Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- HS biết làm được cuốn sổ nhắc việc để ghi chép, bổ sung những hoạt động không có trong thời gian biểu.

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- HS trải nghiệm:Thực hiện được những việc đã ghi trong sổ nhắc việc

3. Phẩm chất

- Thể hiện được sự khéo léo, thể hiện của bản thân qua sản phẩm tự làm.

- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- tấn giấy bìa màu để làm thẻ từ

- Bìa xanh hay đỏ vài tở giấy A4, keo dán, ghim , kéo để làm sổ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 55 trang Huy Toàn 23/06/2023 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 6
(Từ ngày 10 tháng 10 đến 14 tháng 10 năm 2022)
T-N
TG
Môn
Tiết
	Tên bài dạy
Tích hợp
GDĐP
ANQP
Thứ hai
10/10/2022
sáng
HĐTN
1
Sinh hoạt dưới cờ: Sách bút thân yêu.
Anh Văn
2
GVBM
Anh Văn
3
GVBM
Toán
4
Bảng nhân 9, bảng chia 9 (T3)
Đạo đức
5
Quan tâm hàng xóm láng giềng (T1)
Thứ ba
11/10/2022
sáng
Anh Văn
1
GVBM
Anh Văn
2
GVBM
Mĩ Thuật
3
GVBM
Tiếng Việt
4
Đọc: Lời giải toán đặc biệt
Chiều
Tiếng Việt
1
Nói và nghe: Kê chuyện Đội viên tương lai
TNXH
2
Truyền thống trường em
Tin
3
GVBM
Thứ tư
12/10/2022
sáng
Toán
1
Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia (T1)
Tiếng Việt
2
Viết: Nghe – viết: Lời giải toán đặc biệt
Tiếng Việt
3
Đọc: Bài tập làm văn
GDTC
4
GVBM
Tiếng Việt
5
Đọc mở rộng
Thứ năm
13/10/2022
sáng
Toán
1
Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia (T2)
TNXH
2
Truyền thống trường em
Âm nhạc
3
GVBM
Toán
4
Một phần mấy (T1)
Chiều
Công nghệ
1
Sử dụng quạt điện (T2)
TV TC
2
Luyện đọc
HĐTN
3
Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Cuốn sổ nhắc việc
Thứ sáu
14/10/2022
sáng
Toán
1
Một phần mấy (T2)
Tiếng Việt
2
Luyện tập: Từ ngữ về nhà trường. Dấu chấm hỏi
GDTC
3
GVBM
Tiếng Việt
4
Luyện tập: Luyện viết đơn
HĐTN
5
Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Làm việc theo kế hoạch
ATGT
Thư hai, ngày 10 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt dưới cờ: SÁCH BÚT THÂN YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- HS biết làm được cuốn sổ nhắc việc để ghi chép, bổ sung những hoạt động không có trong thời gian biểu.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- HS trải nghiệm:Thực hiện được những việc đã ghi trong sổ nhắc việc
3. Phẩm chất
- Thể hiện được sự khéo léo, thể hiện của bản thân qua sản phẩm tự làm.
- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- tấn giấy bìa màu để làm thẻ từ
- Bìa xanh hay đỏ vài tở giấy A4, keo dán, ghim , kéo để làm sổ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV cho HS trao đổi nhóm đôi về những việc cần làm nhưng còn hay quên.
- GV mời 2 HS sắm vai trò chơi đối đáp
- GV hướng dẫn và dẫn dắt câu chuyện cho HS vào tham gia
* Cảnh 1: GV yêu cầu HS tham gia hỏi bạn trả lời và đổi lại
- GV gợi ý đặt câu hỏi
? Theo bạn, bạn còn những việc nào hàng ngày rất cần mà còn hay quên?
+ Vì sao hay quên hoặc không làm?
? Theo bạn muốn khỏi quên mình cần làm như thế nào? 
