Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2021-2022

TOÁN

Tiết 128: LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Lập được bảng nhân 1 bảng chia 1.

- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1,2.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Bộ thực hành toán, bảng phụ.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não

 

doc 46 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27: Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( Tiết 1)
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Biết đặt và trà lời câu hỏi khi nào? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4). 
2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT tổ chức cho học sinh thi đọc bài “Sông Hương”.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ôn tập giữa kì 2 (Tiết 1)
- Học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi sgk.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Biết đặt và trà lời câu hỏi khi nào? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4)
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
- Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
Việc 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
+TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Lưu ý: GV trợ giúp HS m1 hoàn thành BT
Bài 3: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
- Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét chung. 
Việc 3: Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác 
Bài 4: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 học sinh nói lời cảm ơn, 1 học sinh đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh trình bày trước lớp.
-NX và tuyên dương học sinh có cách nói hay.
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
+ HS thực hiện theo YC
+Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
- Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Mùa hè.
- Suy nghĩ và trả lời: khi hè về.
+Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
- Bộ phận “Những đêm trăng sáng”.
- Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
- Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
- Một số học sinh trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
- Học sinh làm việc cặp đôi:
+Dự kiến kết quả chia sẻ:
a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà bạn phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Thôi mà, có gì đâu./ 
b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ./ 
c) Thưa bác, không có gì đâu ạ./ Cháu cũng thích chơi với em bé mà./ Không có gì đâu bác, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé./ 
- Học sinh lắng nghe.
 3. HĐ vận dụng, ứng dụng (3 phút)
/?/Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
-> Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
/?/ Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
-> Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Về nhà đọc nâng cao bài TĐ tuần 23 và tuần 24 và 25 cho người thân nghe và thi đọc với bạn bè.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Khi nào?” và cách đáp lời cảm ơn của người khác. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( Tiết 2)
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 	
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (bài tập 2); Biết đặt dấu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (bài tập 3).
2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để học sinh điền từ trong trò chơi.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV K/ hợp với TBHT tổ chức T.C “Mời bạn nói”
-TBHT điều hành trò chơi
-TBHT nêu các tình huống để học sinh nói lời đáp lại:
+ Cô hàng xóm nói lời cảm ơn khi em xách đồ giúp cô.
+ Bé gái cảm ơn khi em đỡ bé đứng dậy lúc bé bị ngã...
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh có hành vi đúng.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ôn tập (Tiết 2).
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (bài tập 2); biết đặt dấu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (bài tập 3). 	
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
- Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
Việc 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Chia lớp thành 4 đội, phát co mỗi đội một bảng ghi từ (ở mỗi nội dung cần tìm từ, giáo viên có thể cho học sinh 1, 2 từ để làm mẫu), sau 10 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc. 
- Đáp án: 
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Thời gian
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 6
Từ tháng 7 đến tháng 9
Từ tháng 10 đến tháng 12
Các loài hoa
Hoa đào, hoa mai, hoa thược dược, 
Hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn, 
Hoa cúc 
Hoa mậm, hoa gạo, hoa sữa, 
Các loại quả
Quýt, vú sữa, táo, 
Nhãn, sấu, vải, xoài, 
Bưởi, na, hồng, cam, 
Me, dưa hấu, lê, 
Thời tiết
Ấm áp, mưa phùn, 
Oi nồng, nóng bức, mưa to, mưa nhiề
, lũ lụt, 
Mát mẻ, nắng nhẹ, 
Rét mướt, gió mùa đông bắc, giá lạnh, 
- Đánh giá; Tuyên dương học sinh.
Việc 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm:
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào phiếu H.
- Gọi học sinh chia sẻ bài làm, đọc cả dấu chấm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét và tuyên dương học sinh làm tốt.
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Học sinh phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh làm bài.
- Dự kiến ND chia sẻ:
 Trời đã vào thu. Những đám mấy bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
- Học sinh tương tác, nhận xét.
- Lắng nghe.
 3. HĐ vận dụng, ứng dụng (3 phút)
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
- Trò chơi: Thi tìm từ chỉ: về các loài hoa ; về các loài quả; về thời tiết của các mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Giáo viên đánh giá tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Về nhà đọc nâng cao bài TĐ tuần 25 và tuần 26 cho người thân nghe và thi đọc với bạn bè trong lớp.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài: Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 3)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 126: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia với 1 cũng bằng chính số đó. 
