Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
PHẦN THƯỞNG
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu, cụm từ dài.
Chú ý các từ: trực nhật, lặng yên, trao,.
-Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng. Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý ND: Câu chuyện đề cao việc tốt, khuyến khích học sinh làm điều tốt.
Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4. HS M3.M4: Trả lời được câu hỏi 3.
2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ các tiếng có phụ âm, vần dễ lẫn: lặng lẽ,.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: SGK
TUẦN 2: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 TẬP ĐỌC (2 TIẾT): PHẦN THƯỞNG I . MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu, cụm từ dài. Chú ý các từ: trực nhật, lặng yên, trao,... -Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng. Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện. - Hiểu ý ND: Câu chuyện đề cao việc tốt, khuyến khích học sinh làm điều tốt. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4. HS M3.M4: Trả lời được câu hỏi 3. 2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ các tiếng có phụ âm, vần dễ lẫn: lặng lẽ,... 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TIẾT 1: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - TBHT điều hành TC “Hái hoa dân chủ” với nội dung bài “Tự thuật ” + Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà ? + Hãy cho biết tên địa phương em ở: xã, huyện ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài và tựa bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim - 2 HSthm gia trò chơi. + Đọc + Nhờ lời Tự thuật của bạn Thanh Hà - HS trả lời - HS nhắc lại tựa bài 2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, tiếng có phụ âm , vần dễ lẫn - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ *Cách tiến hành: HĐ Nhóm – Cả lớp a. GV đọc mẫu . b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong nhóm - Báo cáo GV - GV theo dõi, NX và sửa lỗi luyện đọc cho HS. Lưu ý: GV quan sát và theo dõi tốc độ đọc Hd đọc đúng từ ngữ cho đối tượng HS M1, M2 * Đọc từng đoạn: - Chia đoạn - YC HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài. - GV dự kiến đọc những câu dài: + Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.// + Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.// + Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy/ bước lên bục//. - Lưu ý ngắt câu đúng - YC HS đọc thầm phần chú giải. - GV trợ giúp HS giải nghĩa từ khó. + Đặt 1 câu với từ "sáng kiến"? Lưu ý: GV giúp HS hiểu thêm nghĩa các từ tốt bụng (có lòng tốt, hay thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác). * Thi đọc giữa các nhóm * Thi đọc cá nhân - GV kết luận chung * Đọc toàn bài. - GV nhận xét chung và tuyên dương các nhóm. - HS theo dõi bài - Lắng nghe *Nhóm trưởng điều hành chung - HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. - Luyện đọc từ khó: trực nhật, lặng yên, trao, sáng kiến ,... - HS đọc tiếp nối từng đoạn theo nhóm. - Luyện đọc ngắt câu. Nhấn giọng ở một số từ: túm tụm, bí mật, Đỏ bừng mặt, đứng dậy - Chia sẻ bài đọc trước lớp - HS đọc thầm phần chú giải. - Dự kiến HS chia sẻ nghĩa của một số từ khó: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng. + Bạn Lan có nhiều sáng kiến hay. - Thi đọc theo nhóm: - Lớp nhận xét -Hs thi đọc - 1 HS M4 đọc - Lớp đọc bài TIẾT 2: 3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: - HS hiểu nội dung bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Câu chuyện đề cao việc tốt, khuyến khích học sinh làm điều tốt. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi => Chia sẻ trưóc nhóm - GV giao nhiệm vụ (Câu hỏi tìm hiều thể hiện trong PHT) -GV QS trợ giúp cho đối tượng HS M1, M2 +TBHT điều hành hoạt động đọc trước lớp -Gọi đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. - Đoạn 1: + Câu chuyện kể về bạn nào? + Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na ? + Các bạn đối với Na như thế nào? + Tại sao luôn được các bạn quý mến mà Na lại buồn? - Đoạn 2 + Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi? - Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc điều gì? - Đoạn 3: + Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được phần thưởng không ?Vì sao? - Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ? +Câu chuyện nói về điều gì? * GV kết luận: Câu chuyện nói về lòng tốt của bạn Na. Chúng ta cần học tập bạn Na, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mình. -Nhóm trưởng điều hành chung HĐ của cả nhóm. +Làm việc cá nhân ->N2-> cả nhóm + Đại diện