GV:Thực hiện được công việc cần làm không phải dễ dàng. Nếu đó là công việc cần làm chúng ta phải vượt qua lười, ngại khó, không muốn làm để thực hiện bằng được. Còm nếu hay quyên chúng ta có thể khác phục: nhờ người thân nhắc, ghi vào vở giấy 
- GV dẫn dắt vào bài và ghi bài bảng
- HS đóng vai trao đổi cặp
- HS thảo luận và chia sẻ kết quả
+ 
+ Lượi, Ngại Khó, Không muốn làm, quên
+ 
- HS lắng nghe
- HS quan sát
2. Hoạt động khám phá chủ đề: Làm cuốn sổ nhắc việc
- GV yêu cầu HS đọc SGK
- GV cho HS thảo luận bài theo cặp đôi
- GV đưa ra các tình huống cho HS thảo luận, nêu cách làm
-GV gợi ý cho HS thống nhất cách làm:
+ Gấp đôi tờ bìa
+ Gấp đôi 1 số tờ A4
+ dùng keo dán chạt hay ghim để ghim chặt lại
+ Kẻ tên sổ ghi Sổ Nhắc Việc- họ tên lớp hoặc dán nhãn vở và ghi
- GV yêu cầu HS thực hiện làm sổ nhắc việc
- GV cho học sinh nêu lựa chọn cách cất giữ và sử dụng sổ 
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Cuốn sổ do tự tay mình làm sẽ là người bạn luôn ở bên chúng ta ,nhắc việc cho ta?
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm đôi.nêu cách làm
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nhóm nhận xét
- HS lắng nghe
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề 
- GV mời HS cùng đọc viẹc mình cần làm vừa ghi vào sổ
- GV gọi đại diện lên bảng trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Ngoài những công việc hàng ngày, chúng ta thường có nhiều việc trong tuần. Cả lớp có quyết tâm dùng cuốn sổ hàng ngày, hàng tuần và xem như bạn thân thiết của mình không?
- HS ghi việc cần làm: Ví dự:
Thứ hai kiểm tra môn Toán
Thứ tư làm thiếp chúc mừng sinh nhật Bố 
- HS chia nhóm và thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
- Nhóm nhận xét
4. Cam kết hành động
- GV đề nghị HS về nhà làm cuốn sổ và thực hiện theo những công việc đã ghi trong sổ
? Bài học ngày hôm nay giúp em hiểu thêm điều gì?
? Hãy thảo luận với người thân về việc nên làm cùng gia đình và bổ sung ghi vào sổ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
- HS về nhà thực hiện
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS thực hiện
- HS lắng nghe 
-------------------------------------------------------
Tiết 2, 3: Anh văn 
(GVBM)
-------------------------------------------------------
Tiết 4: Toán
Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHA 9 (T3) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức: Củng cố các phép nhân, chia trong bảng vào giải một số bài tập, bài toán thực tế có liên quan.
b. Kĩ năng: Vận dụng được bảng nhân, bảng chia để tính được các phép tính nhận, chia trong bảng đã học để hoàn thành các bài tập.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất
a. Năng lực:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
b. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
- HS: VBT, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV sủ dụng kĩ thuật tia chớp để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia tích cực: Mỗi HS nêu nhanh 1 phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia đã học.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
Bài 1: (38)
 a, Giới thiệu bảng nhân
- GV yêu cầu HS quan sát vào bảng nhân, chia.
- GV cho HS nhận xét dãy số
- GV HD cách sử dụng bảng nhân, chia.
b, Dựa vào bảng nhân, chia hãy tính.
4 x 6
7 x 8
15: 3
40: 5
- Yêu cầu HS làm ra bảng con
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, hỏi HS cách làm
Bài 2: (38) Số? (Hoạt động cá nhân)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
Thừa số
7
9
Thừa số
6
5
7
Tích
42
?
?
Số bị chia
54
48
63
Số chia
6
8
9
Thương
9
?
