Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số loài cá nước ngọt (BT1) ; kể tên được một số con vật sống dưới nước (BT2).

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp còn thiếu dấu phẩy (BT3).

2. Kỹ năng: Giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ về song biển và rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.

 - Học sinh: SGK

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

 

doc 51 trang Hà Duy Kiên 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC (2 TIẾT)
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. Chú ý các từ: búng, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, áo giáp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng: Tôm Càng và Cá Con.. 
-HS tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: búng, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, áo giáp.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: búng càng, nhìn (trân trân), nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài: Chú ý đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật. Đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: búng, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, áo giáp
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: búng càng, nhìn (trân trân), nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo. 
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên)
+ Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
+ Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.// Tôm Càng vội búng càng, vọt tới,/ xô bạn vào một ngách đá nhỏ.// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá.// Mất mồi,/ con cá dữ tức tối bỏ đi.//
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: mái chèo, quẹo. 
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
Học sinh chia sẻ cách đọc
+ Đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
+ Đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
- Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
- Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
- Bánh lái có tác dụng gì?
+ Trong đoạn này, Cá Con kể với Tôm Càng về đề tài của mình, vì thế khi đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng, các bạn cần thể hiện sự tự hào của Cá Con.
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
* Mời đại diện các nhóm chia sẻ
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?
- Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào?
- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào?
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
- Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con.
- Tôm Càng có thái độ như thế nào với Cá Con?
- Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
- Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
(Học sinh M3, M4 trả lời)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi: 
- Con thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
- Qua câu chuyện trên muốn gửi đến chúng ta điều gì? 
- Gọi học sinh lên bảng chỉ vào tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
- Cho các nhóm thi đọc truyện.
µGV kết luận, GDBVMT: Không đánh bắt tôm cá bừa bãi, không đổ rác xuống nguồn nước,...
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Học sinh đọc thầm.
- Tôm Càng đang tập búng càng.
- Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, người phủ 1 lớp vẩy bạc óng ánh.
- Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình: “Chào bạn. Tôi là cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như họ nhà tôm các bạn ”
- Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
- Lượn nhẹ nhàng, ngoắt sang trái, vút cái, quẹo phải, quẹo trái, uốn đuôi.
- Tôm Càng nắc nỏm khen, phục lăn.
- Tôm Càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới.
- Tôm Càng búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. (Nhiều học sinh được kể.)
- Học sinh phát biểu.
- Tôm Càng rất dũng cảm./ Tôm Càng lo lắng cho bạn./ Tôm Càng rất thông minh./ 
- Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
-HS M4
+Thi đọc
+Bình chọn nhóm đọc tốt
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Cho các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài.
+ Mỗi nhóm 3 học sinh (vai người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con).
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Hỏi lại tựa bài.
+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Em học tập ở Tôm Càng đức tính gì?
VD: Yêu quí bạn, thông minh, dũng cảm, dám liều mình cứu bạn
- Hai em nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ khó khăn cùng bạn có như vậy tình cảm của các bạn sẽ ngày càng khăng khít thắm thiết keo sơn.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật Tôm Càng hoặc Cá Con.
-Tìm những văn bản có nội dung về chủ đề Tình bạn luyện đọc
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau Sông Hương
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN
TIẾT 121: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
2. Kỹ năng: Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, mô hình đồng hồ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn, tôi mấy giờ?
+Nội dung cho học sinh chơi: HS1 quay đồng hồ để học sinh( ) trả lời số giờ tương ứng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
+ TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Học sinh xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
- Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
- Cuối cùng yêu cầu học sinh tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- YC học sinh phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
- Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
- Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ?
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: 
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
-Trưởng nhóm điều hành cho nhóm thực hiện theo yêu cầu-> chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp (tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp).
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Học sinh xem tranh vẽ.
- Trình bày: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.
*Dự kiến KQ chia sẻ:
- Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút.
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút.
- Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
*Dự kiến KQ báo cáo:
a) Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8 giờ.
b) Nam đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
c) Em làm bài kiểm tra trong 35 phút.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học. 
 + Trong vòng 10 phút em có thể làm xong việc gì?
 + Trong vòng 60 phút em có thể làm xong việc gì?
- Hoặc có thể cho học sinh tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế nào?
- Gv chốt KT bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện nội dung bài tập sau: 
 a. Bố đi làm về nhà vào lúc 17 giờ. Mẹ đi làm về nhà lúc 16 giờ 30 phút. Vậy ......... đi làm về nhà muộn hơn?
 b. Bé Hoàng đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Hưng đi ngủ lúc 21 giờ. Vậy ..... đi ngủ sớm hơn?
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, tiếp tục thực hành xem đồng hồ. Xem trước bài: Tìm số bị chia
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
CÂY SỐNG Ở ĐÂU (TIẾT 1)
 (VNEN)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2019
KỂ CHUYỆN
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít.
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Một số học sinh biết phân vai để dụng lại câu chuyện (BT2) (M3, M4).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Mũ Tôm, Cá để dựng lại câu chuyện 
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- CT.HĐTQ điều hành T/C: Thi kể chuyện đúng , kể chuyện hay.
