khuyến khích vẽ minh hoạ và học sinh trang trí một ý mình thích nhất. 
- Lưu ý: Trước khi dừng hoạt động cần nhắc ít nhất hai lần: “Còn 3 phút nữa kết thúc các em nhé”; “Còn 1 phút nữa nhé”. 
Bước 2: 
- Hướng dẫn học sinh giơ bài lên (hai tay giữ và giơ trước ngực), giáo viên đi xung quanh quan sát và khen ngợi học sinh. 
- Học sinh đi xung quanh, gặp các bạn gần nhất và giới thiệu cho bạn xem bản đồ của mình. tâm trí 
Bước 3: 
- Tổng kết hoạt động, kết nối với giá trị Yêu thương 
- Viết lên bảng và cho cả lớp cùng đọc to thông điệp của bài học:
Yêu thương bản thân là em tự biêt chăm sóc mình thật tốt
3. Em trải nghiệm yêu thương 
Bước 1: 
- Mở nhạc không lời nhẹ nhàng. 
- Hướng dẫn học sinh ngồi thẳng lưng, thật thoải mái, thư dãn trên ghế. Trong lúc nghe giáo viên đọc, học sinh có thể mở mắt nhìn vào một điểm yêu thích như lọ hoa hay một đồ vật nào đó trong lớp, hoặc có thể nhắm mắt tưởng tượng theo lời dẫn của giáo viên. 
Bước 2: 
- Đọc lời dẫn dưới đây thong thả, nhẹ nhàng. 
- Lưu ý dừng khoảng từ 3 - 6 giây ở những dấu ba chấm (...). 
Làm đầy mình bằng tình yêu thương...Giờ các em hãy ngồi thoải mái và yên lặng... em hãy tưởng tượng có một luồng ánh sáng màu hồng đang ôm trọn lấy em... luồng ánh sáng màu hồng đó tràn đầy tình yêu... một tình yêu thương dịu dàng, nhẹ nhàng và an toàn... em nhớ đến nguồn sáng trong em cũng tràn đầy tình yêu thương... em hoà mình vào luồng ánh sáng màu hồng... hãy để em cảm nhận tình yêu thương... em chính là em... em đang cảm nhận tình yêu trào dâng trong mình một cách tự nhiên... em đang hoà mình vào vẻ đẹp trong em... luồng ánh hồng của tình yêu luôn mãi có ở đó...bất kể khi nào em muốn cảm nhận tình yêu thương, em đều có thể hoà mình vào nhà máy sản sinh tình yêu thương trong em... và em tạo ra nhiều tình yêu thương hơn nữa. 
Bước 3:
- Gợi ý để học sinh hồi tưởng phần trải nghiệm vừa rồi và vẽ bức tranh yêu thương của em vào ô trống ở trang 6 (SHS tập 1). 
- Lưu ý: Trước khi dừng hoạt động cần nhắc ít nhất hai lần: “Còn 3 phút nữa kết thúc các em nhé”; “Còn 1 phút nữa nhé”. 
- Khuyến khích học sinh chia sẻ về bức tranh của mình. 
- Chú ý: Có thể dùng chuông để ra hiệu khi bắt đầu chia sẻ và khi muốn dừng hoạt động này, có thể đề nghị học sinh đặt tên cho tranh của mình. 
4. Nhật kí “Em chăm sóc bản thân” 
- Nhắc học sinh cùng gia đình thực hiện hoạt động trải nghiệm này theo gợi ý ở trang 7 (SHS tập 1). 
 	- Nhắc học sinh xin chữ kí của gia đình. 
5. Chuẩn bị cho bài học sau
- Hướng dẫn học sinh đánh dấu vào biểu tượng học cụ cần chuẩn bị và mang đến lớp vào giờ học giá trị sống và kĩ năng sống tiếp theo. Ví dụ dưới đây cho thấy học sinh đánh dấu vào bút chì và keo dán, có nghĩa: Buổi học tới học sinh mang hai học cụ này cho giờ học
6. Hoạt động hồi tưởng và tổng kết sau bài học
- Bước 1: Có thể hỏi học sinh: “Hôm nay chúng ta đã học và trải nghiệm những hoạt động gì?”.
- Bước 2: Cho một số học sinh nhắc tên từ hoạt động đầu tiên đến hoạt động cuối, sau đó giáo viên nhắc thêm một lần (lưu ý chỉ nhắc tên hoạt động). 
- Bước 3: Hỏi học sinh: “Các em thấy mình ấn tượng (nhớ nhất, thích nhất) hoạt động, hình ảnh,... nào trong bài học?”. 