?
- GV hỏi HS cách làm
- GV nhận xét
Bài 3: (38)
- GV yêu cầu HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 4: (38)
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS cách làm
+ 18 là tích của hai số nào? 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS quan sát
- HS theo dõi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
4 x 6 = 24 7 x 8 = 56
15: 3 = 5 40: 5 = 8
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng phụ
Thừa số
7
9
8
Thừa số
6
5
7
Tích
42
45
56
Số bị chi

54
48
63
Số chia
6
8
9
Thương
9
6
7
- HS nêu
- HS đọc thầm bài
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Mỗi túi có 5 quả cam và 3 quả táo.
- HS trả lời: Hỏi 4 túi như vậy có bao nhiêu quả táo?
- HS làm bài
Bài giải
Số quả cam trong mỗi túi là:
5 x 4 = 20 (quả)
Số quả táo trong mỗi túi là:
3 x 4 = 12 (quả)
 Đáp số: 20 quả cam
 12 quả táo
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS theo dõi
- HS trả lời: 18 = 1 x 18 = 2 x 9 = 3 x 6
- HS làm bài:
 Vì 2 > 1; 3 > 1; 6 > 1; 9 > 1 nên ta tìm được hai số là 2 và 9 hoặc 3 và 6. Vậy hai số tìm được là 2 và 9 hoặc 3 và 6
3. Vận dụng.
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để giúp HS củng cố lại kiến thức.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.
- HS lắng nghe và thực hiện
- Mỗi HS đọc nhanh các phép trong bảng nhân, chia đã học
- Lắng nghe
----------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
 QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức - kĩ năng:
a.Kiến thức:- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm hàng xóm láng giềng.
- Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
b. kĩ năng:- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất - năng lực:
a. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
b. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động – kết nối:
- GV nêu yêu cầu “Hãy kể về một người hàng xóm mà em yêu quý” theo gợi ý:
? Người hàng xóm đó tên là gì?
? Vì sao em yêu quý người hàng xóm đó?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quan tâm hàng xóm láng giềng
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát
- GV tổ chức thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
?Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong những bức tranh sau?
- GV mời đại diện HS lên chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV đặt tiếp câu hỏi 
? Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng?
- GV yêu cầu HS trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.
=> Kết luận: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với lứa tuổi để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng như: chào hỏi khi gặp hàng xóm, hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn, giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết,.....
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Tranh1: Khi gặp bác hàng xóm, bạn nữ đã chào hỏi lễ phép và hỏi thăm bác. Điều đó thể hiện sự quan tâm, lễ phép với bác hàng xóm.
+ Tranh 2: mẹ bảo bạn mang rau biếu cô hàng xóm. Việc làm đó thể hiện bạn nữ và mẹ biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm.
+ Tranh 3: Bạn nam cùng mẹ snag hỏi thăm sức khỏe ông hàng xóm. Thể hiện bạn nam và mẹ quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của ông hàng xóm.
+ Tranh 4: Bạn nam cùng bố snag chúc tết bác hàng xóm. Việc làm đó thể hiện việc quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm.
- HS lên chia sẻ trước lớp
- Nhóm nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS nêu câu trả lời theo ý kiến của mình
VD: Em giúp đỡ bà cụ hàng xóm quét nhà, giúp cô T trông em,.....
- 2-3 HS nêu ý kiến chia sẻ
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng (Hoạt động nhóm)
a. Đọc truyện và trả lời câu hỏi
- GV kể câu chuyện Hàng xóm nhà chồn trong SGK
- Gọi 2-3 HS đọc câu chuyện 
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi thảo luận sgk
- Hướng dẫn HS thảo luận
? Biết tin chồn mẹ bị ốm, những người hàng xóm đã làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV tiếp tục đưa câu hỏi
? Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
=> Kết luận: Khi chúng ta thấy hàng xóm láng giềng có chuyện vui ta cùng chúc mừng, có chuyện buồn ta lên chia sẻ, khi gặp hoạn nạn ta lên giúp đỡ lẫn nhau.