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: Bài tập 1,2.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bộ thực hành toán, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- GV kết hợp với Ban HT tổ chức trò chơi: Đố bạn?
-TBHT nêu nội dung bài toán để học sinh đưa ra đáp số:
+ Chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 3cm, 5cm, 8cm.
+ Chu vi của hình tứ giác có độ dài các cạnh lần lượt là 4cm, 6cm, 9cm, 8cm. ( )
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- GV kết nối nội dung bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Số 1 trong phép nhân và phép chia.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia với 1 cũng bằng chính số đó. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
Việc 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
a) Giáo viên nêu phép nhân, YC học sinh chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau
1 x 2 = 1 + 1 = 2	vậy	1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3	vậy	1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4	vậy	1 x 4 = 4
- Giáo viên cho học sinh nhận xét:
GVKL: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b) Giáo viên nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có
	2 x 1 = 2	ta có	2 : 1 = 2
	3 x 1 = 3	ta có	3 : 1 = 3
GVKL: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để học sinh tự nêu; sau đó giáo viên sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như sách giáo khoa).
Việc2:Giới thiệu phép chia cho 1(số chia là 1)
- Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, giáo viên nêu:
	1 x 2 = 2	ta có	2 : 1 = 2
	1 x 3 = 3	ta có	3 : 1 = 3
	1 x 4 = 4	ta có	4 : 1 = 4
	1 x 5 = 5	ta có	5 : 1 = 5
/?/Số nào chia cho 1được KQ như thế nào. 
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- Học sinh làm cá nhân -> chia sẻ với bạn:
+ HS nêu cách chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
VD: 1 x 2 = 2
	1 x 3 = 3
	1 x 4 = 4
+ Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
-HS NX về KQ của các phép tính
+ Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
-HS quan sát, chia sẻ
	2 : 1 = 2
	3 : 1 = 3
	4 : 1 = 4
	5 : 1 = 5
+ Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia với 1 cũng bằng chính số đó. 
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: TC Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội tham gia chơi. Mỗi đội gồm 3 em, lần lượt mỗi em sẽ lên điền số thích hợp vào ô trống. Đội nào đúng và xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
- Học sinh làm bài
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Học sinh cùng tương tác
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh nối tiếp nêu kết quả:
Dự kiến KQ chia sẻ:
1 x 2 = 2 1 x 3 = 3 1 x 1 = 1
2 x 1 = 2 3 x 1 = 3 1 : 1 = 1
2 : 1 = 2 3 : 1 = 3
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
Dự kiến đáp án:
1
1
 x 2 = 2 5 x = 5
1
2 
 x 1 = 2 5 : = 5 
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
Dự kiến KQ báo cáo:
a) 4 x 2 x 1 = 8 x 1 
 = 8
b) 4 : 2 x 1 = 2 x 1 
 = 2
c) 4 x 6 : 1 = 24 : 1
 = 24
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Tổ chức chơi trò chơi Xì điện với ND: 
 1 x 4 1 x 3 4 x 1 5 x 1 
 5 : 1 4 : 1 2 : 1 3 : 1 
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
x , :
- Giải bài toán sau: 4 2 1 = 2 
 4 2 1 = 8 
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CÂY SỐNG Ở ĐÂU ( Tiết 2)
.....................................................................................................................................
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( Tiết 3)
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).
2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để học sinh điền từ trong trò chơi.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
 - GV kết hợp với Ban học tập tổ chức cho học sinh thi đọc lại Cò và Cuốc
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh đọc hay.
- GV kết nối nội dung bài: Ôn tập (Tiết 3).
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu? (bài tập 2, bài tập 3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở bài tập 4).
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
+ Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
Việc 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+GV giao nhiệm vụ cho HS
+TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
- Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Bài 3: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
+TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
- Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a.
- Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm?
- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
- Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
 ( Lưu ý: Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp học sinh lên trình bày trước lớp).
+ Tổ chức cho học sinh nhận xét phần bài làm của nhóm bạn.
+ Nhận xét và tuyên dương học sinh.
Việc 3: Ôn luyện cách đáp lời xin lỗi của người khác:
Bài 4: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu các em đáp lời xin lỗi của người khác.
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 học sinh nói lời xin lỗi, 1 học sinh đáp lại lời xin lỗi. Sau đó gọi 1 số cặp học sinh trình bày trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
+HS thực hiện theo YC -> chia sẻ:
-Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Ở đâu?” 
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm (nơi chốn).
- Đọc: Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- Hai bên bờ sông.
- Hai bên bờ sông.
- trên những cành cây.
+ Làm việc N2 => chia sẻ:
+Dự kiến ND chia sẻ:
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