- Bước 4: Cho học sinh chia sẻ với bạn bên cạnh (hoặc đề nghị từ 2 - 3 học sinh phát biểu trước lớp) điều em ấn tượng nhất (nhớ nhất, thích nhất) trong bài học. 
- Bước 5: Khen ngợi và cảm ơn cả lớp đã hợp tác trong giờ học; Hẹn gặp lại cả lớp trong giờ học tiếp theo; Chúc các em có thời gian trải nghiệm thú vị tại gia đình. 
Lưu ý: Khuyến khích học sinh nói, chia sẻ ngắn gọn. Khi tiết học còn nhiều thời gian, giáo viên có thể cho nhiều học sinh tham gia vào bước 4.
---------------------------------*****************-----------------------------
Buổi chiều
Tiếng việt ( TT )
Luyện viết: Chiếc bút mực ( VTH )
I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài CT
- Viết chữ đều, đẹp, đúng kích thước, mẫu chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng con
- SGK, VTH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
- Gọi 2hs lên bảng viết: Bút mực, quên, mượn. Cả lớp viết bảng con.
GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài
b. Hướng dẫn bài viết
- Yêu cầu hs đọc bài “ Chiếc bút mực ” trong SGK - T42
+ Bài có mấy câu?
+ trong bài có những từ nào cần viết hoa?
- Gv viết mẫu các từ chỉ tên riêng: Mai, Lan.
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi, giúp đỡ hs yếu, nhắc hs tư thế ngồi đúng.
- GV đọc lại bài để hs soát lỗi
- GV thu vở về nhà chấm
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dăn hs về nhà học bài và xem trước bài mới
- 2hs lên bảng, lớp viết bảng con.
HS nhận xét bạn viết trên bảng.
- 2hs đọc bài
+ 5 câu
+ Các từ đứng đầu đoạn, đầu câu, tên riêng.
- Hs viết bảng con
- HS viết bài vào vở thực hành
- Hs dùng bút chì để sửa lỗi
- Nộp vở lên bàn gv
------------------------------********************-----------------------------
Toán ( TT )
Luyện tiết 22 VTH Toán
I. Mục tiêu 
- Thuộc bảng 8 cộng với một số.
	- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 +5 ; 38 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng
II. Đồ dùng dạy học
- VTH Toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
- Gọi 3hs lên bảng: 28 + 34; 48 + 26; 68 + 13
GV nhận xét, tuyên dương
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi hs đọc đề bài
- Yêu cầu hs tự làm và nêu kết quả
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Gọi 4hs lên bảng, cả lớp làm VTH
- GV nhận xét, sửa sai
Bài 3
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết đàn gà nhà bà ngoại có tất cả bao nhiêu con ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1em lên bảng.
- GV chấm, chữa bài
Bài 4
- Yêu cầu hs đọc đề và tự làm bài vào vở
- GV kiểm tra bài làm hs
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà học bài và xem trước bài mới
- 3hs lên bảng, cả lớp làm nháp
Cả lớp nhận xét bài làm của bạn
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài và nêu miệng kết quả
- HS lên bảng làm bài và nêu cách đặt tính và tính.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc đề
+ Có 28 con gà trống, 35 con gà mái
+ Đàn gà có tất cả bao nhiêu con? 
- Phép tính cộng
- Hs làm bài vào vở
Giải
Đàn gà nhà bà ngoại có tất cả là:
28 + 35 = 63 ( con gà )
Đáp số: 63 con gà
Cả lớp nhận xét bài làm của bạn
- HS tự đọc đề và làm bài
-------------------------------*********************------------------------------
GDNGLL
CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG LỚP EM XANH, SẠCH, ĐẸP
I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :
Về trường lớp của mình, nơi mình được học tập.
Luôn giữ gìn cho trường lớp sạch đẹp.
Không xả rác bừa bãi .Có ý thức giữ gìn trường lớp.
II/ CHUẨN BỊ :
Tranh ảnh về trường, lớp.
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/Hát tập thể bài : Em yêu trường em
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do .
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trường em
Mục tiêu : Giúp các em hiểu thêm về ngôi trường các em đang được học tập
Tiến hành : 
GV đưa tranh cho HS nhận xét các bức tranh vẽ gì?
GV đưa câu hỏi, HS thảo luận lớp và trả lời câu hỏi.
Trường chúng ta có nhiều cây xanh không?
Trường của em được trang trí đẹp và sạch chưa?
Em phải làm gì để trường lớp luôn sạch, đẹp cây cối luôn được xanh tốt/
HS thảo luận và trả lời.