các nhóm báo cáo *Dự kiến KQ chia sẻ: - Kể về bạn Na. - Gọt bút chì giúp bạn Lan, cho bạn Minh nửa cục tẩy, làm trực nhật, - Các bạn rất quý mến Na. - Vì Na học chưa giỏi. - Các bạn túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. - Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì tính tốt của Na đối với mọi người. - VD: Vì người tốt cần được thưởng; vì cần khuyến khích lòng tốt; chưa xứng đáng được thưởng, vì Na học chưa giỏi; - Na vui mừng: tưởng nghe nhầm, đỏ bừng mặt. - Cô giáo và các bạn vui mừng vỗ tay vang dậy. - Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt. - Câu chuyện nói về tấm lòng tốt của bạn Na - Lắng nghe 4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút) *Mục tiêu: - HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân – Cả lớp - GV đọc lần hai -GV gợi ý cách đọc: cần luyện đọc diễn cảm. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài - GV tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. - GV nhận xét và cùng lớp bình chọn HS đọc tốt nhất. - Lớp theo dõi - HS nêu lại giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay 5. HĐ vận dụng, ứng dụng(3 phút) *Tổ chức cho hs nói về những ưu khuyết điểm của bản thân khi hành xử với mọi người xung quanh. + Em có tính cách giống nhân vật nào trong câu chuyện ? 5. HĐ sáng tạo (2 phút) - Viết lại một số tính cách tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh của mình, của bạn trong trường cũng như bạn bè nơi em đang ở và thực hiện những tính cách đó trong học tập, vui chơi,... - Khuyến khích học sinh về làm điều tốt: Giúp bà xâu kim, chia sẻ cách học cùng bạn. - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về luyện đọc bài và chuẩn bị bài “Làm việc thật là vui ”. - Nhận xét tiết học. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TOÁN: TIẾT 6: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản. - Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng. - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm. - Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3 (cột 1, 2), 4. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng thước có vạch kẻ xăng - ti - mét để vẽ 1 đoạn thẳng 3.Thái đô: Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Yêu thích học toán. 4.Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp - hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng: - GV: Thước có vạch cm; Phiếu học tập. - HS: Sách giáo khoa, bảng con; Thước thẳng có vạch chia từng cm. 2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,... - Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”, - Hình thức dạy học cả lớp, cặp đôi, cá nhân III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - Trò chơi: Tìm nhanh đáp số - TBHT nêu phép tính và chỉ định HS trả lời nhanh kết quả 5dm + 3dm = 6 dm - 2 dm = 8dm – 6dm = 9 dm + 10 dm = - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng - HS chủ động tham ra chơi - HS trả lời - Lắng nghe 2. HĐ thực hành: (25 phút) *Mục tiêu: - HS biết quan hệ giữa dm và cm trong trường hợp đơn giản. - Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng. - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm. *Cách tiến hành: Bài 1 : Điền số? - Cho HS thảo luận theo cặp - GV nhận xét – sửa sai Bài 2 : Tìm trên thước thẳng vạch chia 2dm - GV lưu ý quan sát tay của HS tại vạch chỉ 2dm (Kiểm tra hoạt động cua đối tượng HS M1,2) Bài 3 : Điền số ? - GV giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS chia set, nhận xét, chữa bài - GV mời TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ trước lớp (Cả lớp cột 1 và 2.) Bài tập chờ ( M3,4): Bài 3 (cột 3) + GV yêu cầu HS (M3,4 ) đi trợ giúp HS M1, M2. + HS báo cáo kq trước lớp. => GV kết luận về mối quan hệ đo độ dài là cm và dm Bài 4 : Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp - Yêu cầu HS nêu miệng kết quả. - Nhận xét chung - HS nêu yêu cầu - HS thảo luận cặp đôi - Cá nhân trả lời +Dự kiến nội dung chia sẻ: a.10cm = 1 dcm 1dm = 10 cm b.Vạch 1dm tại số 10 c. HS vẽ vào vở theo yêu cầu. - HS nêu yêu cầu a- Cá nhân tìm: tại vạch số 2 b.2dm = 20 cm - HS nêu yêu cầu -HS làm bài cá nhân-> chia sẻ +Dự kiến nội dung chia sẻ: a).1dm = 10cm 3dm = 30cm 2dm = 20 cm 5dm = 50 cm b).30cm = 3dm 60cm = 6dm - HS nhận xét, đối chiếu bài của bạn với bài của mình. - HS quan sát hình, làm việc theo cặp đôi. Thảo luận để tìm phương án đúng nhất. - Đại diện cặp trình bày kết quả. 3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút) + Tổ chức cho hs đo và tính độ dài của quyển sách, bàn học, chiếc bảng con của em.