- HS lắng nghe câu chuyện
- 3 HS đọc nối tiếp lại câu chuyện
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS thảo luận theo nhóm 2 
+ Biết tin chồn mẹ bị ốm những người hàng xóm đã sãn sàng giúp đỡ: Voi giúp tưới nước cho cây; sóc rửa bát đĩa và lau dọn nhà cửa; chuột túi dỗ dành, chăm sóc hai chú chồn con.
- HS nhận xét 
- 2-3 HS chia sẻ câu hỏi này.
+ Chồn mẹ cảm thấy rất là vui vẻ, hạnh phúc, ..
- HS nhận xét và tuyên dương
3. Vận dụng.
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
? Bài học hôm nay, con học điều gì?
+ Chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 2
- HS lắng nghe.
Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần quan tâm hàng xóm láng giềng.
VD: Nhà bác hàng xóm có chuyện buồn, em và bố mẹ đã sang an ủi gia đình bác.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022
Tiết 1, 2: Anh văn 
(GVBM)
-------------------------------------------------------------
Tiết 3: Mĩ thuật 
(GVBM)
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tiếng việt
 ĐỌC: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”.
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ.
b. Kĩ năng:
- Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô
- Phat triển năng lực ngôn ngữ
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh minh họa câu chuyện.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em thấy bài toán dưới đây có gì đặc biệt
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thảo luận và tìm ra đáp án
- HS phát biểu ý kiến trước lớp: Đề bài toán được viết dưới dạng thơ
2. Khám phá.
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, đọc nhấn nhá theo nội dung câu chuyện
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên của thầy giáo: À, ra thế!
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giỏi đều các môn
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lo lắng thay cho Huy-gô
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến À, ra thế!
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Vích-to Huy-gô, mải miết, mười lăm phút 
- Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Vích-to Huy-gô đã bộc lộ năng khiếu gì từ rất sớm?
+ Câu 2: Trong giờ kiểm tra Toán, vì sao thầy giáo lại rất lo lắng cho Vích-to Huy-gô?
+ Câu 3: Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô?
+ Câu 4: Qua giờ kiểm tra Toán, em thấy Huy-gô là người như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương
2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Từ rất sớm, Vích-to Huy-gô đã bộc lộ tài năng thơ ca của mình
+ Trong giờ kiểm tra Toán, thầy giáo lo lắng cho Huy-gô vì Huy-gô cứ ngồi cắn bút, dù chỉ còn 20 phút nữa là hết giờ.
+ HS chọn đáp án C
+ Em thấy Huy-gô là người thông minh/ Em thấy Huy-gô là người thích thử thách bản thân,...
- HS đọc
-----------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tiếng việt
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN ĐỘI VIÊN TƯƠNG LAI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Học sinh biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ.
b. Kĩ năng:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai
- Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe và trả lời các câu hỏi. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia nói và nghe trong nhóm.
b. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh minh họa câu chuyện.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em thấy bài toán dưới đây có gì đặc biệt
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thảo luận và tìm ra đáp án
- HS phát biểu ý kiến trước lớp: Đề bài toán được viết dưới dạng thơ
2. Nói và nghe: Kể chuyện Đội viên tương lai
3. Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
- YC HS tìm hiểu thông tin về Đội TNTP HCM (ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 Điều BH dạy thiếu niên nhi đồng,...)
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS tìm hiểu và trao đổi với người thân về những thông tin mình tìm được
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa của hoạt động kết nối nhà trường với xã hội và tích cực tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa này
b. Kĩ năng:
- Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động kết nối trường học với cộng đồng.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động các bạn cùng tham gia.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực – phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
b. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, đùm bọc và giúp dỡ những người có hoàn cảnh khó khan hơn mình 
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: 
- GV mở bài hát “Chúng em với an toàn giao thông” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung gì?