Kết luận : Ngôi trường các em đang học có rất nhiều cây xanh, và nhiều cây bóng mát. Cây bóng mát phục vụ các em những giờ ra chơi nắng gắt các em thường đứng dưới bóng mát của cây để chơi đùa. Trường của chúng ta được trang trí rất đẹp vì thế các em phải giữ gìn vệ sinh không xả rác bừa bãi, không bẻ những cành cây để ngôi trường chúng ta luôn được đẹp và mát.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu về lớp em
Mục tiêu : HS hiểu và biết giữ vệ sinh lớp mình luôn sạch đẹp
Tiến hành : 
GV đưa câu hỏi và hs trả lời.
Lớp em đã sạch đẹp chưa?
Lớp em có nhiều cây xanh không?
Em phải lam gì để lớp luôn sạch đẹp và tươi mát?
Kết luận : Để lớp luôn sạch đẹp, các em cần giữ gìn vệ sinh lớp học tốt, không vẽ bậy lên bàn, lên ghế, lên tường , thường xuyên tưới cây trong lớp để cây luôn tươi tốt.
IV/ HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC : 
Củng cố lại kiến thức HS vừa được học.
GV nêu câu hỏi HS trả lời.
Để trường lớp luôn sạch, đẹp , em cần làm gì?
HS trả lời
Kết luận : Để trường lớp luôn sạch, đẹp chúng ta luôn phải giữ vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi, không bẻ những cành cây, không vẽ bậy lên tường ..
GV hướng dẫn HS hát bài hát “Mái trường mến yêu”
GV nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học.
-------------------------------*********************-----------------------------
KỂ CHUYỆN
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU 
	- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực. (BT1)
- HS khá, giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện. (BT2)
- Giáo dục HS phải luôn biết giúp đỡ bạn.
II. CHUẨN BỊ 
- GV : 4 Tranh minh họa trong SGK (phóng to).
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Bím tóc đuôi sam 
- Yêu cầu hs lên kể lại từng đoạn câu chuyện
- Nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới: Chiếc bút mực
a/ GTB: GVgiới thiệu - Ghi tựa.
b/ HD kể chuyện:
* Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 	
- GV nêu yêu cầu của bài 
- Tóm tắt nội dung mỗi tranh.
Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực 
Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà 
Tranh 3: Mai đưa bút của minh cho L an mượn 
Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
- Y/ c Hs quan sát tranh kể trong nhóm
- Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu
- GV mời 1 vài em kể trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương
* Kể lại được toàn bộ câu chuyện 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Gv tổng kết bài, gdhs
- Nhắc nhở HS noi gương theo bạn Mai.
- Khuyến khích HS về kể chuyện lại cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên kể nối tiếp nhau mỗi em 2 đoạn
- Hs nhận xét
- HS quan sát tranh phân biệt các nhân vật (Mai, Lan, Cô giáo).
- Hs nêu nội dung từng tranh
- Kể chuyện theo nhóm đôi
- HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. Hết 1 lượt lại quay lại từ đoạn 1 thay đổi người kể.
- Nhận xét về nội dung – cách diễn đạt cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm mình
- Các em thi kể trước lớp
- Hs nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay
- HS khá giỏi kể.
- Hs theo dõi
------------------------------********************-------------------------------
Thứ 4 ngày 03 tháng 10 năm 2018
Thể dục
( GV2 )
-------------------------------*********************-----------------------------
TOÁN
HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tam giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tam giác.
- BT cần làm : B1 ; B2 (a,b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Một số miếng bìa (nhựa) hình chữ nhật, hình tứ giác.
- HS: Bộ học toán, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- 2hs lên bảng đặt tính rồi tính: 28 + 37; 58 + 15
- Nhận xét.
3. Bài mới: Hình chữ nhật – Hình tứ giác
a/ GTB: GV giới thiệu, ghi tựa
b/ Nội dung bài học
* Giới thiệu hình chữ nhật 
- GV dán (treo) lên bảng 1 miếng bìa hình chữ nhật và nói: Đây là hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng 1 hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng hình ABCD và hỏi:
+Đây là hình gì?
+Hãy đọc tên hình?
+Hình có mấy đỉnh?
+Đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học?
+Hình chữ nhật giống hình nào đã học?
* Giới thiệu hình tứ giác 
- GV hỏi các câu hỏi tương tự như trên.
- GV nêu: các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.
- Hỏi: Có người nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác. Theo em như vậy đúng hay sai? Vì sao?
- Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài.
* Thực hành :
Bài 1
- Gọi 1 HS yêu cầu của bài.
- Gv nhận xét, sửa
Bài 2
- Yêu cầu đọc đề bài 2.
- GV nhận xét, sửa bài 
4. Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét – tuyên dương.
- 2 HS làm bảng lớp
- Hs nhận xét
- Quan sát.
- HS tìm hình chữ nhật, để trước mặt bàn và nêu: Hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật.