- Bộ phận “hai bên bờ sông”.
- Bộ phận này dùng để chỉ địa điểm.
- Câu hỏi: Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?/ Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
- Một số học sinh trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Dự kiến đáp án: 
b) Ở đâu trăm hoa khoe sắc?/ Trăm hoa khoe sắc ở đâu?
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nghe.
- Học sinh nghe.
- Học sinh làm bài: 
Dự kiến ND chia sẻ:
a) Không có gì. Lần sau bạn nhớ cẩn thận hơn nhé./ Không có gì, mình về giặt là áo lại trắng thôi./ Bạn nên cẩn thận hơn nhé./ Thôi không sao./ 
b) Thôi không có đâu./ Em quên mất chuyện ấy rồi./ Lần sau chị nên suy xét kĩ hơn trước khi trách người khác nhé./ Không có gì đâu, bây giờ chị hiểu em là tốt rồi./ 
c) Không sao đâu bác./ Không có gì đâu bác ạ./ 
- Học sinh nhận xét.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng (3 phút)
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm.
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực, nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người gây lỗi đã biết lỗi rồi.
 4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
 + Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.
 + Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh suốt cả mùa mưa lũ.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Ở đâu?” và cách đáp lời xin lỗi của người khác.Dặn học sinh về nhà xem trước bài: Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 4)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( Tiết 4)
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Nắm được một từ về chim chóc (bài tập 2); viết được một đoạn văn ngắn về một loại chim hoặc gia cầm (bài tập 3).
2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi, 4 lá cờ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức cho học sinh trò chơi: Đố bạn: 
- TBHT đọc câu văn để học sinh đặt câu hỏi, dạng “Ở đâu?”:
+ Từng đàn chim bay lượn trên bầu trời.
+ Những lộc non đang hé trên các cành cây.
+ Mọi người đang xếp hàng dài ở ngoài hành lang. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối nội dung bài và tựa bài: Ôn tập (Tiết 4).
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Hướng dẫn học sinh ôn tập: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). 
- Nắm được một từ về chim chóc (bài tập 2); viết được một đoạn văn ngắn về một loại chim hoặc gia cầm (bài tập 3).
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
- Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
Việc 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc 
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
- Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1: Giáo viên đọc lần lượt từng câu đố về các loài chim. Mỗi lần giáo viên đọc, các đội phất cờ để dành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
+ Vòng 2: Các đội được quyền ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ 2 điểm, đội giải đố được cộng 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu đố giải đố và được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ đi 1 điểm.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
Việc 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 2 đến 3 câu) về một loài chim hay gia cầm mà em biết: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- Hỏi: Em định viết về con chim gì?
- Hình dáng của con chim đó thế nào? (Lông nó màu gì? Nó to hay nhỏ? Cánh của nó thế nào )
- Em biết những hoạt động nào của con chim đó? (Nó bay thế nào? Nó có giúp gì cho con người không )
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào 
+TBHT điều hành HĐ chia sẻ
- Yêu cầu 1 đến 2 học sinh đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh viết hay.
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Chia đội theo hướng dẫn của giáo viên.
*TBHT điều hành trò chơi
* Giải đố. Ví dụ:
- Con gì biết đánh thức mọi người vào mỗi sáng? (gà trống)
- Con chim có mỏ vàng, biết nói tiếng người. (vẹt)
- Con chim này còn gọi là chim chiền chiện. (sơn ca)
- Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu: “luống rau xanh sâu đang phá, có thích không ” (chích bông)
- Chim gì bơi rất giỏi, sống ở Bắc Cực? (cánh cụt)
- Chim gì có khuôn mặt giống với con mèo? (cú mèo)
- Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất? (công)
- Chim gì bay lả bay la? (cò)
- 1 học sinh đọc
- HS thực hiện theo YC
- 
- Học sinh làm bài.
- Học sinh nối tiếp nhau chia sẻ 
-Học sinh đọc.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại nội dung ôn tập
- Thi tìm và nói tên các con vật qua câu hỏi hoặc làm động tác:
VD: + Hỏi: Loài chim gì màu lông sặc sỡ, bắt chước tiếng người rất giỏi?
 + Làm động tác: Vẫy hai cánh tay, sau đó 2 bàn tay chụm đưa lên miệng.
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Viết đoạn văn khoảng 5, 7 câu về loài chim mà em yêu thích rồi đọc cho người thân nghe.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực.
- Dặn dò học sinh về xem trước bài Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 5)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC: 
ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG, 2 TAY CHỐNG HÔNG VÀ DANG NGANG.
TRÒ CHƠI TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Thực hiện cơ bản đúng động tác đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước: Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, 
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nhớ lại kỹ thuật.
- Sau đó điều khiển cho học sinh thực hiện.
- HS luyện tập theo đơn vị nhóm
-Thi nội dung bài tập giữa các nhóm
- Quan sát, nhắc nhở.
(Chú ý theo dõi đối tượng M1)
Việc 2: Trò chơi “ vòng vào đích”
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt.
-Tổ chức cho HS chơi thật
 (Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn các động tác đã học.
4p
26p
16p
 2-3 lần
10p
 2-3 lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2021_2022.doc