+ Đi trên đường nên như thế nào?
+ Gặp đèn giao thông phải làm những gì ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Đi trên đường ta không lạng lách , đi trên đường ta không dàn hàng ngang .
 + Trả lời: Gặp đèn đỏ nhanh nhanh đứng lại , đèn xanh bật ta đi an toàn.
+ Trả lời: Chấp hành tốt luật ... giao thông .
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1. Ý nghĩa của các hoạt động kết nối nhà trường với xã hội. (thảo luận nhóm đôi)
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 4 và nêu yêu cầu: 
+ Nêu tên và địa điểm tổ chức hoạt động ?
+ Nêu ý nghĩa và nhận xét của em về sự tham gia của các bạn trong hoạt động đó ? 
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1:
Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.
Và cô mong rằng qua hoạt động tuyên ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.
- Đại diện một số nhóm trình bày
+ Trả lời: tổ chức ở sân trường
+ Hoạt động này giúp chúng em có thêm hiểu biết về biển báo giao thông về cách đảm bảo an toàn khi đi đường. Các bạn tham gia rất tích cực, nhiệt tình và sôi nổi
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Học sinh lắng nghe1
3. Thực hành
- GV tỏ chức cho Hs tham gia trò chơi Ai nhanh ai đúng
+ GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội của 4 thành viên. Các thành viên sẽ được nhân các tâm thẻ ghi việc làm và ý nghĩa của những việc làm đó. Trong thời gian 2 phút các thành viên phải nhanh chóng gắn các tấm thẻ viêc làm với các thẻ ý nghĩa phù hợp. Đội nào đúng và nhanh nhất thì đội đó dành chiến thắng
- GV mời Hs khác nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV đưa thêm một số thông tin khác về hoạt động kết nối giữa trường học với cộng đồng để thấy rõ những việc làm này và ý nghĩa của chúng.
- Học sinh lắng nghe luật chơi và tham gia chơi
- Học sinh nhận xét.
- Hs lắng nghe
4. Vận dụng:
Hoạt động 4. Chia sẻ với người thân và cảm nhận khi tham gia hoạt động kết nối vơi cộng động (Làm việc nhóm 4)
- GV nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.
+ Chia sẻ với người thân những hoạt động kết nối cộng đồng mà em tham gia?
+ Nói cảm nghĩ của em khi thực hiện những việc làm này ?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV YC HS đọc nội dung chốt của ông mặt trời
- YC HS quan sát và nói những hiểu biết về hình chốt
+ Hình mô tả hoạt động gì?
+ Lời nói trong tranh mô tả hoạt động gì?
+ Em có cảm nhận gì khi tham gia các hoạt động kết nối?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ HS lên chia sẻ
+ HS nêu cảm nghĩ 
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 2-3HS đọc
- HS lên bảng chia sẻ về nội dung trong hình chốt
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Tin học
(GVBM)
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Toán
Bài 13: TÌM THÀNH PHẦN TRONG PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức: Nêu được tên gọi thành phần trong phép tính nhân. Nhận biết được thừa số chưa biết, thừa số đã biết và tích đã cho. 
b. Kĩ năng: Biết cách tìm và tìm được thừa số trong một tích. Vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất
a. Năng lực:
- Phát triển năng lực tư duy lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
b. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
- HS: VBT, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: 6 x 3 = ?
+ Câu 2: 35: 5 = ?
+ Câu 3: 9 x 4 = ?
+ Câu 4: 81: 9 = ?
+ Câu 5: 5 x 4 = ?
+ Câu 6: 72: 8 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Câu 1: 6 x 3 = 18
+ Câu 2: 35: 5 = 7
+ Câu 3: 9 x 4 = 36
+ Câu 4: 81: 9 = 9
+ Câu 5: 5 x 4 = 20
+ Câu 6: 72: 8 = 9
- HS lắng nghe.