- ABCD.
- 4 đỉnh.
- Hình chữ nhật ABCD, MNPQ, EGHI.
- Gần giống hình vuông.
- Hs theo dõi
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, HKMN.
- Dùng thước và bút nối các điểm để được: Hình chữ nhật và Hình tứ giác
- HS đọc đề bài
- Hs làm miệng
a) 1 hình tứ giác
b) 2 hình tứ giác
- Hs theo dõi.
-------------------------------*********************-----------------------------
TẬP ĐỌC
MỤC LỤC SÁCH
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rành mạch văn bản có tính liệt kê.
	- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. (Trả lời được các CH 1,2,3,4)
- HS khá, giỏi trả lời được CH 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS:Sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. KTBC: Chiếc bút mực 
- Gọi HS lên bảng đọc bài + trả lời câu hỏi nd bài
- Gv nxét.
3. Bài mới: Mục lục sách
a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tựa
b/ Luyện đọc
- Gv đọc mẫu toàn bài
* Đọc từng mục lục
- Hướng dẫn đọc (đọc theo thứ tự từ trái sáng phải), ngắt nghỉ hơi rõ:
Một || Quang Dũng.|| Mùa quả cọ || Trang 7 ||
Hai || Phạm đức.|| Hương đồng cỏ nội || Trang 8 ||
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau theo thứ tự từng mục cho đến hết bài.
- Gọi vài HS đọc cả bài.
* Yêu cầu HS đọc từng mục trong nhóm. (GV theo dõi, hướng dẫn đọc đúng)
* Cho HS thi đọc trước lớp
- Nhận xét.
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài.
+ Tuyển tập này có những chuyện nào?
+ Có tất cả bao nhiêu truyện?
+ Truyện “Người học trò cũ” ở trang? Nói tiếp: Trang 52 là trang bắt đầu truyện “Người học trò cũ”. (Nếu có tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi tập 6, GV mở cho HS xem).
+ Truyện “Mùa quả cọ” của nhà văn nào? 
+ Mục lục sách dùng để làm gì?
- GV nêu: Đọc mục lục sách, chúng ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì? Có những phần nào? Để ta nhanh chóng tìm được những gì cần đọc.
- GV nhận xét – Tuyên dương 
* Hướng dẫn HS đọc, tập tra mục lục sách Tiếng Việt 2 – Tập 1. 
- Yêu cầu HS mở mục lục trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Tìm tuần 5.
- Gọi 1 HS nêu.
Nhận xét – Tuyên dương đội nào nói đúng nhanh, chính xác.
d/ Luyện đọc lại:
- Trò chơi “Gọi tên”: hướng dẫn luật chơi – bắt đầu.
Ò GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò 
- Nhắc nhở HS về luyện đọc và tập tra mục lục để hiểu qau nội dung sách trước khi đọc sách.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Hs đọc bài theo y/c
- Hs nhận xét 
- Hs nhắc lại
- Hs nghe, theo dõi
- Hs đọc cách ngắt nghỉ hơi
- Hs nối tiếp nhau đọc từng mục lục đến hết bài
- 1 số Hs đọc cả bài
- Hs luyện đọc trong nhóm
- Hs thi đọc 
- Hs nhận xét, bình chọn
- HS đọc thầm.
- HS nêu tên từng truyện.
- Có 7 truyện.
- Trang 52.
- Quang Dũng.
- Tìm được truyện, bài học ở trang nào, của tác giả nào?
- HS dò tìm.
- 1 HS đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang (Tuần – chủ điểm – phân môn – nội dung – trang).
VD: Tuần 5, Chủ điểm: Trường học. Tập đọc: Chiếc bút mực. Trang 40.
- Kể chuyện. Chiếc bút mực. T/ 41.
- Đại diện lớp kể.
- Nhận xét.
-------------------------------********************-----------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- Giáo dục HS ăn uống đều đặn để bảo vệ đường tiêu hóa.
II. CHUẨN BỊ 
- GV:Mô hình (hoặc tranh vẽ) ống tiêu hóa, tranh phóng to (Hình 2) trang 13 SGK.
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
“Làm gì để cơ và xương phát triển tốt “	
- Để cơ và xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì?- 
Ò GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Cơ quan tiêu hoá
a/ GTB: GV giới thiệu, ghi bảng tựa bài.
b/ Nội dung bài học
Hoạt động 1: Quan sát, chỉ đường đi của thức ăn.
* Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
- Làm việc theo cặp.
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Quan sát chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hóa.
+ Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu?
- GV đưa ra mô hình (Tranh vẽ) ống tiêu hoá.
- GV chỉ ra và nói lại đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa trê

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_05_nam_hoc_2018_2019.doc