- Nội dung tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- 3HS lên bảng, mối HS kể nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Một số học sinh biết phân vai dựng lại câu chuyện. (M3, M4) 
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
Việc 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh Làm việc cá nhân – Làm việc theo nhóm – chia sẻ trước lớp
Bước 1: Kể trong nhóm.
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung.
Chú ý: Với học sinh khi kể còn lúng túng, giáo viên có thể gợi ý: 
Tranh 1:
- Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào?
- Hai bạn đã nói gì với nhau?
- Cá Con có hình dáng bên ngoài như thế nào?
Tranh 2:
- Cá Con khoe gì với bạn?
- Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem như thế nào?
Tranh 3:
- Câu chuyện có thêm nhân vật nào?
- Con Cá đó định làm gì?
- Tôm Càng đã làm gì khi đó?
Tranh 4:
- Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao?
- Cá Con nói gì với Tôm Càng?
- Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau?
Việc 2: Kể lại câu chuyện theo vai (M3, M4): 
- Giáo viên gọi 3 học sinh xung phong lên kể lại.
- Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể.
- Gọi các nhóm nhận xét.
- Giáo viên nhận xét từng học sinh. 
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
-Trưởng nhóm điều hành chung 
- HS thực hiện theo YC
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
*Dự kiến ND chia sẻ
- Kể lại trong nhóm. Mỗi học sinh kể 1 lần. Các học sinh khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi học sinh kể 1 đoạn.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
8 học sinh kể trước lớp.
- Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang tập búng càng.
- Họ tự giới thiệu và làm quen.
Cá Con: 
 + Chào bạn. Tớ là Cá Con. 
 + Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng.
 + Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn.
- Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh.
- Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy.
- Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn.
- Một con cá to đỏ ngầu lao tới.
- Ăn thịt Cá Con.
- Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ.
- Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không?
- Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp nên tôi không bị đau.
- Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau.
- 3 học sinh lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con. 
- Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 học sinh mặc trang phục để thể hiện.
- Nhận xét bạn kể.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít.
*Cách tiến hành: 
Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Giáo viên nhận xét
- GDBVMT:
/?/ Hãy nêu những việc em đã làm và sẽ làm để bảo vệ các loài động, thực vật có ích sống dưới nước?
+ Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
- Học sinh trả lời. 
- Học sinh trả lời: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít.
- Lắng nghe.
+ VD: Không đổ rác xuống môi trường nước
+Nhắc nhở người thân không đánh bắt cá bằng mìn, 
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút) 
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Giáo dục học sinh: đoàn kết, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, 
6.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật( người dẫn chuyện, Tôm Càng và các Con). Lưu ý HS cần thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói của từng nhân vật.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................
CHÍNH TẢ: (Tập chép)
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI?
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chép chính xác, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.
- Làm được bài tập 2a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả r/d.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn truyện vui. Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2a.
 - Học sinh: Phấn, bảng con.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T/C học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc đoạn văn viết chính tả.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
+ Câu chuyện kể về ai?
- Việt hỏi anh điều gì?
- Lân trả lời em như thế nào?
- Câu trả lời ấy có gì đáng buồn cười?
- Câu chuyện có mấy câu?
- Hãy đọc câu nói của Lân và Việt?
- Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào?
- Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng.
+Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
-2 học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
* Dự kiến ND chia sẻ:
+ Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt.
- Việt hỏi anh: “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?”
- Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?”
- Lân chê Việt ngớ ngẩn nhưng thực ra Lân cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng nó ngậm đầy nước.
- Có 5 câu.
- Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?
Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?
- Dấu hai chấm và dấu gạch ngang.
- Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu và tên riêng: Việt, Lân.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
+Giúp bạn sửa sai....
- Lắng nghe.
- Quan sát.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài:
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên).
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài vào vở.
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa.
- Giáo viên đánh giá nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả r/d.
*Cách tiến hành:
Bài 2a: TC trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng
- Giáo viên kết hợp với TBHT tổ chức, điều hành cho 2 đội tham gia thi điền từ đúng vào chỗ trống.
+ Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2a
+2 đội học sinh tham gia chơi. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Học sinh tham gia chơi: 
 Lời ve kêu da diết.
 Xe sợi chỉ âm thanh 
 Khâu những đường rạo rực.
 Vào nền mây trong xanh.
- Học sinh dưới lớp cổ vũ và cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Lắng nghe.
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Theo em vì sao cá không biết nói?
- Giáo viên nêu: Cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
7. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: r/d
- Viết tên một số con vật sống dưới nước có phụ âm đầu là r/d.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng. Xem trước bài chính tả sau: Sông Hương.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................
THỂ DỤC: 
ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG, HAI TAY CHỐNG HÔNG
VÀ DANG NGANG. TRÒ CHƠI: NHẢY Ô
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện đúng động tác đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước. 
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, 
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nhớ lại kỹ thuật.
- Sau đó đê nghị trưởng nhóm điều khiển cho học sinh thực hiện.
- Giáo viên quan sát,nhắc nhở.
(Chú ý theo dõi đối tượng M1)
Việc 2: Trò chơi “Nhảy ô”
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Nêu hình thức xử phạt 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
-Tổ chức cho Hs chơi thật
-HS chủ động tham gia chơi vui vẻ, an toàn
 (Khuyến khích học sinh M1 tham gia tích cực)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn các động tác đã học.
4p
26p
16p
 2-3lần
10p
 2-3lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................
TOÁN
TIẾT 122: TÌM SỐ BỊ CHIA
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tìm x và giải bài toán có một phép nhân.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_26_nam_hoc_2018_2019.doc