( làm việc nhóm đôi) 4. HĐ sáng tạo: (2 phút) - Tìm các đồ vật trong gia đình và ước lượng độ dài của chúng bằng cm và dm? - Xem trước bài “Số bị trừ, số trừ, hiệu”. + Gv nhận xét, đánh giá,... ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... ĐẠO ĐỨC BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân. 2. Kĩ năng: Thực hiện theo đúng thời gian biểu. Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân. 3. Thái độ: Biết ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Từ đó có ý thức học tập và sinh hoạt đúng giờ. 4.Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,... II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: + Thẻ biểu thị thái độ (xanh, đỏ, vàng), phiếu HT. + Đồ dùng cho HS sắm vai. - Học sinh: Vở bài tập Đạo đức 2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,... - Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”, - Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) -GV chuẩn bị trò chơi : Giờ nào việc nấy -TBHT điều hành trò chơi +TBHT nêu ra các thời điểm trong ngày, HS sẽ đứng tại chỗ thể hiện các động tác thể hiện công việc cần làm vào thời điểm ấy. Ví dụ: 6h sáng (tập thể dục, đánh răng,...), 12h trưa (ăn cơm), 10h tối (ngủ) - Nhận xét. - Giới thiệu bài học. Ghi bài lên bảng. - HS thực hành theo hiệu lệnh của TBHT, bạn nào làm những đông tác không hợp lý sẽ phải hát tặng cả lớp 1 bài hát hoặc chế biến món Bò Lúc lắc 2. HĐ thực hành: (25 phút) *Mục tiêu: - Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Biết ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân- Nhóm – Cả lớp Việc 1 : Thảo luận cả lớp Mục tiêu :Tạo cơ hội để HS được bày tỏ y kiến thái độ của mình về lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ Cách tiến hành: - Làm việc cả lớp . - GV phát bìa màu cho HS và nói qui định chọn màu, màu đỏ là tán thành, màu xanh là không tán thành, màu vàng là không biết (lưỡng lự) - GV đọc từng ý kiến a, b, c, d của BT4 (Kiểm tra hoạt động của HS M1, khích lệ đưa ra ý kiến cá nhân) =>Kết luận : + Ý a là sai, ý b là đúng, ý c là sai, ý d là đúng. + Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và học tập của bản thân em. Việc 2: Hành động cần làm Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về ích lợicủa học tập đúng giờ cách thức để thực hiện học tập sinh hoạt đúng giờ Cách tiến hành: - Hoạt động 4 nhóm - GV phát câu hỏi cho các nhóm tự ghi kết quả ra giấy Kết luận : Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn thoải mái hơn.Vì vậy việc học tập sinh hoạt đúng giờ là việc cần thiết Việc 3:Thảo luận nhóm Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu Cách tiến hành : - Thảo luận cặp đôi + Hai bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình đã hợp lí chưa ? Đã thực hiện như thế nào? Có làm đủ các việc đã đề ra chưa? =>Kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khỏe . - HS thực hiện theo YC - HS chọn màu giơ biều thị thái độ của mình - Chia sẻ đáp án giải thích lý do chọn đáp án đó + Tán thành + Phân vân +Không tán thành - Các nhóm thảo luận + Nhóm 1: Lợi ích khi học tập đúng giờ. + Nhóm 2:Lợi ích khi sinh hoạt đúng gời. + Nhóm 3: Ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ. + Nhóm 4: Ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ. - Đại diện nhóm trình bày -Các nhóm khác bổ sung - HS thảo luận cặp đôi -HS trình bày thời gian biểu trước lớp - HS các nhóm khác cùng tương tác - Lắng nghe 3.Hoạt động vận dụng, ứng dụng (3 phút) - Tổ chức cho HS thi kể những mẩu chuyện, tấm gương thực hiện theo đúng thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân. - GV: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo cho sức khỏe học hành mau tiến bộ. 4. Hoạt động sáng tạo (2 phút) - Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tiểu phẩm theo chủ đề bài học( bài tập 5) - Dặn HS thực hành : Cùng bố mẹ xây dựng một thời gian biểu trong ngày cho bản thân - Nhắc nhở HS cần học tập sinh hoạt đúng giờ - GV nhận xét tiết học . ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 TOÁN: TIẾT 7: SỐ BỊ TRỪ- SỐ TRỪ – HIỆU I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. - Biết thực hiện phép trừ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải toán bằng một phép trừ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và thực hiện phép trừ *Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (a, b, c), 3. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học toán. 4.Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV:Các tấm bìa ghi SBT, ST, Hiệu. Bảng phụ kẻ nội dung bài tập, Bảng nhóm - HS: Sách giáo khoa, bảng con. 2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,... - Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”, - Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3phút) - TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Bé học toán - GV cho HS nêu kết quả của phép tính: 10 + 20 =? H: Em hãy nêu tên thành phần và kết quả của phép tính? H: Ngoài phép cộng ra, em còn biết phép tính nào nữa? - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng - Hát - HS nêu kết quả: 10 + 20 = 30 - HS nêu - Phép trừ 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút) *Mục tiêu: HS biết số bị trừ, số trừ, hiệu. *Cách tiến hành: 2. Giới thiệu Số bị trừ- Số trừ- Hiệu - GV viết phép trừ : 59 – 35 = 24 - Gọi HS đọc phép trừ. - GV chỉ vào từng số nêu tên gọi và gắn bảng. 59 - 35 = 24 Số bị trừ Số trừ Hiệu - GV viết phép trừ theo cột dọc (nêu cách đặc tính) 59 là số bị trừ - 35 là số trừ 24 hiệu - GV nêu VD : 47 – 12 = 35 và gọi HS nêu tên gọi thích hợp. - Chú ý: 59 – 35 cũng gọi là hiệu (Lưu ý: Cho HS nắm chắc tên gọi. Kiểm tra lại các đối tượng M1. Nếu chưa rõ GV trợ giúp HS kịp thời ) -HS quan sát - HS đọc - HS nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ - Quan sát - 1 số HS nêu tên thành phần và kết quả của phép tính. - Nhắc lại 3. HĐ thực hành: (14 phút) *Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải toán bằng một phép trừ. *Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ +Bài 1: Làm bài cá nhân +Bài 2: : Làm bài cặp đôi +Bài 3: : Làm bài nhóm 4 -TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu - GV nhận xét chung Lưu ý: Muốn tìm hiệu, ta lấy SBT trừ đi ST Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu theo mẫu - GV lưu ý trợ giúp HS M1 cách đặt tính Lưu ý: HS nắm được: Kết quả của phép tính trừ gọi là Hiệu. Bài 3: - GV gợi ý nhóm Hs M1, M2 phân tích và các bước làm bài - GV đi chấm nhanh 1 số em. - Nhận xét bài làm của HS -HS thực hiện nhiệm vụ +HS đọc nhẩm đề bài -> phân tích + HS làm bài -Dự kiến nội dung chia sẻ: +HS nối tiếp nhau nêu kết quả SBT 19 90 87 59 72 34 ST 6 30 25 50 0 34 Hiệu 13 60 62 9 72 68 - HS đọc kĩ làm câu mẫu - HS làm bài phiếu HT - Đại diện các nhóm chia sẻ - HS đọc đề toán - Hs các nhóm làm vào bảng nhóm. Giải : Sợi dây còn lại là: 8-3=5(dm) Đáp số : 5 dm 4.Hoạt động vận dụng, ứng dụng: (3 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện với nội dung: nêu tên gọi thành phần kết quả của phép trừ .48 – 26 = 22; 30 – 10 = 20; ... - Dặn HS về xem lại bài, ôn lại tên thành phần và kết quả của phép tính trừ. Xem trước bài: “Luyện tập” ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................... CHÍNH TẢ: (TẬP CHÉP) PHẦN THƯỞNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài “ phần thưởng”. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. 2.Kĩ năng: Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x. Điền đúng 10 chữ cái p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Học thuộc bảng chữ cái (gồm 29 chữ cái) 3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. 4.Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,... II. CHUẨN BỊ : 1.Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài chính tả “Phần thưởng”. Phiếu viết nội dung bài tập 3 - Học sinh: Vở bài tập. 2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,... - Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”, - Hình thức dạy học cả lớp, nhóm 4, cá nhân III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - GV YC HS viết bảng con + Viết bảng: nàng tiên, làng xóm, - GV nhận xét chung và lưu ý nét khuyết, điểm đặt bút, dừng bút - Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan - HS thi viết xem ai đúng và đẹp. - Nhận xét bài 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - HS có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả *Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn. - GV đọc mẫu lần 1 -GV giao nhiệm vụ + Cuối năm học Na được nhận gì? + Vì sao Na được nhận phần thưởng? +Đoạn viết này có mấy câu? +Cuối mỗi câu có dấu gì? .... - Yêu cầu HS viết từ khó: Phần thưởng, đề nghị, luôn luôn - GV nhận xét, sửa sai (Lưu ý: Kiểm tra kỹ năng viết đúng HS M1) - 2 HS đọc lại -Trao đổi cặp đôi, chia sẻ + Phần thưởng. +Vì Na là một cô bé tốt bụng. +... +... - 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt bài “Phần thưởng”. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: - GV nhắc HS những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, nhớ đọc nhẩm từng cụm từ để chép cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho HS viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của GV) Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của HS M1 - Lắng nghe - HS chép bài vào vở 4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - Cho HS tự soát lại bài của mình theo bài trên bảng lớp. - GV chấm nhanh 5 – 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của HS - HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bàng bút mực. - Lắng nghe 5. HĐ làm bài tập: (6 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em điền đúng vào chỗ trống s/x - Nắm được thứ tự 10 chữ cái cuối cùng và cách đọc *Cách tiến hành: Bài 2a : Điền vào chỗ trống s hay x ? - Thảo luận theo cặp đôi và trình bày vào vở. - Chữa bài - GV kết luận chung. - Gọi HS đọc lại kết quả Lưu ý: Kiểm tra phát âm, cách viết chính tả Bài 3 : Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng sau - GV cho tìm hiểu nội dung - Tự làm bài vào vở - Tổ chức chữa bài. Bài 4 : Học thuộc lòng bảng chữ cái vừa viết - HS nêu yêu cầu - HS làm bài - HS nêu kết quả -> thống nhất +Xoa đầu, ngoài sân,chim sâu,xâu cá - 1 số HS đọc lại kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu - HS làm vào vở, 1 HS làm phiếu lớn -> chia sẻ trước lớp -Thống nhất kết quả p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y - HS đọc lại tên các chữ cái. - Cá nhân đọc lại bảng chữ cái - Thi đọc thuộc lòng bảng chữ cái. 6. Hoạt động vận dụng,ứng dụng : (2 phút) - Tổ chức cho HS chơi TC Truyền điện với nội dung : Tìm từ có phụ âm đầu s/x. -Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau; 7.Hoạt động sáng tạo(1 phút) -Viết tên người thân, bạn bè,... có phụ âm s/x - Nhắc nhở HS về nhà xem lại bài học. Học thuộc lòng lại bảng chữ cái: Đọc đúng tên, nhớ đúng thứ tự. - Chuẩn bị bài tiết sau. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................. KỂ CHUYỆN: PHẦN THƯỞNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Dựa vào tranh minh họa và gợi ý, để kể lại từng đoạn của câu chuyện (Bài 1, 2, 3). - Kể toàn bộ câu chuyện (bài tập 4) (M3, M4). 2. Kỹ năng: - Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 3.Thái độ: - Biết yêu quý những người tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. 4.Năng lực: - Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,... II . CHUẨN BỊ : 1.Đồ dùng - Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh.. - Học sinh: SGK 2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,... - Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”, - Hình thức dạy học cả lớp, nhóm , cá nhân. *GDBVMT theo phương thức tích hợp: khai thác trực tiếp nội dung bài. III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) -TBHT điền hành +Kể lại câu chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim. - GV đánh giá - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng +3HS theo lời người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé kể lại câu chuyện. + Nhận xét -HS ghi tên bài vào vở 2. HĐ kể chuyện. (22 phút) *Mục tiêu: - HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1, 2) - Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4) *Cách tiến hành: Việc 1. Kể từng đoạn theo tranh: - GV gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS quan sát tranh - GV kể mẫu 1 đoạn - Cho HS kể trong nhóm - Kể trước lớp - GV nhận xét Việc 2. Kể toàn bộ câu chuyện: - Gvggoij HS nêu yêu cầu - Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét tuyên dương - 2HS nêu - Các nhóm quan sát tranh - HS theo dõi - Cá nhân trong nhóm kể - Đại diện nhóm kể - HS đọc lại yêu cầu - Cá nhân kể ( 2 lượt) 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút) -GV giao nhiệm vụ H: Câu chuyện kể về ai? H: Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên? *GDBVMT: Giáo dục ý thức chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động - Trao đổi nhóm-> dự kiến thống nhất ý kiến: + Kể về bạn Na + Lòng tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác 4. Hoạt động vận dụng, ứng dụng (3phút) - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế. +Trong cuộc sống thực tại nếu đến lớp em thấy lớp mình chưa vệ sinh lớp học mà đã sắp đến giờ vào lớp (hôm đó không phải là đến phiên em làm VS lớp ) lúc đó em em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy? +Ta cần học ở bạn điều gì ? + Giáo dục HS tinh thần tương thân tương ái, tình đồng loại, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. 5.Hoạt động sáng tạo (2 phút) -Về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe theo vai của Bé Na - Hằng ngày nên giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn - GV nhận xét tiết học . ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.doc