2. Khám phá
- Cho HS quan sát tranh và đọc bài toán
Bài toán: 3 ca đựng nước như nhau có tất cả 6l nước. Hỏi mỗi ca đựng mấy lít nước?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Số lít nước ở một ca lấy mấy lần? Được mấy lít nước? 
+ Vậy số lít nước ở một ca là bao nhiêu?
+ Muốn tìm một thừa số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, chốt cách làm: Muốn tìm một thừa số, ta lất tích chia cho thừa số kia.
- HS quan sát và đọc thầm bài toán.
- HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và giải bài toán.
- HS trả lời: 3 ca đựng nước như nhau có tất cả 6 lít nước..
- HS trả lời: Hỏi mỗi ca đựng mấy lít nước?
- Số lít nước ở một ca được lấy 3 lần được 6 lít nước. 
- Số lít nước ở một ca là: 6: 3 = 2 (l)
- HS tự nêu cách làm theo ý hiểu.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
3. Hoạt động 
Bài 1: (39) 
- GV hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Số? (39)
- Yêu cầu HS làm bài
Thừa số
8
?
5
7
?
Thừa số
4
6
?
?
í
h
32
18
30
2

36
- Cho HS chia sẻ cách làm
- GV nhận xét
Bài 3: (40)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS theo dõi
?
- HS làm việc cá nhân
a, x 4 = 28
 28: 4 = 7
?
b, x 3 = 12
?
 12: 3 = 4
c, 6 x = 24
 24: 6 = 4 
- Hs nêu cách làm
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS làm bài cá nhân
Thừa số
8
3
5
7
Thừa số
4
6
6
3
9
Tích
32
18
30
21
36
- HS chia sẻ
- Nhận xét
- HS đọc thầm yêu cầu bài toán
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS trả lời: 5 ca-bin chở tất cả 30 người. Biết rằng số người ở mỗi ca-bin như nhau.
- HS trả lời: Hỏi mỗi ca-bin chở bao nhiêu người?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm phiếu
Bài giải:
Số người ở mỗi ca-bin là:
30: 5 = 6 (người)
Đáp số: 6 người
3. Vận dụng
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
+ Bài học hôm nay em biết được điều gì gì?
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.
- HS trả lời
- Lắng nghe
----------------------------------------------------------
Tiết 2: Tiếng việt
Nghe – Viết: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút
- Viết chính tả các tiếng chứa r/d/gi hoặc an/ang 
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe viết
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
b. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bảng phụ.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV cho HS nghe bài Dàn đồng ca mùa hạ để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung
- GV đọc lại một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt, từ Huy-gô mải miết viết đến À, ra thế!
- Mời 1 HS đọc lại cả đoạn
- GV hướng dẫn cách viết bài:
+ Cách đặt dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói của nhân vật
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu mỗi câu
+ Đặt dấu chấm câu và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: Huy-gô, mải miết,....
- GV đọc từng cụm từ hoặc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại đạn văn cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng giao, dao, rao
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- YCHS làm việc nhóm để thực hiện 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả (chọn a hoặc b)
a. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bắt đầu bằng r, d hoặc gi
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b. Trò chơi: Thỏ về nhà
- Gv tổ chức cuộc thi Đưa thỏ về nhà sớm nhất.
- GV HD cách chơi:
+ HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm đáp án
+ Từng nhóm phải tìm đáp án càng nhanh càng tốt rồi viết ra một tờ giấy và nhanh chóng dán lên bảng
+ Nhóm nào dán được giấy lên bảng là nhóm hoàn thành nhiệm vụ. GV sẽ ghi lại thứ tự các nhóm đã hoàn thành. Nếu trong lớp có quá nhiều nhóm thì GV dừng trò chơi sau khi 3 nhóm đầu tiên hoàn thành.
+ GV cùng HS kiểm tra đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_truong_th.doc